Trình Tự Lập, Trình, Quyết Định Kế Hoạch Vốn Đtc Cho Y Tế


ngoài nước để đảm bảo mối quan hệ giữa cái bộ phận và cái tổng thể.

Khi lập kế hoạch vốn ĐTC hằng năm, cơ quan chủ quản đầu tư phải dựa vào các căn cứ sau:

- Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành và kết quả thực hiện kế hoạch vốn ĐTC của ngành năm trước. Đây là căn cứ thực tiễn phản ánh mức độ sai lệch giữa kết quả thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch đã được giao và nguyên nhân dẫn đến các mức sai lệch đó. Tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển ngành và kết quả thực hiện kế hoạch vốn ĐTC của ngành năm trước còn phát sinh bởi yêu cầu về theo dõi, đánh giá hoạt động ĐTC đã được thể chế hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vào hoạt động này.

- Nhiệm vụ hoạt động của ngành năm kế hoạch. Đây chính là các nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao cho ngành y tế phải tổ chức hoạt động và cung ứng dịch vụ cho xã hội, và cũng là cơ sở quan trọng để xác định nhu cầu về nguồn tài chính cho ngành hằng năm; trong đó có nhu cầu về vốn ĐTC năm kế hoạch.

- Khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn ĐTC cho ngành y tế năm kế hoạch theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Lập kế hoạch vốn ĐTC cho y tế không chỉ là trách nhiệm của ngành y tế mà còn là trách nhiệm chỉ đạo của chính phủ và các bộ chức năng và thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Do đó, kế hoạch vốn ĐTC trung hạn, Bộ Y tế phải tổng hợp, lập, gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính vào năm thứ năm của kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn trước; kế hoạch ĐTC năm sau, Bộ Y tế phải tổng hợp, lập, gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính vào cuối năm trước, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để tổng hợp, thẩm tra và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định đúng thời hạn [49].

Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn trước, Bộ KH&ĐT giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn cho Bộ Y tế


[49]. Hằng năm, vào thời gian cuối năm, Bộ KH&ĐT giao chi tiết danh mục và mức vốn kế hoạch đầu tư năm sau của từng dự án cho Bộ Y tế; bảo đảm thời gian cần thiết để Bộ Y tế hoàn thành việc giao vốn kế hoạch ĐTC năm sau cho các đơn vị thuộc và trực thuộc trước ngày 31 tháng 12 hằng năm [49].

Bộ KH&ĐT

Bộ Y tế

Bộ Tài chính

Các căn cứ lập, trình tự các bước và các mốc thời gian phải hoàn thành công tác lập kế hoạch ĐTC và kế hoạch vốn ĐTC là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm của mỗi cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện công việc này. Trình tự lập, trình, quyết định kế hoạch vốn ĐTC cho y tế được mô tả tóm tắt qua hình 1.2.


Quốc hội



Thủ tướng Chính phủ




Các đơn vị thuộc & trực thuộc

Hình 1.2- Trình tự lập, trình, quyết định kế hoạch vốn ĐTC cho y tế


Hướng dẫn

Lập, trình kế hoạch

Trao đổi, phối hợp

Quyết định kế hoạch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam - 8

Nguồn: [49], [51], và tổng hợp của NCS

1.2.3.2. Chấp hành vốn kế hoạch đầu tư công

Vốn của NSNN muốn được phân bổ nhất thiết phải được Quốc hội quyết định. Nên văn kiện của Quốc hội quyết định dự toán NSNN có giá trị như một


đạo luật về ngân sách thường niên. Vì vậy, các cơ quan hành pháp có nghĩa vụ tuân thủ. Phần lớn vốn ĐTC được đưa vào sử dụng hằng năm là do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ NSNN, đều nằm trong phạm vi chi của NSNN đã được Quốc hội quyết định. Chính vì vậy, quản lý, sử dụng vốn ĐTC sau khi được phân bổ cũng phải tuân thủ theo cơ chế chấp hành vốn kế hoạch ĐTC; nghĩa là các đơn vị quản lý, sử dụng vốn ĐTC không được dựa vào hiệu quả kinh tế thuần túy mà đơn phương điều chỉnh vốn ĐTC. Nói cách khác, dự toán đã được duyệt như thế nào thì thực hiện đúng như vậy, trừ nhừng trường hợp ngoại lệ được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Vậy nên chấp hành vốn kế hoạch ĐTC được hiểu là quá trình các tổ chức đã được nhà nước giao kế hoạch và vốn ĐTC thực hiện các hoạt động đầu tư theo đúng quy trình, đúng tiến độ, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, và trong phạm vi giá dự toán đã được duyệt.

Các hoạt động mà quá trình chấp hành vốn kế hoạch ĐTC phải triển khai thực hiện trong phạm vi ngành y tế, bao gồm:

Thứ nhất, tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp về QLDA đầu tư trong phạm vi ngành. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu ngành – Bộ trưởng Bộ Y tế. Cho dù nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước ở các quốc gia có sự khác nhau, nhưng điểm chung nhất là trong cơ cấu tổ chức của mỗi bộ đều hình thành một hệ thống đơn vị dự toán theo các cấp khác nhau; và Văn phòng bộ luôn là đơn vị dự toán cấp I, các tổ chức thuộc và trực thuộc bộ có thể trở thành các đơn vị dự toán cấp dưới.

Có 2 mô hình phân cấp QLDA đầu tư:

(i) Giao các đơn vị dự toán trực thuộc được phân bổ vốn đầu tư trực tiếp làm chủ đầu tư. Theo mô hình này có ưu điểm là tăng tính trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị chủ đầu tư; gắn kết tốt hơn giữa đầu tư với nhu cầu sử dụng các sản phẩm XDCB hoàn thành. Nhưng mô hình này cũng bộc lộ một số nhược


điểm, như: sẽ phát sinh nhu cầu bổ sung nhân lực để hình thành Ban QLDA đầu tư; năng lực thực thi công việc của lao động trong các Ban QLDA thường không đảm bảo; vốn ĐTC trong phạm vi ngành đã được phân bổ bị chia cắt; …

(ii) Thành lập Ban QLDA chuyên ngành. Ban QLDA chuyên ngành được thành lập và hoạt động theo cơ chế của đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, và là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Mô hình này có ưu điểm: hình thành được tổ chức quản lý đầu tư mang tính chuyên nghiệp; không làm phát sinh tăng chi ngân sách cho bộ máy của Ban QLDA; vốn ĐTC đã cấp cho ngành có thể điều chỉnh linh hoạt giữa các dự án phù hợp với tiến độ thực hiện của từng dự án cu thể. Mặc dù vậy, mô hình này cũng có thể phát sinh nhược điểm là thiếu sự gắn kết giữa kết quả đầu tư với nhu cầu sử dụng của đơn vị thụ hưởng; nếu quá trình chuẩn bị đầu tư dự án không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị sẽ được giao sử dụng tài sản sau đầu tư và Ban QLDA chuyên ngành. Việc cân nhắc của Bộ trưởng Bộ Y tế ở mỗi quốc gia về lựa chọn mô hình phân cấp QLDA đầu tư như thế nào, ngoài việc dựa vào các ưu, nhược điểm vốn có của mỗi mô hình, còn phải tuân theo khung pháp lý về đầu tư xây dựng hiện đang có hiệu lực thi hành ở từng quốc gia đó.

Thứ hai, kiểm tra tình hình phân bổ và giao vốn kế hoạch ĐTC. Với tư cách là cơ quan chủ quản vốn ĐTC của ngành y tế, Bộ Y tế phải thực hiện kiểm tra tình hình phân bổ và giao vốn kế hoạch ĐTC trung hạn và hằng năm cho các đơn vị thuộc và trực thuộc. Do vốn kế hoạch ĐTC trung hạn Bộ Y tế chỉ nhận được phân bổ từ chính phủ trước ngày 31 tháng 12 năm thứ 5 của kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn trước, nên việc phân bổ trong phạm vi ngành phải thực hiện trong thời gian rất ngắn. Tương tự như vậy, vốn kế hoạch ĐTC hằng năm, Bộ Y tế được phân bổ từ chính phủ vào cuối năm trước. Bộ Y tế phải hoàn thành phân bổ vốn kế hoạch năm sau cho các đơn vị sử dụng trước ngày 31 tháng 12 hằng năm. Khối lượng công việc phải thực hiện dồn dập vào


dịp cuối năm rất dễ phát sinh những hệ quả xấu trong phân bổ vốn, như: chậm tiến độ, thiếu công bằng, không minh bạch, không đúng thứ tự ưu tiên, … trong quá trình thừa hành thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận chức năng, nên rất cần phải có sự kiểm tra thường xuyên từ lãnh đạo Bộ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những nguy cơ phát sinh các hệ lụy không đáng có.

