Dự Báo Sản Lượng Tiêu Thụ Sản Phẩm Cao Su Của Công Ty Trên Thị Trường 2022-2025


- Mục tiêu về doanh số

Bảng 3.2: Dự báo sản lượng tiêu thụ sản phẩm cao su của Công ty trên thị trường 2022-2025

Mặt hàng

2021

2022

2023

2024

2025

Băng tải cao su (m)

222.084

237.630

256.641

279.739

307.712

Ống cao su (m)

59.456

63.618

68.707

74.891

82.380

Phụ tùng cao su (triệu cái)

109.659

117.335

126.722

138.127

151.940

Đệm va tàu (cái)

18.165

19.437

20.991

22.881

25.169

Sản phẩm khác (tấn)

8.774

9.388

10.140

11.052

12.157

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cao su 75 - 13

(Nguồn: Phòng Kế hoạch của Công ty)

Trong bối cảnh khó khăn của chung của nền kinh tế thế giới và trong nước hiện nay và năng lực công ty, Công ty TNHH MTV Cao su 75 xác định mức tăng trưởng thận trọng trong giai đoạn (2021-2025) với doanh thu tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 5 đến 7 % năm.

Đi đôi với mức tăng trưởng về doanh thu, Công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trung bình hàng năm tương ứng với mức tăng trưởng về doanh thu ~6%

- Mục tiêu mua hàng

Trong tương lai gần Công ty TNHH MTV Cao su 75 đặt ra mục tiêu tạo dựng thêm mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để có nhiều lợi ích trong thương thảo các hợp đồng cung cấp hàng hóa và các ưu đãi về giá cả và quan trọng là có thể đàm phán thương lượng để kéo dài thời hạn thanh toán.

Thời gian đặt hàng và mua hàng được tính từ khi Công ty thông báo cho đối tác về việc mua hàng hóa của họ đến lúc nguyên vật liệu chính thức được nhập kho. Hiện nay, đối với các loại nguyên vật liệu chính có thời gian đặt hàng và giao hàng khoảng 20-25 ngày, nguyên liệu phụ khoảng 7 ngày.

Mục tiêu đặt hàng giảm xuống 15 ngày đối với nguyên vật liệu chính, 5 ngày đối với nguyên liệu phụ.

Mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, ổn định nguồn cung cấp hàng hóa tránh đứt gẫy chuỗi cung ứng.


-Mục tiêu giao hàng đúng thời hạn

Tỉ lệ giao hàng đúng hẹn bình quân hiện nay mới chỉ đạt 87%. Nguyên nhân của việc giao hàng trễ hẹn đã được xem xét. Chính vì vậy, mục tiêu đến 2025, tỉ lệ giao hàng đúng hẹn bình quân phải đạt trên 90%. Đặc biệt đối với những đối tác lớn, tỉ lệ giao hàng đúng hẹn phải đạt 95-100%

-Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Công ty đặt ra mục tiêu:

+ Hiểu rõ khách hàng: Xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng

+ Đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu khách hàng hơn. Xử lý đơn hàng một lần nhanh chóng và chính xác. Giải quyết khiếu nại khách hàng kịp thời.

- Mục tiêu giảm chi phí

Hiện nay, chiến lược của Công ty đang áp dụng là “Giá thành thấp, chất lượng ổn định” nên giảm chi phí để giảm giá thành là một yêu cầu tất yếu.

Trong chuỗi cung ứng của Công ty đang thực hiện các biện pháp để giảm chi phí vận hành doanh nghiệp mục tiêu giảm 10%, giảm chi phí vận chuyển 5% và chi phí lưu kho. Nếu trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng, công ty kiểm soát và tiết giảm một phần chi phí thì chi phí trên toàn hệ thống sẽ giảm đáng kể, và đây cũng là mục tiêu của công tác quản trị chuỗi cung ứng.

3.2. Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm cao su kỹ thuật tại Công ty TNHH MTV Cao su 75

3.2.1. Về hoạt động dự báo cho hoạt động của chuỗi cung ứng

Công ty cần chú trong hoàn thiện công tác dự báo. Bộ phận dự báo lập kế hoạch phải kết hợp chặt chẽ với bộ phận Sales data, bộ phận Marketing và các bộ phận khác có liên quan để có được số liệu cho các hoạt động dự báo nhu cầu tiêu thụ từ đó có những dự báo và kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và sản xuất kịp thời. Để công tác dự báo có hiệu quả, tác giả đề xuất mô hình dự báo như sau:



Số liệu kinh

doanh năm cũ

Chính sách

Marketing

Dự báo

Số liệu bán

hàng thực tế

Môi trường

cạnh tranh


Sơ đồ: 3.1: Đề xuất mô hình dự báo

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Kế hoạch – vật tư, Phòng Kỹ thuật – công nghệ và Phòng Tài chính – kế toán, Phòng tổ chức lao động trong công tác tiếp nhận dự báo và tự dự báo. Nguồn để dự báo nhu cầu là dữ liệu quá khứ và các hoạt động marketing như khuyến mãi, trưng bày, giảm giá, các chiến dịch quảng cáo…cùng với các yếu tố tác động đến sản lượng bán như các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, các đối thủ xâm nhập thị trường, xu hướng và biến động thị trường… Công ty nên dùng kết hợp cả hai phương thức dự báo là dự báo theo mô hình chuỗi thời gian và mô hình nhân quả. Có nghĩa công ty dựa vào dữ liệu bán hàng quá khứ chọn mô hình phù hợp dựa vào sự phân bố của dữ liệu và các yếu tố ảnh hưởng cùng với dự báo từ nhân viên kinh doanh (nhân viên kinh doanh sẽ dự báo nhu cầu theo từng chu kỳ). Sau đó, Công ty thực hiện so sánh dự báo của nhân viên kinh

doanh với dự báo mà Công ty tự thực hiện để đưa ra dự báo cuối cùng.

Áp dụng chính sách thưởng cho nhân viên kinh doanh có dự báo chính xác về nhu cầu của sản phẩm trong thời gian tới. Với những cách làm này, tác giả hy vọng có thể khuyến khích nhân viên kinh doanh làm việc có hiệu quả và tích cực hơn trong việc phản hồi thông tin, đóng góp ý kiến vào dự báo nhu cầu của khách hàng.

Tăng cường sự phối hợp giữa nhân viên kinh doanh, khách hàng và bộ phận Sales Data trong việc cung cấp dữ liệu chính xác về số lượng hàng tồn kho, hàng đã bán để sớm có số liệu thực tế nhu cầu và từ đó có những biện pháp marketing thúc đẩy bán hàng và xây dựng kế hoạch bán hàng vào chu kỳ tiếp theo.


Công ty nên xem xét việc xây dựng và thiết lập phần mềm hỗ trợ dự báo phù hợp với công ty như Eviews, ForcastX, SPSS, AMOS cung cấp các công cụ phân tích dữ liệu phức tạp, hồi qui và dự báo chạy trên Windows. Với Eviews ta có thể nhanh chóng xây dựng một mối quan hệ kinh tế lượng từ dữ liệu có sẵn và sử dụng mối quan hệ này để dự báo các giá trị tương lai.

3.2.2. Chú trọng việc lập kế hoạch sản xuất

Bộ phận lập kế hoạch sản xuất cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận thu mua để theo dõi xu hướng giá cả nguyên vật liệu trên thị trường. Nếu xu hướng giá giảm trong thời gian sắp tới thì chỉ nên đặt hàng với số lượng thấp để sản xuất trong thời gian ngắn nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để chờ giá giảm. Ngược lại, nếu dự báo trong thời gian tới giá cả nguyên vật liệu tăng thì nên đặt hàng nhiều hơn dưới dạng ký gửi rồi chuyển dần về kho của công ty hoặc thỏa thuận với nhà cung cấp với mức giá cả chấp nhận được.

Đối với chức năng sản xuất, công ty cần quan tâm trong việc phải phân loại các chiến lược sản xuất sao cho phù hợp với chiến lược chuỗi cung ứng như phân loại các mặt hàng nào, thời gian nào thì sản xuất theo chiến lược - sản xuất để dự trữ, mặt hàng nào, thời gian nào thì sản xuất theo chiến lược - sản xuất theo đơn hàng. Đối với các mặt hàng bán nhanh chiếm khoảng 80% doanh số của toàn công ty thì công ty nên chọn chiến lược - sản xuất để tồn kho, các mặt hàng còn lại, công ty chọn chiến lược - sản xuất theo đơn đặt hàng. Như vậy, công ty sẽ giảm bớt lượng tồn kho thành phẩm cũng như tồn kho bao bì, nguyên liệu nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh cân bằng (S&OP- Sales and Operation Planning). Không ít doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam hiện đang áp dụng công cụ S&OP để quản lý hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng với chi phí tối ưu. Quy trình của S&OP giúp cho doanh nghiệp tập hợp tất cả kế hoạch tách rời từ các bộ phận như bán hàng, tiếp thị, tài chính, sản xuất và cung ứng, nhân sự, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, an toàn và an ninh trong doanh nghiệp thành một kế hoạch tích hợp duy nhất cho toàn doanh nghiệp. S&OP liên quan đến nhiều bộ phận trong doanh nghiệp


như tiếp thị, bán hàng, phục vụ khách hàng, sản xuất và cung ứng, tiếp vận và tài chính. Các bộ phận sẽ cùng nhau xây dựng và thống nhất một kế hoạch duy nhất về hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng ngày của toàn doanh nghiệp. Quy trình S&OP được thực hiện qua bốn bước đó là: dự báo nhu cầu, hoạch định nhu cầu, hoạch định cung ứng, chuẩn bị cuộc họp S&OP và họp điều hành S&OP.

- Bước 1, dự báo nhu cầu là bước đầu tiên trong quy trình S&OP. Doanh nghiệp cần tập hợp các số liệu như bán hàng thực tế, lượng hàng tồn kho, đơn hàng chưa giải quyết, lượng hàng bán thành phẩm và hàng hóa trên đường. Hoạch định nhu cầu là bước kế tiếp của quy trình S&OP.

- Bước 2, dựa vào kết quả của dự báo nhu cầu cùng với thống kê dự báo, kế hoạch phát triển sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi và thông tin phản hồi từ khách hàng và thị trường, doanh nghiệp sẽ đưa ra được hoạch định nhu cầu cho 12 tháng kế tiếp. Trong đó ba tháng đầu tiên xem như đã được xác nhận để chuẩn bị cho việc tác nghiệp hàng ngày của doanh nghiệp.

- Bước 3, hoạch định cung ứng là bước thứ ba trong quy trình nhằm giúp doanh nghiệp biết được khả năng đáp ứng nhu cầu đã được xác định. Doanh nghiệp sẽ phải phân tích công suất sản xuất thực dựa trên nhu cầu dự báo và phản hồi khả năng thực hiện đồng thời đưa ra những điều chỉnh cần thiết.

- Bước 4, sau các bước trên, các bộ phận sẽ phải chuẩn bị cho nội dung cuộc họp S&OP và tổ chức điều hành S&OP. Cuộc họp là bước cuối cùng trong quy trình S&OP với sự tham dự đầy đủ của thành viên ban lãnh đạo và nhóm S&OP. Cuộc họp S&OP sẽ đưa ra hướng giải quyết cho những vấn đề chưa được thống nhất, hay chưa có biện pháp từ các bộ phận, đánh giá chỉ số hiệu quả hoạt động, đưa ra quyết định cho kế hoạch tích hợp và chương trình cụ thể cho từng bộ phận thực hiện.

Ngoài ra, công ty cũng nên áp dụng một số biện pháp để tiết kiệm nguyên vật liệu và áp dụng phương thức - sản xuất tinh gọn vào trong sản xuất để tối ưu hóa hoạt động sản xuất.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tăng cường đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, ứng dụng các thành quả của khoa học công nghệ vào việc quản lý điều hành sản xuất.


3.2.3. Giải pháp về mua hàng

Công ty cần phân định rõ nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch – vật tư hoặc có thể thành lập thêm Phòng mua hàng để chuyên môn hóa hơn công việc mua nguyên vật liệu góp phần phân phối thành phẩm cao su kĩ thuật có chất lượng cho các khách hàng.

Cộng tác với các nhà cung cấp

Chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh, ổn định được khách hàng đặc biệt quan tâm. Vai trò của các nhà cung cấp là rất quan trọng để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng vì có nguồn nguyên liệu đầu vào tốt mới có thể làm ra sản phẩm có chất lượng, có nhà cung cấp chiến lược mới có thể đảm bảo được giá bán ổn định tạo điều kiện cho công ty xây dựng được một cơ cấu giá thành hợp lý, lâu dài.

Vì vậy, việc xây dựng các chính sách phát triển các nhà cung cấp là điều cần thiết bằng những hành động cụ thể sau:

- Tạo những chính sách ưu đãi đối với các nhà cung cấp có quá trình hoạt động tốt và lâu dài:

Với các nhà cung cấp đã có quan hệ hợp tác lâu dài và họ đã thực hiện tốt các đơn hàng đã ký, Công ty cần có những cam kết mua hàng đặc biệt nhằm thắt chặt mối quan hệ đồng thời tạo sự tin tưởng lẫn nhau trong quá trình hoạt động.

Ký hợp đồng: thiết lập các hợp đồng dài hạn cho một số các mặt hàng, dịch vụ với các nhà cung cấp có năng lực tốt, có kinh nghiệm về mặt hàng, dịch vụ đó.

Như vậy, công ty cũng tiết kiệm được chi phí, thời gian, nhân lực trong việc tổ chức lại đấu thầu.

Liên lạc thường xuyên và cập nhật với nhà cung cấp những thay đổi trong nhu cầu hàng hóa của mình, điều này sẽ giúp họ thích nghi và chuẩn bị hàng hóa cho những thay đổi của công ty

Tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước để nội địa hóa sản phẩm và rút ngắn thời gian giao hàng.

- Tiếp tục tìm kiếm và phát triển các đối tác mới nhằm tạo sự cạnh tranh:


Việc tìm kiếm và phát triển các nhà cung cấp mới cũng là điều cần thiết phải làm để tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung cấp, tránh xảy ra trường hợp độc quyền, làm giá… của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, đối với các đối tác mới, Công ty cần phải nghiên cứu thật kỹ về hồ sơ nguồn gốc công ty, tư cách pháp nhân, doanh số bán, thị trường đang hoạt động. Việc lựa chọn các đối tác mới cũng tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, thiết bị, dịch vụ mà công ty cần đặt mua.

- Xây dựng các nhóm mặt hàng chiến lược để phát triển nhà cung cấp tiềm năng:

Việc phát triển các nhà cung cấp tiềm năng là một vấn đề cần được thực hiện nhanh chóng vì nó sẽ giúp cho Công ty thu được nhiều ưu đãi như giá cả, thời hạn giao hàng, chất lượng… Muốn vậy, cần làm tốt các bước sau:

Bước 1, xác định các nhóm vật tư, hàng hoá cần phát triển: cần tập trung vào các nhóm thiết bị, vật tư, hàng hoá, dịch vụ có giá trị mua hàng cao (cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, bột than…).

Bước 2, xác định các nhà cung cấp cho những nhóm mặt hàng trên dựa trên quá trình làm việc từ trước tới nay, đồng thời tìm kiếm thêm một số đối tác mới để so sánh và tạo sự canh tranh về giá cả và chất lượng.

Bước 3, đánh giá lại quá trình thực hiện hợp đồng đối với những đối tác cũ và nghiên cứu đánh giá các hoạt động kinh doanh đối với đối tác mới (giấy tờ văn bản, tham quan gặp gỡ lãnh đạo…).

Bước 4, chọn lựa những nhà cung cấp tốt nhất về tất cả mọi phương diện và tiến hành ký hợp đồng dài hạn với những mục tiêu có lợi nhất cho mình và cho đối tác.

Đặc biệt chú ý về giá cả, thời hạn giao hàng… với các đơn hàng khẩn cấp vì giá cả của những đơn hàng sẽ là rất cao nếu ta không qui định trước.

Bước 5, theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng, đơn hàng và rút ra những kinh nghiệm cho thời gian kế tiếp sao cho đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình quản trị chuỗi cung ứng của công ty.


* Cộng tác khi mua hàng

Chức năng mua hàng là hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của công ty. Để tiết kiệm chi phí tồn kho, tiết kiệm chi phí do giá, nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng sản xuất kịp thời thì bộ phận mua hàng cần phải xây dựng được mối quan hệ với nhà cung cấp thật tốt. Ngoài ra, bộ phận mua hàng cũng cần liên kết với kỹ thuật – công nghệ lên kế hoạch nguyên liệu thật chặt chẽ nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kịp thời.

Hoạt động mua hàng cũng cần đa dạng hóa nhà cung cấp nhằm giảm thiểu rủi ro khi có nhà cung cấp gặp sự cố rủi ro thì công ty có nhà cung cấp dự phòng để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nguyên liệu kịp thời, không làm ngưng trệ do thiếu hụt nguyên liệu.

Công ty có kế hoạch mua hàng dài hạn như có kế hoạch năm và cung cấp thông tin cho nhà cung cấp để nhà cung cấp ổn định giá cả và chuẩn bị đáp ứng nhu cầu của công ty kịp thời.

Đối với những nguyên liệu như mủ cao su và bột than, nếu có thể công ty nên hợp tác với nhà cung cấp để cho nhân viên của mình sang bên đó làm việc. Như vậy thông tin sẽ được cập nhật một cách nhanh chóng từ nhà cung cấp, những khó khăn, trở ngại của nhà cung cấp nhân viên sẽ hiểu một cách thấu đáo và gợi ý, đưa ra những phương án xử lý tối ưu. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhà cung cấp có chấp nhận hay không, vì họ sợ lộ những thông tin nhạy cảm.

Áp dụng công nghệ 4.0 vào quá trình theo dõi, dự báo, thông báo nguyên vật liệu tồn kho. Thực tế đội ngũ mua hàng tại công ty đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu dự báo tồn kho để biết lượng cần mua, thời gian cung cấp. Tuy nhiên còn rất thủ công, với số lượng hàng hóa và chủng loại vật tư rất lớn rất có thể sẽ bỏ sót gây chậm trễ cho quá trình sản xuất. Đề xuất giải pháp đó là tích hợp thông báo trên hệ thống phần mềm quản lý tồn kho, thiết lập ngưỡng tồn kho tối thiểu, khi nguyên vật liệu, hàng hóa trong kho xuống đến mức tối thiểu lập tức thông báo tới nhân viên mua hàng để lập kế hoạch mua bổ sung.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 21/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí