Tự Ý Chấm Dứt; Tạm Đình Chỉ Thực Hiện Hợp Đồng Đang Có Hiệu Lực

của doanh nghiệp này sẽ tăng lên, có nghĩa là khối tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ bị giảm đi.

Thứ năm chưa có hướng dẫn cụ thể về các giao dịch có mục đích tẩu tán tài sản làm căn cứ tuy n bố giao dịch vô hiệu

Luật Phá sản 2014 tiếp tục lựa chọn phương án an toàn khi quy định điểm e Khoản 1 Điều 59 về “Giao dịch hác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp hợp tác xã”. Đây là quy định mang tính chung chung, tạm thời khi mà không có quy định nào hướng dẫn cụ thể về mục đích tẩu tán tài sản để làm căn cứ tuyên bố giao dịch vô hiệu. Việc không có hướng dẫn cụ thể sẽ dẫn đến tranh chấp xảy ra giữa các bên, đặc biệt giữa các chủ nợ với nhau bởi việc suy đoán về mục đích tẩu tán tài sản hoàn toàn có thể do suy đoán chủ quan của các bên, đặc biệt là các chủ nợ có quyền và lợi ích bị ảnh hưởng trực tiếp bởi suy đoán đó.

Vụ việc của Công ty TNHH Song Thuận khi có dấu hiệu tẩu tán tài sản trước khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các bên (giadinhvaphapluat.vn). Theo đó, theo đơn tố cáo của Bà Đoàn Ngọc Châu phát hiện công ty TNHH Song Thuận trước khi làm thủ tục phá sản, còn rất nhiều tài sản như: nhà, đất nằm ngoài danh mục thế chấp cho ngân hàng. Điển hình như: Ông Cao Minh Viễn, bà Nguyễn Thị Thanh Vân có một căn nhà số 186 đường Đống Đa, phường 4, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ông Viễn, bà Vân làm thủ tục sang tên (nhờ người bạn thân đứng tên) thông qua hợp đồng mua bán vào khoảng tháng 1, 2 năm 2018 trước khi làm thủ tục phá sản. Bà Châu không đồng ý về yêu cầu mở thủ tục phá sản của công ty Song Thuận và yêu cầu áp dụng các biện pháp ngăn chặn giao dịch tẩu tán tài sản. Vụ việc hiện liên quan đến nhiều bên trong việc điều tra, làm rõ liệu có tồn tại hành vi tẩu tán tài sản của công ty Song Thuận hay không?

3.2.3.3. Tự ý chấm dứt; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực

Thực tế cho thấy khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán họ vẫn có thể ký kết và thực hiện một số hợp đồng thương mại phục vụ nhu cầu hoạt động của mình, tuy nhiên, việc tự ý chấm dứt, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thực hiện các hợp đồng đang có hiệu lực phải chịu sự giám sát, điều chỉnh chặt chẽ bởi pháp luật.

Tự ý chấm dứt hợp đồng đang có hiệu lực

Để đảm bảo mục tiêu tối ưu hóa tài sản và lợi ích của doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp đã bị mở thủ tục phá sản, pháp luật luôn khuyến khích việc doanh nghiệp việc thực hiện các hợp đồng đang có hiệu lực tại thời điểm mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, Điều 49 Luật Phá sản 2014 quy định rằng việc tự chấm dứt thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực phải báo cáo cho Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện. Trong trường hợp này, tự do ý chí của các bên trong việc chấm dứt thực hiện hợp đồng đã bị giới hạn lại. Điều này là hợp lý bởi sau khi doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản, có nghĩa là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán rơi vào một trình trạng pháp lý đặc biệt mà tại đó các giao dịch, các thỏa thuận của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thể bị giám sát, bị thu hẹp để nhằm bảo toàn khối tài sản của doanh nghiệp.

Về thủ tục, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp thì Quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp việc được thực hiện hoặc không được thực hiện chấm dứt hợp đồng. Nếu việc chấm dứt hợp đồng mà không có sự đồng ý của Quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thì bị đình chỉ thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu và giải quyết hậu quả theo quy định của pháp luật.

Một số bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện quy định về tự chấm dứt hợp đồng đang có hiệu lực:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Thứ nhất chưa có nguy n tắc hướng dẫn trong trường hợp nào Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản hông đồng ý thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng

Mặc dù pháp luật trao quyền cho Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể không đồng ý chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực giữa các bên nhưng pháp luật chưa quy định nguyên tắc để thực hiện thẩm quyền quyền. Việc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng của các bên khi một trong hai bên lâm vào tình trạng phá sản thuộc phạm trù tự do ý chí của các bên, vậy Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp này sẽ can thiệp, giới hạn quyền này của các bên bởi những lý do gì. Trên thực tế, các thỏa thuận chấm dứt hợp đồng khi một bên bị mở thủ tục phá sản có thể làm mất đi cơ hội phục hồi và tăng tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán [41].

Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 18

Thứ hai thời hạn xem xét thỏa thuận chấm dứt hợp đồng quá ngắn

hông đủ để quản tài vi n có thể xem xét và ra quyết định

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp phải báo cáo quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trước khi thực hiện thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp thì quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm trả lời cho doanh nghiệp việc được thực hiện hoặc không được thực hiện và phải chịu trách nhiệm về việc trả lời của mình. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải báo cáo Thẩm phán về nội dung trả lời của mình (Điều 49 Luật Phá sản). Quản tài viên sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện việc xem xét các hoạt động và trả lời doanh nghiệp chỉ trong ba ngày làm việc kể từ ngày nhận báo cáo của doanh nghiệp, vì trên thực tế có rất nhiều hoạt động phức tạp, cần ý kiến của chuyên gia trước khi đưa ra quyết định, do đó ba ngày là một thời hạn quá ngắn để quản tài viên đưa ra một quyết định chính xác cho doanh nghiệp mất khả năng

thanh toán. Cùng với đó, trách nhiệm của quản tài viên trong trường hợp này cần được xem xét lại là phối hợp với Thẩm phán để việc trả lời về một số hoạt động của doanh nghiệp phải báo cáo được chính xác, hợp lý.

b) Bắt buộc tạm đình chỉ hợp đồng đang có hiệu lực

Về đối tượng, các hợp đồng đang có hiệu lực mà có thể bị tạm đình chỉ là các hợp đồng có “ hả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp” và việc tạm đình chỉ là nhằm ngăn chặn việc thất thoát tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Cụm từ “Khả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp” hiện chưa có lý giải cụ thể thế nào là “ hả năng gây bất lợi cho doanh nghiệp”.

Về chủ thể có quyền yêu cầu, theo quy định tại Điều 61 Luật Phá sản năm 2014, chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng gồm chủ nợ và doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Thông thường, động cơ từ chủ nợ có thể cao hơn động cơ từ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, tuy nhiên, việc quy định này phù hợp nhằm trao cho các chủ nợ công cụ pháp lý quan trọng để kịp thời bảo vệ quyền của họ.

Về thời hạn thực hiện quyền yêu cầu, theo quy định, yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực phải được thực hiện trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, nếu chấp nhận thì tòa án ra quyết định tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng; nếu không chấp nhận thì thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết. Hiện nay, có quan điểm cho rằng, việc quy định thời hạn yêu cầu 5 ngày kể từ ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là quá ngắn. Các quy định pháp luật hiện nay đang có sự không rõ ràng trong việc xác định ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Trong việc thụ lý đơn yêu cầu có 2 mốc thời gian là thời điểm nhận đơn đơn yêu cầu, thời điểm thụ lý đơn yêu cầu và thời điểm ra thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu (Điều 39, 40 Luật Phá sản 2014). Hiện nay, thời điểm thụ lý đơn yêu cầu được coi là thời điểm tòa nhận được biên

lai nộp lệ phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Do đó, nếu thời hạn nộp yêu cầu về tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực là 5 ngày kể từ ngày thụ lý đơn thì liệu chủ thể yêu cầu có thể nộp đơn yêu cầu ngay trong thời hạn mà tòa án chưa có thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hay không, hay chủ thể yêu cầu phải đợi tòa án ra Thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, sao đó mới có thể nộp yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực. Nếu cách hiểu thứ 2 là chính xác thì khi đó các chủ thể có quyền yêu cầu chỉ còn 2 ngày để thực hiện yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực. Thời gian 2 ngày rõ ràng là quá ngắn để bảo đảm việc thực hiện quyền của các chủ thể có liên quan. Hơn nữa, việc thông báo về thụ lý đơn yêu cầu có thể không được tòa án thông báo cho các chủ nợ biết bởi hiện nay quy định về thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chỉ quy định chung chung là gửi tới “Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản”, tuy nhiên, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có thể không phải là chủ nợ mà có thể là chính doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp, các chủ nợ hoàn toàn có thể không tiếp cận kịp thời và chính xác thông tin về thời điểm tòa án ra Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, từ đó dẫn đến việc họ có thể không kịp thời thực hiện quyền yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực pháp luật.

Về hệ quả pháp lý, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân phải xem xét các hợp đồng bị tạm đình chỉ để ra một trong các quyết định: (1) Tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc nếu được thực hiện sẽ không gây bất lợi cho doanh nghiệp; (2)

Đình chỉ thực hiện hợp đồng; (3) Hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ trong trường hợp Tòa án nhân dân quyết định không mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên, có thể thấy, việc diễn đạt ngôn từ trong cách quy định có nhiều mâu thuẫn. Nếu một hợp đồng nếu cùng có một tập hợp các yếu tố, dấu hiệu được cho là gây bất lợi cho doanh nghiệp trước đó khó có thể đồng thời lại là căn cứ để cho rằng nó không gây bất lợi do doanh nghiệp để làm căn cứ cho việc tiếp tục thực hiện hợp đồng.

c) Bắt buộc đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực

Về đối tượng, việc áp dụng biện pháp đình chỉ hợp đồng đang có hiệu lực chỉ áp dụng đối với các hợp đồng đã bị áp dụng biện pháp tạm đình chỉ trước đó. Theo đó, sau khi hợp đồng bị tạm đình chỉ, tòa án sẽ xem xét lại các hợp đồng đó trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày có quyết định mở thủ tục phá sản, để ra một trong các quyết định tiếp tục thực hiện hợp đồng nếu việc thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực và đang được thực hiện hoặc nếu được thực hiện sẽ không gây bất lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã; hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng và giải quyết hậu quả từ việc đình chỉ hợp đồng.

Về hệ quả pháp lý, khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện, nếu tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán nhận được từ hợp đồng vẫn còn tồn tại trong khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã có quyền đòi lại tài sản và thanh toán số tiền đã nhận của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu tài sản đó không còn thì bên giao kết có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm đối với phần chưa được thanh toán. Trường hợp việc đình chỉ thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã thì bên giao kết có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm đối với khoản thiệt hại.

3.2.3.4. B trừ nghĩa vụ

Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chấm dứt nghĩa vụ do bù trừ nghĩa vụ, theo đó, “trường hợp các b n c ng có nghĩa vụ về tài sản c ng loại đối với nhau thì hi c ng đến hạn họ hông phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và

nghĩa vụ được xem là chấm dứt” (Điều 378). Trường hợp giá trị của tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch. Những vật được định giá thành tiền cũng có thể bù trừ với nghĩa vụ trả tiền. Như vậy, theo pháp luật dân sự, các bên hoàn toàn có quyền định đoạt và tự do ý chí đối với thỏa thuận về bù trừ nghĩa vụ.

Bù trừ nghĩa vụ trong giải quyết phá sản doanh nghiệp được quy định tại Điều 63, Luật phá sản 2014. Theo đó, sau khi Tòa án nhân dân có quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với hợp đồng được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản. So với bù trừ nghĩa vụ trong pháp luật dân sự, điểm khác biệt là bù trừ nghĩa vụ trong pháp luật phá sản có thể thực hiện với tất cả các khoản nợ, bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn, do đó, việc bù trừ nghĩa vụ có thể thực hiện đối với cả các khoản nợ chưa đến hạn. Hơn nữa, trong thỏa thuận bù trừ nghĩa vụ theo pháp luật phá sản, các bên không được tự do ý chí mà phải có sự đồng ý của Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Đồng thời, Quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo thẩm phán về việc thực hiện bù trừ nghĩa vụ. Quy định này là nhằm kiểm soát và hạn chế việc doanh nghiệp có thể lợi dụng quy định bù trừ để thanh toán cho các chủ nợ ưu tiên hoặc để tẩu tán tài sản.

Về phương pháp bù trừ nghĩa vụ, Luật phá sản năm 2014 đưa ra ba phương pháp bù trừ. Trường hợp các bên có nghĩa vụ về tài sản tương đương với nhau thì không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt. Trường hợp phần chênh lệch giá trị tài sản lớn hơn thuộc về doanh nghiệp thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, hợp tác xã phải thanh toán phần giá trị tài sản chênh lệch để gộp vào khối tài sản của doanh nghiệp. Trường hợp phần chênh lệch giá trị tài sản lớn hơn thuộc về bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp thì bên giao kết hợp đồng với doanh nghiệp trở thành chủ nợ không có bảo đảm đối với phần giá trị tài sản chênh lệch.

Việc quy định biện pháp bù trừ nghĩa vụ trong hoạt động quản lý tài sản

phá sản của doanh nghiệp có vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn. Biện pháp này giúp cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có thể nhanh chóng thực hiện thu hồi hoặc trả nợ cho các khoản vay và khoản nợ của mình, thu hẹp phạm vi chủ nơ, con nợ có liên quan; góp phần cho hoạt động quản lý tài sản phá sản được nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện hơn.

Việc quy định phương thức bù trừ nghĩa vụ là biện pháp cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan giải quyết nghĩa vụ tài sản đơn giản do không phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đã ký kết mà chỉ cần thực hiện phần nghĩa vụ chênh lệch. Thực tiễn thực hiện cho thấy còn xảy ra tình trạng hiểu không đúng điều luật, cho rằng bù trừ nghĩa vụ là việc bán nợ cho bên thứ ba. Xin dẫn chiếu sau đây bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 68/2015/KDTM-PT đã được đề cập trong nghiên cứu của tác giả Phan Nữ Hiền Oanh [41].

Cụ thể, ngày 15/1/2016, Công ty A bị tòa án quyết định mở thủ tục phá sản. Trước đó, Công ty A có quyền và nghĩa vụ với Công ty C và Công ty H. Theo đó, Công ty A có trách nhiệm bồi thường cho Công ty C khoản tiền là 46.713.043.420 đồng theo Bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm và Công ty H có trách nhiệm thanh toán cho Công ty A khoản nợ 67.439.411.708 theo Bản án hình sự phúc thẩm. Ngày 25/9/2017, Công ty C và Công ty H có ký hợp đồng mua bán nợ số 01 có nội dung Công ty C bán khoản nợ cho Công ty H để Công ty H thanh toán cho Công ty A. Ngày 30/10/2017, Công ty S (là doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của Công ty A) và Công ty A, Công ty C và Công ty H đã ký Biên bản làm việc về việc chuyển giao quyền chủ nợ của Công ty C cho Công ty H, và đề nghị Tổ thẩm phán giải quyết phá sản Công ty A đồng ý với việc mua bán, chuyển giao quyền chủ nợ như trên.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trên cơ sở các bản án dân sự, hình sự thì phải thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật Phá sản 2014 trước, nghĩa là các bên phải tạm đình chỉ việc thi hình đối với hai bản án dân sự, hình sự nói trên, sau đó áp dụng Điều 72 Luật Phá sản 2014 về giải quyết việc đình chỉ thi hành án dân sự, giải quyết vụ việc. Như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023