Giải Pháp Và Kiến Nghị Trong Công Tác Thu Bảo Hiểm Xã Hội Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh Bình Dương


- Theo kết quả định lượng, nhân tố đánh giá rủi ro có tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ (14%). Mặt khác, theo phân tích định tính về đánh giá rủi ro thì trong việc thu chi BHXH, chưa phân tích và đánh giá một cách đầy đủ các rủi ro. Chưa xây dựng quy trình giám sát chặc chẽ các rủi ro và có kế hoạch đối phó trong các trường hợp có sự biến động đột xuất về cơ cấu tổ chức, chính sách. Mục tiêu quản lý thu BHXH thường đặt ra ngay từ đầu năm vì vậy khi mục tiêu có thể đạt được thì việc đánh giá cũng như đưa ra phương hướng phòng chóng rủi ro về việc quản lý đối tượng tham gia BHXH, mức đóng, nợ đọng lại xem nhẹ, thiếu chú trọng.

- Nguyên nhân là do ban lãnh đạo chưa thực sự phân tích và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn một cách đầy đủ, chưa xây dựng được quy trình giám sát chặc chẽ các rủi ro đó. Mặt khác, chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể để đối phó với các trường hợp có sự biến động đột xuất về cơ cấu tổ chức và chính sách BHXH.

4.5.2.3. Hoạt động kiểm soát

- Theo kết quả định lượng, nhân tố hoạt động kiểm soát có tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ (19.7%) và theo phân tích định tính về hoạt động kiểm soát thì việc luân chuyển cán bộ viên chức, luân phiên công việc giữa các phòng ban còn chưa được quan tâm nhiều. Việc triển khai chính sách pháp luật BHXH chưa thực sự tốt nên chế tài về việc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH, nợ BHXH kéo dài hiện nay chưa đủ sức răng đe. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành chưa chú trọng đúng mức và thật sự xem đây là một trong những biện pháp trọng yếu trong công tác quản lý thu BHXH.

- Nguyên nhân ban lãnh đạo còn chưa quyết liệt trong việc luân phiên, luân chuyển công việc của cán bộ viên chức giữa các phòng ban với nhau. Chưa tham mưu cấp trên ra các văn bản có chế tài mạnh trong việc xử lý vi phạm các doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH làm thất thoát nguồn thu. Công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành chưa chú trọng đúng mức.

4.5.2.4. Thông tin truyền thông

- Theo kết quả định lượng, nhân tố thông tin truyền thông có tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ (24.6%) tương đối lớn. Đồng thời theo phân tích định tính về thông tin truyền thông thì cán bộ viên chức có trình độ công nghệ thông tin còn yếu, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa theo kịp với sự thay đổi của chính sách mới, phần mềm ứng dụng mới. Một số phòng nghiệp vụ như thanh kiểm tra, khai thác và thu hồi nợ, phòng chế độ BHXH chưa được phân quyền sử dụng phần mềm đầy đủ để tra cứu thông tin dẫn đến trở ngại trong việc kiểm soát dữ liệu cũng như gắn trách nhiệm nếu như có sai sót xảy ra.

- Nguyên nhân là do cơ quan chưa tạo điều kiện cho cán bộ viên chức tham gia học các lớp đào tạo về công nghệ thông tin nâng cao nhằm áp dụng vào công việc


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Chưa phân quyền hết chức năng phần mềm ứng dụng để cán bộ viên chức được nguyên cứu tra cứu thông tin một cách dễ dàng.

4.5.2.5. Hoạt động giám sát

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác thu Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương - 12

- Theo kết quả định lượng, nhân tố hoạt động giám sát có tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ (32.2%) mạnh nhất. Đồng thời, theo phân tích định tính hoạt động giám sát thì nguồn nhân lực làm công tác thanh tra, kiểm tra BHXH chưa đủ về số lượng và chất lượng. Thiếu thông tin, thiếu sự phối hợp, kiểm tra giám sát lẫn nhau, chưa chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm công tác thanh tra, kiểm tra BHXH, chưa thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kỷ năng nghiệp vụ về công tác thanh tra, kiểm tra, lớp đào tạo công nghệ thông tin. Hiện nay chế tài xử phạt các hành vi vi phạm về BHXH chưa quyết liệt, không đủ sức răn đe.

- Nguyên nhân là do ban lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức về công tác thanh kiểm tra, chưa phân bổ nguồn nhân sự làm công tác thanh kiểm tra. Các Ngành, các cấp chính quyền địa phương và đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật như cơ quan công an, tòa án,…. chưa đồng hành cùng phối hợp, hỗ trợ cho cơ quan BHXH.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương 4 tác giả đã giới thiệu sơ lược về cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương và phân tích tình hình thu chi của BHXH tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 đến 2017, đồng thời phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ trong công tác thu BHXH tại Tỉnh Bình Dương, chỉ ra được ưu điểm và một số tồn tại và nguyên nhân.

