Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Vốn Đầu Tư Công Từ Nguồn Nsnn


mục đích nghiên cứu luận văn nói trên, ngoài ra không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ông/Bà!

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Chúng tôi rất mong các Ông/Bà cung cấp một số thông tin dưới dây:

1. Giới tính:

Nam Nữ

2. Nhóm tuổi:

< 30 tuổi 36 - 40 tuổi

31 - 35 tuổi > 41

3. Đơn vị công tác:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

......................................................................................................................

4. Công việc anh chị đang phụ trách:

Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội - 3

......................................................................................................................

5. Trình độ học vấn:

Trên đại học Ðại học

Cao đẳng, trung cấp THPT

6. Thời gian công tác

dưới 5 năm 5 năm

5 năm đến 10 năm trên 10 năm

II: PHẦN KHẢO SÁT

Xin Ông (bà) cho biết mức độ đồng ý của mình đối với nhận định sau đây về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN tại địa bàn huyện Quốc Oai. Xin dánh dấu “X” vào cột phù hợp theo quy ước:

1, Luật và các quy định có liên quan còn chồng chéo, gây khó khăn đến công tác quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản

Đồng ý □ Không đồng ý □


2, nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Quốc Oai trong thời gian qua

Cơ chế chính sách □; Bộ máy quản lý điều hành □; Đội ngũ cán bộ chuyên môn □; Quy trình nghiệp vụ □;

3, Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong xây dựng cơ bản Rất tốt □ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Yếu □

4, Trình độ, năng lực của Cán bộ tham gia quản lý vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản của huyện hiện nay như thế nào?

Đáp ứng □ Không đáp ứng □

5, Số lượng cán bộ tham gia quản lý vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản của huyện hiện nay như thế nào?

Thừa □ Thiếu □ Đủ □

6, Đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật của các chủ đầu tư các dự án có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực phụ trách

Đáp ứng □ Không đáp ứng □

7, Đánh giá về tính kịp thời của công tác tạm ứng và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản?

Nhanh □ Kịp thời □ Bình thường □ Chậm □ Rất chậm □

8, Công tác giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, đúng quy định pháp luật, giá cả đền bù, hỗ trợ hợp lý

Đồng ý □ Không đồng ý □

9, Công tác lựa chọn nhà thầu luôn khách quan, minh bạch, công bằng, đúng quy định

Đồng ý □ Không đồng ý □

10, Công tác quản lý thi công xây dựng công trình chặt chẽ, hiệu quả, đúng quy định

Đồng ý □ Không đồng ý □


11, Công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư như thế nào?

Rất tốt □ Tốt □ Bình thường □ Không tốt □ 12, Công tác thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án như thế nào? Rất tốt □ tốt □ Khá □ Trung bình □ Yếu □

13, Công tác lập và thẩm tra quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Quốc Oai hiện nay như thế nào?

Nhanh □ Kịp thời □ Bình thường □ Chậm □ Rất chậm □

14, Công tác thanh tra các công trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN diễn ra thường xuyên

Đồng ý □ Không đồng ý □

- Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng số tương đối và tuyệt đối để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công đối với dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai các giai đoạn khác nhau.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên các tài liệu thứ cấp được thu thập từ số liệu Chi cục thống kê huyện, các báo cáo của HĐND, UBND huyện, để phân tích, làm rõ những thực trạng về quản lý vốn đầu tư công từ ngân sách.

Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng để phân tích các công trình nghiên cứu liên quan. Phân tích nội dung tài liệu để thu thập, học hỏi, kế thừa và phát triển phù hợp với đề tài.

Sau khi thu thập, toàn bộ số liệu được xử lý, tính toán và phản ánh thông qua các bảng thống kê. Số liệu thống kê này được dùng để so sánh, đối chiếu và đánh giá để rút ra những kết luận cần thiết.

6. Kết cấu của Luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương.


Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư công từ nguồn NSNN.

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGUỒN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN.


1.1. Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư công từ nguồn NSNN

1.1.1Một số khái niệm cơ bản:

1.1.1.1 Đầu tư và đầu tư công.

a. Đầu tư

Đầu tư có thể hiểu là sự bỏ ra, sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại (về của cải, tiền, công nghệ, trí tuệ, đội ngũ lao động...) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.

b. Đầu tư công

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện Kinh tế Việt Nam: “Việc gia tăng vốn xã hội được gọi là đầu tư công. Việc tăng vốn xã hội thuộc chức năng của Chính phủ, vì vậy đầu tư công thường được đồng nhất với đầu tư mà chính phủ thực hiện. Đầu tư công bao gồm:

Đầu tư từ ngân sách (phân cho các Bộ ngành Trung ương, các địaphương); Đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu (thường là các chương trình mục tiêu trung và dài hạn), cũng được thông qua trong kế hoạch ngân sách hằng năm, tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định; Đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, mà phần vốn quan trọng của doanh nghiệp có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước”.

Đầu tư công được coi là động lực chính thức thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bản chất của mối quan hệ này đã được nghiên cứu trong nhiều nghiên cứu mang tính lý thuyết và thực nghiệm. Nhiều nghiên cứu ngoài nước phân biệt giữa đầu tư tư nhân và đầu tư công, theo đó đầu tư công thường được cho là đầu tư cho kết cấu hạ tầng.


Kinh tế học định nghĩa đầu tư công là việc đầu tư để tạo năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa công cộng và chi tiêu chính phủ, là các khoản chi của chính phủ để cung ứng hàng hóa công cộng như xây dựng đường xá, trường học, dịch vụ phòng và chữa bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng…

Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì "đầu tư công" bao gồm tất cả các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành. Trong quan niệm này, đầu tư công được xét không phải từ góc độ mục đích (có sản xuất hàng hóa công cộng hay không, có mang tính kinh doanh hay là phi lợi nhuận) mà từ góc độ tính sở hữu của nguồn vốn dùng để đầu tư. Cụ thể là đầu tư công là đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.

Luật Đầu tư công số39/2019/QH14 do Quốc hội ban hành được Quốc Hội ban hành ngày 13/6/2019 định nghĩa “ Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này gồm:

- Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;

- Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

- Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội;

- Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;

- Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy định;

- Cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng chính sách khác.


1.1.1.2. Vốn đầu tư và vốn đầu tư công.

a. Vốn đầu tư:

Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ cácônguồn khác nhau như liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của nước ngoài... nhằm để: tái sản xuất, các tài sản cố định để duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới và bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cũng như thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổ sung hoặc mới được đổi mới.

Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp (theo Luật đầu tư số 59/2015/QH11 ngày 29/11/2005)

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí đề đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán.

b. Vốn đầu tư công:

Vốn đầu tư công quy định tại Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

1.1.1.3. Quản lý.

Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt dược mục tiêu chung. Bản chất của quản lý là một loại lao động để điều khiển lao động xã hội ngày càng phát triển, các loại hình lao động phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng


1.1.1.4. Quản lý vốn đầu tư công.

Là quá trình nhà nước sử dụng tổng thể các biện pháp, công cụ, cách thức tác động vào quá trình hình thành (huy động), phân phối (cấp phát) và sử dụng vốn từ NSNN để đạt mục tiêu KT - XH.

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công.

- Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

- Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ kế hoạch đầu tư công.

- Xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.

- Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.

1.2. Các nội dung lý thuyết cơ bản về quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn cấp huyện.

1.2.1. Vai trò của quản lý vốn đầu tư công.

“Quản lý đầu tư công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người, do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu Nhà nước trong các dự án công, ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của các dự án, kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí Ngân sách nhà nước” .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/06/2023