Thực Trạng Về Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình


Điểm mới của văn bản Luật này là, ngoài hình thức BHXH bắt buộc, việc mở rộng hình thức BHXH tự nguyện và hình thức Bảo hiểm thất nghiệp, đã được quy định tại Chương IV và Chương V. Đây là đổi mới quan trọng trong chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước ta để tiến tới BHXH cho mọi người lao động ở bất cứ thành phần kinh tế nào cũng đều có nghĩa vụ tham gia và thụ hưởng những quyền lợi về chế độ BHXH đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm:

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các chế độ ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất.

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm các chế độ: Hưu trí; Tử tuất.

- Bảo hiểm thất nghiệp gồm các chế độ Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tìm việc làm.

Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mức bình quân của tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia BHXH từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến trước ngày Luật BHXH có hiệu lực trước khi nghỉ hưu được qui định tại mục 4 điều 59 như sau:

"Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31-12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền luơng tháng đóng BHXH của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu; Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01tháng 01 năm 2001 đến ngày 31-12-2006 thì tính bình quân của tiền luơng tháng đóng BHXH của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu" (Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH trước ngày ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì cách tính lương hưu vẫn như qui định hiện hành).

Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia BHXH, từ ngày Luật


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

BHXH có hiệu lực được quy định tại điều 60 mục 1: “Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước qui định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của mười năm cuối trước khi nghỉ hưu”.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 8

Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng

bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Một điểm khác nữa là Luật không khống chế số tháng được hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu mà “Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH” - Khoản 2 điều 54.

Đối tượng áp dụng của các hình thức bảo hiểm trên:

Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; Hạ sĩ quan, binh sĩ


quân đội nhân dân, công an nhân dân phục vụ có thời hạn; Người làm việc có

thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc (A).

Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động (B).

Người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động quy định tại (B).

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại (B) có sử dụng từ mười lao động trở lên.

Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại (A).

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHXH.

Bên cạnh các văn bản pháp lý điều chỉnh trực tiếp BHXH phải kể đến hệ thống các văn bản điều chỉnh về BHYT vì hiện nay, BHXH là cơ quan thực hiện cả hai loại dịch vụ này. Một số mặt công tác đã lồng ghép thực hiện chung. Ví dụ, công tác thu BHXH được thực hiện song cùng với thu BHYT bắt buộc, công tác chi trả các chế độ ốm đau thai sản có liên hệ đối chiếu với công tác giám định chi phí điều trị của dịch vụ BHYT… Hiện tại, dịch vụ BHYT đang được điều chỉnh theo Nghị định 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của chính phủ. Chính phủ cũng đang xây dựng dự thảo Luật BHYT với mục tiêu hướng tới là thực hiện BHYT toàn dân.


Về hệ thống văn bản điều chỉnh BHXH của BHXH Việt Nam:

Các dịch vụ: thu, chi, giải quyết chính sách, quản lý đối tượng hưởng BHXH đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng và các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung đều được BHXH Việt Nam quy định khá cụ thể. Tuỳ theo tình hình cụ thể từng địa phương, việc thực hiện có thể vận dụng khác nhau. Tuy nhiên, những quy định của BHXH Việt Nam là căn cứ pháp lý trực tiếp điều chỉnh BHXH tại các tỉnh, thành phố. Những văn bản quy định của BHXH Việt Nam gồm có:

Đối với quản lý thu BHXH

Từ khi thành lập, BHXH Việt Nam đã ban hành nhiều quy định hướng dẫn về công tác thu BHXH cho các tỉnh, thành phố. Sau nhiều lần sửa đổi cho phù hợp, quy trình quản lý thu hiện nay được ban hành kèm theo Quyết định 902/QĐ-BHXH-BT ngày 26/6/2007 của BHXH Việt Nam ban hành về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc theo Luật BHXH. Trong đó có các quy định cụ thể về phân cấp tổ chức công tác thu, quy trình thực hiện, hệ thống sổ sách báo cáo. Đây là tài liệu quan trọng để BHXH các tỉnh, thành phố triển khai dịch vụ thu BHXH, BHYT trên địa bàn.

Nội dung quản lý thu BHXH bắt buộc hiện tại bao gồm:

- Thu BHXH bắt buộc được gắn liền với thu BHYT bắt buộc. Các đơn vị sử dụng lao động trích nộp BHXH, BHYT hàng tháng. Mức nộp là 23% quỹ lương cơ bản. Trong đó, tỷ lệ đóng góp cho quỹ BHXH là 20%, người lao động góp 5%, chủ sử dụng lao động 15%. Mức trích nộp BHYT là 3%, người lao động góp 1%, đơn vị góp 2% [12].

- Thu BHXH thực hiện theo địa bàn tỉnh thành phố. BHXH tỉnh, thành phố tuỳ theo tình hình cụ thể phân cấp các BHXH quận huyện thực hiện. Toàn bộ tiền thu BHXH, BHYT theo định kỳ chuyển về quỹ BHXH, BHYT tập trung ở trung ương do BHXH Việt Nam thống nhất quản lý.


- Thực hiện sổ biểu theo dõi hạch toán kết quả thu BHXH, BHYT chi tiết đến từng đơn vị sử dụng lao động, từng người lao động. Kết quả đóng BHXH của từng người lao động (bao gồm cả phần đơn vị trích nộp) được ghi vào sổ BHXH làm căn cứ xét giải quyết chế độ chính sách BHXH khi có phát sinh.

Đối với quản lý chi trả BHXH:

BHXH Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn công tác

chi trả BHXH. Có thể tóm tắt những quy định đó như sau:

+ Đối với chi các chế độ BHXH ngắn hạn, chi các khoản trợ cấp 1 lần:

Cơ quan BHXH chi trả cho người lao động thông qua đơn vị sử dụng lao động các khoản trợ cấp ốm đau, thai sản, chi nghỉ dưỡng sức. Đối với các khoản trợ cấp BHXH một lần khi nghỉ hưu hoặc trợ cấp hưu 1 lần đối với người không đủ điều kiện hưởng hưu hàng tháng, trả trực tiếp cho người lao động tại cơ quan BHXH tỉnh, thành phố.

+ Đối với chi trả lương hưu, trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng theo địa bàn xã, phường nơi đối tượng cư trú thông qua các ban đại diện chi trả do UBND xã, phường, thị trấn lập ra. Một số nơi có thể thực hiện thông qua các đại lý chi trả có ký hợp đồng với cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH tỉnh lập danh sách và chuyển tiền thông qua các ban đại diện chi trả, hoặc đại lý chi trả đến tay đối tượng thụ hưởng BHXH. Hình thức chi trả trực tiếp bằng tiền mặt là phổ biến.

Đối với công tác xét hưởng chế độ, chính sách BHXH và quản lý đối tượng hưởng BHXH hàng tháng

Giải quyết chế độ chính sách là việc thực hiện các thủ tục hồ sơ cần thiết để có đủ căn cứ chi trả BHXH cho đối tượng tham gia BHXH khi phát sinh các điều kiện hưởng chế độ BHXH theo luật định. Đây là công việc khá phức tạp và nhạy cảm. ở Việt Nam, việc thực hiện dịch vụ này còn gặp khó khăn nhất là với việc giải quyết chế độ hưu trí.


Nguyên nhân chủ yếu do thời gian trước đây không quy định người lao động đóng BHXH. Thời gian công tác dược tính hưởng BHXH của họ được căn cứ vào hồ sơ lý lịch công tác do các đơn vị sử dụng lao động cung cấp. Do chiến tranh, thiên tai hoặc thời gian trước đây một số đơn vị quản lý hồ sơ không tốt dẫn đến việc mất mát hoặc thiếu hồ sơ gốc. Cá biệt, không ít trường hợp đã khai không đúng về tuổi đời hoặc thời gian công tác hưởng BHXH. Điều này gây khó khăn trong việc giải quyết thụ hưởng BHXH cho người lao động.

BHXH Việt Nam căn cứ vào các văn bản pháp lý của chính phủ để quy định về thủ tục, trình tự xét hưởng các chế độ BHXH như sau:

- Với chế độ BHXH ngắn hạn như ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức. Các chứng nhận nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, chứng từ nghỉ dưỡng sức và kết quả đóng BHXH của người lao động trước khi nghỉ việc là căn cứ thanh toán. Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập danh sách người hưởng, tổng hợp chứng từ theo quy định. Cơ quan BHXH theo phân cấp quản lý có trách nhiệm xét duyệt và chuyển tiền về đơn vị sử dụng lao động để chi trả cho người lao động.

- Với các trường hợp nghỉ hưu trí, tử tuất, hưởng BHXH 1 lần: Việc xét duyệt hồ sơ và cấp chứng nhận hưởng chế độ do phòng chế độ chính sách của cơ quan BHXH tỉnh, trực tiếp xem xét. Căn cứ pháp lý chủ yếu để giải quyết là sổ BHXH do cơ quan BHXH cấp và ghi chép đầy đủ về nhân thân và quá trình làm việc có đóng BHXH của người lao động.

Sau khi duyệt và cấp chứng nhận được hưởng chế độ BHXH cho người lao động khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc thân nhân người lao động khi hưởng tuất. BHXH tỉnh, thành phố lập danh sách chi trả theo các xã, phường hoặc đại lý chi trả chuyển cho BHXH các quận, huyện quản lý để chi trả hàng tháng tại nơi đối tượng cư trú.


Việc quản lý đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH gắn liền với việc quản lý nhân khẩu tại địa phương. Đối tượng khi nghỉ việc muốn đăng ký lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH tại địa bàn phải có hộ khẩu thường trú. Khi di chuyển nơi nhận lương hưu phải di chuyển hộ khẩu hoặc đăng ký hổ khẩu tạm trú. Khi thay đổi nơi lĩnh lương hưu, trợ cấp do di chuyển địa bàn cư trú, đối tượng có đơn đề nghị, BHXH các huyện, thị xã lập danh sách báo cáo về tỉnh để điều chỉnh danh sách chi trả. Trường hợp di chuyển sang tỉnh khác, BHXH tỉnh, thành phố nơi đi lập hồ sơ di chuyển gửi đến BHXH tỉnh, thành phố nơi

đến quản lý và chi trả.

Trường hợp đối tượng bị chết, BHXH các huyện, thị xã căn cứ giấy báo tử và đề nghị của thân nhân người lao động để giải quyết tạm ứng tiền mai táng phí trong chế độ tử tuất. Sau đó gửi hồ sơ về để BHXH tỉnh thẩm định và ra quyết định hưởng chế độ cho thân nhân đối tượng.

Tóm lại, hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh công tác BHXH ở Việt Nam có khá nhiều và đang được tiếp tục hoàn chỉnh theo hướng ngày càng chi tiết, cụ thể, rõ ràng hơn.

Các văn bản pháp lý về BHXH luôn bám sát tình hình thực tế trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Hệ thống văn bản BHXH làm cho mọi người lao động thấy được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia hoạt động BHXH, coi đó như một tất yếu trong hoạt động kinh tế - xã hội và cộng đồng.

Tuy nhiên, do đặc thù BHXH là một chính sách xã hội nên hệ thống văn bản pháp luật dưới góc độ nào đó còn mang tính chất hành chính, pháp lệnh. Điều này làm cho BHXH chưa thực sự thể hiện đúng ý nghĩa của nó.

Mặc dù vậy, BHXH Ninh Bình cũng quán triệt và thực hiện nghiêm túc theo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và ngành BHXH Việt Nam. Đồng thời vận dụng linh hoạt, phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của tỉnh để các chủ


trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành đến với dân một cách hiệu quả

nhất.


2.2. Thực trạng về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

2.2.1. Mô hình tổ chức bộ máy và phân cấp thực hiện các nhiệm vụ

của Bảo hiểm xã hội tỉnh Ninh Bình

BHXH tỉnh Ninh Bình trực thuộc BHXH Việt Nam, là đơn vị quản lý sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Về cơ cấu tổ chức hiện có 8 phòng chức năng và 08 BHXH huyện, thị xã trực thuộc. Mô hình tổ chức bộ máy được thể hiện ở sơ đồ 2.1.

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 02/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí