Chất Lượng Công Chức Hành Chính Nhà Nước Theo Trình Độ Lý Luận Chính Trị, Quản Lý Nhà Nước, Ngoại Ngữ Và Tin Học


trình độ cao đẳng, trung cấp là 142 người chiếm 14,2% so với số công chức đang công tác tại cấp huyện và chiếm 7,22% so với công chức toàn tỉnh.

Qua nghiên cứu thực trạng công chức HCNN cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh cho thấy số công chức cấp tỉnh có trình độ đại học, trên đại học chiếm 43,39%; cấp huyện chiếm 41,12%. Nếu nhìn vào tỷ lệ ở biểu số 2.6 cho thấy: công chức cấp tỉnh và cấp huyện chênh nhau không đáng kể, nhưng khi nghiên cứu sâu về trình độ đào tạo thì cho thấy công chức cấp tỉnh đào tạo trên đại học là 97 người (tiến sĩ 7, thạc sĩ là 90), cấp huyện chỉ có 14 thạc sĩ; số công chức có trình độ cao đẳng, trung cấp cho thấy cấp huyện chiếm tỷ lệ cao hơn cấp tỉnh: cấp huyện là 7,22%, cấp tỉnh là 4,12%...Do vậy, khi tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo cần quan tâm đến đào tạo cho công chức cấp huyện.

Để đánh giá chất lượng công chức HCNN cấp huyện, tháng 11/ 2006 nghiên cứu sinh tiến hành điều tra tại 3 huyện, thành phố: Cẩm Giàng (50 phiếu), Kinh Môn (50 phiếu) và thành phố Hải Dương (50 phiếu) (Biểu số 2.7) với số phiếu phát ra 150 phiếu và thu về 145 phiếu. Qua điều tra cho thấy, có 92 người (63,44% số công chức được hỏi) trả lời là đáp ứng được yêu cầu công việc và có 53 người (36,55% số công chức được hỏi) trả lời là chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên là do bố trí làm đúng với chuyên ngành đào tạo chỉ có 89 người (61,3%), còn làm không đúng chuyên ngành đào tạo là 56 người (38,62%). Điều đó cho thấy, công chức HCNN cấp huyện đáp ứng yêu cầu công tác là do được làm đúng chuyên môn đào tạo, song chỉ có 72 người (49,65%) bằng lòng với công việc đang làm và có 58 người (40%) chưa bằng lòng với công việc hiện tại. Nguyên nhân các công chức chưa bằng lòng với công việc hiện tại là do muốn được bố trí làm đúng chuyên môn đào tạo 91 người (62,75%) và muốn dược nâng cao thu nhập (làm cho các doanh nghiệp) là 116 người (80%) (nhất là công chức trẻ mới ra trường ).

Qua đây cho thấy, đội ngũ công chức HCNN cấp huyện chưa phát huy hết khả năng của mình. Số công chức có nguyện vọng được bồi dưỡng kiến thức là 77 người, chiếm 53,1% tỷ lệ này thấp hơn cấp tỉnh (105 người, chiếm 86,78%). Đây


cũng là một thử thách lớn đối với tỉnh trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN cấp huyện.

Biểu số 2.7: Kết quả đánh giá công chức hành chính nhà nước đang công

tác ở cấp huyện năm 2006


TT

Nội dung

Ý kiến

Tỷ lệ (%)

1

Tự đánh giá của đội ngũ công chức hiện nay




- Đáp ứng được yêu cầu công việc

92

63,44


- Chưa đáp ứng được yêu cầu công việc

53

36,55


- Không có ý kiến

0

0

2

Đánh giá về nghiệp vụ chuyên môn đào tạo




- Làm đúng chuyên môn

89

61,38


- Không làm đúng chuyên môn

56

38,62

3

Mức độ bằng lòng với công việc đang làm




- Bằng lòng

72

49,65


- Chưa bằng lòng

58

40


- Không có ý kiến

15

10,35

4

Thu nhập của công chức HCNN




- Hài lòng với thu nhập hiện tại

45

31,03


- Chưa hài lòng với thu nhập hiện tại

88

60,70


- Không có ý kiến

12

8,27

5

Nguyện vọng




- Có nguyện vọng:




+ Làm đúng với chuyên môn đào tạo

91

62,75


+ Nâng cao thu nhập (doanh nghiệp)

116

80


+ Được bồi dưỡng kiến thức

77

53,10


- Không có ý kiến

3

2,06

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính của nhà nước tỉnh Hải Dương - 11

Số liệu điều tra của nghiên cứu sinh

2.2.1.2. Chất lượng công chức hành chính nhà nước theo trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học

Trình độ lý luận chính trị: Số công chức HCNN của tỉnh có trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên là 1.471/1.965 người (31-12-2006) so với tổng số công chức HCNN toàn tỉnh. Cụ thể được thể hiện ở biểu số 2.8 như sau:


Biểu số 2.8: Trình độ lý luận chính trị đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2006


Đơn vị

Cử nhân, cao cấp

Trung cấp

Sơ cấp

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Cấp tỉnh

149

7,58

372

18,93

235

11,96

Cấp huyện

103

5,24

330

16,79

282

14,35

Tổng cộng

252

12,82

702

35,72

517

26,31

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức hành chính nhà nước tháng 1/2007

Trình độ kiến thức quản lý hành chính nhà nước: Tổng số công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý HCNN là 1.326/1965 người (31-12-2006) so với tổng số công chức HCNN toàn tỉnh. Cụ thể được thể hiện ở biểu số 2.9 như sau:

Biểu số 2.9: Trình độ quản lý nhà nước đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2006


Đơn vị

Đại học

C.viên cao

cấp

C.viên chính

Chuyên viên

Cán sự

S. lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

S.lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

S.lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

S.lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

S.lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Cấp tỉnh

28

1,42

18

0,91

227

17,12

582

43,89

96

7,24

Cấp huyện





75

5,65

245

18,47

55

4,14

T. cộng

28

1,42

18

0,91

302

15,36

827

42,08

151

7,68

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức hành chính nhà nước tháng 1/2007

Trình độ ngoại ngữ, tin học đội ngũ công chức HCNN của tỉnh.

- Tổng số công chức có trình độ ngoại ngữ từ chứng chỉ A trở lên là 1.148/1.965 người (31-12-2006) so với tổng số công chức hành HCNN tỉnh.

- Tổng số công chức có trình độ tin học từ trình độ A trở lên là 1.303/1.934 người (31-12-2006) so với tổng số công chức HCNN toàn tỉnh. Số công chức có


trình độ đại học 20 người (1,01 %); Chứng chỉ là 1.283 người (65,29%). Cụ thể được thể biện ở biểu số 2.10.

Biểu số 2.10: Trình độ ngoại ngữ, tin học đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương năm 2006


Đơn vị

Trình độ ngoại ngữ

Trình độ tin học

Đại học

Chứng chỉ

Đại học

Chứng chỉ

S. lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

S. lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

S. lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

S. lượng

(người)

Tỷ lệ

(%)

Cấp tỉnh

18

0,91

716

36,43

19

0,96

787

40,05

Cấp huyện

0

0

414

21

1

0,05

496

25,24

Tổng cộng

18

0,91

1.130

57,5

20

1,01

1.283

65,29

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức hành chính nhà nước tháng 1/2007

Theo số liệu trên số công chức của tỉnh có trình độ ngoại ngữ là quá thấp so với yêu cầu hiện nay, nhất là số công chức cấp huyện có trình độ ngoại ngữ từ chứng chỉ A trở lên chiếm tỷ lệ 21% là quá thấp so với công chức cấp tỉnh. Với trình độ ngoại ngữ như vậy, thì khá nhiều công chức chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của ngạch công chức và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Như vậy, từ cấp huyện đến cấp tỉnh số công chức HCNN của tỉnh chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc hiện nay chiếm tỷ lệ không nhỏ. Đây là một thực tế cần được xem xét nghiêm túc để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công chức HCNN của tỉnh. Thực tế này cho thấy, việc nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ công chức HCNN của tỉnh là một vấn đề có tính cấp bách. Song, hiện nay vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn nhất là việc giải quyết, tạo điều kiện về điều kiện làm việc, chính sách thu hút những người có trình độ cao về tỉnh làm việc. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh, bên cạnh việc động viên, tuyên truyền thì điều quan trọng là tỉnh phải có chính sách phù hợp, cụ thể với yêu cầu thực tiễn đối với công chức của tỉnh, trong đó cần quan tâm đặc biệt đến công chức cấp huyện.

2.2.2. Chất lượng công chức hành chính nhà nước theo kỹ năng công việc


Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, đội ngũ công chức HCNN đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng thực thi công vụ. Thực tế cho thấy không phải bất cứ công chức nào được đào tạo cũng có khả năng thực hiện tốt công việc được giao.

Kết quả điều tra đánh giá trình độ, năng lực của đội ngũ công chức cấp tỉnh qua Dự án “Phát triển chương trình và nguồn nhân lực đào tạo cán bộ, công chức địa phương về quản lý kinh tế trong nền kinh tế định hướng thị trường ở Việt Nam”- dự án ASIA-LINK (mã số ASI/B7-301/98/679-042) trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với trường Đại học Tổng hợp Mardrid (Tây Ban Nha) thực hiện và công bố tháng 7/2004 cho thấy, cán bộ công chức cấp tỉnh còn thiếu hụt những kiến thức và kỹ năng quản lý KTTT. Dự án đã đưa ra 10 kỹ năng được đánh giá là quan trọng cần được đào tạo đối với công chức ở địa phương (được thể hiện ở Biểu số 2.11).

Biểu số 2.11: Những kỹ năng cần được đào tạo đối với công chức hành

chính nhà nước


1. Kỹ năng ra quyết định

6. Kỹ năng giải quyết vấn đề

2. Kỹ năng thuyết trình

7. Kỹ năng soạn thảo văn bản

3. Kỹ năng lãnh đạo

8. Kỹ năng tổ chức cuộc họp

4. Kỹ năng sử dụng máy tính

9. Kỹ năng làm việc theo nhóm

5. Kỹ năng ngoại ngữ

10. Kỹ năng giao tiếp

Nguồn: Báo cáo của dự án ASIA- LINK mã số ASI/B7-301/98/679-042

Lý do của sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản lý KTTT chủ yếu là thiếu kỹ năng, phương pháp làm việc, khả năng tư duy độc lập hạn chế, ít được tham gia các khoá đào tạo về HCNN, kết quả là khi triển khai thực thi công vụ, nhiều công chức còn lúng túng.

Hiện nay, một tình trạng phổ biến rất đáng quan tâm ở Hải Dương là hiện tượng chậm chễ hoặc không giải quyết thoả đáng về các vấn đề bức xúc trong cơ quan QLNN, mà việc quy trách nhiệm thuộc về ai lại rất khó xác định. Mặc dù đội ngũ công chức HCNN của tỉnh trong những năm gần đây trình độ học vấn, chuyên


môn, văn hoá nơi công sở đã tăng lên đáng kể. Nhưng năng lực thực thi công vụ, năng lực quản lý vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công việc. Quá trình ra quyết định trong các cơ quan QLNN của tỉnh còn mất nhiều thời gian, nhiều văn bản pháp quy không có hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lặp; nghiệp vụ kỹ thuật hành chính còn lạc hậu, nhiều công chức không hiểu rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và các mối quan hệ phải thực hiện trong công việc cũng như không hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình đang công tác. Qua kết quả điều tra, nghiên cứu chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh, nghiên cứu sinh đưa ra nhận xét, đánh giá mức độ quan trọng của các kỹ năng theo thứ tự từ cao đến thấp (thể hiện ở biểu 2.12).

Biểu số 2.12: Tầm quan trọng của các kỹ năng


Khả năng tư duy chiến

lược

Kỹ năng quan hệ

Kỹ năng chuyên môn

kỹ thuật

1. Tổng hợp và tư duy

1. Quan hệ giao tiếp

1. Dư tính lập kế hoạch

chiến lược

2. Sắp xếp công việc

2. Ra quyết định

2. Dự tính lập kế hoạch

3. Khả năng thuyết trình

3. Sử dụng máy tính


4. Ngoại ngữ


Nguồn: Báo cáo của dự án ASIA- LINK mã số ASI/B7-301/98/679-042

Như vậy, nhóm kỹ năng tư duy chiến lược được đánh giá là nhóm kỹ năng quan trọng nhất đối với công chức HCNN ở ngạch cao. Nhóm kỹ năng quan trọng thứ hai là nhóm kỹ năng quan hệ bởi trong công việc của người công chức nhất thiết phải có sự giao tiếp với nhiều người, nhiều đối tượng nên kỹ năng quan hệ được đánh giá quan trọng thứ hai. Nhóm kỹ năng thứ ba là nhóm kỹ năng chuyên môn kỹ thuật. Trong mỗi nhóm kỹ năng, từng kỹ năng cũng được xếp theo thứ tự ưu tiên; trong nhóm kỹ năng tư duy chiến lược thì kỹ năng tổng hợp và tư duy chiến lược được đánh giá là quan trọng nhất; trong nhóm kỹ năng quan hệ thì kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng; trong nhóm kỹ năng chuyên môn kỹ thuật thì kỹ năng dự tính lập kế hoạch là quan trọng nhất. Việc nhận thức tầm quan trọng của các kỹ năng như vây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh.


2.2.3. Chất lượng công chức hành chính nhà nước theo kinh nghiệm và thâm niên công tác

Xem xét chất lượng công chức HCNN theo kinh nghiệm và thâm niên công tác không tách rời vấn đề cơ cấu độ tuổi và trình độ đào tạo của từng nhóm tuổi. Năm 2000 toàn tỉnh 1.570 công chức HCNN đến 31-12-2006 toàn tỉnh Hải Dương có 1.965 công chức HCNN. Cơ cấu, độ tuổi được tăng dần nên qua các năm (Biểu 1-7 phần phụ lục). Nhưng tác giả lấy năm 2006 (so với năm 2000) để phân tích cơ cấu, độ tuổi để làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh được thể hiện ở biểu 2.13.

Biểu số 2.13: Chất lượng công chức hành chính nhà nước phân theo độ tuổi - trình độ đào tạo

Nhóm tuổi

Tổng số

(%)

Trình độ đào tạo

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)


< 30


332

16,89

Trên đại học

48

14,45

Đại học

237

71,38

Cao đẳng

15

4,22

Trung cấp

5

1,5

Còn lại

28

8,43


30-40


411

20,92

Trên đại học

32

7,78

Đại học

325

79,07

Cao đẳng

7

1,70

Trung cấp

36

8,76

Còn lại

12

2,92


41-50


695

35,36

Trên đại học

18

2,59

Đại học

581

83,59

Cao đẳng

6

0,86

Trung cấp

76

10,93

Còn lại

14

2,0


51-60


527

26,82

Trên đại học

13

2,46

Đại học

405

76,85

Cao đẳng

9

2,2

Trung cấp

71

17,53

Còn lại

29

7,16

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương - Báo cáo số lượng, chất lượng công chức hành chính nhà nước tháng 1/2007


Qua phân tích cơ cấu, độ tuổi (Biểu số 2.14) cho thấy: Cơ cấu công chức HCNN hiện nay của tỉnh vừa thiếu đồng bộ và chưa xây dựng được tỷ lệ hợp lý giữa các độ tuổi. Đây là vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Hiện nay, số công chức trong các cơ quan HCNN của tỉnh có độ tuổi dưới 30 bình quân chiếm 16,89

%; độ tuổi từ 30 - 40 bình quân chiếm 20,91 %; độ tuổi từ trên 41-50 bình quân chiếm 35,36 %; độ tuổi từ 51- 60 bình quân chiếm 26,82 %.

Mặc dù trình độ chuyên môn theo văn bằng của công chức được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học là khá cao, nhưng khi xem xét về độ tuổi và năng lực chung so với yêu cầu của công việc lại cho thấy tuổi trung bình của đội ngũ này hiện cũng khá cao và phân bố không hợp lý giữa các nhóm tuổi. Công chức lãnh đạo (giám đốc sở, ngành, huyện) độ tuổi khá cao. Tỷ lệ nữ trong công chức lãnh đạo còn thấp. Công chức dân tộc ít người chiếm tỷ lệ thấp (ngay ở huyện miền núi của tỉnh).

Đối với một số công chức HCNN của tỉnh, mặc dù có thâm niên công tác cao nhưng còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong công tác QLNN. Điều này do thực tế khách quan là nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường trong 20 năm trở lại đây, công chức HCNN mới bắt đầu làm quen với các kiến thức KTTT nên chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Mặt khác, các kiến thức quản lý, thực tiễn quản lý chưa được đúc kết thành các bài học kinh nghiệm cho đội ngũ công chức HCNN học tập, tiếp thu.

Tính đến nay, tỉnh Hải Dương chưa có sự phân tích chặt chẽ tuổi đời cán bộ, công chức ở từng lĩnh vực. Tuy nhiên, qua thống kê độ tuổi của đội ngũ công chức HCNN, nghiên cứu sinh đã có một số đánh giá về cơ cấu độ tuổi của đội ngũ công chức HCNN của tỉnh. Nhìn chung, về cơ cấu tuổi đời, đội ngũ công chức HCNN của tỉnh hiện nay là tương đối ổn định. Quá trình tuyển dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức HCNN đang dần chặt chẽ, kỹ lưỡng. Số công chức tuyển dụng mới được đào tạo bài bản và ngày càng được trẻ hoá. Tuy nhiên, so với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu tuổi đời của đội ngũ công chức HCNN của tỉnh vẫn cần phải thay

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 02/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí