Đổi Mới Cơ Chế, Chính Sách Đầu Tư Tài Chính Cho Kh&cn

của các gia đình nghèo nhất chiếm 1/5 dân số Mỹ tăng không đến 1% và chiếm 3,6% tổng thu nhập (1998), nhưng thu nhập của những gia đình giàu nhất cũng chiếm 1/5 dân số Mỹ lại tăng 15% và chiếm 49,2% tổng thu nhập của các gia đình Mỹ (1998). Trong 10 năm đó, thu nhập của các gia đình nghèo nhất tăng 110 USD đạt 13.000 USD, nhưng thu nhập của các gia đình giàu nhất tăng 18.000 USD đạt 137.000 USD, chênh lệch gấp hơn 10 lần. Theo kết quả điều tra mới nhất của công ti điều tra William Torrey Harris, 75% người Mỹ cho rằng lợi ích do “kinh tế mới” mang lại phân phối không đều, trên 37% cho rằng “kinh tế mới” không làm cho đời sống của họ được cải thiện [66; tr.15]. Những nhóm chủng tộc ít người ở Mỹ còn phải chịu thiệt thòi nhiều hơn. Một gia đình da đen trung bình có tài sản chỉ bằng 12% một gia đình người da trắng, nếu tính giá trị nhà ở, con số giảm chỉ còn 1% [78].

Bất bình đẳng về tiền lương và trình độ học vấn:KH&CN cao phát triển mạnh kéo theo sự nâng cao năng lực sản xuất của các ngành kinh tế; nhưng tăng trưởng của của cải của các ngành này lại dựa trên chất lượng và trình độ tri thức khoa học tiên tiến của người sản xuất. Do đó, ở Mỹ ngày nay, một người được giáo dục tốt hay không, có kĩ năng sản xuất đáp ứng nhu cầu hay không đã trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc người đó có được hưởng trong phân phối của cải do “kinh tế mới” đem lại hay không. Những người làm việc cho ngành công nghệ thông tin - viễn thông thì có thu nhập rất cao và tăng nhanh theo thời gian, còn lao động trong các ngành truyền thống, tiền lương gia tăng không đáng kể. Vì thế, khoảng cách tiền lương của lao động giữa các ngành có sự khác biệt ngày càng lớn hơn, Năm 1997, thu nhập bình quân của nhân viên ngành tin học là 53.000 USD, các ngành khác chỉ có

30.000 USD. Năm 1978, thu nhập của học sinh tốt nghiệp đại học, nam tuổi từ 25 - 34 cao hơn 15% với học sinh tốt nghiệp trung học, nhưng hiện nay khoảng cách đó là 50%. Trong xã hội xuất hiện mâu thuẫn, những gia đình nghèo không có đủ tiền cho con theo học để đảm bảo trình độ hoặc học lên cao do học phí quá đắt. Năm 1992, khoảng 40% số học sinh cao đẳng trung

học thuộc các gia đình nghèo nhất không được học tiếp, trong khi chỉ có 10% học sinh cao đẳng trung học thuộc các gia đình giàu có nhất bỏ học. Vào năm 1999, ở Mỹ có tới 65% người dân da trắng có trình độ đại học; người da đen có cơ hội tiếp cận các trường này chỉ đạt 55%. Số học sinh da màu không học lên đại học nhiều gấp bốn lần học sinh da trắng [78]. Điều đó đồng nghĩa với việc những người nghèo vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, còn những người giàu thì xu hướng ngày càng giàu lên làm xã hội ngày càng bất bình đẳng.

Bất bình đẳng về tài sản: Theo thời báo New York, gần 20% số gia đình Mỹ không có tài sản do các khoản nợ đã triệt tiêu giá trị tài sản hiện có, thậm chí còn vượt quá giá trị tài sản của họ. Của cải của 40% những gia đình nghèo nhất chỉ chiếm 0,2% toàn bộ tài sản, trong khi đó 1% gia đình giàu nhất chi phối gần 40% toàn bộ tài sản. Từ năm 1993 đến năm 1995, 40% số gia đình nghèo nhất mất đi 80% tài sản còn 1% số gia đình giàu nhất tài sản của họ lại tăng 17%. Từ năm 1995 - 1998 tài sản của các hộ có thu nhập trên 100.000 USD/năm tăng 18% còn đối tượng khác tăng khoảng 10% [66; tr.16].

Về cổ phiếu, ở Mỹ gần 50% số gia đình có cổ phiếu, tính đến cuối năm 1999 tổng giá trị cổ phiếu của các gia đình Mỹ so với cùng kì năm 1998 tăng 28%, đạt 13.330 tỉ USD. Cổ phiếu chiếm tỉ trọng khá lớn trong của cải của các gia đình Mỹ, năm 1998 chiếm 28,34% giá trị của cải, nhưng đến cuối năm 1999, nó chiếm 31,7% [66; tr.16] . Sự gia tăng này do xu hướng ngày càng dựa vào thị trường cổ phiếu để tích lũy của cải của đại đa số người Mỹ. Điều đó đặt ra một vấn đề khi có biến động lớn trên thị trường chứng khoán cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến giá trị tài sản của các gia đình. Thực tế trong thập kỉ qua, giá cổ phiếu tăng rất nhanh, do đó những người nắm giữ nhiều cổ phiếu sẽ thu được lợi rất lớn do cổ phiếu mang lại, những người không có nhiều tiền đầu tư vào thị trường cổ phiếu chỉ biết tiếc rẻ nhìn thị trường cổ phiếu tăng mạnh.

Mặc dù gần một nửa số gia đình Mỹ có cổ phiếu, những nó lại tập trung nhiều vào những gia đình có mức thu nhập cao và những người quản lí xí nghiệp. Chẳng hạn năm 1998, số gia đình thu nhập cao nhất chiếm 8% nhưng

lại nắm giữ tới 88% tổng số cổ phiếu. Những gia đình có thu nhập thấp từ

25.000 USD đến 50.000 USD/năm chỉ khoảng 50%. Số gia đình này có cổ phiếu nhưng giá trị cổ phiếu rất thấp, không quá 10.000 USD [66; tr.17].

Bất bình đẳng về thu nhập: Tính bất bình đẳng về tài sản và thu nhập đang tăng lên ở Mỹ chủ yếu là bởi sự trì trệ hay suy giảm của những mức lương thực tế đối với tất cả mọi người, ngoại trừ nhóm 25% tới 30% của những người nhận được thu nhập lớn do giáo dục đại học. Tính bất bình đẳng ở Mỹ đang ở mức cao nhất kể từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai; mức nghèo khổ ở Mỹ (sau các khoản thuế và chuyển khoản) cao hơn hai lần các nước OECD khác, và đặc biệt đối với trẻ em. Mức lương của 10% những người công nhân thu nhập thấp nhất ở châu Âu nhận được cao hơn khoảng 44% so với 10% những người công nhân thu nhập thấp nhất ở Mỹ. Trong năm 1996, 40% những người đàn ông trẻ ở Mỹ làm việc cả ngày để nhận được chỉ là những mức lương chết đói trong khi vào những năm 1980 chỉ có 18% [48; tr.12-13]. Tính bất bình đẳng lớn trong của cải và thu nhập đã làm giảm sự nhất trí đối với những giải pháp cho nhiều vấn đề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Bất bình đẳng về dân tộc và sắc tộc càng trở nên nghiêm trọng, tồi tệ nhất là đối với người da đen. Thu nhập của các gia đình da trắng cao hơn 1,5 lần so với thu nhập của người da đen. Năm 1995, tài sản của những gia đình người da đen điển hình chỉ bằng 12% tài sản của những gia đình người da trắng điển hình. Có đến 95% người da đen không có cổ phiếu, cổ phần và cách lấy hưu trí. Ngay ở mức học vị tương đương thì thu nhập của người da đen cũng thấp hơn người da trắng từ 10 đến 16% [66; tr.17]. Sự chênh lệch giữa các chủng tộc đã trở thành vấn đề xã hội nổi bật ở Mỹ và là một trong những căn bệnh kinh niên của nước Mỹ.

Sự bất bình đẳng thể hiện ở thu nhập hàng năm của một gia đình trung lưu người Mỹ da đen trong năm 1996 là 26.500 USD, người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha là 26.200 USD, kém hơn 20.000 USD so với thu nhập một năm của một gia đình người da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha (47,1 ngàn). Thu nhập cao nhất là các gia đình Mỹ gốc châu Á - 49.100 USD [80; tr.7].

Chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ dưới thời Tổng Thống Bill Clinton (1993-2001) - 11

Thống kê cho thấy, tỉ lệ nghèo đã giảm đi đôi chút vào những năm gần đây trong tất cả các nhóm dân tộc và sắc tộc Mỹ. Tuy nhiên, ở đây sự chênh lệch giữa các nhóm vẫn khá cao: tỉ trọng người nghèo trong số người Mỹ da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha không quá 10%, còn trong số người Mỹ da đen và nói tiếng Tây Ban Nha là 30%. Những người nghèo của hai nhóm này sống ở những khu nhà rẻ hơn những người Mỹ khác; họ bị từ chối nhiều gấp ba lần khi muốn vay cầm cố, gần 95% người Mỹ da đen không có cổ phiếu, tiền góp ở các quỹ địa phương lẫn tích lũy lương hưu (75% người Mỹ da trắng có tất cả những cái đó). Hơn 30% người Mỹ da đen và nói tiếng Tây Ban Nha không có tài khoản ở các ngân hàng (so với 80% người Mỹ da trắng) [80; tr.8].

Tình hình cũng tương tự như vậy trong lĩnh vực giáo dục. Gần 80% người Mỹ da trắng và gốc châu Á tốt nghiệp trường phổ thông trung học; con số này đối với người Mỹ da đỏ và da đen là 2/3, đối với người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha là ½ . Số được đào tạo ở trường cao đẳng và cao hơn nữa chỉ có 40% người Mỹ gốc châu Á độ tuổi 25 và nhiều hơn, 22% ở người Mỹ da trắng, 11% ở người Mỹ da đen, gần 9% ở người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha và da đỏ [80; tr.8].

Sự bất bình đẳng về dân tộc và sắc tộc còn thể hiện trên thị trường nhân lực. Mặc dù nạn thất nghiệp nói chung đều giảm, nhưng mức thất nghiệp của người da đen cao hơn gấp đôi ở người da trắng. Tỉ lệ người quản lí và công nhân lành nghề nghĩa là những người “cổ trắng” trong số người Mỹ da đen và nói tiếng Tây Ban Nha thấp hơn rất nhiều so với những người “cổ xanh” (rất nhiều người da đen và người nói tiếng Tây Ban Nha làm nông nghiệp cũng như các công việc không đòi hỏi tay nghề). Người Mỹ da đen nào có trình độ trung học sẽ bị trả công thấp hơn 15 - 25% so với những người da trắng có cùng trình độ. Những người da đen có trình độ phổ thông bị trả công thấp hơn 10 - 16% so với người da trắng có trình độ phổ thông. Sự chênh lệch giữa các nhóm người Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha và người Mỹ da trắng tương tự là 14 - 22% và 6 - 14% [80; tr.9].

Sự kì thị sắc tộc và dân tộc vì vậy đã trở thành vấn đề gay cấn chưa thể giải quyết được của nền kinh tế - xã hội Mỹ.

Về việc đảm bảo bình đẳng dân tộc và sắc tộc ở Mỹ đặc biệt cấp bách nếu tính đến các quá trình dài hạn đang phát triển trong bộ phận dân chúng sắc tộc của Mỹ. Ưu thế truyền thống không thể tranh cãi của người da trắng ở châu Âu đã kết thúc do tỉ lệ người Mỹ đến từ các nơi khác trên thế giới tăng lên nhanh chóng. Năm 1970, tổng số người Mỹ da đỏ và những người gốc châu Á trong số dân của Mỹ là 16,5%. Đến đầu năm 1998, con số này tăng tới 27,1%, còn vào năm 2050, theo dự báo chính thức, sẽ tăng 47%, nghĩa là thực sự có thể sánh với mức dân da trắng không nói tiếng Tây Ban Nha ở Mỹ [80; tr.9]. Cuộc đấu tranh giành sự bình đẳng xã hội và kinh tế hiện giờ là phương hướng chính trong hoạt động chính trị của các nhóm dân tộc và sắc tộc Mỹ, là nguyên nhân cơ bản phát triển chủ nghĩa dân tộc ở Mỹ hiện đại.

Bất bình đẳng về giới: Sự bất bình đẳng thể hiện ở thu nhập, ở chủng tộc, ở tôn giáo…trong đó những người phụ nữ nghèo thường ở nhóm nguy cơ cao nhất. Hầu hết các phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng và đều có những vấn đề về sức khỏe, số người có triệu chứng về tâm lí bất thường đã tăng gấp hai lần so với năm 1993. Kết quả điều tra cũng cho thấy, số phụ nữ không được bảo hiểm y tế tăng nhanh, đặc biệt trong số những người có thu nhập thấp. Năm 1998, 35% số phụ nữ dưới 65 tuổi có mức thu nhập chưa đến 16.000 USD/ năm không mua bảo hiểm y tế so với 29% năm 1993.Đối với phụ nữ có mức thu nhập từ 16.001 đến 35.000 USD/ năm không mua bảo hiểm y tế cũng tăng từ 15% năm 1993 lên tới 21% năm 1998 [78].

Như vậy, chính sách KH&CN đã mang lại tác động nhiều chiều cho nước Mỹ dưới thời Bill Clinton; nhưng một thực tế không thể phủ nhận rằng những tác động tích cực của nó thực sự lớn lao.

3.3 Một vài kinh nghiệm cho Việt Nam

Xuất phát từ vai trò to lớn của khoa học công nghệ, ngày 18-5-1963 tại Ðại hội lần thứ I của Hội phổ biến Khoa học - kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã nói: "Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi"[94]. Ngày 18-5 đã được đề xuất và quy định trong dự thảo luật là ngày khoa học và công nghệ Việt Nam.

Năm 1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ Mỹ - Việt. Ba tháng sau, Hội đồng thương mại Mỹ - Việt đã công bố một tài liệu ghi nhận rằng: Hiện nay, Mỹ rất mong muốn được tham gia vào việc phát triển Việt Nam.Quan hệ Mỹ - Việt trên nhiều mặt ở những mức độ khác nhau đã được xúc tiến bao trùm hầu khắp các lĩnh vực quan trọng, từ kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật đến an ninh, phòng chống tội phạm ma túy, các hoạt động nhân đạo. Sự kiện này tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam có thể học hỏi từ những chính sách KH&CN của Mỹ, trên cơ sở hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, hoạch định chính sách KH&CN phù hợp.

Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định vai trò then chốt của cách mạng KH&CN. Trong thời gian qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII (1996); kết luận của Hội nghị Trung ương 6 khoá IX (2002); Luật Khoa học và Công nghệ (2000); Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010 (2003); và nhiều chính sách cụ thể khác về xây dựng tiềm lực và đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.

Qua các văn kiện trên, Đảng đã đề ra một số chính sách tiên tiến về khoa học công nghệ như:

3.3.1 Đổi mới cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho KH&CN

Đổi mới cơ chế, chính sách tài chính nhằm tăng nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển KH&CN; nâng cao hiệu quả đầu tư của

Nhà nước cho KH&CN; tạo động lực cho tổ chức và cá nhân hoạt động KH&CN.

- Tăng cường ngân sách cho hoạt động nghiên cứu KH&CN: "Nhà nước bảo đảm chi cho KH và CN từ 2% trở lên trong tổng chi ngân sách Nhà nước hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ"[95] . Ngoài ra, Nhà nước còn xây dựng nhiều cơ chế, chính sách để huy động, khuyến khích đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho KH&CN, nhất là đầu tư của doanh nghiệp nhằm khắc phục hạn chế lớn nhất trong cơ chế đầu tư trước đây là dựa chủ yếu vào đầu tư công. Phấn đấu đạt tỷ lệ 50/50 giữa kinh phí đầu tư cho KH&CN từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn ngoài ngân sách nhà nước trên cơ sở áp dụng các biện pháp hữu hiệu đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN.

- Ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm được xác định trong Chiến lược phát triển KH&CN, các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lược, chính sách và những lĩnh vực công ích do Nhà nước quy định.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tăng đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ. Khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để thực hiện nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu phục vụ đổi mới công nghệ và sản phẩm; doanh nghiệp được khấu hao nhanh đối với tài sản, thiết bị, máy móc; được vay vốn với lãi xuất ưu đãi tại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, các Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tiến hành hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ...

- Tăng cường khai thác các nguồn vốn từ hợp tác quốc tế cho phát triển KH&CN;ưu tiên nguồn vốn ODA đầu tư phát triển tiềm lực KH&CN, đặc biệt trong các lĩnh vực KH&CN trọng điểm quốc gia như: các tổ chức nghiên cứu

và phát triển trọng điểm, các phòng thí nghiệm trọng điểm, các khu công nghệ cao.

- Nhà nước tạo cơ sở pháp lý cho các tổ chức KH&CN khai thác nguồn vốn ngoài nước từ hoạt động hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức khác nhau: hợp tác nghiên cứu, đào tạo song phương, đa phương; khuyến khích tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư, thành lập tổ chức KH&CN tại Việt Nam dưới nhiều hình thức (hợp tác, liên kết giữa bên Việt Nam và các bên nước ngoài; các tổ chức khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài…).

3.3.2Tập trung nghiên cứu ứng dụng, phục vụ sản xuất

- Đảng chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH&CN trong tất cả các nghành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý quốc phòng - an ninh, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của đất nước; coi trọng nghiên cứu cơ bản, làm chủ và cải tiến các công nghệ nhập từ nước ngoài, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều công nghệ mới ở những khâu quyết định đối với sự nghiệp phát triển của đất nước trong thế kỷ 21.

- Lựa chọn, tiếp thu và làm chủ các công nghệ nhập từ bên ngoài, kết hợp với cải tiến và hiện đại hoá công nghệ truyền thống, nâng cao trình độ công nghệ trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tạo bước chuyển biến mới về nǎng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất; đặc biệt là chất lượng các sản phẩm xuất khẩu để có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

- Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lao động thủ công, lạc hậu, tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và sức mạnh quốc phòng, an ninh; chú trọng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và thành tựu KH&CN cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Xây dựng và phát triển có trọng điểm các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, sớm xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin làm cơ sở cho việc hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022