Nhóm Các Quy Định Về Các Biện Pháp Quản Lý Tài Sản Phá Sản

pháp chính thức để con nợ thoát khỏi các khoản nợ [81].

Theo pháp luật Hoa Kỳ, tín thác viên (Trustees) là người được ủy thác quản lý tài sản, là người đại diện hợp pháp thay mặt chủ sở hữu thực hiện các quyền năng đối với tài sản được ủy thác và tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập và vì vậy có thể trở thành người đại diện cho nguyên đơn hoặc người đại diện cho bị đơn trong các quan hệ pháp luật cụ thể. Tùy theo thủ tục tố tụng, tín thác viên có thể do các chủ nợ bầu ra hoặc do tòa án chỉ định theo quy định của pháp luật phá sản Hoa Kỳ. Tín thác viên có trách nhiệm thu thập, phát mại và phân chia tiền thu được của con nợ cho các chủ nợ [93].

+ Tòa án/thẩm phán:

Các quốc gia khác nhau đều giao thẩm quyền giải quyết phá sản cho một cơ quan tài phán mặc dù tên gọi có thể khác nhau nhưng về bản chất chúng đều là cơ quan tài phán. Với tính chất là một thủ tục đòi nợ tập thể, việc tham gia của cơ quan tòa án có tính chất là người trung gian, nhân danh nhà nước để bảo đảm quá trình đòi nợ tập thể diễn ra có trật tự và theo đúng pháp luật. Trong hoạt động quản lý tài sản phá sản, tòa án có vai trò bổ nhiệm người quản lý tài sản phá sản, đây là thiết chế chuyên môn giúp thẩm phán quản lý tài sản phá sản. Nói cách khác, thẩm phán không trực tiếp quản lý tài sản phá sản nhưng sẽ có vai trò giám sát quá trình quản lý tài sản phá sản.

+ Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (con nợ):

Trong quá trình quản lý tài sản phá sản, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mặc dù là chủ sở hữu của khối tài sản phá sản nhưng do doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, vấn đề năng lực điều hành đặt ra đòi hỏi việc quản lý tài sản phá sản buộc phải trao cho chủ thể khác. Khi đó, quyền sở hữu của doanh nghiệp bị hạn chế, tài sản của doanh nghiệp bị áp dụng một số biện pháp đặc biệt. khi đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định để phối hợp với các chủ thể có liên quan khác trong quá trình quản lý tài sản phá sản.

Thông thường, vai trò của con nợ trong tố tụng phá sản sẽ khá khác nhau trong hai trường hợp là tổ chức lại hoặc tiến hành phá sản doanh nghiệp bởi trong quá trình tổ chức lại thì sự tham gia của con nợ vào quá trình này sẽ có một số hình thức nhất định thay vì trong trường hợp tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp thì con nợ sẽ tham gia vai trò cung cấp thông tin nhiều hơn. Điều quan trọng là pháp luật phá sản phải có những quy định rõ ràng và cụ thể về mức độ quyền và nghĩa vụ của con nợ trong hai trường hợp nói trên, từ đó, nó cũng chi phối tới quyền và nghĩa vụ của con nợ liên quan tới tài sản trong hai trường hợp nói trên. Ví dụ, nếu trong trường hợp tiến hành thanh lý tài sản thì con nợ sẽ có nghĩa vụ cung cấp thông tin nhiều hơn.

Cụ thể hơn, trong trường hợp tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp, việc bảo toàn và bảo vệ khối tài sản còn lại của doanh nghiệp khỏi các chủ nợ, khỏi con nợ, pháp luật phá sản các nước thường sẽ buộc con nợ phải từ bỏ tất cả các quyền kiểm soát tài sản, quản lý hoạt động kinh doanh của mình để chuyển cho các quyền đó cho quản tài viên. Khi đó, mọi giao dịch liên quan đến khối tài sản này sẽ đều bị vô hiệu. Các trường hợp việc thanh lý tài sản đòi hỏi các điều kiện bán thương mại để doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị thương mại của mình thì con nợ có thể bán tuy nhiên với sự giám sát chặt chẽ của quản tài viên. Đây cũng là biện pháp cần thiết để tận dụng được kiến thức về hoạt động kinh doanh của con nợ cũng như các mối quan hệ kinh doanh vốn có của con nợ để có thể thanh lý tài sản của doanh nghiệp có giá trị cao hơn.

Trong trường hợp tổ chức lại, trên thực thế là không có cách tiếp cận cụ thể, mức độ quyền và nghĩa vụ của con nợ trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào mối tương quan với các chủ thể tham gia khác. Nó phụ thuộc phần nhiều vào một chế độ quản trị độc lập, hiệu quả để có thể kiểm soát các hành vi của con nợ đối với các tài sản mà nó đang quản lý. Có thể có hai thái cực phụ thuộc vào mức độ thiện chí của con nợ. Một là nó chủ động tích cực, thiện chí tham gia vào quá trình tổ chức lại, hai là nó có thể bất hợp tác, thù địch và sự

tham gia của nó vào tổ chức lại có thể trở nên vô nghĩa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Thực tế thì sự tham gia của con nợ vào quá trình quản lý tài sản phá sản có những lợi thế nhất định. Trong nhiều trường hợp, nó tận dụng được kiến thức sâu sắc về doanh nghiệp và ngành mà nó hoạt động. Nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho quản tài viên trong việc quản lý tài sản của con nợ, với một sự hiểu biết ngay lập tức. Tuy nhiên, sự tham gia của con nợ cũng có thể gây mất niềm tin cho các chủ nợ vì những khó khăn tài chính mà nó gây ra. Điều này tiếp tục phụ thuộc vào một chế độ quản trị tốt để có thể lấy lại niềm tin của các chủ nợ. Hơn nữa sự thay thế hoàn toàn vai trò của con nợ có thể gây ra những điều bất lợi cho quá trình quản lý tài sản phá sản. Cách tiếp cận tiếp tục duy trì vai trò của con nợ trong trình tự phá sản nói chung và trong hoạt động quản lý tài sản phá sản nói riêng thông thường sẽ chịu sự giám sát của quản tài viên theo hướng là trong một số giao dịch liên quan đến tài sản của doanh nghiệp thì con nợ chỉ có thể thực hiện dưới sự giám sát của quản tài viên. Vậy, điểm quan trọng ở đây là phải phân chia trách nhiệm giữa con nợ và quản tài viên một cách cụ thể. Đặc biệt là trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp, khi đó, những giao dịch hoặc các quyết định mà không phải là các hoạt động kinh doanh thông thường của con nợ thì sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ của quản tài viên. Và khi các giao dịch đó xảy ra thì pháp luật phá sản cũng cần thiết phải dự liệu xem sẽ xử lý hậu quả pháp lý đó như thế nào để bảo vệ kịp thời quyền lợi của các chủ nợ.

+ Chủ nợ/Hội nghị chủ nợ:

Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 10

Có thể thấy, pháp luật phá sản nói chung và các quy định về quản lý tài sản phá sản nói riêng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ. Pháp luật ở các quốc gia cho thấy sự tiếp cận tương đối khác nhau về vai trò của chủ nợ trong tố tụng phá sản và quản lý tài sản phá sản. Cách tiếp cận để chủ nợ tham gia nhiều hơn vào quá trình tố tụng phá sản, có thể là một số cuộc họp với chức năng tư vấn, tham vấn (quản tài viên có thể

tham vấn ý kiến của các chủ nợ nhưng không bị rằng buộc hoặc có thể cao hơn là chấp thuận, phê duyệt các quyết định nào đó của quản tài viên. Các chức năng khác như chức năng giám sát hành vi và quyết định của quản tài viên, đặc biệt là các quyết định ảnh hưởng đến lợi ích của các chủ nợ như là các quyết định bán tài sản, xác minh yêu cầu, phê duyệt các khoản chi hành chính, bồi thường thiệt hại, phân phối tài sản, báo cáo kế toán, kiểm toán…

Có thể nói, chủ nợ là những người sẽ cố gắng tiếp cận đầu tiên với khối tài sản của doanh nghiệp vì nó gắn liền trực tiếp với quyền lợi của họ. Có nhiều loại chủ nợ khác nhau: chủ nợ có bảo, chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ là người lao động, chủ nợ là nhà nước. Do đó, trong quá trình quản lý tài sản phá sản, chủ nợ được tạo nhiều cơ chế pháp lý khác nhau. Pháp luật về phá sản bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ thông qua nhiều quy định khác nhau nhưng thể hiện rõ nhất, đặc trưng nhất là thông qua các quy định về tài sản, nghĩa vụ về tài sản, bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Khi lâm vào tình trạng phá sản, điều quan trọng nhất và cũng được các chủ nợ quan tâm nhiều nhất là doanh nghiệp, hợp tác xã liên quan sẽ thực hiện các nghĩa vụ về tài sản như thế nào. Nói cách khác, địa vị pháp lý của chủ nợ trong quá trình tố tụng phá sản được đặt trong mối tương quan với quản tài viên. Chủ nợ dù thực hiện chức năng nào thì nó đều được xem xét trong sự tương tác quản tài viên, đặc biệt là các quyết định liên quan đến tài sản của doanh nghiệp. Trong trường hợp, pháp luật cần phải cung cấp một cách thức mà hai bên có thể tương tác và giải quyết các bất đồng ý kiến, xung đột một cách có trật tự. Quản tài viên hoạt động vì tất cả các chủ nợ nên có thể không vừa lòng một số chủ nợ nào đó, điều này là không thể tránh khỏi và trong những trường hợp như vậy, pháp luật cần cung cấp các công cụ pháp lý nhất định, sẵn có để chủ nợ hoặc quản tài viên có thể biểu đạt ý kiến và giải quyết sự bất đồng giữa các bên.

Vai trò tham gia của chủ nợ vào hai quá trình tổ chức lại và tiến hành phá sản doanh nghiệp là khá khác nhau. Nếu như trong quá trình thanh lý doanh nghiệp, sự tham gia của các chủ nợ có thể chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp các thông tin về công việc kinh doanh của con nợ, hoặc là họ mong muốn nhận được báo cáo về việc thanh lý tài sản thì trong hoạt động tổ chức lại, sự tham gia của chủ nợ lại là một đầu vào vô cùng quan trọng vì họ sẽ có vai trò hữu ích trong việc phê duyệt một kế hoạch tổ chức lại doanh nghiệp.

Các chủ nợ khác nhau sẽ có mức độ quan tâm khác nhau đến con nợ, do đó, luật phá sản các nước tạo ra những thiết chế cụ thể để đại diện cho ý kiến của các chủ nợ. Có thể là thành lập một ủy ban chủ nợ, thông qua hội nghị chủ nợ, hoặc là người đại diện cho các chủ nợ. Các thiết chế này đều hướng đến mục đích tạo điều kiện cho các chủ nợ tham gia tích cực vào các thủ tục phá sản. Đây đều là các thiết chế quan trọng giúp các chủ nợ có thể cùng nhau đưa ra các thỏa thuận thống nhất liên quan đến quản lý tài sản phá sản. Tuy nhiên, khi các thiết chế này thành lập thì nó phải được xem xét các chi phí hoạt động của nó như thế nào và ai là người trả cho các chi phí đó hay chi phí sẽ được thanh toán bằng sản nghiệp của con nợ.

2.2.2.3. Nhóm các quy định về các biện pháp quản lý tài sản phá sản

Để đảm bảo tính hiệu quả cho việc thu hồi nợ của các chủ nợ thì pháp luật phá sản của bất kỳ quốc gia nào cũng đều chú trọng tới việc bảo toàn và phát triển tài sản của con nợ. Chế định quản lý tài sản phá sản luôn là một chế định không thể thiếu của mỗi đạo luật về phá sản. Quản lý tài sản của con nợ là việc bảo quản, gìn giữ tài sản của con nợ bị lâm vào tình trạng phá sản, bảo đảm cho tài sản đó không bị tẩu tán, thất thoát và phải được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả. Đồng thời, nếu còn có khả năng thì bằng mọi biện pháp làm cho tài sản đó tăng lên vì lợi ích của các chủ nợ và các chủ thể có quyền lợi liên quan khác.

Tùy vào mục đích của các biện pháp quản lý tài sản phá sản mà các biện pháp có thể mang tính chất thu hồi tài sản hoặc mang tính chất bảo toàn tài sản phá sản. Hoạt động thu hồi tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo rằng các tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải được thu hồi đầy đủ. Điều này được thể hiện thông qua các nhóm quy định về tuyên bố giao dịch vô hiệu, thu hồi tài sản từ các hoạt động tẩu tán tài sản của doanh nghiệp. Với cách tiếp cận này, việc thu hồi tài sản được thực hiện theo các quy định về thi hành án dân sự. Các biện pháp bảo toàn tài sản của doanh nghiệp có mục tiêu chính là bảo toàn số tài sản còn lại của doanh nghiệp, tránh không bị thất thoát, giảm giá trị. Tuy nhiên, các biện pháp bảo toàn tài sản phá sản không có nghĩa là làm cho tài sản bị đóng băng mà nó còn gắn liền với việc duy trì sự ổn định của tài sản cũng như góp phần phục hồi doanh nghiệp nếu có thể. Điều này được thể hiện thông qua các nhóm quy định về bù trừ nghĩa vụ, đăng ký giao dịch bảo đảm, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, xử lý việc tạm đình chỉ thi hành án dân sự…

Để việc quản lý tài sản của con nợ đạt được những nội dung như trên, pháp luật phá sản cho phép các chủ thể tham gia quản lý có thể sử dụng nhiều biện pháp cụ thể sau đây:

+ Kiểm tài sản:

Sau khi đã xác định được khối tài sản phá sản gồm những tài sản nào thì chúng cần thiết phải được kịp thời thu thập. Để làm được điều này, các đạo luật phá sản sẽ cho phép quản tài viên thiết lập quyền kiểm soát đối với các tài sản được coi là tài sản phá sản và có trách nhiệm bảo đảm rằng các con nợ và các bên hợp tác với quản tài viên trong việc thu thập tài sản phá sản đó. Nếu tài sản ở nước ngoài, các biện pháp bổ sung sẽ được thực hiện như quy định tại Luật mẫu của UNCITRAL về phá sản xuyên biên giới.

+ Tạm đình chỉ đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực

Trong quá trình quản lý tài sản phá sản, pháp luật phá sản khuyến khích việc tiếp tục xác lập và thực hiện các giao dịch có khả năng làm tăng giá trị của tài sản phá sản. Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện các hợp đồng đang có hiệu lực sẽ được áp dụng nếu hợp đồng đó không có lợi cho việc bảo toàn và phát triển tài sản của con nợ. Yếu tố không có lợi ở đây có thể là nguy cơ làm giảm đi khối tài sản phá sản của doanh nghiệp.

Mục tiêu của biện pháp tạm đình chỉ và đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực là nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp mắc nợ, kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan. Hơn nữa, một trong những nguyên tắc của Hệ thống nguyên tắc cộng đồng của Ngân hàng thế giới về khả năng thanh toán hiệu quả và hệ thống quyền chủ nợ và con nợ là: “ Khi đơn y u cầu mở thủ tục phá sản được nộp trước hi t a án ra quyết định cần áp dụng các biện pháp tạm đình chỉ nếu cần để bảo vệ tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản và quyền lợi của cổ đông”[41]. Dấu hiệu nhận biết một hợp đồng, giao dịch nào đó cần phải bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ là thỏa thuận, giao dịch đó trở thành gánh nặng cho khối tài sản của doanh nghiệp. Luật phá sản của Liên bang Nga sử dụng dấu hiệu “giao dịch đó cản trở việc hôi phục hả năng thanh toán của con nợ” [41].

Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng thì tùy vào thỏa thuận của các bên theo quy định của pháp luật dân sự. Trường hợp việc tạm đình chỉ, đình chỉ hợp đồng phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hoặc nghĩa vụ thanh toán thì thiệt hại đó được coi là khoản nợ chưa thanh toán và bên đối tác được coi là chủ nợ không có bảo đảm và việc đòi bồi thường tiến hành theo thủ tục chung về phá sản.

Một vấn đề pháp lý nữa liên quan đến tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực là xem xét thực hiện quyền yêu cầu của chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ trong mối quan hệ với thỏa thuận về chấm dứt hợp đồng khi

một trong hai bên lâm vào tình trạng phá sản. Bởi nếu không thì các thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trong dân sự sẽ vô hiệu hóa việc thực hiện biện pháp tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Pháp luật phá sản các nước đã có quy định về vấn đề này. Ở Anh, án lệ cho phép tự động chấm dứt hợp đồng hoặc trao cho một bên quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi mở thủ tục phá sản đối với bên còn lại trong giao dịch. Trong khi đó, luật phá sản Mỹ, Pháp không công nhận điều khoản cho phép một bên được chấm dứt hợp đồng khi bên kia lâm vào tình trạng phá sản.

+ Tuy n bố giao dịch vô hiệu:

Tuyên bố giao dịch vô hiệu là việc xem xét lại giá trị hiệu lực của một số giao dịch đã được xác lập trong một khoảng thời gian xác định trước khi thủ tục phá sản được mở. Tài sản của doanh nghiệp là tài sản đảm bảo cho nghĩ vụ trả nợ của doanh nghiệp, vì thế con nợ sẽ có xu hướng thực hiện các hành vi nhằm tẩu tán tài sản, cất giấu hoặc ưu tiên thanh toán cho những chủ nợ nhất định. Trên thực tế, không ít các tài sản của doanh nghiệp mắc nợ được tẩu tán bằng các giao dịch dân sự nhằm chuyển quyền sở hữu các tài sản của doanh nghiệp mắc nợ cho chủ thể khác nhằm tránh nghĩa vụ trả nợ và làm cho khối tài sản phá sản của doanh nghiệp bị giảm xuống. Trong các vụ phá sản, các chủ nợ thường mang tâm lý hình thức khi tham gia thủ tục phá sản vì nghĩ rằng đây là những khoản nợ khó đòi, khi doanh nghiệp đã bị tuyên bố mở thủ tục phá sản thì xem như là không còn tài sản gì nữa. Vì thế, các chủ nợ thường ít quan tâm đến việc bảo toàn tài sản và vô hình chung các doanh nghiệp mắc nợ lợi dụng tâm lý này để thiết lập các giao dịch mang tính giả tạo nhằm tẩu tán tài sản. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các chủ nợ khác vì thủ tục phá sản dù có hiệu quả đến đâu sẽ không mang lại lợi ích cho các chủ nợ nếu như tài sản của doanh nghiệp mắc nợ không được bảo toàn. Vì thế, để bảo đảm quyền lợi cho các chủ nợ khác, luật phá sản đã quy định biện pháp tuyên bố giao dịch vô hiệu nhằm kịp thời ngăn

Xem tất cả 214 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí