/ Sắp Xếp Lại, Xử Lý Trụ Sở Làm Việc.


và số liệu toàn bộ. Gắn với việc triển khai đồng bộ Luật đất đai 2003. Kể từ năm 2006 không tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền quản lý sử dụng nhà đất là trụ sở làm việc của cơ quan hành chính sự nghiệp nữa. Năm 2008 sẽ triển khai phần mềm đăng ký và quản lý TSNN tại các cấp trong đó có nhà đất của cơ quan hành chính. Tuy nhiên hệ thông phần mềm này vẫn đang chỉnh sửa để đi vào chạy thử và dự tính khoảng năm 2009 mới có thể chạy thử và triển khai. Như vậy công tác cấp giấy chứng nhận bị gián đoạn, công tác đăng ký được phân cấp và báo cáo, công tác tổ chức quản lý bị phân tán dẫn tới không kiểm soát được tổng TSNN tại các cấp và các ngành, địa phương.

2.2.3.5./ Sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc.

Ngày 24/5/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 80/2001/QĐ-TTg về việc xử lý sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Quyết định này làm thí điểm để rút ra kinh nghiệm triển khai đồng loạt ở các Tỉnh.

Việc ban hành và thực hiện Quyết định này đã khắc phục tình trạng sử dụng nhà đất thuộc sở hữu nhà nước không đúng mục đích, cho thuê, cho mượn, lấn chiếm trái phép…tại các cơ hành chính sự nghiệp; sắp xếp lại để bố trí việc sử dụng tài sản nhà đất của các cơ quan hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả, quy hoạch thống nhất; khai thác nguồn lực từ đất đai, nhà cửa của nhà nước tạo nguồn thu cho ngân sách giảm bớt gánh nặng cho NSNN trong xây mới, cải tạo nhà công sở. Qua bốn năm triển khai đến cuối năm 2005, Bộ Tài chính quyết định thí điểm phê duyệt phương án xử lý sắp xếp 51 cơ sở nhà đất thuộc 32 đơn vị của thành phố. UBND thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định phê duyệt phương án xử lý, sắp xếp 514 cơ sở nhà đất của 102 đơn vị thuộc thành phố quản lý. Tổng số tiền thu được từ bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 5.846 tỷ đồng (Trong đó, các đơn vị Trung ương trên địa bàn là 2.050 tỷ, các đơn vị thành phố là 3.796 tỷ đồng). Từ kết quả triển khai tại thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng đã cho phép áp dụng cho các địa phương khác như Lào Cai, Hậu Giang, Cần Thơ….và là cơ sở cho năm 2007 Thủ tướng ra Quyết định 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007.

Trên phạm vi toàn quốc, trong 10 năm qua các Bộ, ngành, địa phương đã trình cấp có thẩm quyền điều chuyển trụ sở làm việc từ nơi thừa sang nơi thiếu với giá trị lên đến nhiều nghìn tỷ VND. Trong đó: Ở Trung ương, điều chuyển 846.172 m2 đất và 391.304 m2 nhà là trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính với giá trị nhà là 192 tỷ đồng. Còn tại địa phương, điều chuyển 6,4 triệu m2 đất và 1.478.790 m2 nhà


làm việc của các cơ quan hành chính với giá trị nhà, thanh lý 525.000m2 đất số tiền thu được gần 509 tỷ đồng nộp NSNN.

Liên quan đến cho thuê đất và định giá thuê đất trong đó có cả đất và nhà của cơ quan hành chính (không tách riêng được). Trong 10 năm, Bộ Tài chính đã chủ trì cùng các ngành xác định giá thuê đất cho 23.585 tổ chức cá nhân trong và ngoài nước được nhà nước cho thuê đất với diện tích 553.598.101 m2, tổng số tiền thuê đất hàng năm thu về là trên 839 tỷ đồng, cùng với nguồn vốn tạo ra từ tiền thuê đất tham gia góp vốn liên doanh (chủ yếu là doanh nghiệp) với số tiền trên 4 tỷ USD. Đây là nguồn nội lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra Bộ Tài chính chủ trì định giá giao đất đầu tư hạ tầng cho 163 dự án với 5.654 ha đất có tổng giá trị khoảng 31.167 tỷ đồng. Đền bù thiệt hại khi thu hồi đất của 18.054 dự án với diện tích đất thu hồi 548.856.000m2 đất, giá trị đền bù là 59.746 tỷ đồng. Việc sửa đổi Luật đất đai trong 5 năm với 3 lần (1998, 2001, 2003) tạo sự thống nhất trong quản lý đất đai nhưng cũng là chậm trễ và có không ít khó khăn liên quan đến giá, cơ chế đền bù…

Cuối năm 2006 và đầu năm 2007, cơ quan quản lý không có được số liệu theo dõi công tác sắp xếp, xử lý nhà đất của cơ quan hành chính nhà nước với nhiều lý do chủ quan từ cơ quan quản lý. Ban chỉ đạo 09 được thành lập theo Quyết định 09/2007 ngày 19/1/2007 liên quan đến sắp xếp, xử lý nhà đất là trụ sở cơ quan nhà nước đã cho kết quả thực hiện cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

a./ Tại TP Hồ Chí Minh:

Từ tháng 6/2001 đến ngày 25/3/2008 đã có 55/56 Bộ, ngành, tổ chức đoàn thể và 18/18 Tổng công ty Nhà nước thuộc Trung ương quản lý thực hiện báo cáo, kê khai và đề xuất phương án xử lý theo quy định; còn 01 Bộ (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) vẫn chưa đề xuất phương án xử lý tổng thể theo quy định.

Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam - 17

Tính đến ngày 15/4/2008:

+ Khối Trung ương trên địa bàn thành phố đã có 1.886/2.103 địa chỉ nhà đất có phương án tổng thể (đạt tỷ lệ 89,69%).

+ Cục QLCS đã phối hợp với các Bộ, ngành, Công ty nhà nước và các cơ quan của TP. Hồ Chí Minh đi kiểm tra thực tế hiện trạng quản lý, sử dụng của 1.946/2.103 cơ sở nhà đất (đạt 92,53% số cơ sở kê khai).

+ Ban Chỉ đạo 09 đã đề xuất phương án xử lý của 1.089/2.103 cơ sở nhà đất (đạt tỷ lệ 51,78%).


+ Bộ Tài chính có văn bản lấy ý kiến thành phố Hồ Chí Minh về phương án xử lý tổng thể của 953 cơ sở nhà đất.

Sau khi có ý kiến thống nhất của UBND TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án xử lý tổng thể của 33 Bộ, ngành và 06 Tổng công ty nhà nước với 389/2.103 cơ sở nhà đất (đạt tỷ lệ 18,5%). Như vậy công tác xử lý sau kiểm kê thanh tra còn hạn chế bởi có nhiều nguyên nhân từ khách quan như cơ chế chính sách của nhà nước cho đến chủ quan như trình độ cán bộ, khả năng định giá, phương thức tiến hành…

Tổng số cơ sở nhà đất của các Bộ, ngành nhà nước do Trung ương quản lý và khối thành phố được duyệt cho bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất khi thực hiện Quyết định số 80/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (nay là Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg) đến nay là 11.541 tỷ đồng, trong đó khối trung ương khoảng 1.390 tỷ đồng, khối địa phương khoảng 10.151 tỷ đồng.

b./ Tại TP. Hà Nội

Tổng số cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước do các cơ quan hành chính vị sự nghiệp, tổ chức nhà nước đang quản lý sử dụng trên địa bàn TP. Hà Nội đã thực hiện kê khai là 8.355 cơ sở nhà đất trên 8.499 cơ sở phải kê khai (đạt 98,3%) với tổng diện tích đất là 47.096.626m2, tổng diện tích sàn sử dụng là 10.106.422m2 (Như vậy nếu so sánh với số liệu thống kê năm 1998, sau 10 năm diện tích sàn sử dụng của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Hà nội đã tăng đáng kể) trong đó:

+ Khối trung ương: đã thực hiện kê khai báo cáo 2.318/2.390 cơ sở nhà đất phải kê khai (đạt tỷ lệ 97%), tổng diện tích đất là 26.289.882m2, diện tích sàn sử dụng là 6.351.529m2.

+ Khối địa phương: đã có 6.037/6.109 cơ sở nhà đất phải kê khai (đạt tỷ lệ 98,8%), tổng diện tích đất là 20.809.744m2, diện tích sàn sử dụng là 3.754.893m2.

Cục QLCS đã phối hợp cùng với một số Sở của UBND TP. Hà Nội và 06 Bộ, ngành trung ương với 02 Tổng công ty nhà nước thực hiện kiểm tra thí điểm hiện trạng quả lý sử dụng 282 cơ sở nhà đất. Ban chỉ đạo 09 đã họp đề xuất phương án xử lý, sắp xếp lại 123 cơ sở của: Bộ Tài chính (103 cơ sở), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (03 cơ sở); Bảo hiểm xã hội Việt Nam (15 cơ sở), Viện Nghiên cứu da giày Việt Nam (02 cơ sở).


Căn cứ Biên bản họp Ban chỉ đạo 09, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến của UBND T.P Hà nội thống nhất phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý 103 cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Tài chính quản lý sử dụng trên đại bàn T.P Hà nôi làm thí điểm.

Như vậy chúng ta có thể thấy, trên đây chỉ là 2 trong 63 tỉnh thành phố tổng kết công tác sắp xếp, xử lý nhà đất và được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát từ Trung ương. Kết quả đạt được trong công tác thanh tra kiểm tra là khả quan nhưng khâu tiếp theo là xử lý còn hạn chế. Nếu mở rộng trên cả nước trong điều kiện quyền sử dụng đất đai ngày càng có giá, chi phí xây dựng tăng cao, nhà nước thắt chặt chi đầu tư. Công tác quản lý tài sản công cần có cơ chế mới gắn hiệu quả kinh tế, xã hội của sử dụng tài sản với ngân sách nhà nước cấp và trách nhiệm quản lý của người quản lý cũng như sử dụng trong bối cảnh Luật quản lý sử dụng tài sản nhà nước triển khai sâu rộng thì công tác này sẽ đem lại hiệu quả thực sự đối với đất nước.

2.3./ Đánh giá chung về công tác quản lý trụ sở làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước.

2.3.1./ Kết quả đạt được.

a./ Về chính sách chế độ

Trong những năm gần đây, phương thức điều hành của Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp đã từng bước được đổi mới. Chính phủ, các bộ đã tập trung nhiều hơn vào công tác hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật mà cụ thể là Luật quản lý, sử dụng TSNN năm 2008, tiếp theo là thể chế kinh tế nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đối với toàn xã hội. Việc Nhà nước ban hành hệ thống chính sách chế độ về quản lý tài sản nhà nước là công sở làm việc đã tạo lập hành lang pháp lý phù hợp với công cuộc đổi mới của nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế với những kết quả cơ bản sau:

Các chế độ chính sách về quản lý trụ sở làm việc đã được Nhà nước ban hành tương đối đầy đủ, thống nhất. Hệ thống chính sách chế độ quản lý trụ sở làm việc tại khu vực hành chính đã bao quát từ khâu đầu tư, xây dựng đến quá trình quản lý và cuối cùng là kết thúc một quá trình sử dụng đối với trụ sở làm việc, hệ thống chính sách cũng được bổ sung sửa đổi thường xuyên. Đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ quan hành chính (đơn vị trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc), Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, cơ quan tài chính các cấp trong việc quản lý trụ sở làm việc


tại khu vực hành chính. Đó chính là cơ sở để thực hiện sự quản lý, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của nhà nước; là tiêu chuẩn để đánh giá việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát trong quản lý trụ sở làm việc.

Từ việc thực hiện kê khai, báo cáo nhà, đất theo Quyết định 399/TC-QLCS năm 1995; tiếp đến là kết quả cuộc tổng kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định trong khu vực hành chính trong đó có trụ sở làm việc thuộc cơ quan hành chính năm 1998, giúp ngành tài chính cơ bản nắm được phần lớn quỹ trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính trong cả nước về số lượng, diện tích, cấp hạng nhà, giá trị nhà...

Bước đầu đã tạo ra cơ chế về tài chính để khuyến khích các cơ quan hành chính bố trí, sắp xếp lại nhà đất thuộc trụ sở làm việc thông qua việc cho phép các cơ quan được bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với diện tích nhà, đất dôi dư. Số tiền thu được sử dụng để đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc góp phần chỉnh trang quy hoạch lại đô thị theo hướng hiện đại, giành quỹ đất có lợi thế thương mại cho hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ; khắc phục từng bước việc một số cơ quan hành chính nắm giữ nhiều nhà cửa nhưng chưa sử dụng hết, sử dụng không đúng mục đích, tự cho thuê, liên doanh, liên kết....; khắc phục hiện tượng tự chuyển mục đích sử dụng, lấn chiếm đất của Nhà nước biến thành đất tư; góp phần lập lại trật tự trong quản lý đất đai, trụ sở làm việc tại khu vực hành chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác nhằm thực hiện sử dụng đất đai, trụ sở làm việc đúng mục đích và có hiệu quả.

Trên cơ sở tiêu chuẩn, định mức sử dụng TSNN là trụ sở làm việc và hiện trạng trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính, cơ quan tài chính các cấp có căn cứ và chủ động bố trí kinh phí cho đầu tư, mở rộng, nâng cấp cải tạo trụ sở làm việc; giúp chính quyền các cấp nắm được qũy trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính; các Bộ, ngành và các đơn vị trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc chủ động trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, thanh lý... trụ sở làm việc.

Đưa công tác quản lý trụ sở làm việc từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang quản lý theo pháp luật, quản lý theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản gắn với thực tế thị trường; phát huy tính chủ động sáng tạo của cơ sở. Từng bước thực hiện phân cấp quản lý trụ sở làm việc tại khu vực hành chính cho Bộ, ngành, địa phương và cơ quan trực tiếp sử dụng.


Cơ quan quản lý quy định buộc các cơ quan hành chính khi được Nhà nước giao đất không thu tiến sử dụng đất để xây dựng trụ sở làm việc phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của cơ quan mình; khắc phục tình trạng sử dụng trụ sở làm việc lãng phí, không đúng mục đích như: để trống, không sử dụng, đất đai bị lấn chiếm trái phép, cho thuê, cho mượn, bố trí làm nhà ở, đồng thời là cơ sở để sắp xếp, xử lý sau này..

b./ Về công tác tổ chức quản lý

Trong thời gian qua, cùng với việc đổi mới trong chính sách chế độ quản lý TSNN là trụ sở làm việc, các bộ, ngành và các địa phương đã chú trọng vào việc hiện đại hóa trụ sở làm việc đặc biệt về đầu tư sửa chữa, cải tạo nâng cấp, xây dựng trụ sở làm việc, từng bước cải thiện điều kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hành chính cụ thể như sau:

Đã hình thành một cơ quan chuyên trách thuộc ngành tài chính - đại diện cho nhà nước (chủ sở hữu) thống nhất quản lý trụ sở làm việc nói riêng và TSNN nói chung trên phạm vi cả nước. Cơ quan này giúp Bộ Tài chính xây dựng chính sách chế độ về quản lý TSNN là trụ sở làm việc trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; tổ chức triển khai chế độ quản lý TSNN là trụ sở làm việc trên phạm vi cả nước; quản lý trụ sở làm việc của các Bộ, ngành thuộc cơ quan hành chính trung ương; chỉ đạo nghiệp vụ đối với cơ quan quản lý TSNN ở các địa phương để quản lý quỹ trụ sở làm việc từ các địa phương.

Trách nhiệm về quản lý TSNN là trụ sở làm việc của các ngành, các cấp và các cơ quan hành chính được xác định. Từng bước khắc phục tình trạng "cha chung không ai khóc" trong quản lý trụ sở làm việc. Mặt khác, vai trò kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với tình hình quản lý trụ sở làm việc trong các cơ quan hành chính đã được phát huy, hạn chế dần tình trạng sử dụng tuỳ tiện, tham ô, lãng phí trong quản lý TSNN là trụ sở làm việc.

Công tác quản lý TSNN là trụ sở làm việc tại khu vực hành chính thông qua việc lập kế hoạch, thẩm định nhu cầu và phê duyệt dự toán NSNN cho đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp... trụ sở làm việc; thực hiện thu hồi, điều chuyển, bán, chuyển đổi sở hữu, thanh lý, kê khai, đăng ký trụ sở làm việc đã đem lại kết quả thiết thực; đã tạo ra được quá trình quản lý khép kính, chặt chẽ hơn, hạn chế


tình trạng quản lý bừa bãi như trước đây; góp phần tích cực trong việc thực hiện Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Nhà nước; cụ thể:

+ Nhà nước đã từng bước thực hiện việc thẩm định nhu cầu đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc; đã giám sát khâu đầu tư, cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc của cơ quan hành chính đảm bảo việc đầu tư xây dựng mới theo tiêu chuẩn, định mức phù hợp nhu cầu công tác, hạn chế được những trường hợp đầu tư xây dựng mới không cần thiết, không đúng tiêu chuẩn, định mức góp phần giảm bớt nhu cầu chi NSNN, giành vốn cho đầu tư phát triển và các nhu cầu chi cấp thiết khác. Đây là một khoản tiền không nhỏ, nếu thẩm định đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa trụ sở làm việc được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ ở tất cả các cơ quan hành chính.

+ Quỹ trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính đã và đang được bố trí, khai thác có hiệu quả hơn thông qua quy định về điều chuyển tài sản từ các cơ quan hành chính khi không có nhu cầu sử dụng sang cơ quan có nhu cầu sử dụng (điều chuyển trong nội bộ ngành, địa phương; điều chuyển giữa trung ương và địa phương); thanh lý trụ sở làm việc khi không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được; kiểm tra, sắp xếp, bố trí lại TSNN là trụ sở làm việc từ đó có các phương án hóan đổi, điều chuyển.... hợp lý hơn.

Với những mặt đã đạt được trong công tác quản lý cũng như chính sách chế độ đã đưa đến kết quả là hệ thống trụ sở làm việc tại khu vực hành chính ngày một khang trang hơn, dần dần đáp ứng được nhu cầu công tác của các cơ quan hành chính.

2.3.2./ Tồn tại và nguyên nhân.

a./ Về mô hình tổ chức quản lý

Nền hành chính các nước đều quan liêu nhưng ở mức độ khác nhau, hành chính của Nhà nước ta vẫn còn nhiều dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung bao cấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng như yêu cầu phục vụ nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao. Phương thức điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành ở trung ương, UBND các cấp còn nhiều bất cập, vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; phân công, phân cấp thiếu rành mạch; trật tự, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; quy chế làm việc của các bộ, ngành và chính quyền địa phương còn thiếu và chưa thống nhất; quy trình giải quyết công việc trong các cơ quan hành chính chưa được chuẩn hóa và công khai, tình


trạng họp và giấy tờ hành chính còn nhiều. Những hạn chế này thể hiện đối với công tác quản lý trụ sở làm việc trên các mặt sau:

1- Không có hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm theo dõi về trụ sở làm việc trong các cơ quan HCNN. Cơ quan quản lý không nắm bắt được tổng thể tình hình biến động TSNN là trụ sở, đất do cơ quan hành chính quản lý biến động như thế nào? không có hệ thống dữ liệu điện tử lưu và kết nối với các cấp nhằm cập nhật sự biến động tài sản và điều hành linh hoạt, nhanh, thống nhất đến các cấp. Vì nếu không biết đựơc số liệu thực sẽ không ra được chính sách phù hợp. Từ thực trạng này dẫn đến hạn chế là : Số liệu thống kê bị gián đoạn, không có bộ phận chuyên môn theo dõi, số liệu không có độ chính xác cao, phải điều chỉnh rất nhiều cho “hợp lý” chứ không phải là chính xác khi kiểm kê (Ví dụ điển hình kiểm kê năm 1998).

2 - Trụ sở làm việc của cơ quan hành chính các cấp được đầu tư, xây dựng thiếu quy hoạch chung, tuỳ tiện dựa trên Ngân sách được cấp, gây tốn kém. Gần đây một số cơ quan hành chính có điều kiện đã tiến hành hiện đại hóa trụ sở làm việc, tuy nhiên chưa có bước đi cụ thể, thiếu tính đồng bộ và chuẩn hóa, có nơi chưa phù hợp với trình độ của cán bộ, công chức và trình độ tổ chức lao động trong cơ quan. Hiện đại hóa trụ sở làm việc đang được hiểu một cách đơn thuần chỉ là xây cất trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, không tính đến khả năng sử dụng và hiệu quả kinh tế kỹ thuật, vận hành tổng thể cho ra hiệu quả phối hợp chung các cơ quan.

3 - Các cơ quan hành chính trực tiếp quản lý và các cơ quan chủ quản chưa tuân thủ đúng chính sách chế độ quản lý trụ sở làm việc; chưa báo cáo kịp thời, thậm chí một số đơn vị không báo cáo về TSNN là trụ sở làm việc theo đúng chế độ; việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng không qua thẩm định của cơ quan tài chính về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc dẫn đến xây dựng, mở rộng trụ sở làm việc vượt quá tiêu chuẩn cho phép; các đơn vị sử dụng sai mục đích cá nhân, sử dụng để kinh doanh dịch vụ; các đơn vị tự ý tiến hành phá dỡ nhà, vật kiến trúc không có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền....

4- Mô hình quản lý tập trung nhưng lại không theo dõi được thống nhất sự biến động tài sản các cấp và xử lý sắp xếp tài sản. Quản lý tài sản công tại các cấp cơ sở bị coi nhẹ dẫn đến sự lãng phí và buông lỏng quản lý. Có nhiều cơ quan hành chính không có đủ diện tích làm việc nhưng nhiều cơ quan khác thì lại cho thuê, cho mượn. Quỹ nhà đất cơ quan hành chính không quản lý được, hiệu quả không cao. Trong khi

Xem tất cả 241 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí