sản phải giải quyết hàng trăm hồ sơ tín dụng, có hàng trăm chủ nợ, người mắc nợ…với thời gian giải quyết kéo dài nhiều năm. Vì vậy đòi hỏi Thẩm phán không những phải nắm vững kiến thức về Luật Phá sản mà còn phải nắm vững kiến thức của các lĩnh vực liên quan. Điều này khiến cho các vụ việc thường phải bị kéo dài, gặp nhiều khó khăn, các Thẩm phán lại rất ngại khi phải tiếp xúc xử lý các vụ phá sản. Một phần xuất phát từ việc các quy định của Luật Phá sản 2014 chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, mặt khác cũng do thiếu cơ chế đồng bộ, khả thi để các quy định của luật có thể triển khai trong thực tiễn [79], trong đó có vấn đề quản lý tài sản phá sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
3.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản
Mặc dù, Luật phá sản 2014 đã có nhiều điểm đã khắc phục các bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện Luật Phá sản 2004 và tạo ra những điểm đột phá trong mô hình chủ thể quản lý tài sản phá sản cũng như bổ sung các biện pháp quản lý tài sản mới, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng trong thực tiễn cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập liên quan đến quá trình quản lý tài sản phá sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Cụ thể như sau:
3.2.1. Các quy định về tài sản phá sản và xác định tài sản phá sản
Trong quá trình phát triển của pháp luật về phá sản nói chung, việc xác định các loại tài sản nào được coi là tài sản phá sản đã được ghi nhận.
+ Các dạng tài sản phá sản được quy định:
Các phiên bản Luật Phá sản 1993, 2004, 2014 đều cho thấy cách tiếp cận là liệt kê các dạng tài sản phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, cụ thể theo bảng sau đây:
Bảng 3.2. Quy định về xác định tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Luật phá sản 2004 (Điều 49) | Luật phá sản 2014 (Điều 64) | |
Tài sản của | 1. Tài sản của doanh | 1. Tài sản của doanh nghiệp, |
doanh nghiệp | nghiệp, hợp tác xã lâm vào | hợp tác xã mất khả năng thanh |
bao gồm toàn | tình trạng phá sản bao | toán gồm: |
bộ tài sản | gồm: | a) Tài sản và quyền tài sản |
thuộc quyền | a) Tài sản và quyền về tài | mà doanh nghiệp, hợp tác xã |
sở hữu của | sản mà doanh nghiệp, hợp | có tại thời điểm Tòa án nhân |
doanh nghiệp | tác xã có tại thời điểm Toà | dân quyết định mở thủ tục |
hoặc thuộc | án thụ lý đơn yêu cầu mở | phá sản; |
quyền quản lý | thủ tục phá sản; | b) Tài sản và quyền tài sản có |
của doanh | b) Các khoản lợi nhuận, | được sau ngày Tòa án nhân |
nghiệp (đối | các tài sản và các quyền về | dân ra quyết định mở thủ tục |
với doanh | tài sản mà doanh nghiệp, | phá sản |
nghiệp nhà | hợp tác xã sẽ có do việc | c) Giá trị của tài sản bảo đảm |
nước). Trong | thực hiện các giao dịch | vượt quá khoản nợ có bảo |
đó, gồm: | được xác lập trước khi Toà | đảm mà doanh nghiệp, hợp |
1- Tài sản cố | án thụ lý đơn yêu cầu mở | tác xã phải thanh toán cho |
định và tài | thủ tục phá sản; | chủ nợ có bảo đảm; |
sản lưu động | c) Tài sản là vật bảo đảm | d) Giá trị quyền sử dụng đất |
của doanh | thực hiện nghĩa vụ của | của doanh nghiệp, hợp tác xã |
nghiệp đang | doanh nghiệp, hợp tác xã. | được xác định theo quy định |
có ở doanh | Trường hợp thanh toán tài | của pháp luật về đất đai; |
nghiệp; | sản là vật bảo đảm được | đ) Tài sản thu hồi từ hành vi |
2- Tiền hoặc | trả cho các chủ nợ có bảo | cất giấu, tẩu tán tài sản của |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Các Quy Định Về Chủ Th I N Quan Đến Quản Tài Sản Phá Sản
- Nhóm Các Quy Định Về Các Biện Pháp Quản Lý Tài Sản Phá Sản
- Vai Trò, Ý Nghĩa Của Pháp Luật Về Quản Lý Tài Sản Phá Sản
- Các Quy Định Về Chủ Thể Quản Lý Tài Sản Phá Sản
- Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 14
- Các Quy Định Về Các Biện Pháp Quản Lý Tài Sản Phá Sản
Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.
đảm, nếu giá trị của vật | doanh nghiệp, hợp tác xã; | |
vốn, liên | bảo đảm vượt quá khoản | e) Tài sản và quyền tài sản có |
doanh, liên | nợ có bảo đảm phải thanh | được do thu hồi từ giao dịch |
kết với cá | toán thì phần vượt quá đó | vô hiệu; |
nhân, doanh | là tài sản của doanh | g) Các tài sản khác theo quy |
nghiệp hoặc | nghiệp, hợp tác xã; | định của pháp luật. |
tổ chức khác; | d) Giá trị quyền sử dụng | 2. Tài sản của doanh nghiệp |
3- Tiền hoặc | đất của doanh nghiệp, hợp | tư nhân, công ty hợp danh |
tài sản của | tác xã được xác định theo | mất khả năng thanh toán |
doanh nghiệp | quy định của pháp luật về | gồm: |
mà cá nhân, | đất đai. | a) Tài sản quy định tại khoản |
tổ chức doanh | 2. Tài sản của doanh | 1 Điều này; |
nghiệp khác | nghiệp tư nhân, công ty | b) Tài sản của chủ doanh |
đang nợ hoặc | hợp danh lâm vào tình | nghiệp tư nhân, thành viên |
chiếm đoạt; | trạng phá sản bao gồm tài | hợp danh không trực tiếp |
4- Tài sản mà | sản quy định tại khoản 1 | dùng vào hoạt động kinh |
doanh nghiệp | Điều này và tài sản của | doanh; trường hợp chủ doanh |
đang cho thuê | chủ doanh nghiệp tư nhân, | nghiệp tư nhân, thành viên |
hoặc cho | thành viên hợp danh | hợp danh có tài sản thuộc sở |
mượn; | không trực tiếp dùng vào | hữu chung thì phần tài sản |
5- Các quyền | hoạt động kinh doanh. | của chủ doanh nghiệp tư |
về tài sản. | Trường hợp chủ doanh | nhân, thành viên hợp danh đó |
Tài sản của | nghiệp tư nhân, thành viên | được chia theo quy định của |
doanh nghiệp | hợp danh có tài sản thuộc | pháp luật về dân sự và quy |
tư nhân còn | sở hữu chung thì phần tài | định của pháp luật có liên |
bao gồm cả | sản của chủ doanh nghiệp | quan. |
tài sản của | tư nhân, thành viên hợp | 3. Trường hợp hợp tác xã bị |
danh đó được chia theo | tuyên bố phá sản thì việc xử | |
nghiệp tư | quy định của Bộ luật dân | lý tài sản không chia được |
nhân không | sự và các quy định khác | thực hiện theo quy định của |
trực tiếp dùng | của pháp luật có liên | pháp luật về hợp tác xã |
vào hoạt động | quan.. | |
kinh doanh |
Bảng trên cho thấy, các dạng tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán quy định cho hai trường hợp là với các doanh nghiệp có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp và trường hợp không có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp như công ty tư nhân, công ty hợp danh. Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh mất khả năng thanh toán thì ngoài những tài sản được nêu trên thì còn có những tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy do tính chất chịu trách nhiệm vô hạn của mình, tài sản của doanh nghiệp tư nhân và tài sản của thành viên hợp danh không tách rời khỏi khối tài sản hay số vốn mà họ đưa vào doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh bị mất khả năng thanh toán. Nói cách khác, tài sản riêng của họ, bất kể dùng vào mục đích kinh doanh hay không, cũng bị coi là tài sản của doanh nghiệp khi phá sản và cũng được dùng để thanh toán các khoản nợ.
Theo bảng trên, tài sản cũng được phân thành tài sản và các quyền tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm xác định theo luật định. Các quyền tài sản như quyền sử dụng đất, các quyền tài sản khác…Đây là điểm tiến bộ của Luật Phá sản 2014 so với Luật phá sản 2004 nhằm tối ưu hóa lợi
ích của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cũng bao gồm cả giá trị của tài sản bảo đảm mà vượt quá khoản nợ có bảo đảm thì khi đó phần chênh lệch đó sẽ được tính vào khối tài sản có của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
+ Thời điểm xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp:
Luật Phá sản 1993 không xác định rõ thời điểm xác định tài sản phá sản. Đến Luật Phá sản 2004 quy định rằng việc xác định tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có sẽ được tính từ “thời điểm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản” (Điều 49). Điểm hạn chế này phải đến khi Luật Phá sản năm 2014 ra đời mới được khắc phục. Theo đó, Luật phá sản 2014 đã sửa đổi quy định về mốc thời gian xác định phạm vi tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán từ “thời điểm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản” thành “thời điểm tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản”. Điều này giúp cho các quy định về phá sản nói chung và quản lý tài sản phá sản nói riêng của Việt Nam tiệm cận gần hơn với các chuẩn mực quốc tế về cách thời điểm xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp. Điều này cũng đúng với bản chất của việc xác định tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán vì chỉ khi nào tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xác định bởi một văn bản tố tụng của cơ quan tố tụng mà cụ thể là tòa án thì khi đó doanh nghiệp mới được coi là mất khả năng thanh toán và vấn đề xác định tài sản phá sản của doanh nghiệp mới được đặt ra.
+ Tài sản là quyền sử dụng đất:
Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là một tài sản thuộc khối tài sản phá sản, tuy nhiên, việc xử lý và xác định giá trị quyền sử dụng đất sẽ tuân theo các quy định của pháp luật về đất đai. Cụ thể, Điều 65 Luật Đất đai 2013 quy định về việc xử lý quyền sử dụng đất trong trường hợp người sử dụng đất bị phá sản. Theo đó, trường hợp tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền
sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị phá sản thì được coi là trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất. Trường hợp quyền sử dụng được góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh để thành lập doanh nghiệp thì nếu bên phá sản là bên góp vốn thì việc góp vốn sẽ chấm dứt, còn nếu là bên nhận góp vốn phá sản thì quyền sử dụng đất nhận góp vốn được xử lý theo Quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án.
+ Tài sản phá sản ở nước ngoài:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đầu tư ra nước ngoài khá nhiều, do đó tồn tại tài sản của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài. Quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế còn dẫn đến nhiều trường hợp đa dạng khác mà tài sản doanh nghiệp phá sản không chỉ nằm trên lãnh thổ Việt Nam hay nước tiếp nhận đầu tư từ Việt Nam mà còn nằm trên lãnh thổ của nước thứ ba. Khi đó, trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản có yếu tố nước ngoài, Tòa án nhân dân thực hiện ủy thác tư pháp theo hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Thủ tục ủy thác tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, pháp luật về tương trợ tư pháp (Điều 117 Luật phá sản 2014).
+ Tài sản phá sản là các nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán:
Việc xác định giá trị các nghĩa vụ về tài sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải trả là điều hết sức quan trọng, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi các chủ nợ mà còn là cơ sở để tòa án quyết định phương hướng giải quyết một vụ việc cụ thể dựa trên căn cứ tài sản của doanh nghiệp nhiều hay ít.
Về xác định giá trị nghĩa vụ tài sản, Luật phá sản 2014 (Điều 51) phân định thành 2 trường hợp. Trường hợp nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã được xác lập trước khi Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá sản. Trường hợp nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác lập sau khi Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản được xác định vào thời điểm ra quyết định tuyên bố phá sản.
Tiền lãi phát sinh từ nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cũng được coi là một phần của khối tài sản nợ của doanh nghiệp. Về xác định tiền lãi đối với các khoản nợ, kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, các khoản nợ được tiếp tục tính lãi theo thỏa thuận nhưng được tạm dừng việc trả lãi. Trường hợp thẩm phán ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định thì việc tạm dừng trả lãi chấm dứt, các bên tiếp tục thực hiện việc trả lãi theo thỏa thuận. Đối với khoản nợ mới phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản đến thời điểm tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì tiền lãi của khoản nợ đó được xác định theo thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật. Kể từ ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản thì khoản nợ không được tiếp tục tính lã (Điều 52 Luật Phá sản 2014).
Nhìn chung, cùng với sự hoàn thiện của pháp luật phá sản nói chung thì các quy định về tài sản phá sản và xác định tài sản phá sản trong Luật phá sản 2014 đã có những thay đổi quan trọng, khắc phục được những hạn chế của các luật phá sản trước đó. Cách thức liệt kê cũng mang tính bao quát hơn để không bỏ sót tài sản của doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục phá sản. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, các quy định về tài sản phá sản và xác định tài sản phá sản vẫn còn bộc lộ một số điểm hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, vấn đề quy định về “tài sản và quyền tài sản”:
Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 105), khái niệm tài sản được hiểu là “vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Theo quy định
này, khái niệm tài sản sẽ bao gồm cả quyền tài sản. Nói cách khác, quyền tài sản là một dạng tài sản. Vì thế, nếu tách riêng tài sản và quyền tài sản dẫn đến cách hiểu rằng tài sản và quyền tài sản là hai thuật ngữ, hai khái niệm khác nhau. Điều này làm cho hệ thống quy định pháp luật về tài sản giữa Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Phá sản 2014 không thống nhất nhau.
Thứ hai, thiếu các quy định về tài sản được loại trừ:
Điểm hạn chế của các quy định về tài sản phá sản của Luật phá sản 2014 hiện nay là chưa có quy định liên quan đến các loại tài sản được loại trừ. Trong khi pháp luật ở nhiều quốc gia và thông lệ quốc tế đã có ghi nhận các loại tài sản được miễn trừ, ví dụ trong trường hợp mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh thì các loại tài sản có thể miễn trừ như đồ dùng sinh hoạt thiết yếu, các khoản trợ cấp, tiền bồi thường do bị tổn hại sức khỏe, tiền bảo hiểm. Một số loại tài sản cần thiết phải được miễn trừ khỏi tài sản phá sản, ví dụ như tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân (Điều 43 khoản 1 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Thứ ba xác định khối tài sản phá sản trong trường hợp doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh đối với tài sản có được sau thời điểm có quyết định tuyên bố phá sản
Các quy định về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh của công ty hợp danh trong trường hợp những tài sản họ có được sau thời điểm có quyết định tuyên bố phá sản thì trong trường hợp đó, tài sản có nằm trong khối tài sản phá sản của doanh nghiệp hay không? Những quy định này hiện nay chưa được quy định trong các văn bản pháp luật.
Thứ tư xác định giá trị quyền sử dụng đất:
Liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Theo quy định của pháp luật đất đai, việc xử lý quyền sử dụng đất của doanh nghiệp phá sản tùy vào chế độ sử dụng đất mà quyền sử