Mô Hình Chuỗi Cung Ứng Của Công Ty Tnhh Mtv Cao Su 75


+ Nhóm khách hàng thuộc tập đoàn dầu khí: Sản phẩm chủ yếu là ống bọc composite cách nhiệt dùng để dẫn dầu dưới biển từ các khu vực khai thác về khu vực tích trữ.

+ Nhóm khách hàng nhiệt điện chủ yếu sử dụng băng tải cao su để vận chuyển than từ cảng về kho than và từ kho than đến nồi hơi. Nhóm này chiếm tỷ trọng không cao do quy mô nhiệt điện ở Việt Nam không quá lớn.

+ Nhóm khách hàng sản xuất gang thép như Tập đoàn Hòa Phát, Gang thép Thái Nguyên… là đối tượng khách hàng lớn và tiềm năng. Nhu cầu sử dụng băng tải cao su rất lớn và tần suất sử dụng cao với mục đích vận chuyển quặng, nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất thép.

2.2.2.2. Thực trạng các sản phẩm tại công ty

Bảng 2.6. Các mặt hàng chính của công ty



TT


Mặt hàng chính


ĐVT


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

1

Băng tải

m

128.152,38

139.809,95

154.671,74

2

Bảo ôn

m

651

7.039

6.013

3

Hộp sắt

cái

51.870

30.929

94.457

4

Keo, dán nối

Kg

84.48,35

17.019,5

19.529,9

5

Khuôn đá

bộ

1.581

1.106

1.520

6

Ống cao su

m

24.8514,2

23.7619,55

213.362,55

7

Ống cao su QP

m

11.435

14.830

9.414

8

Phụ tùng

cái

22.749.426,36

26.859.716,8

19.499.923,09

9

Phụ tùng QP

m

678.204,44

51.9298

672.082,25

10

TCS

m

21.570,4

1.7790

6.113,7

11

Vải màn

Kg

83.350

24.608,1

5.337

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Ké hoạch - Vật tư Công ty) Tuy rằng sản phẩm của công ty rất đa dạng, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu của thị trường. Bởi vì ngành cao su kỹ thuật là một ngành khó, tuy không mới nhưng chúng ta mới đang trong giai đoạn phát triển, đi sau thế giới đến

hàng thập kỷ.


Đòi hỏi Công ty phải chú trọng hơn trong quá trình đáp ứng nhu cầu khách hàng, tăng cường phát triển thị trường. Đối với một số sản phẩm lớn như:

+ Băng tải cao su: Được sử dụng rộng rãi trong các ngành khai thác than đá, khai thác quặng, sản xuất xi măng, sản xuất thép, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện… Nhu cầu của thị trường là rất lớn, với sản lượng 154.671m năm 2020 Công ty TNHH MTV Cao su 75 mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu thực tế của thị trường (theo khảo sát của công ty). Như vậy, có thể thấy đây vẫn là thị trường rất tiềm năng và phát triển, bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa nhập khẩu (Trung Quốc, EU…)

+ Ống cao su: Sản phẩm ống cao su ứng dụng rất rộng dãi trên thị trường như các ngành khai khoáng, nạo vét đường thủy, khai thác dầu mỏ, dẫn xăng dầu…. năm 2020 Công ty TNHH MTV Cao su 75 đã sản xuất và tiêu thụ hơn 220.000m ống cao su các loại. Theo số liệu khảo sát của Công ty với sản lượng trên mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu trên thị trường, tương tự như băng tải cao su đây vẫn là sản phẩm được đánh giá có tiềm năng phát triển rất lớn. Các đối thủ cạnh tranh lớn như ống HDPE, ống nhựa.

+ Phụ tùng cao su: Đây là một mảng thị trường rất rộng lớn và có nhu cầu rất cao trong các ngành điện tử, điện lạnh, lắp ráp ô tô, xe máy…. Sản lượng năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 đã giảm rất nhiều so với 2019 và 2018, tuy nhiên nhu cầu thị trường vẫn rất lớn, đặc biệt làn sóng dịch chuyển Trung Quốc +1 sang các nước khác là cơ hội lớn cho ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.


2.2.2.3. Chuỗi cung ứng của Công ty TNHH MTV Cao su 75

* Mô hình chuỗi cung ứng của Công ty TNHH MTV Cao su 75


Hình 2 1 Mô hình chuỗi cung ứng của Công ty TNHH MTV Cao su 75 Nguồn Tác giả tự 1

Hình 2.1: Mô hình chuỗi cung ứng của Công ty TNHH MTV Cao su 75

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Trong mô hình này có thể nhận thấy chuỗi cung ứng của công ty bao gồm:

+ Nhà cung cấp: cung cấp các sản phẩm cao su thiên nhiên (chính là đầu ra của mô hình chuỗi cung ứng của ngành cao su Việt Nam). Các nhà cung cấp các hóa chất, cao su tổng hợp, vải EP, các loại vật tư tiêu hao, sắt thép…trên 500 nhà cung cấp trong và ngoài nước (95% nhà cung cấp trong nước, 5% nhà cung cấp nước ngoài)

+ Sản xuất: các sản phẩm cao su kỹ thuật của Công ty được sản xuất tại 5 Phân xưởng được đặt tập trung tại Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

+ Phân phối: các đại lý là một mắt xích trong chuỗi cung ứng của Công ty, sản phẩm của công ty đến tay khách hàng có thể qua đại lý hoặc trực tiếp tùy thuộc vào điều kiện và loại mặt hàng.

Quy trình hoạt động chuỗi cung ứng được mô tả như sau:


Sau khi có đơn đặt hàng từ khách hàng, hoặc kế hoạch sản xuất hàng lưu kho, căn cứ lượng vật tư tồn kho, Công ty sẽ lên kế hoạch mua sắm vật tư.

Hàng hóa, nguyên liệu, linh kiện, bán thành phẩm từ các nhà cung cấp sẽ được kiểm tra đầu vào và nhập kho của Công ty.

Dựa trên kế hoạch sản xuất, các phân xưởng lên nhu cầu cấp phát vật tư để đưa vào dây chuyền sản xuất.

Sản phẩm sau khi hoàn thiện tiến hành giao đến đại lý và khách hàng. Nguồn khách hàng của công ty có thể giao dịch qua các đại lý hoặc trực tiếp với nhà máy tùy vào tính chất, quy mô của đơn hàng.

2.2.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm cao su kỹ thuật của Công ty TNHH MTV Cao su 75

2.2.2.1. Mục tiêu và chiến lược chuỗi cung ứng của Công ty TNHH MTV Cao su 75 hiện nay

+ Xác định mục tiêu:

Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm từ cao su, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe trong lĩnh vực phục vụ quốc phòng, kinh tế và xuất khẩu ra nước ngoài; trong những năm qua, Công ty TNHH một thành viên Cao su 75 đã đầu tư đổi mới dây chuyền thiết hiện đại, áp dụng những công nghệ sản xuất tiến của các nước trên thế giới. Hệ thống máy lưu hóa liên tục Rotocure và hệ thống máy ép thủy lực được điều khiển tự động trong cả quá trình sản xuất. Dây chuyền sản xuất bán thành phẩm cao su luyện công suất 30 tấn/ngày.

+ Dự báo nhu cầu

Hoạt động dự báo rất quan trọng, dự báo đúng sẽ giảm tồn kho, giảm chi phí lưu kho. Tuy nhiên nếu dự báo sai sẽ phải đối mặt với việc phải xử lý những hàng tồn kho dự báo sai, làm tăng chi phí của Công ty.

Với đặc thù là Công ty Cao su 75 trực thuộc Bộ quốc phòng nên việc sản xuất phần lớn để đáp ứng các nhu cầu đặt hàng có sẵn trong lĩnh vực Quốc phòng nên dự báo nhu cầu của khách hàng có phần chủ quan hơn. Việc dự báo nhu cầu của Công ty dựa trên dự báo sản lượng tiêu thụ sản phẩm cao su kĩ thuật của Công ty.


Thị trường của Công ty TNHH MTV Cao su 75 có đặc thù riêng đó là một mặt tập trung nghiên cứu chế tạo các sản phẩm cao su kỹ thuật phục vụ trong quân đội, mặt khác tập trung phát triển sản phẩm phục vụ nền kinh tế quốc dân. Thị trường chủ yếu của Công ty chủ yếu là ở Việt Nam, tập trung ở miền Bắc. Thị trường sản phẩm kinh tế chính của công ty gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh trực tiếp của các nhà sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó là sự tái cấu trúc của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế trong và ngòai nhà nước làm ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm, thời hạn thanh toán. ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong khi đó lực lượng làm công tác thị trường còn mỏng, trình độ năng lực nhiều hạn chế, quy chế bán hàng còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp thực tế của thị trường.

Công ty đã và đang thúc đẩy khai thác thị trường miền Trung. Đây là thị trường tiềm năng nên Công ty cần có những chiến lược mạnh hơn nữa đẩy mạnh khai thác thị trường này. Trong đó, việc tìm hiểu thị trường, dự báo nhu cầu, đối thủ cạnh tranh ở thị trường này.

Một số thị trường còn bỏ ngỏ như khu vực miền Nam, thị trường xuất khẩu cũng đang là lỗ hổng cần được Công ty lấp đầy.

Trên cơ sở phân công của Bộ Quốc phòng và dự báo tình hình nhu cầu của nhiều loại khách hàng, Công ty đã sản xuất, cung ứng hàng triệu sản phẩm cao su cho thay thế, sửa chữa vũ khí, trang bị có chất lượng cao cho lực lượng vũ trang. Đồng thời, sản xuất nhiều mặt hàng đưa ra thị trường, nhất là các sản phẩm hóa nổ giúp thay thế sản phẩm ngoại nhập. Hiện nay, nhiều sản phẩm kinh tế của Công ty được xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài (Đan Mạch, Pháp, Slovakia, Nhật Bản,…) đã khẳng định được vị trí và thương hiệu của Công ty. Doanh thu sản xuất kinh tế luôn chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng doanh thu của Công ty, góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định, giữ vững đội ngũ cán bộ, thợ kỹ thuật lành nghề và năng lực sản xuất quốc phòng của Đơn vị.

+ Hiện tại, ở Công ty đang áp dụng mô hình chuỗi cung ứng đẩy.


Hình 2 2 Mô hình chuỗi cung ứng đẩy tại Công ty Tác giả Công ty sản 2

Hình 2.2: Mô hình chuỗi cung ứng đẩy tại Công ty‌

(Tác giả)

Công ty sản xuất các mặt hàng truyền thống như ống cao su, sau đó lưu giữ trong kho hoặc đẩy cho đại lý để phân phối đến khách hàng (chuỗi cung ứng đẩy); lượng ống cao su lưu kho đảm bảo khoảng 10.000m có thể cung cấp ngay khi khách hàng có nhu cầu.

2.2.2.2. Thực trạng sản xuất của Công ty TNHH MTV Cao su 75

* Lập kế hoạch chung

Trong công tác lập kế hoạch sản xuất công ty đề ra hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể: mục tiêu kế hoạch về giá trị sản xuất, mục tiêu doanh thu, mục tiêu sản lượng, mục tiêu lợi nhuận… căn cứ vào đó cán bộ công nhân viên nỗ lực phấn đấu để đạt được đích đến đã đề ra. Đây chính là định hướng cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty là các công việc dự kiến sẽ thực hiện trong thời gian tiếp theo gồm các chỉ tiêu kinh tế như giá trị sản lượng, doanh thu, sản phẩm sản xuất chủ yêu, tổng vốn đầu tư thực hiện, số người đang làm việc, lợi nhuận… Ở Công ty TNHH MTV Cao su 75 việc lập kế hoạch được Phòng Kế hoạch – vật tư tiến hành theo từng giai đoạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và phù hợp với từng loại hình sản xuất của công ty. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu trong ngắn hạn, chưa thống nhất được các mục tiêu trung và dài hạn.

Công tác hoạch định sản xuất được phòng KHVT lên kế hoạch sản xuất trong tháng, dựa trên các đơn hàng có sẵn. Sau đó các bộ phận theo kế hoạch sản suất được phê duyệt thực hiện để đảm bảo tiến độ. Quá trình lập kế hoạch sản xuất thực


hiện theo quy trình cụ thể tuân thủ yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.

Phòng KHVT là bộ phận lập kế hoạch, mua sắm nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm. Để đảm bảo sản xuất ổn định bộ phận mua hàng đã lập biểu Min, Max cho các nguyên vật liệu chính, các loại nguyên vật liệu khan hiếm hoặc có thời gian nhập khẩu dài để quản lý và lập kế hoạch mua sắm. Hàng năm bộ phận mua hàng sẽ phê duyệt các nhà cung cấp nguyên vật liệu chính để đảm bảo tính ổn định trong việc cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu và để có thể kiểm soát tốt hơn

Quá trình phân phối đơn giản, do chủ yếu là thực hiện các đơn hàng có sẵn nên tiến độ cung cấp là cố định. Khâu quan trọng là điều phối sản xuất để đáp ứng tiến độ giao hàng.

Việc lập kế hoạch sản xuất Công ty đã dựa trên năng lực sản xuất của các loại sản phẩm như sau:

Bảng 2.7 : Năng lực sản xuất các dây chuyền chính tại Cao su 75


TT

Dây chuyền

ĐVT

Năng lực

1

Năng lực sản xuất băng tải cao su

m/năm

≥ 200.000

2

Phụ tùng cao su kỹ thuật

cái/năm

≥ 45.000.000

3

Ống cao su

m/năm

≥ 250.000

4

Đệm va tàu

cái/năm.

≥ 1.200


(Nguồn: Phòng KHVT)

* Sản xuất

Đơn hàng của Công ty bao gồm:


Bảng 2.8 : Phân loại các đơn hàng


TT

Phân loại đơn hàng

Tỷ lệ

Ghi chú


1

Các đơn hàng thường xuyên: Phụ tùng cao su, khuôn đá, hộp sắt… là những đơn hàng có kế hoạch tháng, quý, năm


20%



2

Các đơn hàng phục vụ sửa chữa: thường thì các đơn hàng này được khách hàng lên kế hoạch đặt hàng trước khoảng 1 đến 2 tháng và thời gian đặt hàng gấp


75%



3

Các đơn hàng đột xuất: Khi xảy ra sự cố tại dây chuyền của khách hàng, họ đặt hàng để giải quyết sự cố nên đòi hỏi thời gian xử lý rất gấp từ 5 đến 7 ngày


5%


(Nguồn: Điều độ sản xuất)

Từ bảng phân loại các đơn hàng có thể thấy các đơn hàng thường xuyên chiếm 20% trong khi các đơn hàng phục vụ sửa chữa chiếm điến 95% dẫn đến việc sản xuất của Công ty sẽ có biến động rất lớn. Sẽ có thời điểm đơn hàng ùn đọng hoặc có thời điểm ít đơn hàng. Đây là bài toán đặt ra cho nhà quản lý để phát triển chiến lược chuỗi cung ứng phù hợp để tạo ra tính ổn định đầu ra. Như vậy, công ty cần tìm kiếm nguồn khách hàng thường xuyên, có các đơn đặt hàng ổn định để đảm bảo tính liên tục của chuỗi.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 21/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí