Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 6

toán nợ đến hạn” (Điều 2). Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 khuyến nghị doanh nghiệp cần phải áp dụng những biện pháp tài chính bắt buộc. Song có vấn đề là những biện pháp tài chính nói trên không có sự xác định rõ cơ chế giám sát và thẩm định [12, tr.64-65]. Để khắc phục những tồn tại trên và phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật Phá sản 2004 tại Điều 3 có xác định rõ: “Doanh nghiệp hợp tác xã hông có hả năng thanh toán được các hoản nợ đến hạn hi chủ nợ có y u cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Phải đến Luật Phá sản 2014 mới đưa ra đồng thời hai khái niệm là “Phá sản” và “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán”. Theo đó, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Còn doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Các quan điểm về tình trạng phá sản của doanh nghiệp đều chỉ ra dấu hiệu “mất khả năng thanh toán”. Đây là cơ sở pháp lý và thực tiễn quan trọng để xác định tình trạng một doanh nghiệp có lâm vào tình trạng phá sản hay không. Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là căn cứ để tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, hiểu thế nào về “mất khả năng thanh toán” hiện còn nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các quan điểm này có thể dựa vào một hoặc kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau để xác định tình trạng mất khả năng thanh toán. Hiện nay có thể xác định tình trạng mất khả năng thanh toán dựa vào 3 tiêu chí. Thứ nhất là tiêu chí định lượng, theo đó, lâm vào tình trạng phá sản khi không thanh toán được một món nợ đến hạn có giá trị tối thiểu đã được ấn định trong luật phá sản. Ví dụ, Luật Phá sản của Anh số tiền này là 50 Bảng, ở Singapore là trên 2000 SGD, theo Luật Mất khả năng thanh toán của Nga năm 2002 thì số tiền đó đối với pháp nhân là không dưới 100.000 rúp và đối với cá nhân là không dưới 10.000 rúp [24]. Thứ hai là tiêu chí “kế

toán”, theo đó, nếu như các số liệu kế toán của doanh nghiệp cho thấy tổng giá trị tài sản nợ lớn hơn tổng giá trị tài sản có thì doanh nghiệp đó là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. So với tiêu chí “định lượng”, tiêu chí “kế toán” đã phản ánh chính xác hơn tình trạng tài chính của doanh nghiệp mắc nợ và do đó nó cho phép thu hẹp hơn phạm vi những doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ một số nhược điểm nhất định như việc đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp chỉ thông qua các số liệu trên sổ sách kế toán đã tỏ ra là việc làm quá nguy hiểm trong bối cảnh tuổi thọ của một dây chuyền sản xuất hay một công nghệ hiện đại thường bị rút ngắn trước thời gian để có thể khấu hao đủ trước sức ép của cạnh tranh và nhiều trường hợp khi tòa án mở thủ tục phá sản theo tiêu chí này thì doanh nghiệp đã thực sự phá sản từ trước đó rất lâu vì nhiều tài sản của doanh nghiệp mắc nợ có giá trị rất thấp hoặc không thể phát mại được. Thứ ba là tiêu chí “d ng tiền”. Tiêu chí “dòng tiền” được sử dụng chính thức lần đầu tiên trong Luật Phá sản Mỹ năm 1978 (The US 1978 Bankruptcy Code) để xác định tình trạng phá sản và sau này được nhiều quốc gia trên thế giới tiếp thu và chuyển hóa vào trong pháp luật phá sản của mình. Với tiêu chí này, doanh nghiệp bị phá sản không chỉ là những doanh nghiệp không còn hoặc còn rất ít tài sản mà thậm chí còn rất nhiều tài sản song vì nhiều nguyên nhân khác nhau không thể hoặc chưa thể “hiện kim” số tài sản đó ngay.

Như vậy, có thể thấy, từ học thuyết pháp lý đến pháp luật thực định có liên quan về phá sản đều có một điểm chung cho phép xác định bản chất của phá sản, đó là xuất phát từ tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả của con nợ.

+ Khái niệm “Tài sản phá sản”:

Tài sản phá sản có một vai trò và ý nghĩa quan trọng. Xác định tài sản phá sản cũng là cơ sở để đánh giá, lựa chọn các biện pháp quản lý tài sản phù hợp nhằm tối đa hóa lợi ích của các bên liên quan. Hơn nữa, xác định tài sản

phá sản một cách kịp thời và nhanh chóng còn góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ nợ và con nợ.

Quan điểm tiếp cận khái niệm tài sản phá sản dựa trên cách tiếp cận của pháp luật dân sự về tài sản và sản nghiệp, theo đó, tài sản phá sản là “khối sản nghiệp của doanh nghiệp, bao gồm toàn bộ những tài sản có và tài sản nợ của doanh nghiệp từ thời điểm Tòa án thụ lý đơn y u cầu mở thủ tục phá sản đến thời điểm Tòa án ra quyết định hoàn tất việc giải quyết vụ phá sản” [72, tr.22]. Quan điểm này cho rằng tài sản phá sản về bản chất chính là khối sản nghiệp của doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản và về hình thức thì nó được tính từ thời điểm thụ ý đơn yêu cầu cho đến khi hoàn tất việc giải quyết vụ phá sản. Nói cách khác, tài sản phá sản không chỉ bao gồm các tài sản có mà còn bao gồm các tài sản nợ, không chỉ gồm tài sản, các quyền tài sản mà còn có nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Quan điểm này cũng đưa ra giới hạn về thời gian của tài sản phá sản, theo đó, các tài sản thuộc tài sản phá sản sẽ là các tài sản thuộc doanh nghiệp kể từ thời điểm bắt đầu cho đến khi kết thúc thủ tục phá sản.

Sản nghiệp (Patrimony) thường được coi là một tập hợp các quan hệ pháp luật liên quan đến kinh tế thuộc về một thể nhân hoặc pháp nhân cụ thể (gồm tài sản và các nghĩa vụ pháp lý) [86]. Sản nghiệp là một thuật ngữ pháp lý chỉ tổng thể quyền và nghĩa vụ về tài sản nằm trong nhân cách pháp lý của thể nhân, pháp nhân [19]. Trong mối quan hệ với quản tài viên thì sản nghiệp chính là đối tượng quản trị của quản tài viên nhằm bảo đảm rằng không chủ nợ nào được hành động riêng rẽ trên sản nghiệp của con nợ. Sản nghiệp là những gì còn lại của khối tài sản có sau khi trừ đi giá trị của các nghĩa vụ tài sản (còn gọi là tài sản có ròng của sản nghiệp). Nếu giá trị của tài sản có ròng là một con số dương, điều đó có nghĩa sản nghiệp có khả năng thanh toán và ngược lại có nghĩa sản nghiệp không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, dù có khả năng thanh toán hay không thì sản nghiệp vẫn luôn tồn tại [72, tr.13].

Trong pháp luật thực định, Bộ luật Dân sự Pháp đưa ra khái niệm tài sản theo phương thức liệt kê, trong khi không đề cập đến thuật ngữ “Sản nghiệp”. Trong pháp luật Hoa Kỳ, sản nghiệp là tập hợp tài sản có và tài sản nợ tồn tại vì mục đích nhất định [72, tr.13]. Tuy nhiên, cũng giống Pháp, tập hợp này là một thực thể độc lập với các yếu tố cấu thành lên nó. Pháp luật thực định của Việt Nam cũng chưa có văn bản nào quy định về sản nghiệp, tuy nhiên, một số điều khoản của BLDS 2015 đã cho thấy nguyên tắc nền tảng của sản nghiệp đó là các tài sản của một thể nhân, pháp nhân tạo thành một tập hợp và tập hợp này bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của chủ thể đó [72, tr.18]. Như vậy, có thể hiểu, sản nghiệp là tổng thể các quyền và nghĩa vụ về tài sản của một thể nhân hoặc pháp nhân cụ thể nào đó. Khái niệm sản nghiệp coi tài sản ở vị trí trung tâm và sản nghiệp là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ xoay quanh tài sản đó. Do vậy, trong mối quan hệ với tài sản, sản nghiệp dùng để chỉ tổng thể các quyền và nghĩa vụ gắn với tài sản nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Khái niệm Tài sản phá sản rộng hơn thuật ngữ “tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản”. Điều 81 BLDS 2015 của Việt Nam đưa ra khái niệm về “tài sản của pháp nhân”, theo đó, tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Như vậy, tài sản của pháp nhân là các tài sản mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Khi đó, muốn xác định một tài sản có phải tài sản của pháp nhân không phải xác định xem pháp nhân đã xác lập quyền sở hữu tài sản đó hay chưa. Như vậy, có thể hiếu, tài sản của của pháp nhân là vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của pháp nhân, được pháp nhân sử dụng cho hoạt động của mình. Tài sản của pháp nhân có thể bao gồm: tiền mặt, chứng khoán, trụ sở, nhà xưởng, công trình xây dựng, máy móc thiết bị, cửa hàng, kho tàng, hàng hoá, nguyên liệu,

nhiên liệu, vật tư, tên thương mại, biển hiệu, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới khách hàng... Tài sản của pháp nhân, mà cụ thể ở đây là các doanh nghiệp được hình thành từ nguồn đóng góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp và do doanh nghiệp tự tích luỹ được từ hoạt động kinh doanh. Tài sản doanh nghiệp có thể được thể hiện dưới dạng vật chất (tài sản hữu hình) như là các loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hàng hóa, ô tô,… hoặc không thể hiện dưới dạng vật chất (tài sản vô hình) như là quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu…

Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 6

Điều 64 Luật Phá sản 2014 của Việt Nam quy định:

“1. Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán gồm:

a) Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản;

b) Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản;

c) Giá trị của tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm;

d) Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai;

đ) Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

e) Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu;

g) Các tài sản hác theo quy định của pháp luật

Có thể thấy, dưới góc độ pháp luật thực định, tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ gồm các tài sản có của doanh nghiệp gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản mà không bao gồm các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

Như vậy, tài sản phá sản là thuật ngữ rộng hơn tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản vì Tài sản phá sản không chỉ bao gồm tài

sản có mà còn bao gồm tài sản nợ. Hơn nữa, khái niệm tài sản phá sản không chỉ gồm các tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm bắt đầu thủ tục phá sản mà còn bao gồm các tài sản của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian tiến hành thủ tục phá sản ví dụ như các tài sản phát sinh trong thời gian doanh nghiệp thực hiện thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh gồm các khoản thu từ lợi nhuận, chuyển nhượng vốn, cổ phần hoặc các tài sản phát sinh trong giai đoạn thanh lý tài sản hoặc là các khoản thu từ các giao dịch vô hiệu…Do đó, với quan điểm này, tài sản phá sản có nội hàm rộng hơn tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Hướng dẫn của UNCTAD 2004 về phá sản đã sử dụng thuật ngữ “estate” để chỉ khối tài sản của con nợ chịu sự kiểm soát chặt chẽ của quản tài viên cũng như các quy định trình tự, thủ tục của phá sản. Quyền sở hữu đối với khối tài sản này về cơ bản có thể khác nhau giữa các quốc gia. Ở một số quốc gia, quyền sở hữu đối với tài sản phá sản sẽ giao cho quản tài viên, trong khi ở một số quốc gia khác, con nợ tiếp tục là chủ sở hữu hợp pháp của các tài sản đó nhưng quyền quản lý và định đoạt sẽ bị giới hạn [91, tr.76]. Dù là theo hệ thống pháp luật nào thì một đạo luật phá sản tốt cũng cần phải xác định rõ các loại tài sản nào sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của các thủ tục phá sản, do đó, khái niệm về tài sản phá sản sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các trình tự phá sản như việc xác định quyền hạn của các chủ thể có liên quan, xác định loại tài sản và cách thức xử lý đối với từng tài sản sẽ quyết định phạm vi, trình tự của các thủ tục phá sản. Việc đưa vào khái niệm rõ ràng về xác định tài sản phá sản sẽ đảm bảo tính minh bạch và khả năng dự đoán cho cả chủ nợ và con nợ. Như vậy, vấn đề quan trọng ở đây là phải làm rõ được khái niệm tài sản phá sản.

Tài sản phá sản có thể bao gồm tất cả tài sản của con nợ, gồm quyền và lợi ích đối với tài sản ở bất kỳ đâu, cho dù con nợ có quyền sở hữu hay không tại thời điểm bắt đầu thủ tục phá sản [91. Tr.76]. Nó bao gồm các tài sản hữu hình và vô hình, động sản hoặc bất động sản, và các quyền và lợi ích của con

nợ. Nó cũng có thể bao gồm các tài sản thu hồi từ hành vi trốn tránh, tẩu tán. Một số tài sản trong số đó có thể được bán hoặc trao đổi tự do trong quá trình tố tụng phá sản, nhưng số khác có thể bị kiểm soát chặt chẽ từ các quan hệ hợp đồng hoặc các quyền khác của con nợ. Các tài sản hữu hình có thể được tìm thấy trong bảng cân đối kế toán của con nợ, ví dụ như tiền mặt, trang thiết bị, hàng tồn kho, sản phẩm dở dang, tài khoản ngân hàng, các khoản phải thu, bất động sản…Trong khi đó, tài sản vô hình có thể được định nghĩa khác nhau ở các quốc gia khác nhau nhưng chúng gồm có tài sản trí tuệ, chứng khoán, các công cụ tài chính, bảo hiểm, quyền hợp đồng (gồm quyền liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của bên thứ ba)…Trên thực tế, việc đưa tài sản vô hình vào khối tài sản phá sản có thể làm phát sinh xung đột với luật khác, ví dụ như liên quan đến bảo vệ quyền riêng tư.

Về thời điểm hình thành tài sản phá sản, thông thường, luật phá sản sẽ nêu rõ ngày tháng mà tài sản phá sản được tạo thành. Một số luật phá sản thường áp dụng ngày có hiệu lực của thủ tục phá sản trong khi số khác thì lại nói đến ngày nộp đơn xin bắt đầu hoặc nộp đơn về một tình trạng mất khả năng thanh toán của đơn đăng ký. Ngày bắt đầu có vai trò quan trọng liên quan đến việc xử lý tài sản phá sản, đặc biệt là vấn đề bảo vệ, bảo toàn tài sản phá sản. Khoảng thời gian có thể chênh nhau giữa thời điểm nộp đơn và thời điểm bắt đầu thủ tục phá sản. Vì lý do đó, một số luật phá sản quy định rằng tài sản phá sản hình thành kể từ ngày nộp đơn, còn một số khác lại quy định thời điểm hình thành tài sản phá sản là ngày bắt đầu thủ tục phá sản nhưng đồng thời cũng có điều khoản để hạn chế quyền định đoạt tài sản của con nợ trong khoảng thời gian kể từ khi nộp đơn cho đến khi bắt đầu thủ tục phá sản. Tài sản hoàn toàn có thể bị thu hồi nếu bị chuyển giao trong giai đoạn đó.

Ở Việt Nam, theo tinh thần của luật phá sản, thuật ngữ “tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán” thường được gọi tắt là “tài sản có” của doanh nghiệp, hợp tác xã và thuật ngữ “nghĩa vụ về tài sản của doanh

nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản” là “tài sản nợ” của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Hai thuật ngữ này thường được gọi chung là tài sản phá sản (hay sản nghiệp) của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Nói tóm lại, tài sản phá sản bao gồm toàn bộ “tài sản có” của doanh nghiệp, hợp tác xã và “tài sản nợ” của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Thông thường, tài sản có của doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản thường thấp hơn so với tài sản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã đó và thường được xác định ở thời điểm tòa án xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và giao Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản giám sát, quản lý các tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

Như vậy, trên cơ sở quan điểm về tài sản phá sản trong mối quan hệ với sản nghiệp và trong mối quan hệ với tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, trong phạm vi đề tài này, khái niệm về tài sản phá sản được hiểu là khối sản nghiệp của doanh nghiệp kể từ thời điểm bắt đầu cho đến khi kết thúc thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật. Theo đó, tài sản phá sản của doanh nghiệp không chỉ gồm có tài sản có mà còn có tài sản nợ, hay nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và về hình thức, các tài sản này được xác lập quyền sở hữu cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán kể từ thời điểm bắt đầu cho đến khi kết thúc thủ tục phá sản.

+ Đặc điểm của tài sản phá sản:

Thứ nhất tài sản của doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản là một hối thống nhất phải được giữ nguy n hiện trạng để tiến hành thủ tục phá sản.

Tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được liệt kê theo Điều 64 Luật Phá sản năm 2014 có thể hiệu là toàn bộ khối tài sản thuộc về doanh nghiệp, hợp tác xã tại thời điểm và sau thời điểm mở thủ tục phá sản, kể cả những tài sản bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo

Xem tất cả 214 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí