Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận - 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Vấn đề dạy chữ (tiếng) dân tộc thiểu số trên thế giới

Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chính sách khuyến khích việc học 1

Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chính sách khuyến khích việc học tiếng dân tộc thiểu số cho cả trẻ em và người lớn tuổi.

Ở Liên hiệp Anh, có dân tộc Wales. Chính phủ Anh cho phép, khuyến khích việc giảng dạy tiếng Wales. Hằng năm đều tổ chức ngày hội thi tiếng Wales.

Ở Philipin, “đối với các dân tộc đã có chữ viết như người Mangyan ở Mindoro, các dân tộc ở Ifugao thì lại tiến hành dạy tiếng dân tộc, tiếng Philipin và tiếng Anh” [32].

Mỹ, Trung Quốc, Inđônêxia là các quốc gia đa dân tộc. Tại những quốc gia này, chính quyền cho phép tổ chức giảng dạy các thứ tiếng của người dân tộc thiểu số cho học sinh trong trường phổ thông và dạy cho người lớn tuổi dân tộc thiểu số có nhu cầu học tập.

Theo Marilin Gregerson, một nhà ngôn ngữ học Mỹ, thì người dân tộc có thể học tiếng phổ thông “dễ dàng nếu trước tiên họ được dạy để đọc cái ngôn ngữ họ thạo nhất”[32].

F.B. Dawson và Barbara jean Dawson, trong bài viết về sự đóng góp hiện nay của Viện Ngôn ngữ Mùa hè vào chương trình xóa mù chữ không chính thức tại Hà Nội: “…dự án thứ hai có mục đích cố vấn cho việc xây dựng tài liệu đọc cơ bản bằng ngôn ngữ H’Mông để dùng trong một chương trình thí nghiệm dành cho học sinh bỏ học và người lớn không có cơ hội đi học”[32].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

1.1.2. Vấn đề dạy tiếng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Một số công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ Chăm như: “Ngôn ngữ các dân tộc thiểu Việt Nam và chính sách ngôn ngữ” của Hoàng Tuệ (1984); “Văn học Chăm: Khái luận, văn tuyển” của Insara (1994); “Ngữ pháp tiếng Chăm” của Bùi Khánh Thế (1996); “Văn hóa – xã hội Chăm” của Insara (2003)…Qua các công trình này, cho chúng ta thấy các tác giả đều mong muốn duy trì và phát huy những giá trị bản sắc văn hoá tốt đẹp trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, nhất là văn hoá Chăm. Song, chưa có một công trình khoa học nào nói về quản lý việc dạy chữ Chăm cổ cho người Chăm lớn tuổi.

Từ đây, gợi mở cho chúng ta: Phải chăng cần nghiên cứu về công tác quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm nhằm góp phần phát triển Văn hoá Chăm.

1.1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về dạy tiếng dân tộc thiểu số.

* Nghị quyết trung ương năm 1940 nêu: “ Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục của mình”[12].

* Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 của Đảng Cộng sản Đông dương ngày 10/5/1941: “Văn hóa của mỗi dân tộc được tự do phát triển, tồn tại; tiếng mẹ đẻ của các dân tộc được tự do phát triển, tồn tại và được bảo đảm”[13].

* Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), tại chương I Điều 5 có nêu: “ Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”

* Luật giáo dục năm 2005, tại điều 7, mục 2 có ghi:

Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác; việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ[21].

* Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, điều 4 có ghi: “Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học”[22].

* Quyết định số 53/CP ngày 22/02/1980 của Hội đồng chính phủ (nay là Chính phủ) về chủ trương chữ viết đối với các dân tộc thiểu số, nêu:

Tiếng nói và chữ viết của mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam vừa là vốn quý của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hóa chung của cả nuớc. Ở các vùng dân tộc thiểu số, tiếng và chữ dân tộc được dùng đồng thời với tiếng và chữ phổ thông. cùng với chữ phổ thông, chữ dân tộc tham gia vào nhiều mặt hoạt động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là trong việc giữ gìn và phát triển vốn văn hóa của các dân tộc (Mục I.2). Bộ Giáo dục có trách nhiệm hướng dẫn các tỉnh xây dựng kế hoạch dạy chữ phổ thông và chữ dân tộc trong các trường, các lớp phổ thông và bổ túc văn hóa thích hợp với tình hình thực tế và yêu cầu của từng vùng, từng dân tộc (mục III.1)[10].

* Thông tư số 01/GD-ĐT ngày 03/02/1997 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn thực việc dạy tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số nêu:

+ Thực hiện Luật phổ cập GD tiểu học, trước hết triển khai dạy môn tiếng dân tộc (bao gồm tiếng nói, chữ viết) trong các trường lớp mẫu giáo, các trường tiểu học, các lớp xóa mù chữ và bổ túc văn hóa tại các vùng dân tộc thiểu số. Đa dạng hóa các hình thức dạy tiếng dân tộc. Người học có thể lựa chọn việc học tập thích hợp: học ở trường lớp, học ở gia đình, ở các lớp học thêm ngoài giờ, học tiếng dân tộc sau khi đã học xong bậc tiểu học… Mở các lớp xóa mù chữ cho người lớn tuổi ở các thôn, ấp, làng, bản; các lớp học tiếng dân tộc buổi chiều, tối… (Phần 1. Một số nguyên tắc chung)[3].

+ Trước mắt, tiến hành xây dựng chương trình bộ môn tiếng Chăm, tiếng Khơme, Thái, Tày, Nùng và các thứ tiếng Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Xê Đăng, K’ho ở các tỉnh Tây nguyên (Phần 2. Một số việc làm cụ thể trước mắt)[3].

+ Ngành học giáo dục thường xuyên cần nhanh chóng tạo ra các điều kiện cần thiết để đưa tiếng dân tộc vào việc xóa mù cho người dân tộc thiểu số. Trước hết, tiến hành xóa mù chữ dân tộc cho các đối tượng lớn tuổi không có điều kiện xóa mù chữ bằng chữ quốc ngữ. Sau xóa mù chữ cần có các tài liệu đọc thêm bằng chữ dân tộc để củng cố và nâng cao thêm vốn hiểu biết tiếng và chữ mẹ đẻ cho họ (Phần 2. Một số việc làm cụ thể trước mắt)[3].

1.1.2.2. Quan điểm của một số tác giả về việc dạy chữ dân tộc thiểu số và chữ Chăm

* Hoàng Tuệ:

<^h

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 31/10/2021
Trang chủ Tài liệu miễn phí