Các Tác Giả, Tác Phẩm Nổi Bật Của Sân Khấu Chèo Hải Phòng


thành lập, Đoàn chèo Hải Phòng có 16 thành viên, đến năm 1957 số cán bộ nghệ sĩ đã tăng lên 40 người. Từ năm 1960 đến 1964, số thành viên lên đến gần 60 người. Đội ngũ diễn viên, nhạc công của Đoàn chèo Hải Phòng được tiếp thu tinh hoa nghệ thuật từ các nghệ nhân giàu kinh nghiệm của chiếng chèo Đông.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đoàn Chèo Hải Phòng liên tục tổ chức biểu diễn không kể ngày, đêm phục vụ đồng bào và chiến sĩ. Đoàn đã cử đội xung kích đi biểu diễn phục vụ bộ đội và thanh niên xung phong trên dải Trường Sơn, Nam Lào.Trong những năm trước 1975, đoàn Chèo Hải Phòng thuộc những đoàn nghệ thuật có tiếng, có thể sánh ngang cùng Đoàn Chèo Trung ương và Đoàn Chèo Hà Nội. Nhiều vở diễn của đoàn được giải cao trong các kỳ liên hoan sân khấu cùng nhiều diễn viên thành danh như: Vân Chi, Xuân Tạo, Công Mỹ, Văn Phiếm, Hoàng Lan, Vũ Huy, Lệ Thanh… Đoàn Chèo Hải Phòng trở thành lực lượng nòng cốt của hoạt động nghệ thuật sân khấu thành phố Cảng (bên cạnh các đoàn nghệ thuật truyền thống: Cải lương, Múa Rối). Sau năm 1975, mặc dù tình hình kinh tế đất nước và thành phố gặp nhiều khó khăn, nhưng Đoàn Chèo Hải Phòng vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ nghệ thuật. Sau thời kỳ đổi mới đến nay, Đoàn Chèo Hải Phòng đã xây dựng được nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị nghệ thuật cao.

Với thành tựu nghệ thuật trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Đoàn Chèo Hải Phòng được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, 05 Huân chương Lao động hạng Ba, 01 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba cùng nhiều Bằng khen của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhiều năm được tặng cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.

1.3.1.2. Sân khấu chèo không chuyên

Từ những năm 1960 - 1990, cùng với các tỉnh, thành phố có truyền


thống về nghệ thuật chèo, tại Hải Phòng đã có lúc có đến hàng trăm đội văn nghệ, phần lớn trong đó là đội nghệ thuật chèo. Hải Phòng xuất hiện hàng loạt các đội văn nghệ không chuyên từ nông thôn đến thành thị, từ nhà máy đến trường học như: nhà máy xi măng, cảng Hải Phòng, nhà máy đóng tàu, các lực lượng quân đội, công ăn cũng có đội văn nghệ chèo. Phong trào khắp nơi đàn và hát dân ca phát triển mạnh, với đủ lứa tuổi tham gia. Nhiều địa phương thường xuyên mở lớp bồi dưỡng cho các hạt nhân nghệ thuật chèo. Sở Văn hóa Thông tin thành phố (nay là Sở Văn hoá và Thể thao) cũng tổ chức các trại sáng tác kịch bản, lớp tập huấn đạo diễn sân khấu chèo. Nghệ thuật chèo đã thực sự dấy lên mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của bà con nhân dân, góp phần động viên mọi người hăng say lao động, sản xuất, chiến đấu. Trong không khí đó, nhiều đội chèo, câu lạc bộ nghệ thuật chèo không chuyên do Nhà văn hóa huyện, xã tổ chức và hỗ trợ đã ra đời. Trong đó phải kể đến các câu lạc bộ tiêu biểu như: Đội chèo xã Tân Liên, xã Vinh Quang, Đội rối - chèo xã Đồng Minh, Đội chèo xã Dũng Tiến, xã Thanh Lương, xã Nhân Hòa thuộc huyện Vĩnh Bảo; Đội chèo Lương Câu, Đội chèo xã Quang Trung của huyện An Lão; Đội chèo Hùng Thắng, Khởi Nghĩa, Câu lạc bộ chèo Hương quê của huyện Tiên Lãng; Đội chèo xã Thụy Hương, xã Kiến Quốc, xã Ngũ Phúc của huyện Kiến Thụy; Đội chèo của nghệ nhân Tất Năm, Câu lạc bộ chèo xã Hợp Thành của huyện Thủy Nguyên; Đội chèo xã An Hưng, xã Quốc Tuấn, xã Lê Lợi của huyện An Dương…

Sự xuất hiện của những câu lạc bộ, đội chèo đã kéo theo hàng loạt vở chèo ngắn, hoạt cảnh chèo. Các Hội diễn sân khấu quần chúng được tổ chức hàng năm với nhiều đề tài khác nhau, sân khấu chèo được hầu hết các địa phương lựa chọn để xây dựng tiết mục tham gia hội diễn. Trong các hội diễn không chuyên của thành phố thì chèo chiếm tới 90% trong tổng số các tiết mục dự thi của các đơn vị.


Ngay các cơ quan ở nội thành như: Nhà máy xi măng, Công ty công nghệ phẩm, Nhà máy thảm len… đều có các đội chèo với đội ngũ tác giả, đạo diễn, diễn viên, nhạc công hùng hậu, có tài năng. Sở Văn hóa Thông tin Hải Phòng có tờ thông tin, chủ yếu cung cấp các bài hát chèo cho phong trào văn nghệ quần chúng. Đoàn chèo Hải Phòng cũng xây dựng các tiết mục ca múa, song tấu chèo phục vụ nhỏ lẻ thu được hiệu quả tốt. Thời kỳ đó, Sở Văn hóa và Thông tin phối hợp với đoàn chèo Hải Phòng cử diễn viên, nhạc công về các xã, huyện dạy múa hát chèo cơ bản. Đài Tiếng nói Việt Nam có chương trình đàn hát dân ca và chèo. Chương trình dạy hát chèo thu hút hàng triệu thính giả. Phải công nhận trong những năm trước 1975 phong trào học hát chèo, diễn chèo như hoa xuân nở rộ [Phụ lục 4, tr.173].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Nhiều tiết mục ca ngợi cuộc sống, tình yêu quê hương đất nước, tình quân dân, tình yêu đôi lứa của sân khấu chèo không chuyên gây được ấn tượng, đi vào lòng người. Đó là những tiết mục: Tình yêu quê hương, Nắng gió đồng quê, Bà mẹ làng Dương… Vào những năm tháng này, Hải Phòng còn mở lớp dạy hát chèo cho thiếu nhi, Liên hoan sân khấu thiếu nhi, người lớn được tổ chức đan xen hàng năm từ cơ sở đến thành phố. Chèo đã trở thành món ăn không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người dân.

Đến những năm 2000, thành phố thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phát động xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa. Lúc này phong trào văn nghệ quần chúng trong đó có sân khấu chèo không chuyên không còn đỉnh cao như giai đoạn trước nhưng vẫn được duy trì ở nhiều nơi gắn với việc xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa. Các câu lạc bộ văn nghệ chèo vẫn là nòng cốt trong hoạt động văn nghệ quần chúng tại các địa phương đặc biệt là các huyện ngoại thành. Tuy nhiên, hầu hết các câu

Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 8


lạc bộ duy trì tập luyện hát chèo là chủ yếu, chỉ có một số ít các câu lạc bộ thuộc Trung tâm Văn hóa Thông tin các huyện duy trì được việc dàn dựng và biểu diễn những tác phẩm chèo ngắn.Thời kỳ này, các cuộc thi liên hoan văn nghệ quần chúng của thành phố vẫn được duy trì, nhưng không còn chương trình dự thi khai thác, sáng tạo từ hình thức nghệ thuật truyền thống, mà có xu hướng thiên về chương trình ca múa nhạc hiện đại. Số tác giả viết và dàn dựng các tiểu phẩm chèo tham gia các Hội thi sân khấu chèo không chuyên trong giai đoạn này được đánh giá cao như Đinh Hải Trường, Bùi Ước…

Trong giai đoạn hiện nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, sân khấu chèo không chuyên Hải Phòng đang đứng trước những khó khăn thách thức. Tuy nhiên, những người yêu chèo tại các địa phương trên địa bàn thành phố vẫn đang cố gắng duy trì các câu lạc bộ chèo. Cùng với định hướng lớn trong phát triển văn hóa, sân khấu chèo không chuyên cần có giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại để phát triển trong cộng đồng và bảo tồn môi trường văn hóa chèo.

1.3.2. Các tác giả, tác phẩm nổi bật của sân khấu chèo Hải Phòng

Đoàn Chèo Hải Phòng sau khi thành lập từng bước trưởng thành, góp phần đem giá trị văn nghệ cùng chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào Hải Phòng và bà con các địa phương. Nhiều vở diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng như: Người con gái sông Cấm, Tấm vóc đại hồng, Nỗi đau tình mẹ... đã để lại ấn tượng không quên trong ngành chèo, cũng như đối với khán giả chèo cả nước.

Vào những năm 1961 - 1964, cùng với những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của Đoàn như: Tấm Cám (Lưu Quang Thuận), Súy Vân giả dại (Trần Huyền Trân chỉnh lý), Trà Hoa tiên (Phan Tất Quang), Bài ca chính khí (Hà Văn Cầu), Quan Âm Thị Kính (Chèo Cải lương) là tên tuổi các nghệ sỹ:


Đăng Trại, Bùi Thị Miều, Nguyễn Công Mỹ, Nguyễn Xuân Tạo, Ngọc Quỳnh, Huy Đông, Kim Dung, Văn Phiếm…Năm 1962, vở chèo “Bài ca chính khí”của Hà Văn Cầu do Phan Tất Quang đạo diễn đạt Huy chương Bạc vở diễn tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn miền Bắc, cùng với 07 Huy chương Vàng, 05 Huy chương Bạc cho các cá nhân.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đoàn Chèo Hải Phòng xây dựng nhiều tác phẩm ca ngợi lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc, như: Người con gái Sông Cấm (Phan Tất Quang), Tấm vóc đại hồng (Trúc Đường - Trần Đình Ngôn), Lam Sơn tụ nghĩa (Nguyễn Xuân Trâm - Trần Đình Ngôn), Hương thiên lý (Vũ Khải - Ngọc Phúng), Lá thư từ tuyến đầu (Phan Tất Quang), Con gà chân chì (Ngọc Oanh - Trần Đình Ngôn), Trên trận địa màu xanh (Trúc Đường - Trần Đình Ngôn), Bài thơ đầu sóng (Phan Tất Quang)… Cũng từ đây, cùng với một thế hệ nghệ sỹ tài năng như: Ngọc Quỳnh, Huy Đông, Thanh Miều, Lệ Thanh, Thanh Thúy, Hồng Tuấn, Hồng Minh, Văn Châu, Quý Ngân, Thanh Mai, Thúy Chinh, Đỗ Quyên, Kim Oanh… và một đội ngũ tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ tài năng, thành danh, đó là: Phan Tất Quang, Trần Đình Ngôn, Nguyễn Công Mỹ, Vũ Tiến Đĩnh, Xuân Tạo, Vân Chi, Tuấn Hải…

Từ sau năm 1975 đến năm 1980, cùng với vở chèo Tấm Cám được chọn quay phim nhựa màu (tác phẩm phim sân khấu đầu tiên) là những vở mới, như: Ni cô Đàm Vân (Học Phi - Trần Đình Ngôn), Cây tre trăm đốt (Phan Tất Quang), Thiên tình hận (Lộng Chương)... Đặc biệt, vở chèo Chiếc nón bài thơ (Trần Đình Ngôn) tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1979 được tặng Huân chương Lao động Hạng Ba. Cùng với các vở diễn xuất sắc là các diễn viên có nhiều thành tích trong giai đoạn này như: Đỗ Quyên, Lệ Thanh, Hồng Tuấn, Đăng Trại, Kim Liên, Đức Ý…

Đến những năm 1980 - 1990 là thời kỳ Đoàn Chèo Hải Phòng cũng


giống như các đoàn nghệ thuật chèo khác trong cả nước gặp khó khăn về nhiều mặt, xu hướng "chèo cách tân" gây nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên khắc phục những khó khăn, Đoàn đã cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ chính trị và dàn dựng các vở diễn mới, có hơi thở của cuộc sống hiện đại như: Câu chuyện tình năm 80 (Trần Bảng); Cái ang vàng, Cây tre trăm đốt (Phan Tất Quang); Những tiếng đàn bầu (Tuấn Sinh - Trần Đình Ngôn); Công chúa Tô Lan (Hoài Giao); Ông vua hóa hổ, Muối mặn đời em, Linh hồn của đá (Lưu Quang Vũ); Lý Nhân Tông kế nghiệp (Tào Mạt). Năm 1985, vở chèo Trần Thành Ngọ đạt huy chương Bạc Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc tại Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). Các diễn viên đạt giải cao trong các kỳ hội diễn thời gian này như: Lê Thị Hồng Minh; Văn Bình; Đức Ý…

Những năm 1990 - 2010, Đoàn Chèo Hải Phòng tiếp tục khắc phục khó khăn, xây dựng được nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị nghệ thuật cao, mang hơi thở của đời sống hiện đại như: Nỗi đau tình mẹ, Người đàn bà trả hận (Vũ Hải); Ảo vọng tình yêu (Trần Đức Sìn); Bể khổ (Doãn Hoàng Giang); Lời sấm truyền từ quán Trung Tân, Lá diêu bông (Trần Đình Ngôn); Canh bạc cuối cùng (Đào Hướng - Bùi Đức Hạnh); Kính chiếu yêu (Văn Sử). Các vở Ảo vọng tình yêu, Bể khổ, Phạm Tải Ngọc Hoa, Canh bạc cuối cùng liên tục giành Huy chương Vàng tại Hội diễn miền Duyên hải các năm: 1991, 1993, 1996, 1998. Đặc biệt vở diễn Nỗi đau tình mẹ tham gia Liên hoan Chèo toàn quốc tại Thái Bình năm 1990 được dư luận khen ngợi về đề tài vở diễn và tư tưởng chủ đề. Đi cùng với những thành công này là tên tuổi những nghệ sĩ: Đức Ý, Văn Bình, Lại Đình Ngọc, Lê Thị Hồng Minh, Kim Liên, Trường Thành, Thu Nhị, Ánh Hào, Kiều Minh, Đức Sìn, Hải Thoại, Quang Luân, Tiến Lợi, Thu Mai, Mạnh Toàn… Trong đó, Nghệ sỹ Hoàng Lan được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân.


Từ những năm 2010 đến nay, tập thể lãnh đạo, nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn Chèo Hải Phòng tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được của Đoàn trong quá khứ, khắc phục những khó khăn chung của nghệ thuật sân khấu truyền thống, phục dựng những vở diễn cũ (Lưu Bình - Dương Lễ; Tấm Cám; Sự tích trầu cau; Ông vua hóa hổ), dàn dựng và biểu diễn những tác phẩm phản ánh cuộc sống hiện đại (Đánh mất ngày xuân tình yêu; Trăn trở trước bình minh; Hai giọt nước; Những đứa con oan nghiệt…) và đặc biệt xây dựng nhiều vở diễn thành công về đề tài lịch sử (Người tạo dựng ngai vàng; Vùng sáng Dương Kinh; Hoàng đế Tiền Lê; Hào khí Bạch Đằng Giang). Vở chèo Ông vua hóa hổ giành Huy chương Bạc cuộc thi nghệ thuật sân khấu chèo toàn quốc năm 2013. Tại Hội diễn Sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc tại tỉnh Bắc Giang năm 2019, vở "Hào khí Bạch Đằng Giang" của Đoàn Chèo Hải Phòng được trao giải Vở diễn xuất sắc về đề tài lịch sử.

Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện chiến lược ngoại giao văn hóa và các chương trình đối ngoại của thành phố, nghệ sĩ, diễn viên đoàn chèo Hải Phòng còn dàn dựng các chương trình, vở diễn ngắn tham gia các chương trình lễ hội, liên hoan nghệ thuật tại một số nơi trên thế giới như: Incheon (Hàn Quốc); Nam Ninh (Trung Quốc), Vla-đi-vô-xtốc (Liên bang Nga)… Nhiều tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ trẻ xuất sắc, năng động đạt nhiều giải thưởng trong giai đoạn này như: Vũ Huy Thành, Trần Thị Hoàng Mai, Thanh Bình, Trường Thành, Kim Liên, Văn Mởn, Thùy Dung, Thùy Dương, Quốc Kiên…

1.3.3. Giá trị nghệ thuật chèo Hải Phòng

Qua tìm hiểu lịch sử nghệ thuật chèo Hải Phòng và những tác phẩm, tác giả qua các thời kỳ có thể khẳng định từ những ngày đầu thành lập cho đến hiện nay, nghệ thuật chèo chuyên nghiệp thành phố Hải Phòng đã tập


hợp được một đội ngũ diễn viên chèo xuất sắc, tiếp thu được những tinh hoa nghệ thuật do các nghệ nhân chèo truyền dạy, xây dựng nhiều vở diễn có chất lượng cao và trở thành một địa phương có nghệ thuật chèo được phát triển, bảo tồn và phát huy tốt trong cả nước.

Nằm trong vùng chèo Đông nên nghệ thuật chèo Hải Phòng có đầy đủ nét đặc sắc riêng của chiếng chèo Đông. Hiện nay, những tư liệu khảo cứu về nghệ thuật biểu diễn của chiếng chèo Đông còn lại rất ít, chỉ gồm một số đoạn phim ghi hình một số trích đoạn trong một số vở chèo cổ mà các nghệ nhân biểu diễn vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX để lại, ngoài ra một số kịch bản do các nghệ nhân cung cấp. Thêm vào đó là những nhận xét sơ bộ của một số nhà nghiên cứu thời kỳ này về nét riêng, độc đáo của mỗi nghệ nhân trong một số tài liệu còn được lưu giữ ở Viện Sân khấu và Nhà hát Chèo Việt Nam. Theo thời gian, với tư liệu quý hiếm còn lại, vẫn có thể nhận thấy nét riêng của nghệ thuật chèo ở chiếng chèo Đông.

Chèo xứ Đông thiên về trò nhời và lối diễn đĩnh đạc, tinh tế. Cách diễn của các nghệ nhân Cả Tam, Trùm Thịnh, Trùm Bông…cho thấy các nghệ sĩ chèo xứ Đông thể hiện các vai diễn của mình khác đồng nghiệp ở chỗ mực thước hơn, tinh tế hơn. Dấu ấn sở trường của các nghệ sĩ dòng chèo xứ Đông còn lại ở thế hệ nghệ nhân trước cách mạng Tháng Tám, cho đến lớp nghệ sĩ Chèo trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và những năm 60 cho thấy chèo xứ Đông khá thành công trong các vai diễn Sinh - Lão - Mụ, các vai Đào thì mạnh về Đào chín, Đào thương và không mạnh về Đào lệch.

Chèo xứ Đông dường như cũng mạnh về hát, múa. Nhiều làn điệu chèo cổ được ghi lại từ các nghệ nhân xứ Đông. Lối hát của chèo Đông có nhiều chậm rãi hơn, đĩnh đạc, trau chuốt hơn, trong kỹ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022