đảm mà doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán cho chủ nợ có bảo đảm; tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; Tài sản và quyền tài sản có được do thu hồi từ giao dịch vô hiệu; tài sản riêng của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không mang vào hoạt động kinh doanh. Sau khi được kiểm kê, được giao cho chủ thể quản lý tài sản phá sản và những chủ thể này có trách nhiệm quản lý, bảo toàn khối tài sản này.
Thứ hai, việc xác định khối tài sản s căn cứ vào thời điểm trong thủ tục giải quyết phá sản.
Qua nghiên cứu, có thể thấy có hai khuynh hướng quy định. Một là khối tài sản phá sản chỉ được thừa nhận đến thời điểm mở thủ tục giải quyết việc phá sản doanh nghiệp (như trong Luật Phá sản của Nhật Bản). Hai là khối tài sản phá sản không chỉ tính đến thời điểm mở thủ tục mà còn bao gồm cả những tài sản phát sinh trong quá trình giải quyết phá sản (như trong Luật Phá sản của Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam).
Thứ ba, việc xác định khối tài sản phá sản có tính đến phạm vi không gian mà những tài sản của doanh nghiệp đang hiện hữu.
Trong Luật Phá sản của một số quốc gia chỉ coi là thuộc khối tài sản phá sản những tài sản nào hiện đang nằm trong phạm vi lãnh thổ của nước đó (như trong Luật Phá sản của Nhật Bản). Còn đa số quốc gia thì hoặc là không giới hạn hoặc không có quy định rõ về nguyên tắc đối với trường hợp này.
Thứ tư việc xác định khối tài sản phá sản căn cứ vào loại hình tài sản hay nguồn tài sản.
Trong Luật Phá sản của một số nước thực hiện phân loại dựa trên sự quan tâm đến đặc điểm của nguồn hình thành của tài sản. Ví dụ như tài sản hiện có của bản thân doanh nghiệp phản ánh trong sổ sách kế toán tại thời điểm mở thủ tục, những tài sản thu hồi từ việc xiết nợ… (ví dụ Luật Phá sản Hoa Kỳ…). Đồng thời, bên cạnh các quy định nguồn hình thành hoặc việc thu hồi tài sản của doanh nghiệp, còn bao gồm cả những quy định về đặc điểm
loại hình tài sản (tài sản là bất động sản hay động sản; tài sản hữu hình hay tài sản vô hình,…), hay thuộc tính sở hữu của tài sản trong cấu trúc tài sản của doanh nghiệp (như trong Luật Phá sản của Liên bang Nga).
Thứ năm việc xác định khối tài sản phá sản trong Luật Phá sản của các nước phần lớn đều có sự xác định rõ về nhóm các loại tài sản loại trừ (không thuộc khối tài sản phá sản).
Cơ sở của sự loại trừ cũng có sự khác nhau, gồm dạng loại trừ chính như căn cứ vào thời điểm phát sinh tài sản (Nhật Bản); phạm vi không gian tài sản tồn tại (Nhật Bản); tính chất sở hữu của tài sản (Trung Quốc, Nga, Đức); giá trị tài sản và mục đích, công dụng của tài sản (Hoa Kỳ, Đức).
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tình Hình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Quản Lý Tài Sản Phá Sản
- Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 6
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Pháp Luật Quản Lý Tài Sản Phá Sản
- Nhóm Các Quy Định Về Chủ Th I N Quan Đến Quản Tài Sản Phá Sản
- Nhóm Các Quy Định Về Các Biện Pháp Quản Lý Tài Sản Phá Sản
Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.
2.1.2. Khái niệm, đặc điểm của quản lý tài sản phá sản
Mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất của luật phá sản là bảo vệ giá trị của tài sản phá sản nhằm chống lại các hành vi làm quy giảm do hành động của rất nhiều bên trong thủ tục phá sản và thúc đẩy quá trình này theo một trật tự công bằng. Các bên cần phải được bảo vệ lợi ích ở đây nhất là chủ nợ và con nợ. Đối với chủ nợ, một trong các nguyên tắc cơ bản của đạo luật phá sản là thủ tục phá sản chính là thủ tục đòi nợ tập thể, nó đòi hỏi lợi ích của các chủ nợ phải được bảo vệ trước các hành động mang tính cá nhân của một trong số các chủ nợ. Do đó, rất nhiều đạo luật phá sản quy định một cơ chế để bảo vệ giá trị của tài sản phá sản không chỉ ngăn ngừa các chủ nợ khỏi các hành động mang tính đơn lẻ.
Có thể thấy, để tránh những rủi ro cho cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế và cho chính ngay cả bản thân doanh nghiệp, nhu cầu đòi hỏi phải có các biện pháp quản lý tài sản phá sản và các biện pháp này được tiến hành bởi các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nhất định, có kinh nghiệm, khách quan và trong chừng mực nhất định có quyền hạn để thực hiện việc kiểm soát cũng như áp dụng các biện pháp cần thiết khác để bảo toàn tài sản doanh nghiệp khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Mục tiêu của quản lý tài sản phá sản
khác với mục tiêu của quản lý tài sản thông thường ở chỗ nó không chỉ bảo toàn khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản mà nó còn bảo vệ quyền và lợi ích cho nhiều chủ thể khác. Thông thường, chủ nợ là bên bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, trong khi về con nợ có thể có các hành vi nhằm tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ.
Theo các thông lệ quốc tế được thừa nhận rộng rãi, quản lý tài sản phá sản bao gồm tổng thể các biện pháp pháp lý nhằm bảo toàn khối tài sản phá sản của doanh nghiệp mắc nợ khi bị mở thủ tục phá sản theo các trình tự, thủ tục theo luật định. Thông các các công cụ pháp lý đa dạng như: kiểm kê tài sản, gửi giấy đòi nợ, lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, tuyên bố (hoặc đề nghị tuyên bố) các giao dịch vô hiệu, đình chỉ thực hiện hợp đồng... khối tài sản phá sản sẽ được bảo toàn và thậm chí tối đa hóa giá trị và qua đó đảm bảo khả năng hiện thực hóa mục tiêu của pháp luật phá sản là bảo vệ các lợi ích chính đáng của các chủ nợ và cả doanh nghiệp mắc nợ khi bị mở thủ tục phá sản .
Khi lâm vào trạng thái khó kiểm soát và mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn với nguy cơ phá sản, các doanh nghiệp, hợp tác xã liên quan thường có tâm lý chung là tiêu xài “xả láng” những tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã vì có thể rồi “đằng nào thì cũng bị tuyên phá sản”. Họ cũng có tâm lý cho rằng các tài sản đó kiểu gì thì cũng bị kiểm kê, bán thanh lý để trả cho các chủ nợ, nên nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã nhìn chung không còn quan tâm đến tài sản nữa. Bên cạnh đó, nhiều chủ doanh nghiệp, hợp tác xã cố tình cất giấu, tẩu tán tài sản với hi vọng có thể trốn tránh được trách nhiệm sử dụng các tài sản đó để bù đắp cho các khoản nợ của mình, từ đó có thể trục lợi một cách bất chính. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán được quyền quản lý tài sản mà không có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ thì nhiều khả năng
không thể bảo toàn được khối tài sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã đó và như vậy hậu quả tất yếu sẽ làm các chủ nợ bị thiệt hại về lợi ích vật chất.
Hoạt động quản lý tài sản phá sản hiệu quả sẽ tránh được sự thất thoát tài sản, bảo đảm an toàn về mặt pháp lý cho tài sản của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện việc thanh toán nợ một cách công bằng, khách quan và hiệu quả, vấn đề quan trọng hàng đầu được đặt là việc quản lý tài sản đó một cách chặt chẽ và hiệu quả nhằm đảm bảo cho quá trình xử lý ở giai đoạn sau đó đặt được kết quả tối ưu nhất. Đây được xem là hoạt động tiền đề, là điều kiện tiên quyết cho hiệu quả của hoạt động xử lý tài sản phá sản sau này.
+ Quản lý tài sản phá sản phân biệt với quản lý tài sản thông thường:
Quản lý tài sản phá sản và quản lý tài sản thông thường đều có điểm chung là chỉ một quá trình xem xét, giám sát việc khai thác, sử dụng tài sản một cách có hiệu quả nhất. Ở đây, hiệu quả của việc sử dụng, khai thác tài sản đều là mục tiêu của hai dạng quản lý tài sản. Tuy nhiên, giữa chúng có nhiều điểm khác nhau. Thứ nhất, quản lý tài sản phá sản luôn gắn liền với sự kiện pháp lý phá sản, nó gắn liền với trình tự, thủ tục phá sản, do đó, về bản chất nó được đặt trong một quy trình tư pháp đặc biệt là quy trình phá sản, do đó, mục tiêu quản lý tài sản phá sản không chỉ gắn liền với lợi ích của chủ sở hữu tài sản mà nó còn gắn liền với lợi ích của rất nhiều chủ thể có liên quan khác nữa. Trong khi đó, quản lý tài sản thông thường chỉ hướng tới lợi ích của người chủ sở hữu tài sản. Tính chất tư pháp của quản lý tài sản phá sản cũng quy định tính chất của các biện pháp pháp lý cụ thể được thực hiện để quản lý tài sản phá sản. Nó không chỉ bao gồm các biện pháp pháp lý vì lợi ích của chủ sở hữu mà thậm chí trong một số trường hợp các biện pháp quản lý tài sản có thể đi ngược lại mong muốn và lợi ích của chủ sở hữu. Tính chất giới hạn quyền của chủ sở hữu đối với các tài sản phá sản sẽ tác động trực tiếp tới các biện pháp quản lý tài sản phá sản. Trong khi đó, quản lý tài sản thông thường được thực hiện theo sự thỏa thuận và ủy quyền của chủ sở hữu tài sản.
Thứ hai, chủ thể quản lý tài sản phá sản là những chủ thể có hoạt động chuyên nghiệp về quản lý tài sản phá sản, trong khi quản lý tài sản thông thường do các chủ thể cung cấp dịch vụ quản lý tài sản mà không phải là quản lý tài sản phá sản. Hơn nữa, việc quản lý tài sản thông thường được hình thành trên cơ sở thỏa thuận, trong khi sự tham gia của chủ thể quản lý tài sản phá sản phải có sự tham gia của Thẩm phán – người phụ trách vụ việc phá sản. Đây cũng là đặc tính cho thấy tính chất tư pháp của các quá trình quản lý tài sản phá sản. Nói cách khác, quản lý tài sản phá sản vừa là hoạt động mang tính chuyên nghiệp thương mại nhưng lại vừa mang tính của một thủ tục tư pháp gắn liền với quá trình giải quyết phá sản vốn được thực thi bởi cơ quan tòa án.
+ Quản lý tài sản phá sản phân biệt với xử lý tài sản phá sản:
Trong phạm vi của nghiên cứu này, quản lý tài sản phá sản được phân biệt với xử lý tài sản phá sản. Đây là hai hoạt động khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau với tính chất đều là các hoạt động nằm trong thủ tục phá sản theo luật định. Theo đó, quản lý tài sản phá sản là tiền đề, điều kiện cho việc xử lý tài sản phá sản. Nếu không có các biện pháp quản lý tài sản phá sản nghiêm ngặt thì tài sản phá sản sẽ bị thất thoát, tẩu tán, thậm chí không còn tài sản phá sản để thực hiện việc thanh toán cho các chủ nợ. Ngược lại, xử lý tài sản phá sản tốt sẽ có tác động tích cực tới việc quản lý tài sản phá sản. Nếu việc xử lý tài sản phá sản khách quan, minh bạch sẽ góp phần tăng tính hiệu quả của quản lý tài sản phá sản bởi nếu việc thanh toán nợ đáp ứng được yêu cầu khách quan, trật tự nó sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động quản lý tài sản phá sản. Nếu việc xử lý tài sản phá sản không đảm bảo khách quan, không công bằng sẽ ảnh hưởng tới tích chủ động, tích cực của các chủ thể có liên quan trong quá trình quản lý tài sản phá sản. Do đó, có thể thấy, giữa quản lý tài sản phá sản và xử lý tài sản phá sản có mối quan hệ qua lại với nhau, tạo nên một cơ chế thống nhất góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ nợ và con nợ, cũng như các chủ thể liên quan khác.
Mặc dù đều là các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ và con nợ nhưng giữa quản lý tài sản phá sản và xử lý tài sản phá sản có những điểm khác biệt nhất định. Về đối tượng, nếu hoạt động quản lý tài sản phá sản hướng tới đối tượng là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, gồm tài sản có và tài sản nợ thì xử lý tài sản phá sản chỉ được thực hiện trên cơ sở khối tài sản còn lại của doanh nghiệp (tức là sau khi đã trừ đi giá trị của các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp) và nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp sẽ chấm dứt sau khi dùng toàn bộ tài sản có của doanh nghiệp để trả nợ. Về mục tiêu, hoạt động quản lý tài sản phá sản hướng tới việc bảo toàn tài sản của con nợ, hạn chế, ngăn ngừa việc con nợ sử dụng các biện pháp để tẩu tán, thất thoát tài sản, trong khi đó, xử lý tài sản phá sản về bản chất là việc thanh toán nợ tập thể, nó hướng tới việc tạo ra một trật tự pháp lý trong việc xử lý nợ và phân chia số tài sản còn lại của doanh nghiệp. Về phương thức, quản lý tài sản phá sản gồm các cách thức, biện pháp mà chủ thể có thẩm quyền áp dụng dụng để bảo toàn tài sản phá sản, các biện pháp này sẽ căn cứ vào từng loại tài sản khác nhau của doanh nghiệp để áp dụng như các biện pháp kiểm kê tài sản, thu hồi tài sản, các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Việc áp dụng là riêng rẽ cho từng loại tài sản khác nhau. Trong khi đó, xử lý tài sản phá sản về phương thức là các nguyên tắc, cách thức phân chia tài sản và thứ tự thanh toán nợ cho các chủ nợ. Việc áp dụng xử lý tài sản phá sản về bản chất là thủ tục thanh toán nợ tập thể, do đó, nó áp dụng chung cho tất cả chủ nợ, mang tính tập thể, không mang tính cá nhân, không riêng lẻ.
Như vậy, theo các thông lệ quốc tế được thừa nhận rộng rãi, quản lý tài sản phá sản bao gồm tổng hợp các biện pháp pháp lý do chủ thể có thẩm quyền thực hiện nhằm bảo toàn khối tài sản phá sản của doanh nghiệp mắc nợ khi bị mở thủ tục phá sản theo các trình tự, thủ tục theo luật định. Thông qua các công cụ pháp lý đa dạng như: kiểm kê tài sản, gửi giấy đòi nợ, lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, tuyên bố (hoặc đề nghị tuyên bố)
các giao dịch vô hiệu, đình chỉ thực hiện hợp đồng... khối tài sản phá sản sẽ được bảo toàn và thậm chí tối đa hóa giá trị và qua đó đảm bảo khả năng hiện thực hóa mục tiêu của pháp luật phá sản là bảo vệ các lợi ích chính đáng của các chủ nợ và cả doanh nghiệp mắc nợ khi bị mở thủ tục phá sản. Như vậy, trong phạm vi của nghiên cứu này, luận án chỉ tập trung vào các biện pháp mang tính chất bảo toàn tài sản phá sản mà không bao gồm các biện pháp xử lý tài sản phá sản.
Xuất phát từ tính chất đặc biệt của hoạt động quản lý tài sản phá sản, có thể thấy rõ quản lý tài sản phá sản có một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất quản lý tài sản phá sản phải được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Khác với các loại tài sản khác, quyền quản lý tài sản thường được xuất phát từ quyền sở hữu hoặc quyền quản lý tài sản được pháp luật ghi nhận, tuy nhiên, đối với tài sản phá sản, do quá trình quản lý tài sản phá sản gắn liền với thủ tục phá sản, do đó, thẩm quyền quản lý tài sản phá sản không được giao cho doanh nghiệp, hay hợp tác xã là chủ sở hữu của các tài sản đó mà được giao cho một bên thứ ba có thẩm quyền nhất định theo quy định của pháp luật để quản lý tài sản phá sản. Trong vụ việc phá sản, chủ nợ và các con nợ đều ở trong tình trạng dễ xâm phạm quyền và lợi ích của nhau. Do đó, việc giao thẩm quyền quản lý tài sản phá sản cho một bên thứ ba nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình phá sản, góp phần điều hòa mâu thuẫn giữa các bên. Nói cách khác, quản lý tài sản phá sản là một hoạt động đặc biệt do quá trình quản lý tài sản có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác ngoài doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, do đó, việc giao thẩm quyền quản lý tài sản phá sản cho một bên thứ ba là nhằm mục tiêu đảm bảo tính khách quan, minh bạch của quá trình quản lý tài sản phá sản.
Chủ thể của hoạt động quản lý tài sản phá sản không chỉ có doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, mà còn bao gồm các chủ thế khác gồm Quản
tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, tòa án…Nói cách khác quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán bị kiểm soát chặt chẽ bởi các chủ thể khác nhằm đảm bảo sự minh bạch, công khai của hoạt động quản lý tài sản phá sản.
Thứ hai quản lý tài sản phá sản phải tuân thủ theo một trình tự pháp lý nhất định và dưới các hình thức hác nhau.
Việc quản lý tài sản phá sản phải được thực hiện theo các trình tự pháp lý nhất định. Như đã phân tích ở trên, quản lý tài sản phá sản có vai trò quan trọng thủ tục phá sản. Việc quản lý tài sản phá sản thực hiện tốt sẽ góp phần bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, và trên cơ sở đánh giá tài sản phá sản của doanh nghiệp, các biện pháp và thủ tục khác có thể được thực hiện trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý tài sản phá sản có tốt hay không phụ thuộc hoàn toàn vào việc các biện pháp quản lý tài sản phá sản được thực hiện trên cơ sở trình tự, thủ tục nào. Tính tuân thủ về thủ tục của quản lý tài sản phá sản là đặc điểm cơ bản nhằm bảo đảm quá trình quản lý tài sản phá sản diễn ra minh bạch, kịp thời, tránh việc tẩu tán, thất thoát tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên liên quan.
Có thể thấy, trong quá trình quản lý tài sản phá sản, tài sản phá sản sẽ vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ có điều quyền sở hữu đó sẽ bị hạn chế nhất định bởi các biện pháp quản lý tài sản phá sản. Nói cách khác, doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản không mất đi quyền sở hữu của mình nhưng phải chia sẻ quyền sở hữu đó với một chủ thể thứ ba có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thông qua các biện phá như kiểm kê, kê khai tài sản của doanh nghiệp… Do đó, nếu các trình tự, thủ tục thực hiện quản lý tài sản phá sản càng rõ ràng sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để bên thứ ba thực hiện thẩm quyền của mình mà không tác động bất lợi tới quyền sở hữu tài sản vốn có của doanh nghiệp.