Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 9


phương thì ít quan tâm bởi thu BHXH không phải là nguồn thu của địa phương, nên về phía địa phương không tránh khỏi ý nghĩ thu được cũng tốt mà không thu được cũng chẳng sao.

3.3.3. Công tác tổ chức thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình

3.3.3.1. Phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội

BHXH huyện Phú Bình tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH đối với người sử dụng lao động và người lao động theo phân cấp quản lý. Cụ thể:

BHXH huyện Phú Bình thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại địa bàn huyện, bao gồm:

- Các đơn vị do huyện trực tiếp quản lý;

- Các đơn vị ngoài quốc doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên;

- Các xã, phường, thị trấn;

- Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu BHXH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Hiện nay, BHXH huyện Phú Bình đang quản lý thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đối với 157 đơn vị, trong đó đơn vị ngoài quốc doanh sử dụng từ 10 lao động trở lên chiếm 41 đơn vị; 20 xã và 01 thị trấn (số liệu tính đến 31/12/2014).

3.3.3.2 .Lập và xét duyệt kế hoạch thu bảo hiểm xã hội hàng năm Đối với đơn vị sử dụng lao động:

Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 9

Hàng năm, đơn vị SDLĐ có trách nhiệm đối chiếu số lao động, quỹ tiền lương và mức nộp BHXH thực tế cả tháng 9 với danh sách lao động, quỹ tiền lương trích nộp BHXH tại thời điểm đó với cơ quan BHXH huyện trước ngày 10/10 hàng năm.

Đối với cơ quan BHXH huyện:

Hàng năm, BHXH huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khả


năng mở rộng người lao động tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn huyện, lập 02 bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau (Mẫu số 13 - TBH), gửi 01 bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm.

3.3.3.3 Quản lý tiền thu bảo hiểm xã hội

BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản).

Hàng quý, BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu, đồng thời gửi thông báo quyết toán cho bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người SDLĐ chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau.

3.3.4. Công tác quản lý hồ sơ, tài liệu

BHXH huyện cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý.

Để thuận tiện cho việc khai thác và sử dụng hồ sơ, tài liệu, BHXH huyện Phú Bình thường xuyên tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH đảm bảo khoa học. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý người tham gia BHXH, cấp sổ BHXH cho người tham gia BHXH.

3.4. Đánh giá công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

3.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Trong 3 năm qua, ngành BHXH nói chung và BHXH huyện Phú Bình nói riêng đạt được kết quả cao, đã có những bước tiến đột phá, được sự quan tâm giúp đỡ của Thường trực Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Phú Bình và sự phối hợp của các cơ quan ban ngành và tập thể cán bộ, công


nhân viên chức BHXH đã không ngừng nỗ nực phấn đấu, tu dưỡng rèn luyện bản thân sáng tạo trong công tác để không ngừng phát triển mạnh mẽ toàn ngành BHXH về thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Quỹ tài chính của BHXH đã được ổn định và phát triển trên cơ sở hình thành được quỹ BHXH độc lập với NSNN.

Với nguồn đóng góp chủ yếu từ người sử dụng lao động và người lao động, quá trình tạo lập và sử dụng quỹ BHXH được tiến hành trên nguyên tắc có đóng mới có hưởng. Vì vậy mà các quan hệ tài chính trong BHXH đã rõ ràng, việc quản lý sử dụng quỹ BHXH được hình thành tốt, phục vụ tốt hơn đến quyền lợi của người lao động. Do đó trong thời gian qua BHXH huyện Phú Bình đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực.

Với những kết quả thu được về công tác quản lý thu BHXH trong thời gian qua, BHXH huyện Phú Bình đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo quyền lợi cho hàng nghìn người lao động tham gia BHXH trên địa bàn toàn huyện.

Thực hiện tốt chính sách BHXH nói chung và công tác quản lý thu BHXH đã nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện chính sách BHXH.

Quy trình quản lý thu và kết quả thu BHXH trên địa bàn huyện đã ngày càng đạt kết quả cao, công tác quản lý thu BHXH cũng dần đi vào ổn định.

Để có được kết quả tích cực như thời gian vừa qua, ngoài sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của BHXH tỉnh Thái Nguyên, sự giúp đỡ của cấp uỷ, chính quyền các cấp thì sự chủ động thực hiện các giải pháp thu phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, các đơn vị do BHXH huyện đưa ra và kiên trì thực hiện đã góp phần quan trọng làm nên kết quả trên. Xác định rõ những khó khăn, ngay từ đầu năm, BHXH huyện đã có kế hoạch thu từng


tháng, từng quý nhất là đối với các doanh nghiệp thường nợ đọng BHXH.

Tăng cường công tác phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các đơn vị sử dụng lao động, các đại lý, cộng tác viên. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ sử dụng lao động, cấp uỷ, chính quyền các cấp và của chính bản thân NLĐ về chính sách BHXH. Cử cán bộ xuống từng địa phương, từng đơn vị đôn đốc thu cũng là biện pháp đưa lại kết quả tốt. Qua đó, cán bộ BHXH không chỉ nhắc nhở mà còn hiểu được những vướng mắc của doanh nghiệp để cùng nhau tìm ra cách tháo gỡ.

Kết quả thu BHXH của BHXH huyện Phú Bình trong thời gian qua liên tục tăng theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Điều đó chứng tỏ rằng: số người được tham gia BHXH trên địa bàn huyện ngày càng tăng lên, điều đó cũng có nghĩa là số NLĐ được hệ thống BHXH bảo vệ trước những rủi ro xã hội ngày càng tăng lên. Như vậy, mức độ “bao phủ” của hệ thống BHXH đến với người dân ngày càng rộng lớn hơn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống BHXH.

3.4.2. Những hạn chế trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý thu BHXH ở BHXH huyện Phú Bình vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần sớm được khắc phục, đó là:

Hiện nay, một số đơn vị sử dụng lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH (nhất là khối doanh nghiệp ngoài quốc doạnh) còn chưa thực hiện đăng ký đóng BHXH theo đúng quy định.

Số lao động tham gia BHXH trong các đơn vị đã đăng ký tham gia đóng BHXH cũng còn chưa đầy đủ, chưa đúng quy định.

Có một số lượng không nhỏ các doanh nghiệp (nhất là khối ngoài quốc


doanh) còn nợ tiền đóng BHXH cho NLĐ với số tiền lớn làm ảnh hưởng đến nguồn thu BHXH, đồng thời làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của NLĐ.

Sự phối kết hợp giữa cơ quan BHXH huyện với các ngành còn thiếu đồng bộ, chưa tạo được động lực cần thiết để thúc đẩy công tác quản lý thu BHXH. Công tác tuyên truyền BHXH còn mang nặng tính hình thức, hành chính.

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Sở dĩ còn những tồn tại như trên, có rất nhiều nguyên nhân, song tập trung lại, có một số nhóm nguyên nhân chủ yếu sau:

3.4.3.1. Nhóm nguyên nhân về nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động

Người lao động trong các DNNQD nhận thức về quyền lợi khi tham gia BHXH chưa đầy đủ, thậm chí nhiều người lao động còn chưa được phổ biến về chế độ BHXH, nhiều người không hiểu tham gia BHXH là để làm gì, được cái gì, nhiều người còn nhầm lẫn tưởng BHXH với các loại hình doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm khác. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu nộp BHXH trên địa bàn huyện. Nhiều lao động có hiểu biết về BHXH nhưng vì thu nhập thấp và không phải đóng BHXH (cá nhân hiện phải đóng 8%) nên không có y thức tham gia và không đòi hỏi chủ SDLĐ về quyền lợi của mình mà ngược lại thông đồng với chủ sử dụng lao động để trốn đóng BHXH.

Nhận thức về BHXH của các đơn vị SDLĐ, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn hạn chế, nhiều chủ SDLĐ và NLĐ còn có nhận thức chưa đúng về BHXH nên cố tình lách luật và tìm cách trốn tránh nghĩa vụ tham gia BHXH cho NLĐ. Theo số liệu của chi cục thuế huyện Phú Bình cung cấp, đến 31/12/2014 huyện Phú Bình có 86 doanh nghiệp đang hoạt


động có đăng ký thuế, nhưng hiện nay chỉ có 41 doanh nghiệp đã tham gia nộp BHXH (tức là mới đạt gần 50% số doanh nghiệp hiện đang hoạt động). Do đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình.

3.4.3.2. Nguyên nhân về việc thực hiện, chấp hành Luật Lao động của chủ sử dụng lao động

Hiện nay trên địa bàn huyện số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH vẫn còn tương đối nhiều nhưng chưa tham gia, nguyên nhân là do các chủ SDLD chỉ ký hợp đồng lao động công việc dưới 3 tháng (trước đây) và dưới 30 ngày (hiện nay) để trốn không phải đóng BHXH. Mặt khác hiện nay vẫn còn nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, hoạt động kinh doanh chui, không đăng ký giấy phép kinh doanh mà huyện Phú Bình vẫn chưa kiểm soạt được, dẫn tới còn nhiều đơn vị và số người lao động chưa tham gia BHXH.

Ở các đơn vi, mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động để làm căn cứ đóng BHXH còn thấp hơn so với tiền lương thực tế trong các đơn vị trả cho người lao động. Đó là do chủ sử dụng lao động muốn giảm bớt số tiền đóng BHXH cho người lao động. Vấn đề này gây ảnh hưởng đến kết quả thu và ảnh hưởng đến chính quyền lợi của người lao động.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thiếu tổ chức công đoàn, hoặc nếu có cũng chỉ mang tính hình thức, không thực sự bảo vệ được quyền lợi của NLĐ.

3.4.3.3. Nguyên nhân về việc kiểm tra, đôn đốc của cơ quan bảo hiểm xã hội và các ngành chức năng

Công tác thanh tra, kiểm tra cũng là một biện pháp rất quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp lật BHXH. Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm, thanh tra, kiểm tra còn đóng vai trò như là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi phạm pháp


luật.

Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra của các cơ quan chức năng còn

mỏng (biên chế cơ quan thanh tra huyện hiện tại có 7 người, tổ chức thanh tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao trên các mặt công tác ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn); chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH huyện đối với những vi phạm chính sách BHXH của người SDLĐ còn bị hạn chế,chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, tính pháp lý chưa nghiêm; sự phối kết hợp trong các hoạt động của các cơ quan quản lý, các ban ngành về công tác chỉ đạo còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý thực tiễn đặt ra,... vì vậy số vụ vi phạm do cơ quan BHXH báo cáo thì nhiều nhưng được xử lý thì rất ít (năm 2014, cơ quan BHXH huyện Phú Bình phát hiện và báo cáo 05 vụ vi phạm, nhưng cơ quan chức năng mới xử lý dứt điểm 03 vụ). Mặt khác, sự phối hợp cũng như cơ chế xử lý các vi phạm còn nhiều bất cập về thủ tục cũng như mức độ xử phạt.

3.4.3.4. Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, qua tìm hiểu được biết, khó khăn lớn nhất mà ngành phải đối mặt trong thời gian qua chính là do hầu hết các doanh nghiệp trong huyện, nhất là khối ngoài quốc doanh đều làm ăn không đạt kết quả như mong muốn, thậm chí nhiều đơn vị còn làm ăn thua lỗ, lâm vào cảnh nợ nần và nợ luôn cả tiền đóng BHXH. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách chi trả cho khối thuộc diện 3% như: người nghèo, người có công... chậm cũng làm ảnh hưởng đến tiến độ thu của ngành BHXH.


Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU

BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH , TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

Để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH và quản lý tốt nguồn thu quỹ BHXH huyện Phú Bình những năm tiếp theo, BHXH huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện:

- Tập trung tham mưu với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương như: Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình để chỉ đạo các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị, các Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh cá thể thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn.

- Tăng cường cán bộ công chức viên chức đôn đốc thu thu đủ BHXH, BHYT Bắt buộc theo chỉ tiêu kế hoạch BHXH tỉnh Thái Nguyên giao hàng năm, thường xuyên kiểm tra hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động thực hiện trích nộp BHXH, BHYT đầy đủ kịp thời vào quỹ BHXH.

- Tăng cường khai thác thu BHXH ở các đơn vị Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo quy định.

- Thực hiện thẩm định, hoàn thiện hồ sơ, sổ BHXH, cấp mới sổ BHXH cho người lao động đảm bảo đầy đủ quyền lợi theo quy định.

- Thực hiện tốt việc xác nhận thu BHXH cho người lao động, thanh toán đầy đủ, kịp thời các chế độ ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động.

- Có đề xuất tham mưu với BHXH tỉnh Thái Nguyên trong việc thực hiện các văn bản, chính sách BHXH của nhà nước và hướng dẫn nghiệp vụ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2023