Đi sâu vào nguyên cứu, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của BHXH tỉnh Bình Dương. Mô hình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ gồm 6 thành phần: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát và Ý thức tham gia BHXH. Kết quả phân tích hồi quy đã khẳng định năm nhân tố có tác động thuận chiều đến hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông và Giám sát. Trong đó, Giám sát có tác động mạnh nhất sau đó đến thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát, đánh giá rủi ro và môi trường kiểm soát.


CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG

5.1. Quan điểm hoàn thiện

Hệ thống kiểm soát nội bộ phải được xác lập trên cơ sở một số quan điểm nhất định, nhằm khi tổ chức và xây dựng các văn bản cũng như thực thi nhất quán và hiệu quả. Từ thực trạng về hệ thống kiểm soát nội bộ ở cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương, tác giả đưa ra một số quan điểm hoàn thiện như sau:

5.1.1. Quan điểm kế thừa

Mục tiêu của ngành BHXH là bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất hoặc giảm các khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm do những rủi ro xã hội thông qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ; đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội, xây dựng một nền an sinh xã hội vững mạnh, từ đó góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị và xã hội ngày càng được phát triển và an toàn hơn. Bên cạnh việc thực hiện tốt chính sách BHXH còn đảm bảo sự công bằng giữa những người lao động trong xã hội. BHXH phân phối lại thu nhập giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữa những người khỏe mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc … thực hiện được chức năng này có nghĩa là chính sách BHXH đã góp phần thực hiện công bằng xã hội.

Thực hiện nghiêm chính sách pháp luật về BHXH, thiết lập kỷ cương trong việc tuân thủ các quy định về các thủ tục hành chính trong công tác thu BHXH như đối tượng, mức đóng, phương thức đóng; chấp hành tốt việc quản lý, sử dụng nguồn quỹ nhằm ngăn ngừa, hạn chế việc gian lận trong lĩnh vực thu BHXH như tình trạng người sử dụng lao động và người lao động không đóng, đóng không đúng thời gian, không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, tình trạng nợ đọng dây dưa, bắc cầu đang trở thành phổ biến ở các doanh nghiệp. Mặt khác, số liệu thu, số liệu chi cũng như số liệu kế toán phải đảm bảo trung thực, chính xác và phản ánh khách quan về nghĩa vụ tham gia BHXH cho người lao động của doanh nghiệp và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng được việc doanh nghiệp chủ động trong việc đăng ký tham gia BHXH cho người lao động tránh tình trạng không đóng, đóng không đúng thời gian, không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, nợ đọng dây dưa kéo dài.

Hiện nay, tuy tổ chức bộ máy, hệ thống văn bản luật cũng như về cơ cấu ngành đã có nhiều bước cải tiến cho phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế hiện nay nhưng về mặt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thì vẫn luôn được kế thừa và phát huy tích cực. Với chính sách BHXH trước đây thường chú trọng đến việc đảm bảo nguồn


thu ngân sách, điều tiết thu nhập, tức là bề nổi của công tác thu BHXH, còn ngày nay thì chú trọng hơn đến những yếu tố nội tại của ngành BHXH, chú trọng những rủi ro bên trong làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, công tác thu BHXH. Do đó, ngành BHXH đang ngày càng hướng đến việc hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ của ngành và từng bước nâng cao chất lượng quản lý nhằm đảm bảo tối đa nhất nguồn thu như mục tiêu ngay từ ban đầu thành lập ngành BHXH.

5.1.2. Quan điểm lợi ích và an sinh xã hội

Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chính sách ASXH, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước, thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và người lao động đã tích cực triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo hiểm xã hội và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống pháp luật, chính sách bảo hiểm xã hội, bao gồm các chế độ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp đã từng bước được hoàn thiện, ngày càng đồng bộ, phù hợp với thực tế đất nước và thông lệ quốc tế. Chính sách bảo hiểm xã hội đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là một trụ cột chính của hệ thống ASXH, là sự bảo đảm thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống. Quỹ bảo hiểm xã hội đã trở thành quỹ an sinh lớn nhất, hoạt động theo nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa những người lao động cùng thế hệ và giữa các thế hệ tham gia bảo hiểm xã hội. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật, số người tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng, số người được hưởng bảo hiểm xã hội không ngừng tăng lên.

Như chúng ta đã biết BHXH là một chính sách lớn trong hệ thống chính sách ASXH, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chính sách BHXH là bộ phận lớn nhất trong toàn bộ hệ thống ASXH của một quốc gia. Phát triển hệ thống ASXH phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Gắn các chính sách ASXH với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực tăng trưởng kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội. Không ngừng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề, điều kiện vật chất, tài chính làm bệ đỡ cho cho hệ thống ASXH. Chọn phát triển mô hình ASXH dựa trên quan điểm của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) với các bộ phận cấu thành là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội và ưu đãi xã hội. Đây là mô hình phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước ta coi: con người là động lực, mục tiêu của sự phát triển. Từng bước xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách ASXH mang tính toàn dân, mở rộng khả năng tiếp cận và diện bao phủ, bảo đảm người dân có mức sống tối thiểu, có khả năng liên kết, chống đỡ thành công trước rủi ro. Chú trọng phát triển hệ thống ASXH đối với khu vực nông thôn, dân tộc thiểu số, các đối tượng bị tác động bởi cải cách


kinh tế và xã hội, như lao động di cư, người thuộc diện thu hồi đất, bị tác động bởi khủng hoảng, người có công, trẻ em, người già, người tàn tật... Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện ASXH, đồng thời mở rộng sự tham gia của cộng đồng xã hội vào việc thực hiện chính sách ASXH dưới hình thức xã hội hóa. Từng bước phát triển các chính sách ASXH với nội dung, cách tiếp cận và chuẩn mực quốc tế; huy động sự liên kết, hợp tác khu vực và quốc tế thực hiện chính sách ASXH đối với người lao động trong bối cảnh di chuyển lao động quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

Theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 về cải cách chính sách BHXH hệ thống tổ chức bảo hiểm xã hội từng bước được đổi mới, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, phát huy được vai trò, tính hiệu quả trong xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và quản lý Quỹ bảo hiểm xã hội. Năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội được nâng lên; việc giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động có nhiều tiến bộ. BHXH là một trụ cột chính của hệ thống ASXH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước. Phát triển hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế; huy động các nguồn lực xã hội theo truyền thống tương thân tương ái của dân tộc; hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; kết hợp hài hoà các nguyên tắc đóng - hưởng; công bằng, bình đẳng; chia sẻ và bền vững. Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển và phải đặt trong mối tương quan với đổi mới, phát triển các chính sách xã hội khác, nhất là chế độ tiền lương, thu nhập, trợ giúp xã hội để mọi công dân đều được bảo đảm an sinh xã hội. Phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân. Bảo đảm an sinh xã hội trở thành vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước, bởi vì việc chăm lo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam. Và hiện nay, chúng ta đang phấn đấu đến năm 2020 hệ thống ASXH sẽ bao phủ khắp toàn dân.

5.1.3. Quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kiểm soát

Như chúng ta đã biết, một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý thu BHXH là hệ thống công nghệ thông tin, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực BHXH một mặt tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, cho hoạt động quản lý của BHXH, mặt khác góp phần giúp ngành BHXH nâng cao hiệu quả


công tác quản lý, giám sát, kiểm soát BHXH nhằm phòng, chống các hành vi vi phạm một cách hiệu quả.

Năm 2017, công tác ứng dụng công nghệ thông tin được Bảo hiểm xã hội Việt Nam đặc biệt quan tâm. Hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung toàn ngành; hệ thống cấp số định danh quản lý người tham gia BHXH, BHYT, BHTN được thống nhất trên phạm vi toàn quốc... Những đột phá mạnh mẽ trong công tác cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các hoạt động nghiệp vụ đang đáp ứng tốt hơn mục tiêu phục vụ và áp lực công việc ngày càng tăng của ngành BHXH.

Vì vậy, để có thể theo dõi các thông tin được chính xác và cập nhật kịp thời làm cơ sở để phục vụ công tác chống thất thu BHXH thì cần phải hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin phù hợp với công tác ngày càng phát triển và mở rộng. Đồng thời, đưa các ứng dụng công nghện thông tin hiện đại phục vụ cho việc xử lý dữ liệu của đối tượng tham gia BHXH giúp giảm thiểu về thời gian đối với việc thực hiện các thủ tục hành chính, các rủi ro do các nguyên nhân về lưu trữ, xử lý thông tin đối tượng thiếu chính xác như việc nộp bằng giấy trước đây và cũng như hỗ trợ hết sức cần thiết cho công tác kiểm soát, rà soát hồ sơ kê khai của doanh nghiệp cũng như phục vụ tốt cho công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng cường công tác quản lý thu BHXH và chống thất thu cho ngành BHXH.

Hiện nay, theo quy định tất cả các doanh nghệp đều phải kê khai đối tượng tham gia BHXH qua đường truyền mạng bằng chương trình ứng dụng TST, tuy bước đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như: đường truyền mạng còn chậm, số lượng doanh nghiệp khá lớn nhưng dần dần những khó khăn đã được khắc phục và đạt được kết quả khả quan.

Thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ; hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ; hoàn thiện cơ sở dữ liệu tập trung toàn ngành BHXH; mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

5.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ công tác thu BHXH tại Tỉnh Bình

Dương

Xuất phát từ tình hình thực tế của kiểm soát nội bộ công tác thu tại BHXH tỉnh Bình Dương và nguyên cứu của tác giả, tác giả xin đóng góp một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kiểm soát nội bộ thu BHXH nhằm cải thiện công tác quản lý công tác thu BHXH cũng như tình trạng người sử dụng lao động và người lao động không đóng, đóng không đúng thời gian, không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, tình trạng nợ đọng dây dưa trên địa bàn quản lý dựa trên cơ sở 05 yếu tố theo bảng vị trí quan trọng (bảng 4.17) như sau:

5.2.1. Về Hoạt động giám sát


Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố về giám sát tác động mạnh nhất đến hệ thống kiểm soát nội bộ về thu BHXH tại BHXH tỉnh Bình Dương. Giám sát là quá trình Ban lãnh đạo BHXH tỉnh Bình Dương đánh giá được kết quả hoạt động của cả hệ thống kiểm soát nội bộ, vì sau khi đã nhận thức tương đối đầy đủ các loại rủi ro cũng như đánh giá khả năng xảy ra rủi ro. Vì vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

- Cần chú trọng vào nguồn nhân lực hiện tại để phân tích rủi ro, phát hiện sai sót trong việc kiểm tra giám sát các đối tượng tham gia BHXH. Tuy nhiên, hiện nay viên chức làm công tác thanh tra, kiểm tra BHXH của BHXH tỉnh Bình Dương chi có 10 người có thể nói là thiếu nguồn nhân lực làm công tác này vì số lượng doanh nghiệp của tỉnh Bình Dương rất lớn khoảng 6.000 doanh nghiệp nên trong quá trình thực thi nhiệm vụ không thể tránh khỏi sai sót. Trong khi đó nợ đọng kéo dài, một số doanh nghiệm chiếm dụng tiền đóng BHXH mà viên chức phòng khai thác và thu hồi nợ cũng chỉ có 05 viên chức. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm của viên chức làm công tác thu hồi nợ chưa cao, ngại va chạm với doanh nghiệp, ngại khó và thậm chí là làm việc mang tính đối phó, làm cho đủ thủ tục trong thực thi nhiệm vụ dẫn đến tình trạng số tiền nợ BHXH còn lớn, nợ kéo dài dẫn đến một số trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn gây thất thoát nguồn thu cho cơ quan BHXH. Vì vậy, việc bổ sung nguồn nhân lực cho công tác này là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả công việc và phù hợp với tình hình phát triển của đơn vị.

- Các nguyên tắc giám sát là luôn phải có sự kiểm tra độc lập quá trình của từng loại để mỗi khi phát sinh các vấn đề ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thì cơ quan BHXH Bình Dương cần phải phân tích, đánh giá lại các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra các rủi ro đó. Từ đó có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng yêu cầu, từng giai đoạn cụ thể giúp cho hoạt động giám sát ngày càng đạt hiệu quả cao. Giám sát cần thiết cho việc xác định hiệu quả thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu lâu dài. Giám sát sẽ hỗ trợ cho việc đánh giá của ban lãnh đạo BHXH Bình Dương thêm chính xác.

- Khi phát hiện sai sót, thông tin cần được chuyển tải một cách nhanh chóng và kịp thời, tránh trường hợp phải thông qua quá nhiều bộ phận rồi mới được xử lý.

- Đối với cán bộ nhân viên BHXH hiện nay đặc biệt là cán bộ làm công tác thanh kiểm tra, cần trang bị kiến thức về tin học để có thể trao đổi thông tin kịp thời giữa các phòng ban, có sự đối chiếu chính xác và nhanh chóng và nhất là cần trang bị trình độ tin học nhất định để áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc quản lý BHXH.

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho viên chức của các phòng ban có liên quan đến việc thu BHXH như: Phòng quản lý thu, phòng thanh tra – kiểm tra, phòng khai thác và thu hồi nợ nhằm nâng cao kỹ năng nhận biết, đánh giá và đối phó kịp thời với những rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thu BHXH tại doanh nghiệp cũng như trong công tác quản lý thu và thu hồi nợ.

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí