Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội - 2


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Huyện Quốc Oai nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Phía Đông giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ và phía Bắc giáp huyện Thạch Thất và huyện Phúc Thọ. Là huyện nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, có hai tuyến giao thông trọng yếu chạy qua là Đường Láng - Hòa Lạc và đường Hồ Chí Minh nên có nhiều lợi thế trong phát triển đô thị và công nghiệp. Có diện tích khoảng 147,01 Km2 và có dân số khoảng 180 nghìn người. Theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, huyện Quốc Oai được định hướng phát triển là đô thị sinh thái, văn hóa lịch sử, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và một phần đô thị vệ tinh Hòa Lạc, đồng thời định hướng phát triển là đô thị khoa học, công nghệ và đào tạo có chức năng hỗ trợ đô thị trung tâm và công nghiệp, dịch vụ, y tế, đào tạo.

Do vậy trong những năm tới để thực hiện Quy hoạch trên nhu cầu đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và đầu tư phát triển đô thị là rất lớn; do đó công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, đặc biệt các dự án được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như thủ đô Hà Nội.

Trong những năm qua, huyện Quốc Oai đã tập trung chỉ đạo đầu tư hàng nghìn tỷ đồng từ vốn ngân sách để đầu tư các công trình điện, đường, trường, trạm… Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện bằng những chương trình, kế hoạch, phân công, phân cấp trách nhiệm của các phòng, ban, đơn vị, các xã, thị trấn trong công tác quản lý đầu tư xây dung, tư đó công tác quản lý nhà


nước về các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách thành phố tập trung, nguồn ngân sách thành phố hỗ trợ và ngân sách của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. cụ thể là các dự án được đưa vào khai thác sử dụng đã phát huy hiệu quả góp phân thay đổi diện mạo đô thị và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, bên nhưng kết quả đã đạt được thì công tác quản lý nhà nước về các dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, bất cập ở nhiều khâu trong quá trình quản lý dự án đầu tư, như: Công tác chuẩn bị đầu tư; quy trình đầu tư; việc phân giao, ủy quyền các chủ đầu tư; công tác đấu thầu; chỉ định thầu; tiến độ và chất lượng của một số công trình; công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng; công tác giải ngân, thanh quyết toán và công tác, thanh tra, kiểm tra…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Do vậy việc hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư công là một yêu cầu quan trọng và cấp bách để nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư và quản lý chặt chẽ vốn ngân sách nhà nước.

Xuất phát từ thực trạng nêu trên tôi chọn đề tài “Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nộilàm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội - 2

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Hiện nay, công tác quản lý đầu tư công ở nước ta được thựchiện theo Luật đầu tư công, Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫnhiện hành. Do đó, trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đãtham khảo một số tài liệu trong nước để phục vụ nghiên cứu như sau:

- Nguyễn Minh Phong (2013), Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ NSNN, Tạp chí Tài chính số 5 - 2013.

Đầu tư công từ NSNN luôn chiếm vai trò quan trọng, nhất là trong phát triển cơ sở hạ tầng cả cấp quốc gia và địa phương. Hầu hết các dự án đầu tư


công đều đượcphân cấp về địa phương quản lý nên hiệu quả của đầu tư công manglại phụ thuộc vào năng lực và quyết định đầu tư của địa phương. Tác giải nêu lên một số giải pháp về nâng cao hiệu quả đầu tư công từ ngân sách Nhà nước như công tác đổi mới định hướng đầu tư công; rà soát và hòa thiện cơ sở pháp luật về đầu tư công; hoàn thiện cơ chế đánh giá hiệu quả và giám sát đầu tư công.

- Tăng Đức Bắc (2013), Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Trường Đại học kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ này nêu các vấn đề thực trạng về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN của tỉnh Thái Nguyên, đánh giá hoạt động đầu tư và quản lý vốn đầu tư đồng thời đề ra một số biện pháp để hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tỉnh.

- Bùi Quang Vinh (2013), “Nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước”, Tạp chí Cộng sản. Bài viết đề cập đến tình hình đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước, đánh giá hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước và nêu định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng vốn nhà nước; nêu ra khó khăn lớn nhất liên quan đến hoạt động đầu tư sử dụng vốn nhà nước là sự mất cân đối rất lớn giữa nhu cầu vốn có thể cân đối và nhu cầu đầu tư; đề ra trọng tâm đổi mới quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư sử dụng vốn nhà nước là khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, không đồng bộ và cả tình trạng đầu tư các dự án kém hiệu quả, những dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư tồn tại kéo dài qua nhiều năm.

- Lê Bảo (2015), Bài giảng “Kinh tế đầu tư” dành cho các lớp sau đại học. Đại học kinh tế Đà Nẵng. Tác giả đã nêu các vấn đề liên quan đến quản lý đầu tư như: thẩm định dự án, phân tích dự án, một số vấn đề trong công tác đầu thầu … Hoạt động đầu tư phát triển thường đòi hỏi một lượng vốn lớn, thời gian đầu tư và phát huy các kết quả đầu tư tương đối dài, phạm vi tác


động của đầu tư phát triển rất rộng. Vì vậy trước một hoạt động đầu tư chúng ta phải chuẩn bị một cách khoa học, đầy đủ, chính xác nhằm đảm bảo sự thành côngvà nâng cao hiệu quả đầu tư. Tác giải nhận định, cần quản lý hiệu quảhoạt động đầu tư vì vốn đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước vàquốc tế là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế.Có nhiều công trình của các nhà kinh tế trong và ngoài nước đã nghiên cứu về quản lý Nhà nước về đầu tư công.Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo, nghiên cứu một số tài liệu để phụcvụ cho đề tài quản lý đầu tư công trên đại bàn huyện Quốc Oai như:

- Hoàng Dương Việt Anh (2015), đề tài “Đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư công cho vùng Trung Bộ vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững”. Học viện Khoa học xã hội. Tác giả đi sâu phân tích và đánh giá vai trò của đầu tư công trong mục tiêu phát triển nhanh, bền vững trên ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường của vùng Trung Bộ. Qua đó, phát hiện những vấn đề phát triển nhìn từ góc độ phát triển nhanh và bền vững của vùng đặt ra cho chính sách đầu tư công; và cuối cùng, đề xuất giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách đầu tư công tại đây.

- Nguyễn Thụy Hải (2015), “Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại tỉnh Hà Nam”, Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn đề cập khung lý thuyết để xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả các dự án đầu tư công làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tế; đi sâu phân tích hiệu quả quản lý các dự án đầu tư công và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công trên địa bàn thành phố.

- Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Đức “Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam” tập trung nhiều vào thực trạng và những tồn tại về tổ chức quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt


Nam. Hệ thống các lý luận khoa học hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo yêu cầu của cơ chế thị trường. Từ đó, tác giả đưa ra những biện pháp tổ chức và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản. Đặc biệt, Luận án cũng đưa ra các kiến nghị về việc hoàn thiện sáu cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đó là: (1) Hoàn thiện cơ chế quản lý chiến lược phát triển, (2) Hoàn thiện cơ chế quản lý quy hoạch đầu tư và quản lý xây dựng cơ bản, (3) Hoàn thiện cơ chế huy động, quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, (4) Hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về giá xây dựng, cấp phát và thanh toán công trình, (5) Hoàn thiện cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, (6) Hoàn thiện tổ chức quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất trong luận án ba điều kiện để thực hiện các cơ chế quản lý đó là: (1) Thành lập thị trường vốn, (2) Thành lập các tập đoàn kinh tế, (3) Xây dựng Luật Xây dựng Việt Nam. Vấn đề thứ ba, phân cấp quản lý đầu tư, quản lý dự án: Nghiên cứu luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh với đề tài “Hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách của thành phố Hà Nội đến năm 2020” năm 2016, đã chỉ ra được nội dung phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nguồn vốn ngân sách, bao gồm: Phân cấp trong công tác quy hoạch; Phân cấp trong công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; Phân cấp trong công tác phân bổ và giao kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản; Phân cấp trong chuẩn bị đầu tư, phê duyệt, thẩm định và quyết định đầu tư dự án;

- Nguyễn Thị Kim Chung (2017), “Thấy gì từ kinh nghiệmquản lý đầu tư công tại Trung Quốc và Brazil?”.Tạp chí tài chính kỳ 1 tháng 4 năm 2017. Tác giả đã đưa ra kinh nghiệm quản lý đầu tư công tại Trung Quốc, Brazil về quản lý đầu tư công được tiến hành theo các nội dung (từ hình thành những định hướng lớn trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa


chọn, lập ngân sách,thực thi và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể), nhằm đảo bảo hiệu quảvà hiệu lực của đầu tư công, qua đó đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế. Qua đó tác già nhận định ở một nước đang phát triển có tham vọng tăng trưởng cao như Việt Nam vai trò của đầu tư công lại càng có ý nghĩa quan trọng.

- Lê Bích Lan (2017), "Nợ đọng xây dựng cơ bản: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ”, Tạp chí Tài chính ngày 12/8/2017. Do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản của ngành Xây dựng tại các địa phương diễn ra khá phổ biến và khá nghiêm trọng. Nợ đọng xây dựng cơ bản không chỉ làm đau đầucác nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách mà còn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà thầu.Qua nghiên cứu tình hình thực tế, nguyên nhân dẫn tới tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản hiện nay, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.

- Lê Văn Tiến (2020), “Quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, Trường đại học Thương mại trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn quản lí các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh. Phân tích thực trạng quản lí các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2018, đề xuất giải pháp hoàn thiện đến năm 2025.

Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về các đề tài quản lý vốn đầu tư công; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Trong bối cảnh hiện nay, cơ cấu vốn đầu tư XDCB công cho các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương có yêu cầu mới, có những chính sách thay đổi quan trọng phù hợp xu thế hội nhập.


Do vậy, nghiên cứu về quản lý đầu tư công hiện nay phải có đánh giá trên cơ sở thực tiễn tại địa phương và những tiếp cận mới theo hướng hội nhập quốc tế, và yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế gắn với việc phân công, phân cấp trong cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn cấp huyện và thực tiễn tại huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về các nội dung quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, từ đó chỉ ra thành công cũng như tồn tại, bất cập, hạn chế... làm căn cứ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lývốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai.

Nguồn vốn phân tích: vốn đầu tư công thuộc ngân sách cấp huyện, vốn ngân sách cấp thành phố tập trung và vốn ngân sách thành phố hỗ trợ có mục tiêu cho huyện Quốc Oai

+Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

+Phạm vi về thời gian:

Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong giai đoạn 2016-2019. Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra, khảo sát năm 2020.


5. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, thông tin: Để tổng hợp và hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết và hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước, các nghiên cứu khoa học để phân tích, làm rõ về lý luận và thực tiễn về đầu tư công hiện nay.

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:

+ Các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết các cấp, ngành và cácônguồn số liệu thống kê.

+ Tổng quan các dữ liệu hiện có về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đặc biệt là xây dựng cơ bản sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.

+ Các số liệu chính thức về thực trạng quản lý vốn dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn NSNN của huyện Quốc Oai giai đoạn 2017-2019.

Tài liệu sơ cấp của đề tài được thu thập thông qua điều tra tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai, các phòng ban chức năng của UBND huyện Quốc Oai như Phòng tài chính – kế hoạch, Phòng Quản lý đô thị, Phòng kinh tế, kho bạc nhà nước Quốc Oai, UBND các xã, thị trấn, đơn vị thi công có liên quan đến công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Quốc Oai. Cụ thể như sau:

PHIẾU KHẢO SÁT

Xin chào quý Ông/Bà !

Tôi là Đỗ Thị Thu Huyền, học viên lớp CH25A.QLKT N1 - Trường Ðại học Thương mại. Hiện tại tôi đang thực hiện luận văn về “Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội”. Rất mong quý Ông/Bà dành chút thời gian quí báu của mình trả lời giúp tôi các câu hỏi trong bảng dưới đây để tôi có thể thu thập đủ thông tin cho đề tài của mình. Tôi xin cam kết các thông tin do Ông/Bà cung cấp chỉ được sử dụng cho

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/06/2023