/ Quản Lý Đầu Tư Xây Mới, Cải Tạo, Mở Rộng, Bảo Dưỡng Trụ Sở Làm Việc.


trượt giá của năm 2007-2008 giá thành xây đã tăng cao, do đó nếu phải đánh giá lại tài sản nhà nước sẽ là một khó khăn đối với cơ quan quản lý và sử dụng.

Đi sâu vào tìm hiểu định mức sử dụng của cơ quan bộ, ngành thuộc trung ương, ta thấy rằng một số địa phương và cơ quan, giá trị tài sản và diện tích sử dụng vượt trội so với bình quân cả nước. Cụ thể diện tích sử dụng nhà bình quân của một công chức hành chính là 82,04 m2/người, riêng nhà làm việc diện tích sử dụng bình quân là 30,73m2/người. Trong mức bình quân này thì cấp Bộ có mức sử dụng tài sản là nhà bình quân 93,75m2/người vượt gần gấp 2 lần mức bình quân cả nước, còn đối với nhà làm việc diện tích sử dụng bình quân là 37,52m2/người gấp 3 lần mức bình quân trên cả nước. Thực trạng này phần nào được giải thích là do định mức sử dụng đối với các chức danh của trung ương cao, tài sản nhà nước quản lý nhiều và cũng là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, nhưng với định mức vượt 3 lần mức bình quân cũng đặt ra đòi hỏi phải tìm hiểu rõ nguyên nhân định lượng của vấn đề này. Trong số các bộ thuộc trung ương thì Bộ xây dựng có diện tích sử dụng tính bình quân là nhiều nhất 127,2 m2/người đối với nhà nói chung và riêng nhà làm việc là 65,29 m2/người sau đó đến Bộ giáo thông vận tải lần lượt là 109,71 m2/người và 51,4 m2/người. Có hai Bộ là công an và Bộ Quốc phòng không có thống kê chi tiết giải trình. Thấp nhất trong số các Bộ sử dụng tài sản nhà nước là nhà: Đó là Bộ Tài chính với 16,14 m2/người tính chung diện tích sử dụng và 12,99 m2/người diện tích nhà làm việc.

Tiếp theo các Bộ là cơ quan ngang Bộ như Văn phòng chính phủ, thanh tra nhà nước, Ngân hàng nhà nước, các uỷ ban trực thuộc Chính phủ có mức sử dụng vượt trội về diện tích nhà là 153,26m2/người, đối với nhà làm việc là 55,75 m2/người. Nhìn chung các cơ quan hành chính khác thuộc trung ương đều có mức sử dụng nhà làm việc và diện tích nhà chung vượt trội so với mức bình quân của cả nước.

Đối với địa phương, diện tích sử dụng nhà bình quân/người là 49 m2 thấp hơn mức chung trên toàn quốc, riêng nhà làm việc chỉ có 10,27 m2/người. Trong tất cả các tỉnh thì Thái nguyên có diện tích sử dụng bình quân cao nhất 80,6 m2/người, Tỉnh An Giang có diện tích sử dụng nhà làm việc cao nhất là 19,21 m2/người. Tỉnh có diện tích sử dụng bình quân/người thấp nhất là Đồng Tháp với diện tích sử dụng chung là 5,22 m2/người, diện tích sử dụng là nhà làm việc chỉ có 1,23 m2/người. Tại thủ đô Hà nội số liệu này tương ứng là 32,92 m2/người đối với diện tích chung và diện tích nhà làm việc là 6,94m2/người bằng 50% bình quân của cả nước.


Từ thực trạng trên chúng ta thấy một sự phân bổ không đồng đều, đó là kết quả của lịch sử để lại và cũng là định hướng đầu tư thiếu tầm nhìn tổng thể sau khi hoà bình lặp lai. Đồng thời qua đó cũng thấy đựơc phần nào tiềm lực tài sản công tại các địa phương, đạt ra đòi hỏi và thách thức cho cơ quan quản lý. (Chi tiết xem bảng 2.7)

Trong quá trình tìm hiểu, đề tài tích cực đi sâu tìm hiểu những đánh giá định lượng của các cơ quan trực tiếp quản lý ở cấp cơ sở trong thực hiện định mức quản lý TSNN là nhà và đất nhưng các số liệu báo cáo chủ yếu mang là định tính, không có những số liệu cụ thể, trừ khi xảy ra những sự vụ cần có đánh giá tổng thể. Đây cũng chính hạn chế trong công tác quản lý của nhà nước, vì nếu cơ quan quản lý không biết được số lượng cụ thể, không nắm rõ bản chất của tài sản và sử dụng tài sản tại mỗi cấp mà tập trung vào quản lý sự vụ thì công tác quản lý chung và sắp xếp điều chuyển đánh giá hiệu quả để báo cáo cấp trên bị hạn chế. Ví dụ trong đánh giá mới nhất của Bộ Tài chính thực hiện Quyết định 390/QĐ-TTg của Thủ tướng năm 2008 về điều hành kế hoạch xây dựng cơ bản chống lạm phát và Ban chỉ đạo 09 tổng hợp kết quả thực hiện Quyết định 09/2007 về sắp xếp xử lý nhà, đất cơ quan nhà nước trình Chính phủ để trình Quốc hội kỳ họp cuối năm có đánh giá như sau: “ Tình trạng lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên và trụ sở làm việc ở một số nơi chưa được khắc phục triệt để, với các biểu hiện như: xây dựng, bố trí sử dụng trụ sở làm việc vượt tiêu chuẩn định mức và sử dụng không hết công năng hoặc sử dụng trụ sở sai mục đích, cho thuê, cho mượn làm cho nhiều nơi trụ sở bị xuống cấp nghiêm trọng. Quản lý và sử dụng đất đai còn lãng phí, tình trạng sử dụng sai mục đích, đất bỏ hoang vẫn còn xảy ra phổ biến. Các vi phạm trong việc quản lý, khai thác tài nguyên, đặc biệt là khai thác trái phép vẫn còn”. để tìm hiểu số liệu cụ thể về tình trạng lãng phí, sai mục đích thì chỉ có thể đơn cử các trường hợp như Đắk Lăk có 2.629.913 m2 đất sử dụng sai mục đích cho mượn

738.413 m2 đất, trong khi đó không có đựơc số liệu tổng thể cả nước.

Công tác quản lý đất đai và xây dựng trụ sở làm việc cũng dựa trên định mức sử dụng TSNN để xem xét phê duyệt nhưng kết quả không được làm tốt. Cụ thể về quản lý đất đai, các cơ quan hành chính còn ảnh hưởng bởi cơ chế và không theo kịp với đòi hỏi mới trong quản lý nhà nước, Chính phủ chưa xây dựng được Chính phủ điện tử nên các đơn vị không theo dõi đầy đủ về diện tích nhà đất trên sổ sách kế toán, giá trị quyền sử dụng đất không đựơc tính đầy đủ vào giá trị tài sản. Kết


quả kiểm kê phân tích ở phần trên có tới 17.259 ha đất không có nhu cầu sử dụng chiếm 7.8% quỹ đất được giao, cho thuê 21.458 ha chiếm 9.7% diện tích giao, nhìn chung chủ yếu tập trung ở địa phương.

Qua thanh tra về quản lý sử dụng trụ sở làm việc những năm gần đây đã phát hiện:

Năm 2001, có 6 Bộ, ngành sử dụng trụ sở sai mục đích 15.353 m2, có 14 tỉnh thành phố cho thuê 3.482 m2 trụ sở, 9 tỉnh, thành phố sử dụng trụ sở vào các mục đích khác là 142.227 m2.

Năm 2002: Kiểm tra 31/33 Bộ, ngành Trung ương và 59/61 địa phương đã phát hiện một số đơn vị sử dụng trụ sở làm việc để cho thuê ước trên 16.000 m2, để kinh doanh, và dùng vào mục đích khác là 157.000m2. Ngay tại Hà nội nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng trụ sở làm việc để cho thuê kinh doanh, đặc biệt là công sở đơn vị sự nghiệp, Viện, Bảo tàng, Công viên… Con số trên đây chỉ mang tính điểm khi kiểm tra, còn thực tế số liệu chính xác phải do địa phương tiến hành và báo cáo lên, nhưng rất ít địa phương tiến hành rà soát công tác quản lý này và báo cáo lên, nếu có làm cũng báo cáo điểm và hạn chế vì thực tế là không ai muốn “ Vạch áo cho người xem lưng” trong trách nhiệm quản lý của mình.

Đối với công tác xây mới dựa trên định mức: Mặc dù cơ quan tài chính thẩm định chặt chẽ về quy mô, diện tích và phụ thuộc vào khả năng nguồn kinh phí của đơn vị, Bộ, ngành địa phương. Nhưng tình trạng vượt tiêu chuẩn định mức diễn ra phổ biến. Theo kết quả thanh tra cho thấy:

Năm 2001: 40 tỉnh, thành phố có dự toán xây vượt chế độ 47.177 m2, giá trị 83,321 tỷ đồng. Có 8 Bộ ngành lập dự toán xây dựng vượt tiêu chuẩn 23.983 m2 sàn giá trị 51,493 tỷ đồng. 2 Bộ, ngành đã xây dựng trụ sở vượt tiêu chuẩn định mức 3.268 m2, giá trị 10,12 tỷ đồng. Có 23 tỉnh, thành phố đã xây dựng trụ sở vượt định mức 36.781 m2, giá trị 47,463 tỷ đồng.

Hai năm 2002-2003 kiểm tra điểm 1.187 đơn vị thuộc 62 tỉnh, thành và 29 Bộ, ngành TW phát hiện 75.874 m2, trụ sở xây dựng vượt tiêu chuẩn định mức. Số liệu trên đây chưa kể đến các đơn vi hành chính Huyện, xã và kinh phí duy tu sửa chữa tiết kiệm hàng năm theo quy định. Thực tế này phản ánh sự hạn chế trong quản lý nhà nước nói chung về tài sản công.


Bảng 2.9: Quy mô và mức độ sử dụng nhà của các cơ quan hành chính trên toàn quốc


Đơn vị diện tích m2 Đơn vị giá trị triệu VNĐ



STT


Đơn vị

Diện tích sử dụng thực tế

Nguyên giá thực tế kiểm kê

Mức độ sử dụng tài sản nhà


Tổng số


Trong đó nhà làm việc


Tổng số


Trong đó nhà LV

Theo diện tích sử dụng

Theo nguyên giá

Tổng m2/người

Nhà LV m2/người

Tổng tr/người

Nhà LV tr/người

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10












TOÀN QUỐC

65,878,959

16,411,752

81,482,709

25,118,340

53.27

12.91

69.24

17.11











A

Trung ương

12,292,985

4,816,301

31,665,893

8,268,538

82.04

30.73

200.55

39.83

I

Các Bộ

8,546,588

3,420,723

25,801,843

4,460,015

93.75

37.52

283.02

48.92


Trong đó: Ví dụ:









1

Bộ Tài chính

925,407

744,726

1,372,521

1,191,665

16.14

12.99

23.93

20.78

2

Bộ ngoại giao

68,370

37,248

307,100

221,381

29.69

16.17

133.35

96.13

3

Bộ công an

2,689,490

1,241,588

2,737,245

1,413,231

N/a

N/a

N/a

N/a

4

Bộ Xây dựng

253,130

129,931

239,741

110,849

127.20

65.29

120.47

55.70

5

Bộ Giao thông vận tải

498,852

233,720

517,037

259,368

109.71

51.40

113.71

57.04











II

Cơ quan ngang bộ

212,106

77,141

301,667

133,966

153.26

55.74

217.97

96.80

1

Văn phòng Chính phủ

78,329

31,139

150,493

75,279

114.35

45.46

219.70

109.90

2

Ngân hàng nhà nước

72,893

11,333

75,397

18,495

129.70

20.16

134.16

32.91


III

Quốc hội & trực thuộc


49,070


21,346


103,999


68,330


36.51


15.88


77.38


50.84

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 241 trang tài liệu này.

Quản lý tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam - 16



STT


Đơn vị

Diện tích sử dụng thực tế

Nguyên giá thực tế kiểm kê

Mức độ sử dụng tài sản nhà


Tổng số


Trong đó nhà làm việc


Tổng số


Trong đó nhà LV

Theo diện tích sử dụng

Theo nguyên giá

Tổng m2/người

Nhà LV m2/người

Tổng tr/người

Nhà LV tr/người

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10











IV

Cơ quan thuôc CP

1,637,512

637,219

1,672,436

765,279

39.46

15.36

40.31

18.44

1

Học viện HCQG

28,231

11,828

29,890

12,068

108.58

45.49

114.96

46.42


2

Uỷ ban thể dục thể

thao


101,790


18,529


126,048


24,581


151.93


27.66


188.13


36.69

3

Ban quản lý lăng Bác

5,132

2,387

5,359

2,584

3.52

1.64

3.68

1.77


V

Cơ quan thuộc TW khác


1,847,709


659,872


3,785,948


2,840,948


N/a


N/a


N/a


N/a


Gồm cả tập đoàn, Cty



















B

Địa phương

53,585,974

11,595,451

49,816,816

16,849,802

49

10.27

49.76

13.74

1

Hà nội

1,655,039

348,822

1,767,512

431,139

32.92

6.94

35.16

8.58

2

Đồng Tháp

149,129

35,109

158,199

40,017

5.22

1.23

5.54

1.40

3

Thái Nguyên

1,572,135

268,271

643,971

179,473

80.6

13.75

33.01

9.20

4

An Giang

1,039,442

375,569

864,534

233,713

77.58

19.21

40.15

13.25


……









Nguồn : Cục quản lý công sản


2.2.3.3./ Quản lý đầu tư xây mới, cải tạo, mở rộng, bảo dưỡng trụ sở làm việc.

Trong những năm qua, nhà nước đầu tư rất lớn cho việc xây mới, cải tạo, mở rộng trụ sở các cơ quan hành chính. Số tiền hành năm trong cân đối NSNN cho đầu tư phát triển ước khoảng 30% tổng chi, trong đó đầu tư cho xây mới, cải tạo, duy tu sửa chữa nói chung ước khoảng 20% tổng chi, ngoài ra còn chi đầu tư ngoài cân đối NSNN. Số liệu theo dõi của Cục quản lý công sản (Nguồn từ Bộ kế hoạch đầu tư) cho thấy từ năm 1996-2005, nước ta đầu tư khoảng 12.601 tỷ đồng cho 7132 dự án của các cơ quan nhà nước TW và địa phương liên quan đến trụ sở, số diện tích tăng thêm là 1.957.000m2 sàn, trong đó 3.917 dự án xây mới còn lại là 3215 dự án mở rộng, nâng cấp và phần lớn diễn ra tại địa phương chiếm 57,6% số lượng dự án. Thực tế giai đoạn này có rất nhiều tỉnh thành đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất do chia tách, sáp nhập. Thông qua số tiền đầu tư này cơ sở vật chất địa phương đã có chất lượng tốt hơn phục vụ tích cực cho cơ quan hành chính hoạt động hiệu quả.

Công tác thẩm định để xây mới, cải tạo, sửa chữa được phân cấp khá rõ ràng: Các cấp hành chính phải tổ chức thẩm định nhu cầu đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp..trụ sở làm việc trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhất là các cấp cơ sở. Sở Tài chính thực hiện công tác này tại địa phương. Theo thống kê của Cục quản lý công sản có rất ít địa phương làm tốt công tác này khoảng 15 tỉnh thành như : An Giang, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Cà Mau, Vĩnh Phúc… Nếu làm tốt công tác thẩm định này góp phần quan trọng thực hành tiết kiệm ngay từ giai đoạn đầu. Đây là khâu then chốt trong quản lý việc hình thành trụ sở. Trên thực tế, thủ tục và quy định này vẫn còn mất nhiều thời gian và liên quan đến nhiều cơ quan, nên công tác thẩm định này cũng cần cải tiến để triển khai đơn giản, hiệu quả hơn.



Bảng 2.10: Thống kê đầu tư xây mới công sở làm việc cơ quan hành chính

(Giai đoạn 1996-2005)



STT


Chỉ tiêu


Toàn quốc

Tron

g đó

CQ tư pháp

Bộ, Tổng cục

Ngành dọc

Địa phương

I

Tổng số dự án


Trong đó

1./ Xây mới 2./ Cải tạo lại

Năng lực thiết kế (1.000m2)

Tổng đầu tư (tỷ VNĐ)


Thực hiện vốn (tỷ VNĐ)

Diện tích tăng thêm (1000m2)

7,132

1,616

73

1,366

4,107



3,917


1,475


20


604


1,818


3,215

141

23

762

2,289

II

3,135

934

169

498

1,534

III

12,601

3,692

1,263

2,370

5,276

IV

8,304

2,050

937

1,370

3,946

V

1,957

468

96

283

1,110

Nguồn: Bộ Kế hoạch- Đầu tư


Năm 2008 nước ta gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Năm 2007 Chính phủ ban hành một loạt văn bản nhằm tăng cường quản lý TSNN. Vì nguyên nhân chính là lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế không đạt được nên Quyết định 390/QĐ-TTg của Thủ tướng đã ảnh hưởng rất nhiều đến các dự án của Bộ ngành nói chung và dự án đầu tư, xây mới cải tạo nhà công sở nói riêng góp phần cắt giảm 10% chi thường xuyên NSNN. Cụ thể tính đến ngày 17/7/2008 theo báo cáo của Bộ Tài chính Tổng số dự án cấp vốn của TW là 2.533 dự án vốn cân đối là 19.821 tỷ đồng, trong đó có có 126 dự án có giá trị vốn là 405 tỷ đồng bị ngừng triển khai hay giãn tiến độ. Trong nhóm này có 7 dự án xây dựng trụ sở cơ quan bị dừng lại với số vốn hơn 15 tỷ đồng.

Tại địa phương có 57 dự án bị hoãn lại có số vốn 316,7 tỷ đồng ngoài ra còn có một số dự án công sở khác cũng bị giãn tiến độ vì những nguyên nhân khác nhau. (Vùng Đông Bắc có 10 dự án hoãn, Đồng bằng sông hồng 8 dự án, Bắc Trung bộ 19 dự án,


Duyên hải miền trung 15 dự án, Tây nguyên 1 dự án, Đồng bằng sông Cửu long 4 dự án.) Tổng vốn đầu tư các dự án nói chung tại địa phương năm 2008 là 66.279 tỷ đồng..

Nội dung quyết định này, khẳng định rằng tạm thời hoãn mua sắm ôtô, xây dựng, cải tạo nhà công sở nếu đánh giá thấy không cần thiết hay không cân đối được vốn… Như vậy công tác xây mới, cải tạo công sở làm việc năm 2008 và một vài năm tới trong điều kiện tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng sẽ gặp trở ngại. Đồng thời năm 2009 Luật quản lý, sử dụng TSNN có hiệu lực góp phần tằng cường quản lý nhà đất cơ quan hành chính hiệu quả hơn.

2.2.3.4./ Công tác kê khai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền quản lý trụ sở làm việc.

Tại thời điểm kiểm kê năm 1998, có 113.822 ha đất và nhà trên đất chiếm 51,5% diện tích cơ quan hành chính nhà nước quản lý được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Sau khi Nghị định 14/1998/NĐ-CP ban hành, thực hiện điều 9 của Nghị định về quản lý TSNN, từ năm 2001 đến 2005, ngành Tài chính đã triển khai đăng ký trụ sở làm việc hiện có trên cơ sở đó cấp giấy chứng nhận quyền quản lý và sử dụng trụ sở làm việc. Trong quá trình triển khai gặp rất nhiều khó khăn do TSNN là trụ sở được hình thành từ nhiều nguồn với những đặc điểm lịch sử kinh tế riêng đồng thời giấy tờ theo dõi không đầy đủ. Tuy nhiên đến 31/12/2005, ở Trung ương đã có 32 Bộ ngành hoàn thành việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở nhà đất của Văn phòng Bộ, đối với một số đơn vị đặc thù như Bộ công an, Bộ Quốc phòng được uỷ quyền cho Bộ Trưởng cấp giấy chứng nhận. Bộ công an cấp được 1.852 giấy chứng nhận cho 93 đơn vị. Tại địa phương có 63/64 tỉnh, thành phố triển khai cấp được 34.884 giấy chứng nhận với diện tích nhà ghi trên đó là hơn 31 triệu m2, tổng diện tích đất là 474 triệu m2, nhiều gấp 2 lần con số kiểm kê ngày 1/1/1998.

Riêng thành phố Hồ Chí Minh triển khai thí điểm Quyết định 80/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng nên triển khai sau khi đã hoàn thành cơ bản sắp xếp, bố trí lại trụ sở làm việc. Tính đến hết năm 2005 chỉ có 3 tỉnh hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền quản lý sử dụng nhà đất là trụ sở làm việc của cơ quan hành chính là Bến Tre, Hà Tây, An Giang. Có 3 đơn vị hoàn thành 90% là Phú Thọ, Hải Dương, Vĩnh Phúc. Còn lại hoàn thành chưa đến 80%.

Công tác cấp giấy chứng nhận có ý nghĩa lớn trong việc quản lý và sắp xếp sau này đối với mỗi cơ quan, nhưng mục đích chính là cơ quan quản lý phải có tầm nhìn tổng thể

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022