Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của ngân hàng Mizuho Corporate, Ltd và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam - 17

xii


(tương đương với 2.671,37 tỷ Yên), tỷ trọng vốn tốt đạt 10,55%, các thành viên sáng lập đều có chỉ số phân loại tín dụng rất tốt (S&P = A). MHFG là tập đoàn lớn thứ hai của Nhật bản với tổng tài sản đứng chỉ sau Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (MUFG) với tổng tài sản là 2.02 nghìn triệu Đô la. [18, 19].

Bảng 1: Số liệu tổng tài sản và tỷ trọng vốn của MHFG tháng 03 năm 2009



MHFG

Tập đoàn tài chính

Sumitomo (SMFG)

Tập đoàn tài chính Tokyo

Mitsubishi (MUFG)

Tổng tài

sản

USD1,55

trillion

USD1,22

trillion

JPY119,6

trillion

USD2,02

trillion

JPY198,73

trillion

Tỷ trọng

vốn (BIS Ratio)

10,05%

11,47%

11,77%

Tỷ lệ

(S&P)

A

A

A

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của ngân hàng Mizuho Corporate, Ltd và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam - 17

Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm tài chính 2008 về MHFG

Đồng thời, các thành viên sáng lập của MHFG đã tham gia niêm yết cổ phiếu của tập đoàn trên sàn giao dịch cổ phiếu Tokyo, sàn giao dịch chứng khoán Osaka và sàn giao dịch New York. MHFG là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất trên thế giới, cung cấp một hệ thống dịch vụ tài chính hoàn chỉnh gồm các dịch vụ tài chính thuộc ngân hàng bán lẻ, ngân hàng doanh nghiệp, cố vấn chứng khoán và mua bán sáp nhập, quản lý tài sản và tín thác, thẻ tín dụng và tài chính tiêu dùng, ngân hàng tư nhân và dịch vụ quản lý tài chính, dự án vốn và vốn tư nhân, nghiên cứu và tư vấn doanh nghiệp… cung cấp vốn vay thông qua các thành viên sáng lập, trong đó, thành viên sáng lập là các ngân hàng đa quốc gia, công ty đa quốc gia với nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện, các đơn vị quản lý theo chức năng hoạt động.

xiii


PHỤ LỤC 2: GIỚI THIỆU VỀ MIZUHO CORPORATE BANK, LTD. CHI NHÁNH HÀ NỘI

1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd. Chi nhánh Hà Nội, là một trong 39 chi nhánh của MHCB trên thế giới, được thành lập tại Việt Nam năm 1996 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Fuji Bank, chi nhánh Hà Nội (giấy phép thành lập số 26/NH-CP do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp và có hiệu lực từ ngày 03 tháng 07 năm 1996, có địa chỉ giao dịch: Tầng 4, Tòa nhà 63 Lý Thái Tổ, Hà nội, Việt Nam, vốn pháp định ban đầu là: 15 triệu US$. Ngày 01 tháng 04 năm 2002, Ngân hàng Fuji Bank, chi nhánh Hà nội đổi tên thành Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd. Chi nhánh Hà nội sau khi có sự sáp nhập của ba ngân hàng lớn của Nhật Bản để hình thành Tập đoàn tài chính Mizuho. Sau 14 năm hoạt động và không ngừng phát triển, Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd. Chi nhánh Hà Nội đã có thị trường tương đối ổn định và số lượng khách hàng trung thành đáng kể tại Việt nam. Trong những năm gần đây, Việt Nam có môi trường đầu tư khá thuận lợi và ngày càng nhận nhiều nguồn vốn đầu tư từ các cá nhân và tổ chức nước ngoài, trong đó phải kể đến nhà đầu tư Nhật Bản. Với xu thế phát triển như vậy và cùng với chiến lược mở rộng kinh doanh toàn cầu, MHCB đã mở thêm văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh (địa chỉ: Tầng 18, tòa nhà Sunwah Tower, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP HCM) và đã nhận được giấy phép hoạt động chính thức từ ngày 30 tháng 03 năm 2006 (Giấy phép thành lập số 02/NH-GP do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp). Đến ngày 01 tháng 10 năm 2007, văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh chính thức được chuyển thành chi nhánh ngân hàng nước ngoài với tên gọi Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd. Chi nhánh Hồ Chí Minh.

Với sứ mệnh cao cả áp dụng đối với tất cả các chi nhánh trên thế giới của MHCB là: “Mizuho là đối tác tài chính toàn cầu của bạn - Your Global Financial Partner”, Hội sở chính nói chung và các chi nhánh trên thế giới của MHCB nói riêng, đặc biệt Chi nhánh Hà Nội đang nỗ lực hết sức mình để trở thành “Ngân hàng toàn cầu”, có khả năng cung cấp các giải pháp tài chính và giá trị gia tăng cho mạng lưới khách

xiv


hàng trên toàn thế giới thông qua chiến lược độc đáo, đó chính là chiến lược kinh doanh “Kênh khám phá - Channel to discovery”. Với chiến lược này, ngân hàng đã không ngừng phát triển các loại hình dịch vụ, mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu và các hoạt động mang tính xã hội khác được thực hiện ở khắp các chi nhánh như hỗ trợ tài chính cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, hoạt động từ thiện, hoạt động bảo vệ môi trường… Ngân hàng luôn hướng tới một mục tiêu là “Đối tác tài chính giúp khách hàng định hướng tương lai và đạt được mọi ước muốn”.

Bảng 2: Số liệu của chi nhánh Hà Nội (tính tới ngày 31 tháng 03 năm 2009)

Đơn vị: triệu Đô la


Lợi nhuận

Chi nhánh Hà Nội

Chi nhánh HCMC

Tổng HN và

HCMC

Lợi nhuận hoạt

động

17,46

7,79

25,25

Lợi nhuận thuần

11,03

4,35

15,38

Tổng tài sản

1.101

503

1.604

Tổng tiền gửi

273,53

184,97

458,50

Tổng cho vay

183,65

191,46

375,11

(Nguồn: Bảng tổng kết số liệu tài chính của Chi nhánh Hà Nội)

2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng MHCB. Chi Nhánh Hà Nội

Trong thời gian gần đây, Ngân hàng MHCB. Chi nhánh Hà nội đã không ngừng mở rộng kinh doanh và phát triển. Năm 2006, MHCB Chi nhánh Hà Nội chỉ có 07 phòng ban, 90 nhân viên, đến thời điểm 30/09/2009 con số này đã tăng lên 11 phòng và 125 nhân viên. Thành viên của Ban lãnh đạo gồm có: Ông Akihiro Saito: Tổng Giám đốc, Ông Norihiko Shimizu: Phó Tổng Giám đốc thứ 1, Ông Kimihisa Ono: Phó tổng Giám đốc thứ 2. Các phòng chuyên môn: Phòng nhân sự, Phòng Hành chính tổng hợp, Phòng kế toán, Phòng nghiệp vụ 1, Phòng nghiệp vụ 2, Phòng công nghệ thông tin, Phòng các doanh nghiệp Nhật, Phòng tài chính doanh nghiệp, Phòng kinh doanh ngoại tệ, Phòng quản lý rủi ro, Phòng pháp chế.

xv


PHỤ LỤC 3: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Trước năm 1990, Hệ thống Ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trò Ngân hàng Trung ương vừa là Ngân hàng Thương mại. Tháng 05 năm 1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời là Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp: Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương (NHTW) - là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các ngân hàng và là Ngân hàng Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2 (nguồn: Báo cáo tổng kết ngành ngân hàng). Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện.

Trong thời gian qua, Ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Từ năm 1991-1993, số lượng NHTMCP nhảy vọt từ 4 lên 41 và đạt đỉnh điểm là 51 vào năm 1997. Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, một số ngân hàng do kinh doanh không hiệu quả, bị phá sản hoặc bị rút giấy phép hoạt động nên con số này đã giảm. Tính đến thời điểm tháng 10/2009, hệ thống Ngân hàng Việt Nam có 3 NHTMQD, 40 NHTMCP, 5 NHLD và 41 Chi nhánh NHNN.

xvi


Bảng 3: Số liệu số lượng ngân hàng giai đoạn 1991-2009


Năm

199

1

199

3

199

5

199

7

199

9

200

1

200

5

200

6

200

7

200

8

2009

*

NHTMQ

D

4

4

4

5

5

5

5

5

5

4

3

NHTMCP

4

41

48

51

48

39

37

34

35

39

40

NHLD

1

3

4

4

4

4

4

5

5

5

5

CNNHN

N

0

8

18

24

26

26

29

31

41

41

41

(Nguồn SBV – 2009* là tính đến thời điểm tháng 10/2009)

Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn 1.500 ngàn tỷ đồng tương đương hơn 130% GDP năm 2007. Sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng tập trung vào 2 mảng hoạt động truyền thống là cho vay và huy động. Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng và huy động tiền gửi ở mức rất cao, đạt trung bình trên 35%/năm trong suốt giai đoạn 2002-2007. Đặc biệt trong năm 2007, tăng trưởng tín dụng trở nên quá nóng khi đạt tốc độ tăng 54% do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao trong đó bao gồm cả nhu cầu vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản (nguồn: trích IMF, Tổng cục thống kê, BVSC). Tăng trưởng tín dụng nhanh khiến ngành ngân hàng có nguy cơ đối mặt với rủi ro lớn hơn khi tỷ lệ tín dụng/tiền gửi toàn ngành luôn ở mức trên 90%, cao hơn mức trung bình trong khu vực (khoảng 83%). [21]

xvii



Tỷ lệ tín dụng/tiền gửi, 2002 - 2007 so sánh trong khu vực Asia, 2006



2007

2006

2005

2004

93%















91%

91%


99%

99%

Korea Thailand Malaysia Vietnam China Philippines Singapore


98%

95%

91%

86%

85%

81%

121%

India 76%

2003


2002

93%

Indonesia Taiwan

Hongkong

68%

66%

42%


Hình 2: So sánh tỷ lệ tín dụng/tiền gửi với các nước trong khu vực

Nguồn: Báo cáo tổng hợp về quản lý tín dụng của các NHTMVN do ADB và BVSC

tổng hợp

Độ sâu tài chính cũng đã có sự thay đổi đáng kể khi các tỷ lệ tín dụng/GDP và tiền gửi/GDP của Việt Nam tăng nhanh qua các năm và đạt lần lượt 71% và 78% vào cuối năm 2006. Điều này cho thấy mức độ phát triển rất nhanh chóng của hệ thống ngân hàng Việt nam. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn ở mức thấp hơn so với mức trung bình trong khu vực.

Korea Taiwan Hongkong China Malaysia Singapore Thailand

160%

143%

134%

131%

113%

95%

77%

Hongkong Taiwan China Korea Malaysia Singapore Thailand

322%

216%

152%

133%

120%

118%

79%

Vietnam 71% Vietnam 78%

India Philippines Indonesia

57%

35%

25%

India Philippines Indonesia

75%

41%

37%


Hình 3: So sánh tỷ lệ tín dụng/GDP và huy động/GDP năm 2006

Nguồn: Báo cáo tổng hợp về quản lý tín dụng của các NHTMVN do ADB và BVSC

tổng hợp

xviii


Các chỉ tiêu này cho thấy hệ thống ngân hàng vẫn có tiềm năng tăng trưởng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong những năm tới sẽ giảm xuống, đồng thời hệ thống Ngân hàng sẽ phải tập trung hơn vào việc tăng năng lực tài chính và nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.

Ngoài hai mảng hoạt động truyền thống là tín dụng và huy động vốn, mảng hoạt động dịch vụ cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc đầu tư mạnh vào công nghệ, cơ sở vật chất và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, những năm vừa qua thu nhập từ các mảng hoạt động này cũng tăng mạnh.

Năm 2007, tăng trưởng thu nhập thuần hoạt động dịch vụ trung bình đạt 92% so với năm 2006. Đối với những ngân hàng đã thực hiện chiến lược phát triển hoạt động dịch vụ thì thu nhập từ hoạt động này cũng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập. Những ngân hàng có vị thế hàng đầu về hoạt động dịch vụ bao gồm: VCB, BIDV, ACB, EAB, TCB.

Tuy nhiên, các NHTMVN cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và cạnh tranh lớn từ phía các ngân hàng khác, đặc biệt là từ phía các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài. Qua phân tích ở trên, thị trường ngân hàng có sự phân hoá rõ rệt giữa các khối ngân hàng. Giữa các nhóm ngân hàng có sự phân hoá rõ rệt về quy mô, thị phần, đối tượng khách hàng cũng như chiến lược phát triển. Quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của các ngân hàng Việt Nam trong những năm qua đã có sự tăng trưởng mạnh tuy nhiên còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong khu vực. Khối NHTMQD có quy mô vượt trội, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với khối NHTMCP

Sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn giúp các Ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính. Hệ số an toàn vốn (CAR) trung bình của các NHTMQD tăng từ 7% năm 2006 lên 9% năm 2007, tỷ lệ này của các NHTMCP bình quân trên 12%. Trong khi đó, tỷ lệ này của khu vực Châu Á Thái Bình Dương là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Theo quy định của BASEL II, CAR của các ngân hàng phải đạt tối thiểu là 8%. Do đó, trong những năm tới xu hướng tăng vốn của các Ngân hàng sẽ tiếp tục diễn ra.

xix


Bảng 4: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của một số ngân hàng



AGRI

VCB

BIDV

ICB

MHB

ACB

STB

EAB

2005

0,41

7,27

3,97

4,36

10,19

12,1

15,4

8,94

2006

4,94

9,57

4,82

5,18

9,31

10,89

11,82

13,57

2007

7,2

N/A

11

N/A

9,44

16,19

11,07

14,36

Nguồn: Báo cáo về ngành ngân hàng năm 2008 do BVSC tổng hợp

Thị phần giữa các khối ngân hàng có sự chuyển dịch mạnh từ khối NHTMQD sang khối NHTMCP trong những năm gần đây:

Bảng 5: Thị phần cho vay giai đoạn 2000-2007



2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

NHTMQD

77%

79%

80%

79%

77%

73%

65%

55%

NHTMCP

9%

9%

10%

11%

12%

15%

21%

29%

CNNHNN&LD

12%

10%

9%

9%

10%

10%

9%

9%

Tổ chức tài

chính khác

2%

2%

2%

2%

2%

2%

5%

7%

Nguồn: Báo cáo về ngành ngân hàng của ADB năm 2008 do BVSC tổng hợp

Bảng 6: Thị phần huy động giai đoạn 2000-2007



2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

NHTMQD

77%

80%

79%

78%

75%

75%

69%

59%

NHTMCP

11%

9%

10%

11%

13%

16%

22%

30%

CNNHNN&LD

10%

10%

9%

9%

10%

8%

8%

9%

Tổ chức tài

chính khác

1%

1%

1%

1%

2%

2%

1%

2%

Nguồn: Báo cáo về ngành ngân hàng của ADB năm 2008 do BVSC tổng hợp

Khối NHTMQD hiện vẫn đang chiếm thị phần chi phối trên các mảng hoạt động chính. Tuy nhiên thị phần của khối này đang có xu hướng thu hẹp do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ khối NHTMCP và NHNN&LD. Trong 2 năm 2006-2007, thị phần của khối này giảm mạnh là do các NHTMQD không tập trung nhiều vào tăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023