Thứ ba, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch ĐTC trong toàn ngành. Hoạt động đầu tư XDCB vốn dĩ rất phức tạp bởi quy trình, công việc, và khung pháp lý điều chỉnh; bên cạnh đó hàng loạt các yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu, môi trường kinh tế, xã hội cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Nên một sự chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch ĐTC đúng đắn, kịp thời từ lãnh đạo Bộ Y tế tới các đơn vị sử dụng vốn ĐTC là rất cần thiết. Thông qua đó nhằm đảm bảo tất cả các Ban QLDA của ngành đều tiến hành thực hiện kế hoạch ĐTC đúng quy định đối với các hoạt động đấu thầu, giao nhận thầu; đúng quy trình đầu tư; đúng thẩm quyền; đúng trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, … Mọi biểu hiện lệch lạc phát sinh từ các đơn vị quản lý, sử dụng vốn ĐTC đều phải được lãnh đạo Bộ phát hiện và xử lý kịp thời; mọi vướng mắc của các đơn vị quản lý, sử dụng vốn ĐTC đều phải được lãnh đạo Bộ chỉ đạo thảo gỡ hoặc phối hợp đề xuất tháo gỡ.

Thứ tư, tổ chức hệ thống thông tin nội bộ và thông tin phục vụ quản lý của chính phủ, các bộ chức năng phải thông suốt, chính xác, kịp thời. Thông tin nội bộ về tình hình quản lý, sử dụng vốn ĐTC; tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng tại các dự án; … giúp lãnh đạo bộ có các biện pháp điều phối, xử lý kịp thời, phù hợp trong nội bộ ngành. Thông tin về tình hình quản lý, sử dụng vốn ĐTC và tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng tại các dự án của ngành y tế giúp chính phủ và các cơ quan chức năng tổng hợp đánh giá về tình hình phát triển KT-XH, tình hình giải ngân vốn ĐTC, … của toàn quốc, để có các biện pháp điều phối hiệu quả.


1.2.3.3. Theo dõi, đánh giá, kiểm toán, quyết toán vốn đầu tư công

Đầu ra của hoạt đông ĐTC được đo bằng khối lượng XDCB hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, ĐTC sử dụng nguồn vốn của nhà nước; nên số thực sử dụng về vốn ĐTC của mỗi ngành, mỗi cấp ngân sách ở từng năm nhất thiết phải được phản ánh vào BCQT NSNN, báo cáo tài chính nhà nước trình Quốc hội xem xét và phê chuẩn. Vì vậy, các ngành, các cấp chính quyền được giao quản lý, sử dụng vốn ĐTC nhất thiết phải thực hiện lập, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành; lập, trình BCQT năm và báo cáo tài chính nhà nước năm thuộc phạm vi quản lý.

BCQT dự án hoàn thành ghi nhận kết thúc một quy trình đầu tư của một dự án ĐTC phải được người có thẩm quyền phê duyệt. Giá trị quyết toán của dự án hoàn thành được phê duyệt chính là giá cả của khối lượng XDCB hoàn thành và là căn cứ xác định nguyên giá của TSCĐ bàn giao đưa vào sử dụng. Để đảm bảo độ tin cậy cho các số liệu được phản ánh trong BCQT dự án hoàn thành, người lập, người duyệt đều phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, tính chính xác của các khoản mục chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và đã được tổng hợp, phản ánh trong BCQT dự án hoàn thành. Lập, trình duyệt BCQT năm, báo cáo tài chính nhà nước năm là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các đơn vị sử dụng NSNN.

BCQT năm, báo cáo tài chính nhà nước năm của ngành y tế phải được lập, duyệt, tổng hợp từ các đơn vị dự toán cơ sở và cuối cùng phản ánh chung vào BCQT năm, báo cáo tài chính nhà nước năm do Bộ Y tế lập, trình các cơ quan chức năng trước khi trình Chính phủ; Chính phủ chỉ đạo thẩm định, tổng hợp vào BCQT NSNN năm, báo cáo tài chính nhà nước năm trình Quốc hội thảo luận và phê chuẩn. Hồ sơ BCQT và báo cáo tài chính nhà nước trình Quốc hội luôn phải có nhận xét, đánh giá của KTNN về độ tin cậy của các tư liệu đã được trình bày trong các báo cáo đó. Chi sau khi Quốc hội đã thông


qua báo cáo tài chính nhà nước, và phê chuẩn BCQT NSNN năm - trong đó có vốn ĐTC cho y tế đã sử dụng, thì quy trình quản lý vốn ĐTC của những khoản vốn đã sử dụng mới hoàn thành một chu kỳ vận động của nó.


Quốc hội


(4)




(3b)

Bộ Y tế

Bộ Tài chính

(3a)

Thủ tướng chính phủ Văn phòng chính phủ

(2)


Bộ KH&ĐT

(2) (2)


(1)


Các đơn vị chủ đầu tư


Hình 1.3- Trình tự lập, duyệt, tổng hợp, trình quyết toán vốn ĐTC cho y tế cùng hồ sơ BCQT NSNN, báo cáo tài chính nhà nước năm

Nguồn: [49], [51], và tổng hợp của NCS

(1) Các đơn vị chủ đầu tư lập, duyệt, gửi Bộ Y tế tổng hợp;

(2) Bộ Y tế duyệt, tổng hợp gửi các Bộ chức năng;

(3a) Bộ KH&ĐT thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo kết quả đầu tư gửi Chính phủ;

(3b) Bộ Tài chính thẩm định, tổng hợp, lập BCQT NSNN, báo cảo tài chính nhà nước năm gửi Chính phủ;

(3c) Văn phòng Chính phủ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ duyệt trước khi Thủ tướng trình Quốc hội;

(4) Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét báo cáo tài chính nhà


nước, thảo luận phê chuẩn BCQT NSNN.

Hình 1.3 cho thẩy nhiều tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong quá trình lập, duyệt, tổng hợp, đánh giá, trình duyệt, xem xét báo cáo tài chính nhà nước và phê chuẩn BCQT NSNN hằng năm; trong đó có BCQT tình hình sử dụng vốn ĐTC cho y tế ở cấp trung ương. Vậy nên, mỗi tổ chức, cá nhân muốn hoàn thành công việc này một cách tốt nhất thì phải thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn ĐTC cho y tế ở cấp trung ương phù hợp với phạm vi đã được phân cấp; cụ thể:

Thủ trưởng các đơn vị chủ đầu tư trực thuộc Bộ Y tế phải thường xuyên theo dõi, đánh giá trên thực địa và trên các báo cáo định kỳ từ Ban QLDA đầu tư của đơn vị để đảm bảo duyệt, ký các báo cáo tài chính định kỳ và BCQT dự án hoàn thành đúng với thực tế phát sinh, đúng với quy định của pháp luật về ĐTC.

Lãnh đạo Bộ Y tế ngoài việc tiếp nhận thông tin từ các bộ phận chức năng trình duyệt, cần phải có các kênh thông tin khác, như: báo cáo trực tiếp từ các đơn vị chủ đầu tư; từ các báo cáo kiểm toán; từ các phương tiện thông tin đại chúng; từ sự phản ánh của người dân, để so sánh đối chiếu chọn lựa các thông tin phù hợp làm cơ sỏ cho việc ra quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành hay các báo cáo tài chính định kỳ của các đơn vị chủ đầu tư trực thuộc một cách chính xác nhất.

Lãnh đạo các bộ chức năng và Chính phủ ngoài việc tiếp nhận thông tin từ Bộ Y tế, rất cần phải có các thông tin khác, như: thông tin từ các dự án tương đương ở các ngành khác; từ các phương tiện thông tin đại chúng và phản ánh của người dân vùng triển khai dự án; từ các báo cáo kiểm toán có liên quan, để thẩm định và đánh giá tính xác thực của các số liệu trong các báo cáo do Bộ Y tế gửi, làm cơ sở cho tổng hợp dữ liệu trình Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ chỉ duyệt, ký hồ sơ báo cáo tài chính, BCQT

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023