Lợi Ích Cộng Tác Của Các Bên Trong Chuỗi Cung Ứng


* Xây dựng mục tiêu và chính sách thu hồi

Mục tiêu của thu hồi là khôi phục lại nhiều nhất có thể các giá trị kinh tế của sản phẩm và giảm thấp nhất lượng chất thải phải xử lý; từ đó, giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đạt được mục tiêu giảm chi phí, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Xây dựng chính sách thu hồi chính là xác định thu hồi những gì, tỷ lệ bao nhiêu và kênh thu hồi.

Đối tượng của dòng thu hồi khá đa dạng, được gọi chung là sản phẩm thu hồi, bao gồm: nguyên, nhiên, vật liệu; chi tiết, bộ phận không đáp ứng yêu cầu, cần phải khắc phục, sửa chữa hoặc không còn giá trị cần phải thải bỏ; bao bì hàng hoá; sản phẩm lỗi, sai sót; sản phẩm bảo hành; sản phẩm lỗi mốt, hết hạn sử dụng, hết khấu hao và bao bì các loại.

Tỷ lệ thu hồi sản phẩm của công ty làm sao hài hòa với chi phí và lợi ích. Khi thu hồi, các chi phí liên quan đến hàng hóa phải thu hồi như vận chuyển, dự trữ, phục hồi, sửa chữa hàng hóa sẽ tăng lên. Theo ước tính, chi phí dành cho các hoạt động này chiếm khoảng 3% đến 15% tổng chi phí của doanh nghiệp. Nhưng nếu tổ chức tốt dòng thu hồi thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được đáng kể các khoản chi phí khác, như chi phí nguyên vật liệu được tái sinh, chi phí bao bì tái sử dụng, phần giá trị còn lại của những sản phẩm đã hư hỏng, giá trị bán lại sản phẩm (dù có thể mức giá không bằng giá của sản phẩm mới).

* Xác lập chiến lược và quy trình thu hồi

Có các chiến lược thu hồi trong chuỗi cung ứng:

Chiến lược thu hồi tập trung: Là chiến lược sử dụng một trung tâm thu hồi để xử lý tập trung trong cả mạng lưới nhằm đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Trong chiến lược này, sản phẩm thu hồi sẽ được vận chuyển với khối lượng lớn tới trung tâm xử lý tập trung để phân loại, kiểm tra, đánh giá và lựa chọn cách thức xử lý phù hợp.

Chiến lược thu hồi phân tán: Là chiến lược thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, phân loại sản phẩm thu hồi ngay tại các cơ sở thu gom đầu tiên. Sau đó, chuyển sản


phẩm thu hồi đến các điểm xử lý phù hợp tiếp theo nhằm đạt được lợi thế về thời gian trong chuỗi cung ứng.

Quy trình thu hồi được thực hiện nhằm mục đích phân loại, xử lý các đối tượng thu hồi trong chuỗi cung ứng theo cách thức tối đa hóa thu nhập cho người sở hữu và tối thiểu hóa chi phí, trách nhiệm pháp lý có liên quan. Các nghiên cứu hiện nay thống nhất bốn giai đoạn chính trong quy trình thu hồi là:

Hình 1 10 Quy trình thu hồi Roberta Pinna và Pier Paolo Carrus 2010 1 Tập hợp Là 1

Hình 1.10.: Quy trình thu hồi

(Roberta Pinna và Pier Paolo Carrus, 2010)

(1) Tập hợp: Là giai đoạn cần thiết để thu gom các đối tượng thu hồi và vận chuyển tới điểm tập trung.

(2) Kiểm tra, phân loại: Tại điểm thu hồi tập trung, sản phẩm sẽ được kiểm tra chất lượng, chọn lọc và phân loại dựa vào mức độ hư hỏng, loại linh kiện, mẫu mã, nhãn hiệu và các đặc điểm của sản phẩm thu hồi.

(3) Xử lý: Sau khi các sản phẩm được thu hồi và phân loại, có thể:

+ Sử dụng lại trực tiếp hoặc bán lại

+ Phục hồi sản phẩm

+ Thải hồi sản phẩm

(4) Phân phối lại: Giai đoạn này nhằm đưa sản phẩm trở lại thị trường. Sản phẩm sau khi đã phục hồi sẽ được phân phối vào thị trường thứ cấp hay thị trường cũ phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng cũng như năng lực marketing cho sản phẩm phục hồi.


1.2.2.3. Hoạch định các nguồn lực của chuỗi cung ứng

Hoạch định nguồn lực của chuỗi cung ứng tức là xác định năng lực, công suất của chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp phải nhận định rõ ràng, chính xác về số lượng, chất lượng, khả năng đáp ứng của các nguồn lực như nguồn tài chính, nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất bao gồm cả hữu hình – vô hình huy động vào hoạt động của chuỗi cung ứng doanh nghiệp.

- Nguồn lực tài chính của chuỗi cung ứng bao gồm toàn bộ các nguồn quỹ, dùng để chi trả cho các khoản đầu tư, vốn, tài trợ, duy trì các hoạt động hiện tại của công ty. Nguồn lực tài chính là một bộ phận quan trọng của nguồn lực vật chất – một trong những nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, đứng bên cạnh các nguồn lực khác là nguồn nhân lực và nguồn lực vô hình.

- Nguồn nhân lực của một chuỗi cung ứng là tập hợp tất cả các cá nhân tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm đạt được các mục tiêu, mục đích của chuỗi cung ứng đặt ra. Bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng được hình thành dựa trên các thành viên (nguồn nhân lực). Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng, tạo nên thành công của cả chuỗi cung ứng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như khoa học – công nghệ, thông tin đều là nguồn lực cần thiết đóng góp vào sự hình thành, vận hành và phát triển của chuỗi cung ứng.

Hiện nay, trong nhiều doanh nghiệp có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, doanh nghiệp có thể sử dụng ERP – hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) là một hệ thống phần mềm có khả năng tích hợp các chương trình ứng dụng khác nhau như tài chính, sản xuất, logistics, bán hàng và tiếp thị, nhân sự và các chức năng khác của doanh nghiệp. Sự tích hợp này đạt được nhờ vào hệ thống cơ sở dữ liệu được chia sẻ giữa các phòng ban và thông qua các ứng dụng xử lý dữ liệu.

Những hệ thống ERP thông thường rất hiệu quả trong việc xử lý các giao dịch ghi nhận tất cả các hoạt động của công ty. Các hệ thống ERP cho phép việc lên kế hoạch được tích hợp xuyên suốt các phòng ban chức năng trong một doanh nghiệp. Và có lẽ, quan trọng hơn là ERP cũng hỗ trợ cho việc thực thi các quyết định xuyên


suốt toàn doanh nghiệp. Ngày nay, phạm vi đã được mở rộng cho phép việc hoạch định và thực thi xuyên các doanh nghiệp khác nhau; chính các hệ thống ERP đã cho phép các doanh nghiệp làm được điều này.



Hoạch định nguồn lực

doanh nghiệp

Sản xuất và hậu cần

Mô hình hoạch định

doanh nghiệp

Quản lý nhân sự

Hoạch định và

kiển soát sản xuất

Năng lực doanh nghiệp

Hoạch định bán

hàng và vận hành

Tài chính

Kho dữ liệu

Hoạch định

nguyên liệu và công suất

Quản lý nguyên liệu và nhà cung cấp

Bán hàng và tiếp thi

Xuất báo cáo

Xử lý giao dịch


Hình 1.11: Quy mô các ứng dụng EPR


1.2.2.4. Triển khai và cộng tác trong chuỗi cung ứng


(Nguồn: Internet)

Về bản chất cộng tác trong chuỗi cung ứng là cách thức mà các doanh nghiệp trong chuỗi làm việc với nhau để hướng tới mục tiêu chung thông qua việc chia sẻ quan điểm, thông tin, kiến thức, rủi ro và lợi nhuận. Cộng tác hiệu quả là nền tảng sức mạnh của các chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các doanh nghiệp độc lập nhưng lại liên kết với nhau vì mục tiêu và lợi ích chung của toàn hệ thống. Do đó, cộng tác là nền tảng cốt lõi của một chuỗi cung ứng hiệu quả.


Bảng 1.1. Lợi ích cộng tác của các bên trong chuỗi cung ứng



Nguồn Tác giả tự tổng hợp Có rất nhiều các loại hình cộng tác trong 2


(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Có rất nhiều các loại hình cộng tác trong chuỗi cung ứng:

(1) Cộng tác theo phạm vi: Xét theo phạm vi thì cộng tác chuỗi cung ứng bắt đầu ngay từ trong nội bộ các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng (gọi là tích hợp nội bộ).

Các doanh nghiệp sẽ có 4 mức độ cộng tác xét theo phạm vi từ trong doanh nghiệp tới toàn chuỗi cung ứng:

Mức 1 là khi các hoạt động phân mảng, không có sự cộng tác trong nội bộ doanh nghiệp.

Mức 2 là tích hợp các hoạt động liền kề thành các chức năng như mua và kiểm soát vật liệu thành quản lý vật liệu, bán và phân phối thành chức năng phân phối… điều này cho phép giảm chi phí cho các hoạt động.

Mức 3 là mức tích hợp nội bộ giữa các chức năng xuyên suốt trong một doanh nghiệp với chiến lược kinh doanh.


Mức 4 là mức tích hợp giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp trong một chuỗi cung ứng hợp tác và làm việc cùng nhau để đạt mục tiêu đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng.

(2) Cộng tác theo chiều dọc và ngang chuỗi cung ứng: Tích hợp chuỗi cung ứng theo cấu trúc dọc và ngang là hai hướng chiến lược cho phép các công ty trung tâm tổ chức và liên kết với các công ty khác trong cùng chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị để đạt được mục tiêu này.

- Tích hợp dọc (Vertical intergration - VI) là chiến lược cộng tác trong đó một công ty mở rộng sở hữu hoặc hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình bằng cách kết hợp với các chuỗi cung ứng của nhà cung cấp hoặc nhà phân phối.

- Tích hợp ngang (Horizontal intergration - HI): Là chiến lược sử dụng để tăng cường vị thế của doanh nghiệp trong một ngành, thông qua việc mua lại, sáp nhập và tiếp quản các công ty cạnh tranh trong cùng chuỗi giá trị ngành. Tình huống HI dễ dẫn đến sự độc quyền hoặc độc quyền nhóm, trường hợp rất nhiều công ty trong cùng ngành cũng sử dụng HI có thể dẫn đến sự hợp nhất ngành.

HI cũng thể hiện dưới hai dạng chính là sáp nhập và mua lại (M&A). Sáp nhập (Merge) là khi hai công ty độc lập tương đương tích hợp với nhau, còn gọi là hợp nhất. Mua lại (Acquisition) là khi một công ty mua lại toàn bộ một công ty khác mà công ty này không muốn bị mua.

(3) Cộng tác theo cấp độ: các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng có thể biến thiên theo từng nhóm đối tác khác nhau với các ràng buộc ở nhiều mức độ. Các mức độ này được phân định dựa trên hai tiêu thức chính là phạm vi cộng tác hẹp hay rộng và số lượng quan hệ cộng tác nhiều hay ít.

+ Cộng tác giao dịch: Là mối quan hệ nhắm tới việc thực thi giao dịch giữa các đối tác sao cho có hiệu quả cao nhất. Các đối tác trong mối quan hệ giao dịch ít chú trọng vào việc giảm chi phí SCM hay tăng doanh thu. Chỉ tập trung vào tăng cường sự thuận lợi cho các giao dịch, như giảm bớt việc thường xuyên phải thương lượng lại.


+ Cộng tác hợp tác: Chỉ mối quan hệ được xác định cụ thể, rõ ràng theo hợp đồng và phụ thuộc vào sự thích nghi giữa nhà cung ứng với các mục tiêu đã định trước của doanh nghiệp. Đây là mối quan hệ ở mức độ trung hạn, đòi hỏi sự liên kết tương đối chặt chẽ giữa các bên. Quan hệ kiểu hợp tác có mức độ chia sẻ thông tin cao hơn, các bên tự nguyện đưa ra các xác nhận và cam kết, cùng chia sẻ thông tin dự báo, tình trạng dự trữ, đơn đặt hàng, tình trạng đặt và giao hàng.

+ Cộng tác phối hợp: Chỉ mức quan hệ dài hạn, có kế hoạch, trong đó mỗi bên đều có khả năng đáp ứng nhu cầu của bên kia. Cả hai bên sẽ chia sẻ giá trị, mục tiêu và các chiến lược tích hợp cho lợi ích chung. Mối quan hệ này đòi hỏi các bên phải điều chỉnh mục tiêu và các quy trình tác nghiệp để có sự tương thích nhịp nhàng và liên tục.

1.2.2.5. Đánh giá và kiểm soát quản trị chuỗi cung ứng

Đánh giá và kiểm soát kết quả quản trị chuỗi cung ứng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện chuỗi cung ứng. Có nhiều phương pháp để đánh giá, kiểm soát và cải tiến hiệu suất hoạt động chuỗi cung ứng. Được biết đến nhiều nhất là phương pháp áp dụng mô hình SCOR, mô hình của David Taylor, Beamon, Schroeder,…Trong thực tế, để đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng, người ta thường kết hợp các chỉ số của nhiều mô hình khác nhau để phù hợp với mục tiêu và đặc điểm riêng của từng chuỗi. Trong luận văn này tác giả chỉ trình bày mô hình SCOR.

SCOR là mô hình được xem là nền tảng để phân tích và đo lường hiệu suất của chuỗi cung ứng. Mô hình này đưa ra các công cụ để tính hiệu suất của chuỗi cung ứng, có nhiều chỉ số để đo lường, chọn cách nào là tùy vào mục tiêu của nhà quản lý. Theo Sammel H.Huang, phần lớn các công ty chọn cho mình từ 4-6 chỉ số để tập trung vào đo lường, phân tích. Mô hình SCOR có 5 chỉ số cơ bản: Khả năng giao hàng, khả năng đáp ứng, sự linh hoạt, chi phí và tài sản.


Bảng 1.2: Đo lường hiệu suất chuỗi cung ứng bằng mô hình SCOR



STT


Mô hình SCOR

Dịch vụ khách hàng

Nội bộ

Mục tiêu

Năng lực

giao hàng

Sự linh

hoạt

Khả năng

đáp ứng

Chi

phí

Tài

sản


Hiệu suất giao hàng (%)





TĐH

1

Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng (%)

TĐH


Tỉ lệ đơn hàng hoàn hảo(%)

TĐH


2

Sự linh hoạt của sản xuất (ngày) (công suất

đáp ứng)





TTH


Sự linh hoạt của sản phẩm (sp)

(Phát triển sản phẩm mới)


TĐH

3

Thời gian hoàn thành đơn hàng

(Chu kỳ hoàn thành đơn hàng)





TTH


Chi phí bán hàng





TTH

4

Chi phí quản lý hậu cần

TTH


Giá trị đưa vào sản phẩm

TĐH


Chi phí đảm bảo

TTH


Chu kỳ từ tiền đến tiền





TTH

5

Giá trị tồn kho

TTH


Quay vòng tài sản

TĐH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Với x: xác nhận tiêu chí; TTH: tối thiểu hóa và TĐH: tối đa hóa

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

- Hiệu suất giao hàng: (Delivery performance) hay còn gọi là tỉ lệ giao hàng đúng hẹn (Ontime delivery), tỉ số này được tính:

Tỉ lệ giao hàng đúng hẹn = Số đơn hàng giao đúng hẹn

Tổng số đơn hàng

Mỗi thành viên trong chuỗi cần được giao hàng đúng hẹn vì mỗi sự chậm trễ nối theo hàng loạt các chậm trễ khác.

-Tỉ lệ hoàn thành (sản phẩm, đơn hàng): Trong sản xuất người ta kết hợp rất nhiều sản phẩm của nhiều đơn hàng khác để rút ngắn thời gian đáp ứng, giảm chi phí và tăng thông lượng. Khi thực hiện cùng lúc nhiều đơn hàng khác nhau, tất cả sản phẩm thường bị trễ hàng loạt. Tỉ lệ hoàn thành đơn hàng đo lường tỉ số sản phẩm hoàn thành của các loại trên tất cả các dây chuyền theo đơn hàng.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 21/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí