Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận - 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CAO THANH XUÂN
QUẢN LÝ VIỆC DẠY CHỮ CHĂM CHO NGƯỜI CHĂM Ở HUYỆN HÀM THUẬN BẮC TỈNH BÌNH THUẬN
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ MINH HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
Có thể bạn quan tâm!
-
Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận - 2
-
Người Lớn Tuổi Học Chữ Chăm Ở Huyện Hàm Thuận Bắc Tỉnh Bình Thuận
-
Quản Lý Việc Thực Hiện Chương Trình Và Kế Hoạch Giảng Dạy
Xem toàn bộ 96 trang: Quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, có 54 thành phần dân tộc khác nhau. Dân tộc Chăm là một dân tộc thiểu số thuộc cộng đồng các dân tộc Việt Nam, hiện sinh sống ở nhiều tỉnh thuộc miền Trung và miền Nam, tập trung nhiều ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang. Chữ Chăm đã có từ lâu đời, đồng bào Chăm truyền tụng và nâng niu, song ít được phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, mà chủ yếu dành cho lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo nhằm nghiên cứu nghi thức hành lễ; hoặc chỉ có một bộ phận người Chăm dùng để tìm hiểu phong tục tập quán của người Chăm. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc và chữ viết của các dân tộc thiểu số, các văn kiện chính thức của Nhà nước Việt Nam từ Hiến pháp đầu tiên cho đến những văn kiện gần đây đều thống nhất một quan điểm: Tôn trọng quyền tồn tại và phát triển của tiếng nói và chữ viết các dân tộc thiểu số đồng thời hỗ trợ để tiếng nói và chữ viết của họ phát triển.
Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1960 có ghi: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hoá dân tộc mình”.
Quyết định của Chính phủ số 53/CP ngày 22/02/1980 có đoạn viết: “Tiếng nói và chữ viết hiện có của các dân tộc thiểu số được Nhà nước tôn trọng, duy trì và giúp đỡ phát triển. Các dân tộc thiểu số chưa có chữ viết đều được giúp đỡ xây dựng chữ viết theo chữ La tinh”[10].
Luật phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991, tại điều 4 có viết: “Giáo dục tiểu học được thực hiện bằng tiếng Việt. Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện Giáo dục tiểu học[21].
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 viết: “Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ dân tộc. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình”.
Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số, cụ thể hơn là tiếng nói và chữ viết của dân tộc Chăm, một số trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc đã tiến hành việc dạy tiếng Chăm cho học sinh người Chăm. Song, nhu cầu học chữ Chăm không chỉ giới hạn ở học sinh tiểu học, mà nhiều người dân Chăm, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên mong muốn được học cái chữ của dân tộc mình. Đây là nguyện vọng chính đáng nhằm góp phần nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, phản ánh tính đúng đắn về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Là một ngôn ngữ của dân tộc thiểu số có dân số ở mức trung bình trong tổng số 54 dân tộc ở Việt Nam, tiếng Chăm cùng với nền văn hoá Chăm có vai trò quan trọng trong việc góp phần hình thành và xây dựng nền văn hoá Việt Nam và được coi là một môn học trong hệ thống giáo dục tiểu học đối với học sinh Chăm. Việc phát sóng bằng tiếng Chăm và đưa tiếng Chăm vào dạy học trong nhà trường đã được bà con dân tộc Chăm phấn khởi đón nhận. Tiếng Chăm hiện nay là một trong những tiếng dân tộc được phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Ninh Thuận và tập san Dân tộc và Miền núi do Thông tấn xã Việt Nam xuất bản bằng tiếng Chăm đã mang đến cho đồng bào người Chăm nhiều thông tin quí giá[34]. Song, để tiếp nhận đầy đủ lượng thông tin trên, người dân Chăm càng phải cần có vốn hiểu biết chữ Chăm làm công cụ truyền tải.
Hiện nay tiếng Chăm có các biến thể khác nhau và các loại hình chữ viết khác nhau, đó là tiếng Chăm gốc và tiếng Chăm biến thể. Trong giao tiếp hàng ngày, người Chăm sử dụng tiếng Chăm biến thể, trong khi đó trên 60% người Chăm (đặc biệt là người ở lứa tuổi dưới 50) nghe không hiểu, hoặc hiểu rất ít tiếng Chăm cổ đang dùng phát sóng trên các phương tiện phát thanhtruyền hình[34]. Như vậy, thực tế phần lớn người Chăm chưa hiểu rõ các nội dung bài báo được đăng tải trên các tạp chí bằng chữ Chăm hay trên sóng phát thanh tiếng Chăm, vì một lẽ dễ hiểu là đa số người dân Chăm còn mù chữ Chăm. Vì mù chữ Chăm và do thường ngày chỉ dùng tiếng địa phương có nhiều lỗi chính tả, hoặc không còn nhớ từ vựng của tiếng mẹ đẻ mà được thay thế vào đó bằng nhiều từ tiếng Việt, tiếng nước ngoài, cho nên đa số người Chăm chưa thể đọc được chữ Chăm trên mặt báo hay chưa nghe và hiểu hết tiếng Chăm chuẩn được phát thanh trên sóng của đài phát thanh. Điều đó, chứng tỏ tiếng nói và chữ viết của người Chăm ngày càng mai một, nếu không có sự bảo tồn kịp thời và đúng mức thì ngôn ngữ Chăm sẽ dần dần bị mất hết vai trò của mình trong đời sống xã hội người Chăm. Trong khi đó tiếng Chăm dạy cho học sinh trong nhà trường tiểu học chưa đủ lực để giữ vai trò bảo tồn, phát triển tiếng nói và chữ viết Chăm. Một trong các giải pháp để giúp cho các em khỏi quên chữ Chăm sau khi học tiểu học và cũng làm cho người lớn biết chữ Chăm là phải tiến hành mở các lớp dạy chữ Chăm cho người lớn (độ tuổi 15 – 45). Thế nhưng đến nay tại tỉnh Bình Thuận, chính quyền tỉnh Bình Thuận chưa tổ chức việc dạy chữ Chăm cho người Chăm hết độ tuổi học ở trường tiểu học.
Đề tài nghiên cứu “việc quản lý dạy chữ Chăm cho đồng bào dân tộc Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” nhằm đáp ứng tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc Chăm, làm cho người dân Chăm biết được chữ Chăm, từ đó sẽ thu nhận nhiều thông tin hữu ích trong cuộc sống, tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào Chăm qua các tài liệu cổ, góp phần phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Chăm, tạo nên sự đoàn kết và thể hiện sự bình đẳng dân tộc giữa cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Khảo sát nhu cầu học chữ Chăm của người Chăm và tìm hiểu việc tổ chức dạy chữ Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Từ đó, đề xuất một số giải pháp thực hiện việc quản lý dạy chữ Chăm cho người Chăm.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Việc quản lý dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
3.2. Khách thể nghiên cứu :
Người Chăm trong độ tuổi từ 15 – 45, các trí thức và các giáo viên người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu tiến hành quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm thì sẽ tạo điều kiện tốt cho người Chăm trong độ tuổi 15 – 45 tham gia học chữ Chăm, ít nhất ở mức biết đọc và biết viết.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu việc quản lí dạy chữ Chăm cổ cho người học chữ Chăm trong độ tuổi từ 15 – 45 trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1. Hệ thống một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
6.2. Nghiên cứu thực trạng nhu cầu học chữ Chăm và việc tổ chức dạy chữ Chăm cho người Chăm độ tuổi 15 – 45 ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
6.3. Đề xuất và thử nghiệm một số giải pháp quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm độ tuổi 15 – 45 ở huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
7. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Nghiên cứu Luật giáo dục, các văn bản qui phạm pháp luật của chính phủ, các cấp quản lý giáo dục và các tác giả nói về việc dạy tiếng dân tộc thiểu số. Nghiên cứu các báo cáo của UBND huyện Hàm Thuận Bắc về tình hình kinh tế – xã hội của huyện; nghiên cứu các tài liệu nói về người Chăm, ngôn ngữ Chăm.
7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu
Điều tra khoảng 300 người dân Chăm có độ tuổi từ 15 – 45, thuộc 3 xã của huyện Hàm Thuận Bắc có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống nhằm tìm hiểu thực trạng học chữ Chăm (Trình độ chữ Chăm, nhu cầu, mục đích học chữ Chăm). Xác định mức độ và tần số về nhu cầu học tiếng Chăm, hình thức tổ chức lớp học chữ Chăm cho người lớn tuổi.
Điều tra (phỏng vấn bằng phiếu) 50 người, gồm một số chức sắc tôn giáo, lão làng, trưởng thôn, trí thức và giáo viên người Chăm nhằm khẳng định nhu cầu, mục đích và những đề xuất khác của việc học chữ Chăm.
Điều tra hiệu trưởng ở các trường Tiểu học có dạy tiếng Chăm, các giáo viên người Chăm và một số cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo và Đào tạo nhằm góp ý, bổ sung, hoàn chỉnh các giải pháp quản lý dạy tiếng Chăm.
7.3. Phương pháp thử nghiệm
Trình lên Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận xin phép tổ chức mở lớp dạy (thử nghiệm) 3 lớp học tiếng Chăm cho người lớn tuổi , mỗi xã một lớp, nhằm rút kinh nghiệm cho việc giảng dạy tiếng Chăm và công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Chăm cho người lớn tuổi, tạo khí thế ban đầu cho phong trào học tiếng Chăm trong huyện
7.4. Phương pháp toán học thống kê
Dùng để xử lí kết quả nghiên cứu. Sử dụng bảng thống kê để tính tần số, tỉ lệ phần trăm về: Trình độ chữ Chăm; nhu cầu, mục đích và hình thức học tập chữ Chăm.
8. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
8.1. Nghiên cứu lí luận
* Nghiên cứu về tính hợp pháp, sự cần thiết và ý nghĩa của việc quản lý các lớp học chữ Chăm cho người Chăm (Từ tháng 6/2006 đến tháng 7/2006).
* Nghiên cứu khái niệm công cụ (Từ tháng 7/2006 đến tháng 8/2006).
8.2. Nghiên cứu thực trạng
* Tìm hiểu khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế – xã hội, giáo dục và người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc (tháng 8/2006).
* Khảo sát thực trạng biết chữ Chăm, nhu cầu và mục đích học chữ Chăm của người Chăm ở độ tuổi 15 – 45 qua khoảng 300 phiếu điều tra (tháng 8/2006).
* Khảo sát khoảng 50 phiếu phỏng vấn, tìm hiểu nguyện vọng của các già làng, các chức sắc tôn giáo, các trí thức trong cộng đồng người Chăm về ý nghĩa và sự cần thiết của việc tổ chức học chữ Chăm cho người Chăm (tháng 8/2006).
* Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên dạy tiếng Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc (tháng 9/2006).
* Khảo sát thực trạng về công tác quản lý việc dạy chữ Chăm cho người Chăm ở huyện Hàm Thuận Bắc (tháng 9/2006).
* Xử lý số liệu điều tra (tháng 10/2006 – 12/2006).
* Tổng hợp số liệu, các tư liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu (tháng 01/2007 – 8/2007).

Bài viết tương tự
- Quản lý hoạt động dạy học theo chủ đề tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
- Quản lý hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn ở trung tâm GDNN - GDTX huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
- Quản lý dạy học môn Hóa học theo hướng phân hóa ở các trường THPT huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Gửi tin nhắn
Danh mục
Bài viết tương tự
-
Quản lý dạy học phân hóa ở Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
-
Quản lý hoạt động dạy học cho người lớn ở các trung tâm gdnn GDTX tỉnh Cao Bằng
-
Bảo đảm pháp lý tố tụng hình sự đối với việc thực hiện quyền con người đối với bị cáo trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự từ thực tiễn tỉnh Bình Thuận
-
Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam theo chuẩn nghề nghiệp để phát triển năng lực dạy học
-
Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy thực hành nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bắc Kạn
-
Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
-
Quản lý hoạt động tư vấn nghề cho học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên hướng nghiệp dạy nghề Chí Linh tỉnh Hải Dương
-
Quản lý hoạt động dạy học liên môn ở trường THCS trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
-
Quản lý dạy học tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng
-
Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang theo định hướng phát triển nguồn nhân lực
-
Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THPT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
-
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn
-
Quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học các môn tự chọn ở các trường trung học phổ thông huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
-
Bồi dưỡng năng lực quản lý cho tổ trưởng chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
-
Quản lý công tác chủ nghiệm lớp tại trường tiểu học Đông Ngạc A, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
-
Quản lý hoạt động hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho sinh viên ở trường cao đẳng thống kê
-
Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cộng hòa dân chủ nhân dân lào
-
Phát triển năng lực làm việc với sách giáo khoa cho học sinh trong dạy học phần "điện học" Vật lý 11 nâng cao trung học phổ thông
-
Quản lý dạy học môn Ngữ văn tích hợp với giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh tại trường trung học cơ sở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội
-
Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng Giáo dục – Đào tạo đối với các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020
-
Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn
-
Quản lý dạy học môn lịch sử theo hướng trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
-
Quản lý dạy học môn Ngữ văn theo định hướng năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Xem nhiều
-
Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch Lâm Đồng
-
Đánh giá việc vận dụng Digital Marketing trong hoạt động bán hàng tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn VinaHost
-
Sưu tầm và ứng dụng 1 số trò chơi rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2 trường TH Ngọc Mỹ, Tân Lạc, Hòa Bình
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH dã ngoại Lửa Việt
-
Quản lý hoạt động giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh trường trung học cơ sở Nguyễn Hiền, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay
-
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội
-
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh
-
Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
-
Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân chi nhánh Huế
Bài viết mới
- Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Ninh Bình
- Tìm hiểu Khu du lịch Tràng An Ninh Bình phục vụ phát triển du lịch
- Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tới ngành dịch vụ du lịch Việt Nam
- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình du lịch tại công ty lữ hành Hanoitourist
- Ẩm thực truyền thống của người Tày ở Chợ Đồn - Bắc Kạn với việc phát triển du lịch
- Ứng dụng WEBGIS xây dựng bản đồ tra cứu thông tin du lịch tỉnh Bình Thuận
- Ẩm thực chay Huế và khả năng khai thác trong du lịch
- Phát triển loại hình du lịch homestay tại đảo Bình Ba, thành phố Cam Ranh
- Phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Đồng Mô, Sơn tây, Hà Nội
Tin nhắn