/ Kiện Toàn Bộ Máy Cơ Quan Quản Lý Tsnn (Bao Gồm Trụ Sở Làm Việc) Các Cấp.


- Thành lập Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty, quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công ty; trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan được phân cấp quản lý. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về mọi hoạt động và sự phát triển của Tổng công ty.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị được quy định chi tiết giống với quy định của Chính phủ đối với những tập đoàn nhà nước hay SCIC.

- Cơ cấu thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị

+ Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Trưởng Ban Kiểm soát phải là thành viên hoạt động chuyên trách. Các thành viên khác của Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm các chức danh lãnh đạo trong Ban giám đốc. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị tối đa là 7 người. Cơ cấu của Hội đồng quản trị có lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo một số Bộ Xây dựng, ngành có kinh nghiệm và kiến thức về tài chính, đầu tư vốn, quản trị doanh nghiệp.

+ Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng quản trị theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp. Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc thay thế, kỷ luật Chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị.

+ Chủ tịch Hội đồng quản trị hoạt động theo chế độ chuyên trách, không kiêm nhiệm Tổng giám đốc Tổng công ty. Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ chủ yếu như: Thay mặt Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, trụ sở làm việc và các bất động sản khác do Nhà nước giao cho Tổng công ty; tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị…

- Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể; mỗi quý họp ít nhất một lần. Trường hợp cần thiết có thể họp bất thường


khi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

+ Các cuộc họp của Hội đồng quản trị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị tham dự trực tiếp hoặc qua hệ thống liên lạc viễn thông. Trường hợp thành viên Hội đồng quản trị vắng mặt, có thể ủy quyền bằng văn bản cho người đại diện họp thay và biểu quyết thay các vấn đề được ủy quyền. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

+ Các thủ tục triệu tập và tổ chức hội nghị theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Quy chế làm việc của Hội đồng quản trị. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có tính bắt buộc thi hành đối với toàn bộ Tổng công ty.

Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam - 20

+ Thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, cán bộ quản lý trong Tổng công ty cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc.

+ Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, các chuyên gia, cố vấn và các bộ phận giúp việc cho Hội đồng quản trị được tính vào chi phí quản lý của Tổng công ty. Tổng giám đốc Tổng công ty bảo đảm các điều kiện và phương tiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng quản trị và các bộ phận giúp việc của Hội đồng quản trị.

- Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị giám sát hoạt động của Tổng công ty. Ban Kiểm soát có từ 3 đến 5 thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách. Trưởng Ban Kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Ban Kiểm soát được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Doanh nghiệp.

- Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng

+ Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Tổng giám đốc có thể là thành viên Hội đồng quản trị.

+ Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc.


- Công ty thành viên và chi nhánh: Công ty thành viên và chi nhánh của Tổng công ty là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, được tổ chức theo khu vực, phù hợp với quy mô và nhu cầu quản lý, hoạt động của Tổng công ty, do Hội đồng quản trị quyết định thành lập theo đề nghị của Tổng giám đốc. Mỗi công ty thành viên và chi nhánh có Giám đốc, các Phó giám đốc và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ. Tổng giám đốc bổ nhiệm giám đốc, Phó giám đốc các công ty thành viên và các chi nhánh theo phân cấp của Hội đồng quản trị.

ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ NƯỚC

*./ Nguyên tắc đầu tư bất động sản:

+ Tập trung đầu tư vào bất động sản được bàn giao khi sắp xếp xử lý trụ sở làm việc, tạo quỹ nhà và đất phục vụ cho thuê. Chú trọng đầu tư vào những bất động sản đắc địa mà không được khai thác sử dụng hiệu quả hoặc bất động sản có địa tô tuyệt đối cao do quy hoạch đem lại nhằm bảo toàn giá trị TSNN và tạo nguồn thu ổn định cho NSNN.

+ Hạn chế đầu tư bất động sản phi hành chính và thương mại (khu đô thị, công nghiệp).

*./ Hình thức đầu tư: Phân loại quy mô và giá trị bất động sản để có hình thức đầu tư phù hợp: Ví dụ liên doanh liên kết xây mới đối với dự án bất động sản đắc địa và quy mô.

Xây mới, cải tạo đối với bất động sản công tại địa phương có quy mô và nhu cầu tài chính phù hợp.

*./ Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn.

+ Tổng công ty có quyền: Quyết định lựa chọn bất động sản công đầu tư, phương thức đầu tư, mức vốn, thời gian đầu tư trong phạm vi vốn do Tổng công ty quản lý. Quyết định liên doanh, liên kết, chuyển nhượng bất động sản công được giao của Tổng công ty theo quy định của pháp luật.

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định các trường hợp đầu tư bất động sản theo phân cấp hiện tại dựa trên giá trị dựa theo Nghị định 137/2006/NĐ-CP.

*./ Nguyên tắc thuê bất động sản: Tiến hành cho thuê dựa trên dữ liệu trụ sở hiện có công bố công khai trên mạng của Tổng công ty, dữ liệu cập nhật liên tục trong ngày ngay khi bàn giao. Giá thuê niêm yết công khai cho các cơ quan hành


chính, thấp hơn giá thị trường của cùng loại văn phòng, tài sản từ 5-10% tuỳ theo thời điểm.

Nguyên tắc lựa chọn dựa theo đăng ký trực tuyến trước và đặt cọc trong thời gian 5 ngày làm việc ở mức 10% giá thuê theo kỳ.

Trụ sở làm việc và bất động sản của Tổng công ty có thể phục vụ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và nước ngoài thuê nếu sau 20-30 ngày không có hợp đồng từ phía cơ quan nhà nước.

CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ NƯỚC

- Nhận ủy thác đầu tư quản lý dự án trụ sở công của các cơ quan hành chính theo quy chế uỷ thác, đầu tư và mức phí thoả thuận không cao hơn thị trường 10%.

- Hợp tác quốc tế: Phối hợp với các đối tác có liên quan tổ chức các diễn đàn hợp tác đầu tư để trao đổi kinh nghiệm trong quá trình quản trị doanh nghiệp đặc biệt đến từ các nước có kinh nghiệm như Canada, Úc...

Thực hiện việc đàm phán, ký kết, tiếp nhận các khoản viện trợ, tài trợ của nước ngoài và tổ chức quốc tế khi được ủy quyền theo quy định của pháp luật, quản lý sử dụng các nguồn viện trợ có hiệu quả.

TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ NƯỚC

- Tổng công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính thực hiện chế độ hạch toán kế toán tập trung. Chế độ kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo Quy chế tài chính riêng của Tổng công ty do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Gắn chặt hoạt động thu chi của Tổng công ty với nguồn thu ổn định thường xuyên cho Ngân sách.

+ Hàng năm, Tổng công ty có trách nhiệm lập kế hoạch thu, chi tài chính theo đúng quy định, báo cáo Hội đồng quản trị phê duyệt và báo cáo Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.

+ Đối với trụ sở làm việc đắc địa, ổn định hoạt động và nguồn thu thường xuyên, định kỳ hàng năm định giá lại bất động sản theo mô hình so sánh trực tiếp hoặc phương pháp thu nhập của Thông tư 114/2004/TT-BTC về định giá đất.

- Cuối năm, Tổng công ty đầu tư lập báo cáo quyết toán thu chi tài chính trình Hội đồng quản trị phê duyệt và gửi Bộ Tài chính.


- Chế độ tiền lương và thu nhập của người lao động trong Tổng công ty

Thu nhập của người lao động gồm: Tiền lương; Tiền thưởng do thành tích đóng góp làm gia tăng giá trị doanh nghiệp và giá trị vốn đầu tư; Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác theo quy định. Hội đồng quản trị Tổng công ty quy định cụ thể cơ chế trả lương, thưởng cho người lao động trong Tổng công ty.

QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN NHÀ NƯỚC

- Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công ty.

- Thủ tướng Chính phủ: Quyết định thành lập, giải thể Tổng công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các thành viên Hội đồng quản trị. Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Quyết định mục tiêu, chiến lược và định hướng phát triển của Tổng công ty. quyết định các dự án bất động sản trọng điểm…

- Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về tài chính đối với hoạt động của Tổng công ty theo thẩm quyền

+ Ban hành chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính và các văn bản khác có liên quan đến Tổng công ty theo thẩm quyền. (theo kinh nghiệm các nước hệ thống kế toán công dồn tích thường áp dụng cho doanh nghiệp công đặc biệt này.)

+ Ban hành Quy chế tài chính của Tổng công ty. Cấp và bổ sung vốn điều lệ, thực hiện việc hỗ trợ tài chính đối với Tổng công ty theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện giám sát tài chính đối với hoạt động của Tổng công ty. Đề cử đại diện của Bộ Tài chính tham gia Hội đồng quản trị.

- Quan hệ của Tổng công ty với các Bộ, ngành, địa phương

+ Các Bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước đối với Tổng công ty theo chức năng quản lý chuyên ngành phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước đối với Tổng công ty trong việc chấp hành các quy định quản lý hành chính trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành địa phương được quyền đi thuê trụ sở trên cơ sở minh bạch, công khai về thông tin Tổng công ty công bố, đồng thời được quyền thuê Tổng công ty quản lý, bảo dưỡng trụ sở cơ quan hành chính theo quy định tại Luật quản lý sử dụng TSNN.


- Tổng công ty quan hệ với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước theo quy định của của pháp luật và các hợp đồng hợp tác đầu tư bất động sản, đi thuê, cho thuê bất động sản.

Đây là khái quát những nội dung chính liên quan đến hoạt động của mô hình Tổng công ty đầu tư và kinh doanh bất động sản nhà nước trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm mô hình doanh nghiệp đặc biệt trong nước và nước ngoài.

Thứ ba: Điều kiện thực hiện mô hình Tổng công ty.

Để xây dựng và vận hành mô hình này tại Việt nam có được không và cần điều kiện gì? Thực tế hiện nay của nước ta khẳng định rằng rất cần thiết và có thể thực hiện một mô hình quản lý hiệu quả tài sản công tại các cơ quan nhà nước, nhất là trong điều kiện Việt Nam hội nhập mở cửa, vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường, đồng thời cần vận dụng các đòn bẩy kinh linh hoạt trong quản lý nhà nước. Nhưng để có tính khả thi và vận hành hiệu quả mô hình này cần một số điều kiện.

Điều kiện để có thể áp dụng mô hình quản lý này không vượt ra ngoài những điều kiện áp dụng một chính sách công nói chung.

+ Trước hết phải cần sự cam kết của chính phủ trong việc đổi mới phương thức quản lý tài sản công là trụ sở của cơ quan hành chính nhà nước hiện nay. Đây là bước đầu tiên rất quan trong quyết định cho bước tiếp theo.

+ Tiếp đến là cần có một cơ quan chuyên môn đứng ra xây dựng và áp dụng thử nghiệm, đó có thể là Cục quản lý công sản. Giai đoạn áp dụng thử nghiệm có thể rút ngắn vì mô hình và kinh nghiệm có thể rút ra qua khảo sát ở một số nước. Những vấn đề thuộc về kỹ thuật trong xây dựng mô hình có thể mang tính nhạy cảm liên quan đến một số ngành làm thay đổi một số quy định về quản lý nhà nước được đặt ra ở bước này. Đây chính là bước quan trọng, ví dụ như quy định về định mức sử dụng tài sản, cơ chế sử dụng ngân sách, thẩm quyền quyết định, văn bản của một số luật cần sửa đổi, cơ chế xác định lại giá đất…

+ Bước tiếp theo là cần có hệ thống thiết bị trợ giúp hiệu quả, nhân lực tốt và khẳng định phương pháp mới hay hơn hẳn hiện tại, cụ thể tại bước này phải kết nối hệ thống thông tin và thông tin rõ ràng minh bạch về quỹ nhà, đất tại các địa phương do Tổng công ty đầu tư và kinh doanh bất động sản quản lý.


+ Cuối cùng là cần lộ trình bước đi cụ thể cùng với cam kết về quyền lợi cho cơ quan, cán bộ công chức quyết tâm tham gia xây dựng và vận hành mô hình quản lý mới.

Trên đây là những phân tích cơ sở khách quan, thực tiễn và đề xuất nhằm trao đổi tìm đến mô hình quản lý hiệu quả đối với mô hình quản tài sản công nói chung và quản lý trụ sở của cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.

3.2.1.2./ Kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý TSNN (bao gồm trụ sở làm việc) các cấp.

Trong phần hạn chế tồn tại và nguyên nhân của chương 2 có để cập: Mặc dù đã hình thành bộ máy ở các địa phương nhưng, địa phương chưa nhận thức đúng ý nghĩa của quản lý tài sản công và trụ sở làm việc của cơ quan hành chính. Công tác quản lý bị coi nhẹ, một số nơi quản lý tài sản công được ghép vào một số phòng ban chức năng khác. Để làm tốt công tác quản lý cần có sự phân định rõ chức năng nhiệm vụ các cơ quan tham gia và được tổ chức chặt chẽ theo ngành dọc về chuyên môn với những yêu cầu sau :

- Rà soát phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý TSNN nói chung, trụ sở làm việc nói riêng giữa Bộ Tài chính với các Bộ, ngành trực tiếp quản lý tài sản; giữa các Bộ, ngành và Bộ Tài chính với các địa phương. (Chức năng nhiệm vụ quy định hiện tại các cơ quan được nêu ở phần I chuyên đề 2)

- Củng cố và tăng cường bộ máy làm công tác quản lý TSNN tại các Bộ, ngành, tổ chức ở trung ương, các Sở Tài chính theo hướng thống nhất vào một đầu mối; cần duy trì mô hình Phòng quản lý công sản thuộc Sở Tài chính. Riêng một số thành phố trực thuộc Trung ương và địa phương có số lượng tài sản lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Kiên Giang ...thành lập Chi cục Quản lý công sản trực thuộc Sở Tài chính để quản lý TSNN, hiện nay mới có Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh thành lập chi cục quản lý công sản. Nghiên cứu thành lập bộ phận thanh tra TSNN thuộc Cục quản lý công sản và thuộc Sở Tài chính. Tại các Bộ, ngành, các đơn vị hành chính bộ phận quản lý TSNN cần có người theo dõi về trụ sở làm việc; đặc biệt tại các Bộ, ngành nhất là các ngành dọc cần có cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, am hiểu về chế độ quản lý trụ sở làm việc để có thể quản lý trụ sở làm việc trong ngành; Bộ Quốc phòng, Bộ công an cần


có bộ phận chuyên trách làm công tác quản lý TSNN (bao gồm trụ sở làm việc tại khu vực hành chính).


3.2.1.3./ Nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài sản công nói chung và quản lý trụ sở làm việc nói riêng.

Tại thời điểm thực hiện luận án, Cục quản lý công sản trực thuôc Bộ Tài chính có 36 cán bộ, công chức. Ở cấp cơ sở là phòng quản lý công sản trực thuộc Sở Tài chính, trừ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Một khối lượng giá trị TSNN lớn hơn cả thu NSNN một năm nhưng số lượng quản lý quá mỏng, còn về trình độ thì có sự khác biệt lớn giữa TƯ và địa phương.

Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ yêu cầu quản lý, đảm bảo ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý thì việc đào tạo đội ngũ chuyên gia cho công tác quản lý tài sản công là việc làm cần thiết và đòi hỏi cấp bách.

Do vậy phải tiến hành điều tra đánh giá lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài sản nhà nước thuộc ngành tài chính từ trung ương tới địa phương, tại các bộ, ngành và các cơ quan hành chính trực tiếp quản lý tài sản công. Từ đó xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo dài hạn, tập trung ở trong hoặc ngoài nước cán bộ quản lý tài sản công. Việc quy hoạch đào tạo cán bộ gắn với bố trí sử dụng, từ quy hoạch cán bộ, công chức để quy hoạch đào tạo và thực hiện đào tạo. Trước mắt cần phải củng cố hệ thống đào tạo nghiệp vụ, đào tạo tin học, ngoại ngữ cho cán bộ làm công tác quản lý tài sản công ở trung ương, địa phương. Phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước và dự án như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng phát triển châu Á, Quỹ tín thác đa biên, Dự án ADETEF của Pháp, dự án Việt nam - Canada… để tổ chức các lớp đào tạo tập trung nâng cao nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài sản công ở trung ương, địa phương. Đồng thời tăng cường mở lớp bồi dưỡng tập huấn, trao đổi kinh nghiệm quản lý tài sản công nói chung và quản lý trụ sở làm việc khu vực hành chính nói riêng.

3.2.1.4./ Tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra đối với việc quản lý TSNN là trụ sở làm việc tại khu vực hành chính

Công tác kiểm tra chịu ảnh hưởng của số lượng, trình độ nhân lực cho công tác thanh tra và hệ thống văn bản phục vụ thanh tra, cũng như tổ chức phối hợp công tác với các ngành. Công tác thanh tra giúp rà soát những hạn chế vướng mắc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022