Quản lý thương hiệu ngân hàng thương mại - Nghiên cứu trường hợp Vietcombank - 2


4.3.2.8 ....................................................................... 148

4.3.2.9 Đo lường và nâng cao niềm tin trong lòng khách hàng 150

4.4 Bảo vệ thương hiệu 151

4.4.1 Đăng ký bảo hộ thương hiệu 151

4.4.2 ể bảo vệ thương hiệu 152

4.4.3 Nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp 152

4.4.4 Phát triển hệ thống công nghệ thông tin 152

4.4.5 Xây dựng công cụ kiểm soát tiên tiến 152

4.4.6 Xây dựng các tiêu chuẩn để đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng đội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

ngũ cán bộ 153

4.4.7 Sử dụng công nghệ hiện đại để chống làm giả các ấn chỉ quan trọng 153

Quản lý thương hiệu ngân hàng thương mại - Nghiên cứu trường hợp Vietcombank - 2

4.4.8 Xây dựng và hoàn thiện các quy định nội bộ 153

4.4.9 Kiểm tra và đánh giá 154

Kết luận chương 4 155

KẾT LUẬN 156

TÀI LIỆU THAM KHẢO x

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO ĐỘI NGŨ THƯƠNG HIỆU xviii

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO NHÂN VIÊN xxiv

PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO KHÁCH HÀNG xxix

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUI xxxiv

PHỤ LỤC 5 : DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM .................................................... xlv PHỤ LỤC 6 : DÀN BÀI THẢO LUẬN VỚI CÁC CHUYÊN GIA ..................... xlv PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA THẢO LUẬN NHÓM ...........................................................................................................xlvi PHỤ LỤC 8: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA THẢO LUẬN TAY

ĐÔI ..........................................................................................................xlvii

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1-1: Mô hình quản lý bản sắc doanh nghiệp của Balmer và Stotvig, 1997 53

Hình 1-2 Mô hình quản lý thương hiệu của de Chernatony 1999 55

Hình 1-3: Mô hình nghiên cứu đề xuất 60

Hình 3-1: Mức độ truyền thông trong nội bộ đội ngũ thương hiệu 107

Hình 3-2: Mức độ truyền thông nội bộ giữa đội ngũ thương hiệu và nhân viên 108

Hình 3-3: Truyền thông nội bộ giữa nhân viên và khách hàng 109

Hình 3-4: Tương đồng giữa các đối tượng về bản sắc thương hiệu 110

Hình 3-5: Kết quả mô hình nghiên cứu 119


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3-1: Biến đo lường trong nghiên cứu đội ngũ thương hiệu 98

Bảng 3-2: Biến đo lường trong nghiên cứu về nhân viên 100

Bảng 3-3: Biến đo lường trong nghiên cứu về khách hàng 101


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


ACB: ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu AFTA: khu vực mậu dịch tự do ASEAN ALM : quản lý rủi ro tài sản nợ - có

ANZ: tập đoàn ngân hàng TNHH Australia và New Zealand ATM:automated teller machine - máy giao dịch tự động

BIDV: ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam CRM: quản lý mối quan hệ khách hàng

HSBC: ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải M&A: mua bán và sáp nhập

NCKH : nghiên cứu khoa học NHNN: ngân hàng Nhà nước NHNo: ngân hàng Nông nghiệp NHTM: ngân hàng thương mại PR: hoạt động quan hệ công chúng TMCP: thương mại cổ phần

Vietinbank: ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam WTO: tổ chức thương mại Thế giới



MỞ ĐẦU


1. Lý do nghiên cứu


Thương hiệu ngày nay đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong quá khứ, chúng chưa từng phải gánh trọng trách quan trọng như hiện nay. Trước tốc độ thay đổi nhanh chóng của thời đại, tính năng động của các nền kinh tế và thị trường, sự phát triển như vũ bão của công nghệ cùng với sự phân khúc thị trường ngày càng rõ rệt đã gây nên sự thất bại của rất nhiều doanh nghiệp trong việc phát triển thương hiệu của mình thành thương hiệu mạnh.


Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi thứ có khuynh hướng công bằng, và thị trường thế giới là thị trường của hàng hóa. Sự tiện lợi của công nghệ mới cho phép các doanh nghiệp dễ dàng bắt chước những sản phẩm, hệ thống, dịch vụ, quy trình của các đối thủ cạnh tranh khác. Hệ thống ngân hàng là một ví dụ điển hình trong trường hợp này.


Những thương hiệu mạnh, một khi được xây dựng và quản lý tốt, sẽ mang lại cho công ty sự trường tồn và có khả năng trở thành bất tử bất chấp sự cạnh tranh của các đối thủ khác. Những thương hiệu như vậy không thể tồn tại lâu nếu như không có sự quản lý cẩn trọng. Quản lý thương hiệu tốt sẽ giúp tạo ra thương hiệu mạnh và duy trì lòng trung thành của khách hàng cũng như nó không phụ thuộc vào vòng đời của sản phẩm nữa. Thật hết sức ngạc nhiên khi nhiều doanh nghiệp quá chú ý vào quản lý những bộ phận khác mà quên chú ý vào quản lý thương hiệu của mình.


Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập các chi nhánh tại Việt Nam thì những tên tuổi lớn trong hệ thống tài chính quốc tế đều đã lần lượt có mặt tại Việt Nam: HSBC, ANZ, BNP, Tokyo Mishubishi…. Đứng trước các ngân hàng nước ngoài đã có bề dày hoạt động hàng trăm năm với thế mạnh về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý,….các ngân hàng


thương mại Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn và bộc lộ đầy đủ những điểm mạnh, điểm yếu cũng như biết rõ thách thức và tận dụng được cơ hội phát triển.


Trước sức ép cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng trong nước, đồng thời với việc tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường quốc tế, làm gì để tạo được lòng trung thành của khách hàng, khẳng định điểm khác biệt để mở rộng thị phần? Đó là quản lý cho được chất lượng, giá cả sản phẩm dịch vụ, truyền thông, quảng bá sản phẩm… tất cả đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến thương hiệu. Chính vì vậy, vấn đề phát triển thương hiệu thật sự trở nên quan trọng và cần thiết đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng. Quản lý thương hiệu tốt sẽ giúp cho chúng ta tạo ra thương hiệu mạnh và có độ tin cậy cao không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế. Tuy nhiên, quản lý thương hiệu là một nhiệm vụ không dễ dàng vì bản chất năng động của những yếu tố tác động vào thị trường. Cho đến nay, hệ thống ngân hàng của nước ta chưa có một ngân hàng nào có đủ sức cạnh tranh trong khu vực, chưa nói đến thế giới. Một trong những nguyên nhân là do chúng ta là một nước chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, tiềm lực về vốn, công nghệ quản trị đều kém rất nhiều so với thế giới. Công tác quản lý và phát triển thương hiệu của các ngân hàng còn thiếu bài bản, thiếu chiến lược đúng đắn, thực ra là vô cùng yếu kém và điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh so với các ngân hàng nước ngoài. Chính vì vậy, quản lý thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và quản lý thương hiệu của một ngân hàng nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng có tính cấp bách và lâu dài, nhất là trong thời kỳ đất nước chúng ta đang phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới.


Hiện nay, xu hướng M&A các ngân hàng đang ngày càng phổ biến. Giá của các cuộc mua bán sát nhập trên thế giới đều có một phần giá trị tài sản do thương hiệu mang lại. Tuy nhiên tại Việt Nam, việc xác định giá trị doanh nghiệp lại không tính giá trị các lợi thế do thương hiệu mang lại. Theo Chuẩn mực kế toán số 04 và


công văn số 12414 của Bộ Tài chính ban hành ngày 03/10/2010, thương hiệu mặc dù là tài sản vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nhưng không được phép ghi nhận là tài sản vì (1) Thương hiệu không phải là nguồn lực có thể xác định được, (02) Không đánh giá được một cách đáng tin cậy và (03) Doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Thế nhưng, thực tế, thương hiệu là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, muốn có được thương hiệu phải tốn chi phí (thời gian, tiền bạc) và thương hiệu cũng tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, do đó, thương hiệu cũng cần được quản lý như những tài sản khác. Do đó muốn đánh giá thương hiệu và kiểm soát nguồn lực từ thương hiệu cần phải có phương pháp quản lý thương hiệu khoa học, đặc biệt là thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng.


Có nhiều nghiên cứu về xây dựng và quản lý thương hiệu ở trong nước cũng như nước ngoài, tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý thương hiệu Ngân hàng thương mại bằng các yếu tố nội bộ. Có nhiều nghiên cứu về quản lý thương hiệu trong ngành ngân hàng trên thế giới như nghiên cứu của Simpson W và Kohors (2002) về tương quan giữa thành quả xã hội và thành quả tài chính của các ngân hàng, Bontis et al (2007) về tác động của truyền thông đến lòng trung thành của khách hàng và chất lượng dịch vụ trong ngành ngân hàng, Jandaghi et al (2011) nghiên cứu về tác động của thương hiệu đến rủi ro ngân hàng … Trong nước cũng đã có nhiều nghiên cứu về quản trị ngân hàng thương mại, tuy nhiên cũng rất hạn chế.


-

Nghiên cứu trường hợp Vietcombank‖ rất cần thiết để nghiên cứu.


2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu của luận án là:


- Mục tiêu nghiên cứu là phân tích các nhân tố tác động đến quản lý thương hiệu ngân hàng thông qua khoảng cách giữa bản sắc và danh tiếng thương hiệu .

- Luận án cũng sẽ phân tích thực trạng quản lý thương hiệu của các NHTM Việt Nam và cụ thể tại Vietcombank, từ đó đề xuất mô hình quản lý thương hiệu NHTM Việt Nam, kiểm định mô hình tại Vietcombank dựa trên việc quản lý khoảng cách giữa danh tiếng và bản sắc của thương hiệu, xác định các yếu tố tác động đến khoảng cách danh tiếng và bản sắc của thương hiệu qua đó đề xuất các giải pháp để quản lý thương hiệu Vietcombank.

3. Câu hỏi nghiên cứu


Dựa vào những mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đã đặt ra những câu hỏi nghiên cứu như sau:


- Hoạt động quản lý thương hiệu NHTM bao gồm những nội dung nào?


- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thương hiệu?


- Các yếu tố nội bộ nào khiến tạo ra khoảng cách giữa bản sắc và danh tiếng của thương hiệu?

- Các yếu tố tạo nên bản sắc và danh tiếng thương hiệu Vietcombank trong tâm trí của đội ngũ thương hiệu, nhân viên và khách hàng có giống nhau không?

- Các giải pháp nhằm giảm khoảng cách giữa bản sắc và danh tiếng của thương hiệu?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố liên quan đến hoạt động quản lý thương hiệu trong một NHTM. Nghiên cứu sâu hơn tại Vietcombank: các nhân tố ảnh

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí