Phương Pháp Và Kết Quả Nghiên Cứu Định Tính


hồ sơ, lập báo cáo thẩm định, trình lãnh đạo chi nhánh và gửi toàn bộ hồ sơ lên phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng.

Tại phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng, chuyên viên thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn gửi lên từ chi nhánh, thực hiện công tác thẩm định: trên bề mặt hồ sơ, gọi điện thoại kiểm tra thông tin khách hàng, trường hợp phát hiện có dấu hiệu không phù hợp sẽ chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế để đến tận nơi thẩm định khách hàng. Sau đó tìm kiếm thông tin từ dữ liệu Ngân hàng tra cứu CIC, chuyển bộ phận định giá TSBĐ (nếu có) tại phòng định giá hội sở hay thuê định giá độc lập bên ngoài… nếu khách hàng không đủ điều kiện vay sẽ ra thông báo từ chối trả lời chi nhánh. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay chuyên viên thẩm định sẽ đề xuất và trình chuyên gia phê duyệt tín dụng. Trường hợp vượt mức ủy quyền sẽ trình chuyên gia phê duyệt cấp cao hoặc Hội đồng tín dụng Trụ sở chính.

Tại trung tâm hỗ trợ kinh doanh: sau khi hồ sơ khách hàng được phê duyệt, phòng thẩm định và phê duyệt tín dụng sẽ thông báo cho chi nhánh và chuyển kết quả phê duyệt cho trung tâm hỗ trợ kinh doanh. Cán bộ tại đây sẽ thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, ký hợp đồng thế chấp, đăng kí giao dịch bảo đảm, nhập kho tài sản bảo đảm và giải ngân cho khách hàng.

Tại phòng quản lý nợ: sau khi hoàn tất việc phát tiền vay cho khách hàng, Phòng quản lý nợ sẽ là bộ phận thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng. Nếu phát sinh NQH sẽ gọi điện hoặc đến gặp khách hàng để thông báo nhắc nợ, nếu khách hàng vẫn không thanh toán nợ vay thì có thể phối hợp với chi nhánh để phối hợp thu nợ hoặc phối hợp với bộ phận xử lý nợ để xử lý tài sản bảo đảm.

Tại phòng quản trị hoạt động tín dụng: định kỳ hàng tháng hoặc hàng qúy sẽ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá diễn biến dư nợ của toàn hệ thống Ngân hàng.

Ngân hàng Vietinbank

Từ năm 2011 trở về trước, Vietinbank thực hiện theo mô hình quản lý tín dụng phân tán. Theo đó, các phòng khách hàng, phòng giao dịch tại chi nhánh thực hiện tất cả các bước của quy trình đối với khách hàng đủ điều kiện trong mức ủy quyền phán quyết (chi nhánh tìm kiếm, thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, giải ngân, giám


sát, thu nợ). Phòng Quản lý rủi ro tại chi nhánh chỉ có vai trò thẩm định rủi ro độc lập trong một số trường hợp, chủ yếu ý kiến chỉ để cảnh báo và có tính chất tham khảo. Trường hợp vượt mức ủy quyền phán quyết hoặc khách hàng không đủ điều kiện chi nhánh sẽ trình Hội sở tái thẩm định. Phòng Quản lý rủi ro tại hội sở có vai trò như ở chi nhánh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Bước sang năm 2012 Vietinbank có sự chuyển đổi mô hình quản lý rủi ro tín dụng. Theo đó, phòng khách hàng tại chi nhánh và trụ sở chính chỉ có chức năng kinh doanh, thực hiện tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo đề xuất tín dụng mà không còn chức năng thẩm định như trước. Trên cơ sở thu thập thông tin do phòng khách hàng cung cấp và các thông tin cần thiết khác, phòng Quản lý rủi ro tại chi nhánh đóng vai trò chủ yếu trong việc thẩm định để trình Ban lãnh đạo Chi nhánh/Hội đồng tín dụng cơ sở/ trình Hội sở chính quyết định. Đối với trường hợp vượt mức ủy quyền phán quyết hoặc khách hàng không đủ điều kiện, chi nhánh trình Trụ sở chính, phòng đầu mối thực hiện tái thẩm định là phòng Quản lý rủi ro tín dung, đầu tư, phòng Khách hàng tại trụ sở chính có vai trò thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng làm cơ sở lập báo cáo đề xuất tín dụng gửi phòng Quản lý rủi ro tín dụng, đầu tư. Đây là bước đệm để tiến tới tách biệt hẳn chức năng quản lý rủi ro và tác nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.

Từ tháng 1/2013 Ngân hàng Vietinbank một lần nữa có sự chuyển đổi trong mô hình, tại đó có sự tách biệt hoàn toàn 3 chức năng: Kinh doanh, Tác nghiệp và Quản lý rủi ro. Phòng Khách hàng/ Phòng Giao dịch tại chi nhánh chỉ có chức năng kinh doanh: tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, lập báo cáo đề xuất, thu nợ. Việc kiểm soát thẩm định để cấp Giới hạn tín dụng tập trung lên phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt Giới hạn tín dụng Trụ sở chính., không còn phòng Quản lý rủi ro và Hội đồng tín dụng cơ sở. Việc kiểm soát thẩm định khoản tín dụng, giải ngân tập trung về Phòng kiểm soát và Phê duyệt tín dụng.

Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào - 12

Từ tháng 4/2013 đến nay, toàn bộ việc kiểm soát thẩm định tập trung về phòng Đánh giá xếp hạng và phê duyệt giới hạn tín dụng. Phòng kiểm soát và phê duyệt


tín dụng đổi tên thành Phòng kiểm soát giải ngân, không còn chức năng kiểm soát thẩm định mà chỉ kiểm soát chứng từ và các điều kiện trước giải ngân.

2.4. Bài học đối với Lào

Qua kinh nghiệm của một số Ngân hàng trong quản trị hoạt động tín dụng cũng như khung phân tích về quản trị hoạt động tín dụng ở chương 1, có thể rút ra một số bài học cho các NHTM Lào như sau:

Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các Ngân hàng Bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro

Những tổ chức này sẽ góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thị trường.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị hoạt động tín dụng

Đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản cho vay giữa Cán bộ tín dụng (cán bộ khách hàng), cán bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách.

Ba là, thực hiện đổi mới dần đi đến cải tổ toàn diện

Đổi mới luôn là một yêu cầu để theo kịp với thực tiễn; thông qua đổi mới dần từng bước tiến tới cải tổ toàn diện đối với các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến năng lực quản trị rủi ro bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro.

Bốn là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng

Thị trường mục tiêu được xây dựng trên cơ sở phân tích các bước sau: (1)

nhận

dạng thị trường tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm...) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trường; (2) liệt kê được các cơ hội trong thị trường đó; (3) theo dõi được môi trường kinh doanh, đánh giá được vị trí của ngân hàng trên mỗi thị trường và theo đó điều chỉnh được thị trường mục tiêu; (4) miêu tả được các yếu tố chất và lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường.


Kinh nghiệm của Citibank cho thấy việc xây dựng mức rủi ro chấp nhận dựa trên các yếu tố sau: (1) mức doanh thu; (2) chất lượng quản lý; (3) tăng trưởng tiềm năng; (4) quan hệ với chính phủ; (5) vị trí trong ngành công nghiệp; (6) các chỉ số tài chính (7) các điều khoản tín dụng phù hợp; (8) thu nhập tiềm năng cho ngân hàng từ khoản vay đó.

Năm là, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ

Để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn về quản trị rủi ro.

Sáu là, chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệthông tin

Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn nữa cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 1, luận án đã tổng hợp lý luận cho việc nghiên cứu với những nội dung cơ bản như sau:

Trước hết là lý luận đề cập đến những nội dung cơ bản về NHTMCP và những vấn đề lý luận cơ bản tín dụng NHTM như khái niệm, đặc trưng, nguyên tắc, hình thức cấp tín dụng, vai trò của tín dụng trong nền kinh tế.

Nội dung tiếp theo của luận án là tập trung làm rõ về quản trị tín dụng của NHTM với các nội dung như quản trị NHTM, quản trị tín dụng của NHTM dưới khía cạnh tăng trưởng bền vững lợi nhuận và gắn phát triển thị phần với kiểm soát tín dụng, hạn chế rủi ro.

Bài nghiên cứu tập trung làm rõ nội dung cơ bản quản trị tín dụng của NHTM như quản trị nguồn vốn cho vay; chính sách khách hàng vay và lĩnh vực đầu tư tín dụng của NHTM, giới hạn tín dụng, quản trị mạng lưới, quản trị lãi suất và phí vay vốn, thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, bảo đảm tiền vay và đề cập chính sách nhận biết và quản lý nợ có vấn đề.

Bài nghiên cứu đề cập đến các nội dung về đánh giá hiệu quả quản trị tín dụng NHTM và trên góc độ đánh giá hiệu quả quản trị TDNH thông qua kết quả hoạt động tín dụng của NHTM, đánh giá hiệu quả quản trị tín dụng của NHTM đối với khách hàng vay vốn, đánh giá hiệu quả quản trị TDNH xét về mặt kinh tế - xã hội.

Luận án đề cập các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị tín dụng NHTM nhằm chỉ rõ hơn về những liên quan trong quản trị tín dụng của NHTM. Trong đó đề cập môi trường kinh tế - xã hội nơi ngân hàng hoạt động; khả năng sinh lợi và rủi ro của các khoản cho vay khác nhau; chính sách tài chính, tiền tệ và quản trị tín dụng của Nhà nước; chất lượng cán bộ và cơ cấu tổ chức mạng lưới của ngân hàng và công nghệ ngân hàng.

Những nội dung mới đạt được trong nghiên cứu của chương 1 là:

Bài nghiên cứu có cách tiếp cận mới về nội dung cơ bản quản trị tín dụng của NHTM. Điểm mới tiếp theo là về quản trị tín dụng của NHTM dưới khía cạnh tăng


trưởng bền vững lợi nhuận và gắn phát triển thị phần với kiểm soát tín dụng, hạn chế rủi ro.

Trong chương 2, luận án cũng đã cập đến kinh nghiệm quản trị TDNH của một số nước như: Cộng hòa liên bang Đức về mô hình đảm bảo tín dụng; tập đoàn ngân hàng Citibank; tập đoàn ngân hàng ING trên cơ sở đó rút ra những nội dung then chốt có ý nghĩa là những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo đối với các NHTM Lào trong quản trị hoạt động tín dụng.

Những bài học kinh nghiệm bao gồm:

Một là, tạo hành lang pháp lý; hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản trị hoạt động tín dụng; ba là, thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố gây những ảnh hưởng đến năng lực quản trị hoạt động tín dụng; bốn là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng; năm là, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ ngân hàng; sáu là, chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp và kết quả nghiên cứu định tính

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

3.1.1.1. Hệ nghiên cứu định tính

Hệ nghiên cứu định tính bắt nguồn từ nhân loại học và xã hội học Mỹ (Kirk và Miller, 1986). Nó chỉ được điều chỉnh gần đây bởi các nhà nghiên cứu giáo dục (Borg và Gall, 1989). Mục đích của nghiên cứu định tính là tìm hiểu một tình huống xã hội cụ thể, một sự kiện, một vai trò, một nhóm hay một sự tương tác (Locke, Spirduso và Silverman,1987). Nhìn chung, đó là một quá trình tìm hiểu, trong đó nhà nghiên cứu dần dần nhận thức về một hiện tượng xã hội thông qua đối chiếu, so sánh, tái tạo, ghi chép và phân loại đối tượng nghiên cứu (Miles và Huberman, 1984). Marshall và Rossman (1989) đề xuất rằng điều này dẫn đến sự đặt mình vàobối cảnh được chọn nghiên cứu; vào thế giới của người cung cấp thông tin và thông qua sự tương tác diễn ra, nhà nghiên cứu tìm kiếm quan điểm và ýnghĩa của người cung cấp thông tin.

Các học giả cho rằng nghiên cứu định tính có thể được phân biệt với phương pháp luận định lượng thông qua vô số đặc điểm độc đáo cố hữu của thiết kế. Phần sau đây tổng hợp các giả định thường được nêu lên về các đặc điểm mà các nhà nghiên cứu vẫn trình bày:

1. Nghiên cứu định tính diễn ra trong bối cảnh tự nhiên, nơi diễn ra hành vi của con người và các sự kiện.

2. Nghiên cứu định tính được dựa trên những giả định rất khác với các thiết kế định lượng. Lý thuyết hay các giả thiết không được thiết lập một cách tiên nghiệm.

3. Nhà nghiên cứu là công cụ chính trong việc thu thập dữ liệu chứ không phải một cơ chế vô tri vô giác nào (Eisner, 1991; Fraenkel và Wallen, 1990; Lincoln và Guba, 1985; Merriam, 1988).

4. Dữ liệu xuất hiện từ một nghiên cứu định tính có tính chất mô tả. Nghĩa là, dữ liệu được tường thuật bằng lời (chủyếu là từ ngữ của những người tham gia) hay tranh ảnh, chứ không phải bằng những con số như phương pháp định lượng


(Fraenkel và Wallen, 1990; Locke và những người khác, 1987; Marshall và Rossman, 1989; Merriam, 1988).

5. Trọng tâm của nghiên cứu định tính là về nhận thức và kinh nghiệm của người tham gia, và cách họ nhận thức vấn đề của họ (Fraenkel và Wallen, 1990; Locke và những người khác, 1987; Merriam, 1988). Do đó, nỗ lực của nhà nghiên cứu không phải là tìm hiểu một, mà là nhiều thực tế (đa thực tế) tuỳ vào nhận thức của người tham gia (Lincoln và Guba, 1985).

6. Nghiên cứu định tính tập trung vào quá trình diễn ra cũng như sản phẩm hay kết quả. Nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến việc tìm hiểu sự việc xảy ra như thế nào (Fraenkel và Wallen, 1990; Merriam, 1988).

7. Nghiên cứu định tính sử dụng sự diễn giải dấu hiệu đặc thù. Nói cách khác, người ta chú ý đến những cái cụ thể, và dữ liệu được diễn giải theo những nét cụ thể của một trường hợp chứ không phải là mang tính khái quát hoá.

8. Nghiên cứu định tính là thiết kế xuất hiện trong các kết quả thương thảo. Ý nghĩa và sự diễn giải được thương thảo với các nguồn dữ liệu con người vì đó là thực tế của đối tượng mà nhà nghiên cứu cố gắng xây dựng lại (Lincoln và Guba, 1985; Merriam, 1988).

9. Bản chất của nghiên cứu này dựa vào việc sử dụng tri thức tiềm ẩn (tri thức cảm nhận và trực giác) vì thông thường sắc thái của đa thực tế có thể được đánh giá nhiều nhất bằng cách này (Lincoln và Guba, 1985). Do đó, dữ liệu không thể định lượng được theo ý nghĩa truyền thống của từ.

10. Tính khách quan và trung thực là quan trọng đối với cả hai truyền thống nghiên cứu. Tuy nhiên, các tiêu chí để đánh giá một nghiên cứu định tính thì khác với nghiên cứu định lượng. Trước tiên và trên hết, nhà nghiên cứu tìm kiếm khả năng có thể tin được (believability) dựa vào sự mạch lạc, sự sáng suốt, và sự thiết thực (Eisner, 1991) và tính đáng tin cậy (trustworthiness) (Lincoln và Guba, 1985) thông qua một quá trình xác minh chứ không phải thông qua các số đo giá trị và độ tin cậy truyền thống.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí