Quản Lý Tiền Lương Làm Căn Cứ Đóng Bảo Hiểm Xã Hội


Qua bảng số liệu trên cho thấy, số đơn vị tham gia đóng BHXH cho NLĐ tăng dần theo từng năm. Năm 2012 có 130 đơn vị tham gia, năm 2013 tăng lên 140 đơn vị (tăng 10 đơn vị so với năm 2012, tương ứng tăng 7,7%), năm 2014 đã tăng lên 148 đơn vị (tăng 18 đơn vị so với năm 2012, tương ứng tăng 13,8%).

Số đơn vị tham gia tăng kéo theo số lao động được tham gia cũng tăng tương ứng. Năm năm 2012 có 4.763 người tham gia BHXH, sang năm 2013 có 6.184 người tham gia (tăng 1.421 người so với năm 2012) và đến năm 2014, số người tham gia BHXH tăng lên 6.546 người (tăng 1.783 người, tương ứng 37,4% so với năm 2012).

Tuy nhiên, hiện nay số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham gia vẫn còn khá lớn, hầu hết tập trung ở các cơ sở kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp trong huyện, nhất là khối ngoài quốc doanh. Tiêu biểu như Doanh nghiệp tư nhân Thiên Trường, Công ty TNHH Thịnh An... Tình trạng này chủ yếu do một số nguyên nhân sau đây:

Các cơ sở kinh tế tư nhân chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính có hạn, sử dụng ít lao động và lao động lại không ổn định, thường xuyên biến động. Hơn nữa, nhận thức về BHXH của NLĐ và người SDLĐ thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế, người SDLĐ và NLĐ chưa nhận thức đúng về BHXH, chưa chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, vẫn cố tình trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ.

Mặt khác, NLĐ làm việc ở khu vực này có tư tưởng không gắn bó lâu dài nên cũng không muốn tham gia đóng BHXH.

Thêm nữa, một số doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng lao động tượng trưng đối với một số lao động quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, khai giảm số lao động hoặc hoàn toàn không ký hợp đồng lao động với NLĐ.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp làm ăn không đạt kết quả như mong


muốn, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn làm ăn thua lỗ, lâm vào cảnh nợ nần và tìm cách trốn đóng BHXH cho NLĐ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

3.3.2. Công tác quản lý mức thu và phương thức thu BHXH

3.3.2.1. Quản lý mức thu BHXH

Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 8

Trong hoạt động BHXH thì hệ thống các khoản đóng góp BHXH có vai trò đặc biệt quan trọng. Nguồn thu này là cơ sở để BHXH tồn tại và phát triển. Với tầm quan trọng đó thì BHXH cần phải quản lý mức đóng và phương thức đóng phù hợp.

Trước tiên xác định đúng được mức đóng của từng đối tượng thì mới quản lý tốt. Hiện nay BHXH huyện Phú Bình đang áp dụng mức đóng BHXH đối với NLĐ và NSDLĐ thực hiện theo Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mức đóng bằng tỷ lệ phần trăm (%) mức tiền lương, tiền công tháng, như sau:

- Từ 01/01/2010 đến 31/12/2011: Bằng 22%, trong đó: người lao động đóng 6%, đơn vị đóng 16%.

- Từ 01/01/2012 đến 31/12/2013: Bằng 24%, trong đó: người lao động đóng 7%, đơn vị đóng 17%.

- Từ 01/01/2014 trở đi: Bằng 26%, trong đó: người lao động đóng 8%, đơn vị đóng 18%.

3.3.2.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội

Thời gian qua, việc quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được đảm bảo thực hiện hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế. Cụ thể:

- Đối với khu vực Nhà nước

Chính phủ ban hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, Nghị định 205/2005/NĐ-CP ngày 14/12/2004, quy định về chế độ tiền lương trong các


cơ quan Hành chính sự nghiệp, Đảng đoàn thể và trong các doanh nghiệp nhà nước, với các bảng lương, thang lương rất cụ thể và chi tiết để áp dụng. Mỗi bảng lương có các ngạch bậc và điều kiện để được xếp vào chức danh tương ứng; có thời gian giữ bậc, nâng lương… cụ thể tương ứng. Các bậc lương được quy thành hệ số một cách thống nhất để dùng ra quyết định hoặc ký hợp đồng lao động.

Mức tiền lương và phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH được tính bằng hệ số (Bao gồm các khoản phụ cấp nếu có) nhân với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

Trên thực tế, các doanh nghiệp thường không chú ý đến các quy định về tiền lương vì không có gì liên quan (hoặc liên quan rất ít) đến tiền lương và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, do đây là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH và giải quyết các chế độ về BHXH cho người lao động nên đơn vị phải thực hiện nghiêm túc theo quy định, bất kể làm ăn có lãi, hay thua lỗ. Mặt khác, các loại lương và phụ cấp do Nhà nước quy định thống nhất và mọi đơn vị phải thực hiện một cách bắt buộc.

- Đối với khu vực ngoài Nhà nước

Mức tiền lương căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động và tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) được thỏa thuận ghi trên hợp đồng lao động của người lao động.

Mặt khác, tiền lương, tiền công và phụ cấp thực hiện theo thang lương bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng, theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ.

Có một thực tế là, hiện nay các doanh nghiệp này, nhất là những doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp thường chậm tuân thủ, hoặc tuân thủ rất hạn chế quy định của Pháp luật về hợp đồng lao động, do đó cơ quan BHXH cũng như các cơ quan pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra thường


gặp rất nhiều khó khăn vì không có hợp đồng lao động. Mặt khác, do doanh nghiệp được sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ trích nộp BHXH mà không có gì ràng buộc, ngoại trừ quy định về mức tiền lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu theo vùng, dẫn đến nếu doanh nghiệp buộc phải ký hợp đồng lao động thì cũng chỉ ký với mức lương rất thấp so với thực tế trả người lao động để giảm nghĩa vụ trích nộp BHXH theo quy định.

Trong thực tế các doanh nghiệp khi thực hiện Luật BHXH cho người lao động đã lách luật bằng cách trả lương cho người lao động gồm 2 phần: Lương tối thiểu và các khoản thu nhập khác (như lương kinh doanh, phụ cấp công việc…), khi đóng BHXH chỉ đóng theo mức lương cơ bản ghi trong hợp đồng, sự chênh lệch giữa thu nhập thực tế và lương cơ bản là rất lớn có khi gấp gần chục lần. Như vậy, có thể nói quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện nay đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý sau:

- Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế trong các đơn vị trả cho người lao động. Vì cơ sở trích nộp BHXH là mức lương ghi trong hợp đồng lao động của từng người lao động, không có điểm nào chung với thu nhập, dẫn đến tình trạng chủ doanh nghiệp muốn đóng BHXH cho người lao động làm, với mức lương cao, thấp ra sao là hoàn toàn do hảo tâm của các chủ doanh nghiệp.

- Đối với những doanh nghiệp ngoài Nhà nước xảy ra những bất cập như vậy, còn đối với khu vực Nhà nước cũng xảy ra những bất cập khác, đó là: Tại doanh nghiệp Nhà nước, người lao động được hưởng lương theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định được sử dụng 5 năm cuối để làm căn cứ tính hưởng chế độ hưu trí, trong đó một số các cá nhân, đơn vị tại khu vực Nhà nước đã thực hiện nâng lương sớm, lên lương nhảy bậc, nâng bậc trong những năm chuẩn bị về hưu để được đóng và hưởng hưu trí với mức cao. Do vậy tạo ra sự so sánh, phân bì của các doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng vi


phạm pháp Luật BHXH với nhiều hình thức khác nhau.

Tóm lại, quy định hiện hành về tiền lương đóng BHXH phù hợp với giai đoạn đầu, khi mà hầu hết người tham gia BHXH chủ yếu ở khu vực Nhà nước, đến nay khi mà nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần, quỹ BHXH từng bước tự cân đối nhưng vẫn chưa mang tính áp đặt chủ quan của người hoạch định chính sách. Do vậy cần phải nghiên cứu và quy định mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo mức lương thực tế của người lao động hoặc nâng tỷ lệ đóng góp lên mức cao hơn.

3.3.2.3. Quản lý phương thức thu BHXH

* Phương thức thu BHXH:

Hiện nay, cơ quan BHXH huyện Phú Bình đang thực hiện phương thức thu BHXH theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam và Nghị định số 152/206/ NĐ - CP của Chính phủ ban hành.

Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người SDLĐ đóng BHXH trên quỹ tiền lương, tiền công của những NLĐ tham gia BHXH, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng NLĐ theo mức quy định để đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc nhà nước.

Hàng tháng, người SDLĐ giữ lại 2% số phải nộp để chi trả kịp thời hai chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ. Hàng quý thực hiện quyết toán, trường hợp tổng số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì người SDLĐ phải nộp số chênh lệch này vào tháng đầu quý sau.

Người SDLĐ là các doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện trả tiền lương, tiền công cho NLĐ theo mùa vụ hoặc theo chu kỳ có thể đóng BHXH theo quý hoặc 6 tháng một lần nhưng phải xuất trình phương án sản xuất và phương thức trả lương cho NLĐ để cơ quan BHXH có căn cứ giải quyết.


Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn trả công cho NLĐ, sử dụng dưới 10 lao động có thể đóng BHXH theo quý nhưng phải đăng ký và được sự chấp thuận của cơ quan BHXH.

NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo quy định đóng BHXH theo quý, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc có thể đóng trước một lần theo thời hạn hợp đồng; người SDLĐ thu, nộp BHXH cho NLĐ và đăng ký phương thức đóng với cơ quan BHXH hoặc NLĐ đóng thông qua người SDLĐ mà NLĐ đã tham gia BHXH trước đó hoặc đóng trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi NLĐ cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

3.3.2.4. Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội huyện tại bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình

Quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội được áp dụng ở BHXH huyện Phú Bình theo trình tự các bước cơ bản sau:

1) Đơn vị mới đăng ký tham gia BHXH và đang tham gia BHXH có biến động về lao động, quỹ lương, lập danh sách lao động, quỹ lương để đăng ký với cơ quan BHXH.

2) Căn cứ số liệu ở danh sách lao động, quỹ lương, cơ quan BHXH lập sổ chi tiết số phải thu BHXH (đối với từng đơn vị).

3) Đơn vị chuyển tiền đóng BHXH và thanh toán cho các đối tượng hưởng ốm đau, thai sản. Sau khi nhận được giấy báo có của Ngân hàng về việc đơn vị chuyển tiền nộp BHXH và các chứng từ quyết toán số tiền 2% để lại đơn vị, cơ quan BHXH tiến hành hạch toán vào tài khoản 571 - thu BHXH, BHYT bắt buộc.

4) Căn cứ số liệu từ tài khoản 571, cơ quan BHXH lập sổ chi tiết tiền đóng BHXH.

5) Căn cứ số liệu từ sổ chi tiết số phải thu BHXH và sổ chi tiết tiềnđóng BHXH, cơ quan BHXH lập được bảng tính lãi.


6) Căn cứ số liệu từ bảng tính lãi để lập sổ chi tiết tiền lãi.

7) Cơ quan BHXH lập sổ tổng hợp căn cứ số liệu từ sổ chi tiết số phải thu, số chi tiết đóng, số chi tiết tiền lãi.

8) Từ sổ tổng hợp, căn cứ yêu cầu của công tác quản lý thu BHXH, cơ quan lập các báo cáo: Thông báo (8 - TBH) để thông báo số tiền đã đóng BHXH cho các đơn vị tham gia BHXH; Báo cáo các quỹ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; Báo cáo 2% để lại đơn vị; Báo cáo thu lãi chậm nộp.

Với phương thức và mức đóng BHXH như hiện nay đã đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXH thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trích nộp BHXH ngày sau khi thanh toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị sử dụng lao động trong việc thanh quyết toán tiền lương cho người lao động, đồng thời giúp cho cơ quan BHXH dễ quản lý, theo dõi và là căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời khi họ không may gặp rủi ro. Thời gian qua, phần lớn các đơn vị sử dụng lao động trong khu vực Nhà nước thực hiện tốt việc trích nộp BHXH theo quy định này, còn đối với các đơn vị ngoài khu vực Nhà nước thì chưa tuân thủ theo đúng quy định, dẫn đến tình trạng nợ BHXH.

- Nợ chậm đóng (số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình quân 1 tháng) được tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một số Hộ kinh doanh cá thể do các đơn vị này không thực hiện việc nộp BHXH theo tháng mà nộp theo quý.

- Nợ tồn đọng (số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình quân của 3 tháng), chủ yếu thuộc các doanh nghiệp tư nhân, các Hợp tác xã …

Mặt khác, tình trạng chiếm dụng số tiền BHXH của người lao động đã và đang diễn ra ở một số doanh nghiệp vực ngoài Nhà nước; hàng tháng đơn vị sử dụng lao động thu số tiền đóng BHXH của người lao động nhưng không


nộp tỷ lệ trích nộp BHXH trong tổng quỹ lương cho cơ quan BHXH mà lấy để làm vốn sản xuất kinh doanh, khi người lao động gặp rủi ro thì người sử dụng lao động trích một khoản tiền ra để thăm hỏi (nhỏ hơn nhiều lần so với khoản tiền trợ cấp mà cơ quan BHXH trả) và nói đó là tiền trợ cấp BHXH.

Trên thực tế tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH dây dưa trên địa bàn cũng chưa được giải quyết dứt điểm. Cá biệt có những doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền đóng BHXH để dùng vào việc khác, vì tiền lãi do chậm nộp thấp hơn rất nhiều so với lãi suất vay ngân hàng .

Tiền BHXH nợ đọng cũng là vấn đề thực sự “nóng” khi số doanh nghiệp nợ đọng BHXH có sự gia tăng hàng năm cả về quy mô và số lượng.

Nguyên nhân tình trạng nợ đọng BHXH trước hết là do ý thức của chủ doanh nghiệp trong việc chấp hành Luật BHXH, tiếp đến là do năng lực tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành da giày, cơ khí, may mặc… khó khăn do sự phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Thêm vào đó, các chế tài xử phạt theo quy định của Luật BHXH và Nghị định 135/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính chưa đủ mạnh, biện pháp khấu trừ vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp ở các ngân hàng thương mại không có tác dụng bởi một doanh nghiệp có thể mở tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau và thực tế cơ quan BHXH cũng không nhận được sự phối hợp tích cực từ phía các ngân hàng.

Hiện nay, cơ quan BHXH đang chịu cơ chế khá đặc biệt, đó là: chịu sự quản lý của nhà nước của Bộ LĐ-TB&XH về BHXH; chịu sự quản lý của nhà nước của Bộ Y tế về BHYT; chịu sự quản lý của nhà nước của Bộ Tài chính về chế độ chính sách đối với quỹ BHXH. Tóm lại, BHXH chỉ là cơ quan thực hiện, đặc biệt là không có quyền thanh tra, xử phạt các doanh nghiệp vi phạm. Ngành BHXH đang chịu áp lực từ nhiệu hướng, còn chính quyền các địa

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 12/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí