Khung Phân Tích Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Thu Bhxh Tại Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên


- Doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục gia nhập thị trường, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã đi vào hoạt động nhưng cố ý không đóng BHXH cho NLĐ hoặc cố ý kéo dài thời gian đăng ký tham gia BHXH. Với DN này, sau khi thành lập và hoạt động vẫn không chịu làm thủ tục đóng, khi không thể từ chối thì chỉ đóng cho một số ít người và không truy đóng cho thời gian trước đó.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện BHXH: Cố tình kê khai giảm số lao động, mức lương thấp hơn trong hợp đồng lao động để giảm chi phí BHXH phải nộp dù tiền công phải trả cao hơn rất nhiều. Xây dựng phương án trả lương không rõ ràng, thang bảng lương không phù hợp.

* Việc thực hiện, chấp hành Luật Lao động của người sử dụng lao động Nhìn chung, việc thực hiện và chấp hành Luật Lao động của người sử

dụng lao động hiện nay vẫn còn nhiều vi phạm kể cả ở cả doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, thông thường có các hình thức vi phạm chủ yếu như:

- Cố tình kéo dài thời gian thử việc, hợp đồng lao động dưới ba tháng để không đóng BHXH, thỏa thuận hợp đồng lao động không thành văn.

- Chấm dứt hợp đồng với NLĐ đã làm việc lâu năm, có mức tiền lương cao, thay thế bằng lực lượng lao động mới để giảm chi phí tiền lương, trốn đóng BHXH.

* Việc kiểm tra, đôn đốc của cơ quan BHXH và các ngành chức năng Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH huyện đối với những vi

phạm chính sách BHXH của người SDLĐ còn bị hạn chế, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, tính pháp lý chưa nghiêm do đó nhiều chủ SDLĐ còn tìm cách né tránh, không thực hiện việc đóng và tham gia BHXH cho NLĐ. Sự phối kết hợp trong các hoạt động của các cơ quan quản lý, các ban ngành về công tác chỉ đạo còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

quản lý thực tiễn đặt ra.

* Tác động điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật

Quản lý thu bảo hiểm xã hội tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 5

Sự thay thế, hoặc bổ sung, sửa đổi của các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH và quản lý thu BHXH cũng đòi hỏi công tác quản lý thu BHXH cần có những điều chỉnh. Do đó, văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật về BHXH nói riêng tác động rất rõ rệt đối với công tác quản lý thu BHXH.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Khung phân tích

Khung phân tích là một công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề một cách có trình tự và logic.

Luận văn xây dựng khung phân tích nhằm sắp xếp trật tự phân tích các vấn đề liên quan đến đề tài một cách trật tự, logic, có được hướng phân tích đảm bảo mục tiêu đề tài đã đặt ra.

Khung phân tích trong nghiên cứu được xây dựng theo chiều đi từ việc phân tích các khía cạnh, phương diện có liên quan đế vấn đề nghiên cứu, từ đó đưa ra được kết luận, đánh giá chung cho vấn đề đang nghiên cứu.



Năng lực công tác:

- Cán bộ quản lý thu BHXH.

- Thủ trưởng, kế toán tại các doanh nghiệp.

Các yếu tố khách quan:

- Cơ chế, chính sách

- Nhận thức của NLĐ và NSDLĐ

- Tình hình kinh tế từng giai đoạn

- Các yếu tố khác.

- Nâng cao năng lực quản lý của

thống hiện BHXH.

hệ thực thu

- Tăng cường thiết chế đối với vấn đề nợ đọng.

Nâng cao hiệu quả quản lý thu; hạn chế nợ đọng và trốn đóng BHXH:

- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp.

- Thực hiện tốt nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện.

- Phối hợp tốt với cơ quan chức năng liên quan.

- Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng

- Phát huy hiệu quả công tác quản lý thu BHXH

- Tăng cường công tác tuyên truyền về quản lý thu BHXH.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về BHXH.

- Thực hiện tốt công tác thu, chi và giải quyết kịp thời các chính sách cho NLĐ.

- Mở rộng khai thác đối tượng thu BHXH ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

- Kịp thời khen thưởng, động viên với các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác thu, nộp BHXH.


Sơ đồ 2.1. Khung phân tích các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu BHXH tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên


2.2. Nguồn tài liệu và số liệu sử dụng

Nguồn tài liệu và số liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu là nguồn thứ

cấp.

Nguồn tài liệu và số liệu thứ cấp là thông tin đã có sẵn và đã qua tổng

hợp được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Tài liệu nội bộ cơ quan gồm báo cáo quyết toán của BHXH huyện Phú Bình qua các quý; tài liệu từ các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành BHXH; các bài báo chuyên ngành đăng trên các mạng internet.

Số liệu thứ cấp có ưu điểm là kinh phí tìm hiểu ít, được cập nhật kịp thời. Tuy nhiên, đây thường là những thông tin cơ bản đã được tổng hợp qua xử lý nên thường không được sử dụng để dự báo, số liệu này thường là cơ sở để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu.

Để hoàn thiện luận văn, tác giả sử dụng nguồn tài liệu và số liệu thứ cấp được trích dẫn và tham khảo:

- Giáo trình Quản trị BHXH, trường Đại học Lao động xã hội

- Báo cáo BHXH của BHXH, huyện Phú Bình

- Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên: www.thainguyen.gov.vn

- Trang tin điện tử BHXH tỉnh Thái Nguyên: www.bhxhthainguyen.gov.vn

- Luật Bảo hiểm xã hội, Nhà xuất bản lao động xã hội, 2006

- Luật Bảo hiểm xã hội, Nhà xuất bản lao động xã hội, 2014

2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin sử dụng cho quá trình nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu: đầy đủ, chính xác, kịp thời và khách quan. Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu, số liệu thứ cấp.


2.3.2. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát cung cấp sự hiểu biết về thực tế công tác quản lý thu tại BHXH huyện Phú Bình, nhìn nhận trực tiếp các quan hệ tồn tại giữa bộ phận chuyên trách công tác thu với kế toán hoặc những người phụ trách công tác lao động - tiền lương tại đơn vị.

- Quan sát các quy tắc thủ tục quản lý trong hệ thống BHXH là những quy định trình tự cần tuân thủ và thực hiện để đảm bảo yêu cầu và mục tiêu quản lý. Ví dụ như quy định về thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu.

Từ những quan sát trên ghi chép đầy đủ mọi quy tắc và trình tự hoạt động của cơ quan BHXH để có thể xem xét loại bỏ những quy tắc đã lạc hậu, ảnh hưởng đến hiệu quả thu BHXH, đưa ra những cải tiến về tổ chức, quản lý trong công tác quản lý thu.

2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thông tin, tài liệu và số liệu được thu thập, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Tiến hành lập bảng biểu đối với các thông tin số liệu.

2.3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp

* Phương pháp phân tổ thống kê

Sau khi thu thập thông tin thì thông tin ban đầu sẽ có tính rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đây chưa thể phát hiện điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện được tính chất nội dung nghiên cứu. Tác giả tổng hợp và xử lý thông tin theo Phương pháp phân tổ thống kê:

+ Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.

+ Phương pháp thống kê gồm có các bước: thu thập, xử lý số liệu kết quả


có được giúp khái quát đặc trưng của tổng thể; điều tra chọn mẫu chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép; nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng;

+ Phân tổ được gọi là phân lớp thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ, lớp, nhóm khác nhau. Phân tổ thống kê phải đảm bảo được nguyên tắc một đơn vị của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và một đơn vị thuộc một tổ nào đó phải thuộc tổng thể.

+ Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ kết cấu nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian qua đi tới kết luận. Qua thực hiện phương pháp phân tổ tiến hành so sánh: so sánh về số thu, số đơn vị sử dụng lao động thay đổi qua các năm.

* Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế được lượng hóa có cùng nội dung tính chất như nhau.

Phương pháp so sánh được dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá cùng nội dung và tính chất tương tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.

* Phương pháp dự báo

Từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn huyện, khả năng phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, những diễn biến về tình hình phát triển kinh tế của địa phương và thực trạng phát triển các hình thức tổ chức của các doanh nghiệp trên địa bàn, tác giả sử dụng phương pháp dự báo nhằm nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển về quy mô để khai thác nguồn thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình những năm tiếp theo.


Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Giới thiệu sơ lược cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Mô hình tổ chức của bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình

Phú Bình là huyện trung du phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26 km, cách thị xã Bắc Giang 30 km. Phía Bắc huyện Phú Bình giáp huyện Phú Bình, thành phố Thái Nguyên. Phía Tây giáp huyện Phổ Yên. Phía đông giáp tỉnh Bắc Giang. Toàn huyện có 21 đơn vị hành chính gồm 20 xã và 1 thị trấn (315 xóm, tổ dân phố), trong đó có 7 xã miền núi. Tổng diện tích tự nhiên 251,71km2 dân số trung bình là 134.679 người, gồm 8 dân tộc anh em.

Thực hiện Nghị định số 12/CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng chính phủ thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động BHXH Việt Nam.

Thông tư số 58 TC/HCSN ngày 24/7/1995 của Bộ Tài chính hướng dẫn phương thức thu, nộp bảo hiểm xã hội.

Nhằm thống nhất quản lý, tổ chức thu BHXH trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam, từ đó BHXH được thành lập từ Trung ương đến địa phương.

BHXH huyện Phú Bình được thành lập năm 1995 theo Quyết định của Giám đốc BHXH tỉnh Thái Nguyên, thực hiện nhiệm vụ do BHXH tỉnh giao cho, cụ thể:

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 12/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí