Nhóm Các Quy Định Về Chủ Th I N Quan Đến Quản Tài Sản Phá Sản

yêu cầu của chủ nợ dựa trên các thỏa thuận đã xác lập giữa doanh nghiệp mắc nợ và chủ nợ. Việc xác định các khoản nợ của doanh nghiệp có vai trò giúp tòa án xác định chính xác tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cũng như các loại nợ mà doanh nghiệp đang có.

2.2.2.2. Nhóm các quy định về chủ th i n quan đến quản tài sản phá sản

Để quản lý tài sản phá sản một cách hiệu quả nhằm đảm bảo hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, pháp luật cần phải có một cơ chế quản lý phù hợp, trong đó, việc xác định các chủ thể có thẩm quyền quản lý tài sản phá sản có một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động quản lý tài sản phá sản là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể. Do đó, việc xây dựng địa vị pháp lý cho từng chủ thể quản lý tài sản phá sản đòi hỏi phải có sự cân nhắc kỹ càng đến vị trí, vai trò; phân tách chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, năng lực thực hiện của từng chủ thể. Các chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý tài sản phá sản gồm tòa án, chủ nợ, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; trong đó, vai trò, vị trí của Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là ở trung tâm.

+ Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại thì phá sản ngày càng trở thành một vấn đề kinh tế pháp lý, như là một khâu tất yếu trong vòng quay của đời sống kinh tế xã hội. Những mong muốn trái chiều của các bên trong vấn đề phá sản đã khiến cho sự hình thành thiết chế quản lý tài sản chủ thể lâm vào tình trạng phá sản trở thành một yêu cầu khách quan, nhằm ngăn chặn các hành vi tẩu tán, cất giấu tài sản của con nợ để trốn tránh trách nhiệm đối với các chủ nợ. Ngoài ra, khi phá sản là một thủ tục đòi nợ tập thể, thì việc phân chia tài sản cho các chủ nợ trên cơ sở số tài sản hiện có của doanh nghiệp một cách công bằng, đúng pháp luật là một yêu cầu cần thiết. Vì vậy đây là một

chủ thể rất quan trọng trong tố tụng phá sản của bất cứ quốc gia nào.

Quản tài viên có vị trí trung tâm trong mối quan hệ giữa các bên liên quan. Chủ thể quản lý tài sản là cá nhân hoặc tổ chức được cử ra để thực hiện các hành vi quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản. Đây là điều mà Luật phá sản các nước đều thừa nhận bởi xuất phát từ một thực tế là: Khi một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đến mức không còn đủ khả năng tài chính để trang trải các khoản nợ đến hạn, lâm vào tình trạng phá sản đã chứng minh doanh nghiệp đó không còn khả năng điều hành cũng như tạo niềm tin cho việc quản lý doanh nghiệp. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, với quy định trao chức năng quản lý tài sản của doanh nghiệp cho một chủ thể vừa có chuyên môn vừa có tính độc lập trong việc quản lý tài sản doanh nghiệp là giải pháp phù hợp hơn cả, đặc biệt là đối với những nước kinh nghiệm giải quyết loại vụ việc như phá sản doanh nghiệp đang còn mới mẻ, năng lực của các luật sư đang còn ít nhiều hạn chế, cơ chế kỷ luật tài chính còn chưa hoàn thiện,…thì chức năng quản lý tài sản cần được quy định cho một thiết chế quản lý tài sản chuyên nghiệp. Thông thường, thiết chế này do tòa án chỉ định để thực hiện chức năng quản lý tài sản của con nợ mất khả năng thanh toán và giao cho chủ thể này thẩm quyền khá rộng. Thiết chế này cần có những nhiệm vụ, quyền hạn độc lập với Thẩm phán phụ trách giải quyết phá sản và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thiết chế pháp lý này ngoài tính độc lập ra còn có một quyền hạn to lớn trong việc quản lý và định đoạt tài sản phá sản thậm chí còn là người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp với mục đích chung là nhằm tránh những rủi ro, bảo toàn tài sản phá sản. Về phía doanh nghiệp có nhu cầu phá sản, khi không còn khả năng phục hồi, Quản tài viên cung cấp dịch vụ thực hiện các bước trong thủ tục phá sản. Cam kết thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả, giải phóng nợ để doanh nghiệp có thể rút lui khỏi thị trường, tạo cho mình một sản nghiệp mới. Hơn thế nữa, Quản tài viên còn đóng vai trò là người bảo trợ cho các Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Sự xuất hiện của các Quản tài viên nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán ở Việt Nam. Đối với các chủ nợ, Quản tài viên là đại diện cho chủ nợ khi thực hiện nhiệm vụ của mình nhằm thu hồi lại các khoản nợ. Bảo đảm việc thu hồi nợ một cách tối đa thông qua việc bảo toàn và phát triển sản nghiệp phá sản của doanh nghiệp. Qua đó, đảm bảo công bằng cùng lúc cho nhiều chủ nợ. Thông qua quản lý sản nghiệp của doanh nghiệp, Quản tài viên bảo đảm cho sản nghiệp đó không bị tẩu tán, thất thoát và phải được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả. Đồng thời, nếu còn có khả năng thì bằng mọi biện pháp làm cho sản nghiệp đó tăng lên vì lợi ích của các chủ nợ và các chủ thể có quyền lợi liên quan khác. Như vậy, Quản tài viên là thiết chế vừa đại diện chủ nợ, vừa đại diện cho con nợ, vừa đại diện cho Nhà nước trong quá trình giải quyết phá sản. Quản tài viên đóng vai trò rất lớn trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản. Sự ra đời của đội ngũ Quản tài viên sẽ giúp quá trình thanh lý và xử lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản nhanh gọn hơn.

Về mô hình hoạt động, nghiên cứu pháp luật của nhiều nước trên thế giới cho thấy mỗi nước thiết kế mô hình Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản một cách khác nhau và trao cho nó những quyền năng cũng như trách nhiệm khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện riêng, song nhìn chung, có hai mô hình chủ thể. Pháp luật của đa số các nước phát triển trên thế giới đều quy định chủ thể quản lý tài sản này là những cá nhân hoạt động chuyên nghiệp; họ là những luật sư chuyên trách về phá sản, các nhà kinh tế, chuyên gia tài chính… được Toà án bổ nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình tố tụng phá sản. Luật phá sản Hoa Kỳ có chế định Tín thác viên (Trustees); Luật phá sản Nhật Bản có chế định Quản trị viên (Kanxanin); Luật phá sản Đức có chế định Người quản lý tài sản (Insovelzerwalter); hay đó là chế định Quản tài viên trong Luật phá sản Latvia, Luật mất khả năng thanh toán của Cộng hoà Liên bang Nga cũng quy định đó là những Quản trị

viên. Ở một số nước, nhất là các nước đang phát triển thì về cơ bản việc quản lý tài sản của con nợ được giao cho một nhóm người do Toà án thành lập. Lý do cơ bản để các nước này quy định chủ thể quản lý tài sản là một thiết chế tập thể vì điều kiện kinh tế - xã hội nền tư pháp nói riêng còn chưa phát triển, hoạt động của luật sư, các tổ chức tổ chức bổ trợ tư pháp còn chưa phát triển và chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Vai trò của chủ thể này ở các nước này thể hiện khiêm tốn hơn. Họ có vai trò đáng kể trong việc phát hiện, bảo quản và thanh lý tài sản, còn trong các vấn đề khác liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, vấn đề phục hồi hoạt động của doanh nghiệp thì hầu như thiết chế này không có vai trò đáng kể. Ở mô hình thứ hai này, ở Việt Nam, Luật Phá sản 2014 đã bỏ chế định Tổ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà thay vào đó là quy định về hoạt động của Quản tài viên và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Các quản tài viên có thể hoạt động với tư cách cá nhân nhưng cũng có thể hoạt động theo nhóm dưới hình thức doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phá sản. Theo quy định, doanh nghiệp này được thành lập dưới hình thức công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân, về bản chất thì chế độ chịu trách nhiệm cũng giống trường hợp quản tài viên hoạt động với tư cách cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Về việc quản lý quản tài vi n, qua nghiên cứu pháp luật của các nước, có thể nhận thấy có hai cơ chế quản lý: cơ chế cấp phép và cơ chế đăng ký. Trong đó, cơ chế cấp phép ở một số nước đã chứng tỏ được nhiều ưu thế như chỉ cần có một đầu mối duy nhất quản lý Quản tài viên và doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; thuận lợi trong việc phối hợp quản lý Quản tài viên và doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; có xu hướng năng động và liên tục trong việc nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp của Quản tài viên và doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Ở một số nước như Nga, Ba Lan, Rumani, Tuynidi… đã có cơ chế quản lý đội ngũ cán bộ xử lý phá sản, tuy nhiên, sự tồn tại của cơ quan quản lý, cấp phép chuyên trách chỉ là ngoại lệ

chứ không phải quy định bắt buộc. Trong khi đó, cơ chế đăng ký Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản đòi hỏi việc đăng ký chỉ cần phải có các tiêu chuẩn cho việc đăng ký. Khi đó, Quản tài viên và doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản ngoài việc có kiến thức chung về pháp luật, kinh doanh, tài chính, kế toán, cần thiết phải có kinh nghiệm, có kỹ năng chuyên môn để xác định doanh nghiệp có còn đủ khả năng tồn tại, tái cơ cấu và giám sát hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu.

Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 9

Về địa vị pháp lý, nhìn chung, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, phạm vi thẩm quyền để thực hiện quản lý tài sản phá sản của Quản tài viên khá rộng. Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản ở các nước này có nhiều quyền hạn trong việc thực hiện các biện pháp quản lý, thu hồi và phân chia khối tài sản phá sản. Theo khuyến nghị của OECD, quản tài viên được “thực hiện tất cả các hành động cần thiết để bảo vệ và bảo quản tài sản của doanh nghiệp phá sản và hoạt động kinh doanh của con nợ, kể cả ngăn chặn việc bán tài sản trái phép và thực hiện quyền tránh các giao dịch trái phép trước khi phá sản” [88,tr.132]. Cũng theo khuyến nghị của OECD, quản tài viên sau khi được chỉ định sẽ có tư cách đại diện cho tài sản của doanh nghiệp phá sản. Người quản lý tài sản có vai trò xuyên suốt toàn bộ quá trình tiến hành thủ tục tố tụng phá sản, từ khi Toà án mở thủ tục giải quyết việc phá sản đến quá trình thực hiện phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và cuối cùng là giai đoạn thanh toán tài sản và chấm dứt vụ việc phá sản. Theo khuyến nghị của UNCITRAL [91], pháp luật phá sản phải quy định rõ nhiệm vụ và chức năng mà Quản tài viên sẽ phải thực hiện trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản và điều quan trọng là luật phá sản phải cho Quản tài viên những thẩm quyền cần thiết nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng này một cách hiệu quả. Nhiệm vụ và chức năng liên quan đến tổ chức thực hiện thủ tục và bảo toàn cũng như bảo vệ tài sản thường bao gồm những nhiệm vụ và chức năng được quy định dưới đây (mặc dù danh sách sau đây

không phải là danh sách đầy đủ và trong một số trường hợp các chức năng khác nhau có thể bị trùng lặp hoặc không phù hợp do thiết kế của luật phá sản) và một số có thể phù hợp hơn với trường hợp thanh lý, và ít phù hợp hơn cho trường hợp tái tổ chức.

Chủ thể quản lý tài sản phá sản sẽ thực hiện một số chức năng như ngay lập tức kiểm soát tài sản của doanh nghiệp phá sản và hồ sơ kinh doanh của doanh nghiệp phá sản; đại diện cho tài sản của doanh nghiệp phá sản; thực hiện quyền vì lợi ích của tài sản của doanh nghiệp phá sản liên quan đến thủ tục tòa án, trọng tài, hoặc thủ tục phá sản đang thực hiện, thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo vệ và bảo quản tài sản của doanh nghiệp phá sản và hoạt động kinh doanh của con nợ, kể cả ngăn chặn việc bán tài sản trái phép và thực hiện quyền tránh các giao dịch trái phép trước khi phá sản (avoidance powers); đăng ký quyền của tài sản (nơi việc đăng ký là cần thiết để hoàn thiện quyền của tài sản đối với người mua ngay thật); bổ nhiệm và trả thù lao cho kế toán, luật sư và những nhà chuyên môn khác cần thiết để hỗ trợ đại diện quản lý phá sản thực hiện chức năng của mình; xem xét kiểm tra các hợp đồng chưa được thực hiện xong để quyết định liệu có tiếp tục thực hiện hay từ chối; giải quyết các vấn đề với nhân viên và quyền của họ, kể cả quyền nhận lương hưu; trong trường hợp thanh lý, bán các tài sản của doanh nghiệp phá sản; thẩm định và công nhận các yêu cầu đòi nợ và duy trì một danh sách cập nhật các yêu cầu đòi nợ đã được thẩm định và công nhận; định kỳ cung cấp thông tin cho tòa án và chủ nợ, với chi tiết về việc thực hiện thủ tục phá sản. Ví dụ, thông tin sẽ bao gồm chi tiết về tài sản đã bán trong giai đoạn xem xét, mức giá bán, chi phí bán và những thông tin mà tòa án có thể yêu cầu hoặc ủy ban chủ nợ có thể yêu cầu một cách hợp lý; giấy biên nhận và giải ngân; và tài sản còn phải được xử lý; tham dự hội nghị chủ nợ; tiếp tục vận hành và quản lý hoạt động kinh doanh trong trường hợp tái tổ chức và trong trường hợp thanh lý nếu doanh nghiệp được bán nhưng vẫn tồn tại mà không bị giải thể.

Trong trường hợp tái tổ chức, chuẩn bị và hỗ trợ chuẩn bị kế hoạch tái tổ chức hoặc báo cáo về lý do tại sao không thể thực hiện tái tổ chức (trong khi chức năng này do đại diện quản lý phá sản thực hiện); giám sát việc phê duyệt kế hoạch tái tổ chức, và trong trường hợp cần thiết, việc thực hiện kế hoạch; phân chia số tiền từ bán tài sản thanh lý và đóng cửa doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả và vì lợi ích tốt nhất của các bên liên quan trong vụ việc; nộp báo cáo cuối cùng và bản kê phân chia tài sản của doanh nghiệp phá sản cho tòa án hoặc chủ nợ, theo yêu cầu; và bất kỳ vấn đề nào khác do chủ nợ hoặc tòa án chuyển cho đại diện quản lý phá sản.

Ngoài những nhiệm vụ và chức năng cụ thể này, pháp luật phá sản thường áp dụng những nghĩa vụ chung nhất định đối với Quản tài viên. Bên cạnh những nghĩa vụ chung đối với người quản trị chuyên nghiệp như trung thực, cẩn trọng, trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, Quản tài viên còn được quy định các nghĩa vụ riêng có như: nghĩa vụ tối đa hóa giá trị và bảo vệ tài sản của doanh nghiệp phá sản và trách nhiệm có được mức giá tốt nhất có thể đạt được khi bán tài sản của doanh nghiệp .

Theo pháp luật Nhật Bản, khi ra quyết định phá sản, tòa án đồng thời chỉ định nhân viên quản lý tài sản của doanh nghiệp bị phá sản. Ngay sau khi được chỉ định, nhân viên quản lý tài sản sẽ đến trụ sở doanh nghiệp mắc nợ và thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản theo quyết định của tòa án. Nếu doanh nghiệp chưa cho công nhân thôi việc thì họ sẽ cho công nhân thôi việc. Nhân viên quản lý tài sản quyết định việc bán tài sản theo thủ tục thông thường hoặc tổ chức bán đấu giá, quyết định việc dừng kinh doanh hay để doanh nghiệp mắc nợ tiếp tục kinh doanh. Tất cả tiền thu được phải gửi vào một tài khoản riêng và mục tiêu là chuyển toàn bộ tài sản củ doanh nghiệp bị phá sản thành tiền để thanh toán cho giai đoạn tiếp theo. Nhân viên quản lý có quyền hủy những hành vi nhất định được thực hiện trước khi có quyết định tuyên bố phá sản mà gây thiệt hại đối với các chủ nợ. Nhân viên quản lý tài

sản phải điều tra các khoản nợ, họ sẽ gửi khai báo của doanh nghiệp mắc nợ tới các chủ nợ. Chủ nợ sẽ thông báo số nợ của mình cho nhân viên quản lý tài sản. Sau khi xác định nếu thấy đúng chủ nợ và số nợ thì nhân viên quản lý tài sản đưa họ vào danh sách chủ nợ. Nếu có sự không thống nhất, không đúng thì có thể có tranh chấp giữa chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ về khoản nợ và chuyển cho tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự [11].

Theo pháp luật Anh, người quản lý tài sản do ủy quyền là một viên chức nhà nước thuộc cơ quan của chính phủ về vỡ nợ có nhiệm vụ bảo đảm trật tự phá sản do Tòa án chỉ định và có trách nhiệm: (1) điều tra tình trạng tài chính và hoạt động của con nợ (kể cả các chứng cứ bất thường hoặc phạm tội); (2) tiến hành ngay lập tức việc soát tài sản và sản nghiệp của con nợ; (3) liên hệ với tất cả các chủ nợ để mời họ chứng minh bất kỳ yêu cầu nào đối với bất kỳ khoản nợ nào chống lại con nợ phá sản; (4) có thể kiểm soát thư từ giao dịch của con nợ bị phá sản; (5) có thể yêu cầu tòa án ra lệnh thu giữ hộ chiếu của con nợ bị phá sản; (6) dàn xếp việc đóng băng tài khoản của con nợ;

(7) trong thời hạn 12 tuần theo trình tự phá sản, tiến hành họp hội nghị chủ nợ để chỉ định quản tài viên và (8) trở thành quản tài viên nếu không một quản tài viên nào được chỉ định. Khi đã trở thành quản tài viên thì quản tài viên có quyền kiểm soát toàn bộ sản nghiệp của con nợ, theo đó quản tài viên có trách nhiệm sau đây:

Thứ nhất, định đoạt tài sản của con nợ và bảo đảm giá trị bán tài sản công bằng vì lợi ích chi trả cho các chủ nợ.

Thứ hai, bảo đảm toàn bộ quá trình bán tài sản và chia cho các chủ nợ một cách công bằng

Thứ ba đối thoại với các chủ nợ và các đại diện thu hồi tài sản của họ. Thứ tư, thông báo với con nợ một cách đầy đủ về các quyền của con nợ Thứ năm, tiến hành các biện pháp ngăn cản vụ kiện nếu cần thiết

Thứ sáu, xem xét toàn bộ tình trạng của con nợ và đưa ra những giải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023