DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT | NỘI DUNG | |
1 | BTC | Bộ Tài chính |
2 | CP | Chính phủ |
3 | CTMTQG | Chương trình mục tiêu quốc gia |
4 | HĐND | Hội đồng nhân dân |
5 | KBNN | Kho bạc nhà nước |
6 | KCHTSXNN | Kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp |
7 | NS | Ngân sách |
8 | NSNN | Ngân sách nhà nước |
9 | TT | Thông tư |
10 | UBND | Ủy ban nhân dân |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang - 1
- Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn Về Quản Lý Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Thuộc Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia
- Nội Dung Cơ Bản Của Quản Lý Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Thuộc Chương Trình Mục Tiêu Quốc Gia Giảm Nghèo Bền
- Quyết Toán Vốn Đầu Tư Phát Triển Kết Cấu Hạ Tầng Sản Xuất Nông Nghiệp Vốn Đầu Tư Phát Triển Kchtsxnn Thuộc Ctmtqg Giảm Nghèo Bền Vững Được
Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình lập kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHT sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững 15
Bảng 2.1. GRDP của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019 35
Bảng 2.2. Tình hình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019 39
Bảng 2.3. Cơ cấu vốn và dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019 40
Bảng 24: Tình hình phân bổ vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang theo lĩnh vực giai đoạn năm 2017 – 2019 411
Bảng 2.5: Kết quả lập và thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang theo lĩnh vực giai đoạn năm 2017 – 2019 47
Bảng 2.6. Đánh giá về thực trạng lập kế hoạch và thẩm định dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang 48
Bảng 2.7: Tình hình thực hiện thanh toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017- 2020 52
Bảng 2.8 Đánh giá về thực trạng chấp hành phân bổ dự toán vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang 53
Bảng 2.9: Tình hình quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019 56
Bảng 2.10. Đánh giá về thực trạng quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019 57
Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra, giám sát các dự án có vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019 60
Bảng 2.12. Đánh giá về thực trạng thanh tra, kiểm soát dự án có vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang ..61
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) Giảm nghèo bền vững là chương trình trọng điểm của Chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), chương trình mục tiêu Giảm nghèo bền vững được thực hiện sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xã, địa phương nghèo theo Nghị quyết Quốc hội đề ra nhất là với các tỉnh miền núi;
Trong cơ cấu ngân sách phục vụ CTMTQG Giảm nghèo bền vững, nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp (KCHTSXNN) là khoản kinh phí quan trọng sử dụng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển kinh tế nông nghiệp, gia tăng thu nhập cho người nông dân phát triển ổn định, bền vững kinh tế - xã hội ở nông thôn. Do đó đòi hỏi phải được sử dụng tiết kiệm, quản lý hiệu quả tránh mọi thất thoát, lãng phí;
Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang đang đẩy mạnh thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững, trong đó đang đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp là giải pháp then chốt.
Quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là quản lý toàn bộ các khoản đầu tư bao gồm: Đầu tư đầu tư phát triển xây dựng hạ tầng nông nghiệp; đầu tư cho dự án liên quan đến nông nghiệp...đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất nông nghiệp và giảm nghèo bền vững, đảm bảo công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Trong những năm qua, công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu đầu tư tương đối hợp lý đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ cơ bản đã phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa
bàn góp phần tăng trưởng sản lượng sản xuất, đáp ứng yêu cầu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên thực trạng về quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN trên địa bàn tỉnh còn những hạn chế điển hình như: Mức đầu tư phân bổ chưa đồng đều, đầu tư hạ tầng nông nghiệp còn dàn trải dẫn đến một số dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp chậm tiến độ vì thiếu vốn; định mức phân bổ vốn nhìn chung còn thấp so với yêu cầu thực tế phục vụ nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương, công tác quản lý còn tồn tại bất cập, hiệu quả chưa cao và thấp… vì vậy yêu cầu quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững bảo đảm đúng mục tiêu, tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng được các nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Tuyên Quang đang là vấn đề rất cấp thiết hiện nay và một số năm tiếp theo;
Xuất phát từ lý do trên, học viên chọn đề tài: “Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Quản lý vốn ngân sách nhà nước nói chung và quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững nói riêng đã có một số nghiên cứu khoa học, với kết quả được ứng dụng trong thực tiễn như: Một số bài viết, các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, một số công trình nghiên cứu điển hình mà tác giả biết:
Lê Toàn Thắng (2016) “Quản lý chi ngân sách phát triển KCHTSXNN ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án làm rõ các vấn đề liên quan đến quản lý ngân sách phát triển KCHTSXNN như: khái niệm ngân sách nhà nước, ngân sách phát triển KCHTSXNN, nguyên tắc và nội dung quản lý ngân sách phát triển KCHTSXNN. Phân tích cơ sở lý luận của phân cấp quản lý ngân sách phát triển KCHTSXNN, nội dung phân cấp quản lý ngân sách phát triển KCHTSXNN và các yếu tố ảnh hưởng. Phân tích đánh giá về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách phát triển KCHTSXNN ở Việt Nam, nêu lên những
đánh giá về ưu điểm và tồn tại cũng như nguyên nhân của những tồn tại trong phân cấp quản lý ngân sách phát triển KCHTSXNN ở Việt Nam hiện nay. Dự báo những định hướng và đề xuất một số giải pháp về phân cấp quản lý ngân sách phát triển KCHTSXNN ở Việt Nam.
Trần Thị Thu (2017),“Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN tại tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã nêu các vấn đề lý luận về khái niệm, nội dung, vai trò, nguyên tắc quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN; nêu thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN tại tỉnh Quảng Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN trong thời gian tới.
Đặng Hữu Nghĩa (2018), “Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN từ NSNN cấp tỉnh. Làm rõ vai trò, nội dung, các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN từ NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó đưa ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Hồ Thị Hương Mai (2018), “Quản lý vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp tỉnh Thái Bình”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Thương Mại, Hà Hội. Trong luận văn, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận về vốn NSNN và quản lý vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp; phân tích đánh giá thực trạng vốn NSNN và quản lý vốn đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình và đề xuất quan điểm, giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý Nhà nước với nguồn vốn đầu tư này trong những năm tới thực hiện CNH, HĐH, hội nhập và phát triển của tỉnh Thái Bình.
Lê Xuân Hùng (2017), “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng nông
thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Thương Mại, Hà Hội. Công trình đã đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về lý luận, thực tiễn và giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên công trình chưa nghiên cứu sâu về vốn đầu tư phát triển cũng như chỉ nghiên cứu về cơ sợ hạ thâng nông thôn nói chung và không sâu về cơ sở hạ tầng nông nghiệp.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đều đã nêu rõ được những nội dung cơ bản về quản lý vốn ngân sách nhà nước nói chung và quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN nói riêng. Các đề tài trên đã nghiên cứu khá đầy đủ về công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN trên các địa phương khác nhau và thời gian nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu trên khi vận dụng vào tỉnh Tuyên Quang sẽ có một số bất cập do điều kiện của tỉnh có những điểm khác biệt so với các địa phương khác. Hơn nữa, hiện tại cơ chế, chính sách đã có nhiều thay đổi nên một số tồn tại và giải pháp không còn phù hợp về công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN trong giai đoạn hiện nay và không áp dụng được trong một địa phương cụ thể. Do đó việc nghiên cứu là cần thiết, phục vụ cho công tác quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và không bị trùng lặp với các đề tài khác. Đề tài tập trung nghiên cứu tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.
3. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Trên cơ sở hạn chế và nguyên nhân rút ra từ đánh giá, phân tích thực trạng Quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019, đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025.
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn cấp tỉnh.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần tăng cường quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Là lý thuyết về quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của cấp tỉnh nói chung và thực tiễn tại tỉnh Tuyên Quang.
* Phạm vi nghiên cứu
a. Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững của tỉnh Tuyên Quang với các nội dung cơ bản: Lập dự toán vốn đầu tư, phân bổ và chấp hành dự toán vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư và kiểm soát quản lý vốn đầu tư.
b. Về không gian: Quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
c. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn 3 năm từ 2017-2019, giải pháp đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Đối với dữ liệu thứ cấp:
Để phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, luận văn sẽ dựa trên việc thu thập các số liệu liên quan đến vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc Chương trình nục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang như: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, dự toán và quyết toán vốn đầu tư phát triển KCHTSXNN thuộc CTMTQG Giảm nghèo bền vững; các báo cáo của UBND tỉnh về tình hình đầu tư ngân sách nhà nước phát triển nông nghiệp.