Quản lý tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU , SƠ ĐỒ.

BẢNG:

Bảng 2.1. Số lượng cán bộ công nhân viên của P VC giai đoạn 2018-2020 43

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của P VC giai đoạn 2018 -2020 47

Bảng 2.3 Tình hình biến động nguồn vốn của P VC giai đoạn 2018 -2020 50

Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn vốn của P VC giai đoạn 2018-2020 52

Bảng 2.5 Tình hình biến động cơ cấu nguồn vốn của P VC giai đoạn 2018 -2020 ... 54 Bảng 2.6 Cơ cấu tài sản của P VC giai đoạn 2018-2020 56

Bảng 2.7 Tình hình sử dụng vốn của P VC giai đoạn 2018 -2020 60

Bảng 2.8 Doanh thu của P VC giai đoạn 2018-2020 63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Bảng 2.9 Sử dụng chi phí của P VC giai đoạn 2018-2020 65

Bảng 2.10 Tình hình biến động Giá vốn của P VC giai đoạn 2018-2020 67

Quản lý tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC - 2

Bảng 2.11 Chi phí lương/chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2018 -2020 68

Bảng 2.12. Bảng chỉ tiêu phản ánh quản lý nguồn lực tài chính của P VC giai đoạn 2018-2020 69

Bảng 2.13 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của P VC giai đoạn 2018 -2020 71

Bảng 2.14 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của P VC giai đoạn 2018 -2020 73

Bảng 2.15. Kết quả thực hiện quản lý doanh thu và chi phí của P VC giai đoạn 2018 - 2020 74

BIỂU ĐỒ:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam 41

Biểu đồ 2.1. Sự phát triển về số lượng cán bộ công nhân viên 43

giai đoạn 2019 - 2020 43

Biểu đồ 2.2 Tình hình biến động tài sản của P VC giai đoạn 2018 -2020 58

Biểu đồ 2.3 Tình hình doanh thu của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2018-2020 64


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh toàn cầu hoá mạnh mẽ hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các tổ chức cũng như các doanh nghiệp phải đảm bảo sự tồn tại ổn định và phát triển tạo nên hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, mục tiêu ho ạt động của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và hơn nữa là gia tăng giá trị của công ty. Để đạt được các mục tiêu đó, các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng đổi mới, hoàn thiện các mặt hoạt động của mình; trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, ho ạt động tài chính của doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với ho ạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, và ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu, mạnh hay yếu sẽ có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính c ũng như phát hiện ra sự tác động từ các yếu tố khác trong và ngoài doanh nghiệp lên công tác quản lý tài chính doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết; để làm được điều này doanh nghiệp/nhà quản lý cần phải đánh giá được đầy đ ủ và chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vố n, nguồn vố n, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp, phân tích tình hình thị trường, trên cơ sở đó xác định chính xác nhu cầu vốn, lập kế hoạch tài chính nhằm đề ra biện pháp trong công tác huy động vốn đáp ứng nhu c ầu sử dụng, đồng thời đảm bảo sự hợp lý và hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng nguồn vố n, qua đó giúp ta chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng vố n, cung cấp những tiêu chuẩn cho việc đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (P VC) là đơn vị thành viên c ủa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xây lắp chuyê n ngành các công trình dầu khí với quy mô ho ạt động rộ ng khắp trên địa bàn cả nước, nguồn vốn và nguồn nhân lực lớn. Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt với sự tham gia của nhiều


doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, dưới tác động của đại dịch Covid-19 trong năm 2020 vừa qua đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, nhiều công ty đã lâm vào bờ vực phá sản hoặc tạm thời đóng cửa. Để tồn tại và phát triển, Tổ ng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam cần phải hoàn thiện công tác quản lý tài chính một cách hiệu quả để có thể trước hết tồn tại qua thời kỳ khủng hoảng sau đó là hướng tới mục tiêu phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời, trên cơ sở đó cung cấp các thông tin hữu ích cho các đối tượng quan tâm như các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng… nhận biết tình hình tài chính thực tế để có quyết định đầu tư hiệu quả.

Thực tế khảo sát cho thấy mặc dù công tác quản lý tài chính đã được PVC thường xuyên quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, dưới sức ép của quá trình đổi mới và hội nhập, hoạt động quản lý tài chính tại đơn vị hiện vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập; công tác phân tích tài chính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa trợ giúp hữu hiệu cho việc ra quyết định tài chính, chưa giúp nhà quản lý đánh giá được toàn diện, sát thực tình hình tài chính Công ty; việc lập kế hoạch tài chính chưa được chú trọng, quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó. Công tác quản lý tài chính tại đơn vị sẽ không được cải thiện theo hướng hoàn thiện hơn nếu tình trạng này khó được khắc phục.

Xuất phát từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn nêu trên, cao học viên đã quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý tài chính của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam” để làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan

Quản lý tài chính trong các doanh nghiệp là một chủ đề mang tính truyền thống, đ ã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu với các cấp độ khác nhau từ giáo trình, l uận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ, báo cáo nghiên cứu khoa học; các bài báo đăng trong các Tạp chí khoa học; các bài đăng trong Kỷ yếu các Hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế... Tuy nhiên, việc nghiên cứu chủ đề này tại một doanh nghiệp cụ thể và trong bối cảnh mới theo những tiếp cận hiện đại luôn luôn mang tính thời sự. Trong các nghiên cứu liên quan có thể kể đến một số công trình cụ thể như sau:


Hai tác giả GS.TS. Phạm Quang Trung và PGS.TS. Lê Thị Bích Ngọc đồng chủ biên với cuốn sách “Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp” xuất bản năm 2020 tại NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Tác giả đã cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về quản trị tài chính doanh nghiệp và tập trung vào ba nhóm quyết định chính đó là: quyết định về đầu tư, quyết định huy động vốn, quyết định quản lý vốn lưu động ròng.

Nguyễn Thị Uyên (2021), “Quản lý tài chính tại Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại. Tác giả đã hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về quản lý tài chính tại các doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của EVN Hà Nội. Từ đó rút ra những thành công và tồn tại trong quản lý tài chính của Tổng công ty. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại EVN Hà Nội.

Nguyễn Thương Huyền (2021), “Quản lý tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí chính xác 29 thuộc Tổng cục công nghiệp Quốc Phòng, Bộ Quốc Phòng”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại. Tác giả luận văn đã tập trung vào giải quyết các tồn tại hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại một doanh nghiệp đặc thù sở hữu 100% vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực Quốc phòng. Với việc chỉ ra các hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại công ty cơ khí chính xác 29 như: công tác lập kế hoạch, công tác quản lý nguồn vốn, chưa hình thành bộ phận quản lý tài chính v.v… Để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại doanh nghiệp này.

Đoàn Khánh Hưng (2019), “Hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch niêm yết tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế. Bài báo này đánh giá hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch niêm yết tại Việt Nam thông qua ước lượng và kiểm định sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả quản trị tài chính tổ ng thể trong doanh nghiệp, từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị tài chính tổng thể của doanh nghiệp.


Nguyễn Thị Tuyết (2018), “Hoàn thiện quản lý tài chính tại công ty TNHH Thương mại và sản xuất Ngọc Diệp”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả đã tiếp cận được các vấn đề quản lý tài chính và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức và thực hiện các quyết định đó đảm bảo sự cân đối, hài hòa cho các mối quan hệ tài chính c ủa Công ty nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Ngô Thị Thanh Huyền (2016), “Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ - thủy tinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính. Luận án tập trung phân tích thực trạng, nêu lên những kết quả và hạn chế của các doanh nghiệp sản xuất gố m sứ - thủy tinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý tài chính từ năm 2008- 2014. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả tìm ra được những nguyên nhân cũng như những tồn tại, khó khăn, t ừ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp sản xuất gốm sứ - thủy tinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng,

Vũ Thái Hằng (2015), “Quản lý tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ chương trình định hướng thực hành, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính tại P VC bối cảnh giai đoạn 2012-2015 theo hướng tiếp cận phân tích quy trình quản lý, phương thức quản lý từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến hoạt động kiểm tra, giám sát để từ đó đưa ra các giải pháp khuyến nghị nhằm hoàn thiện quy trình quản lý, mà chưa xem xét đến bản chất nội dung của công tác quản lý như quản lý nguồn lực tài chính, doanh thu, chi phí v.v…

Dựa trên những kết quả nghiên cứu đã đề cập ở trên, có thể nhận thấy rằng đề tài "quản lý tài chính" đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu, phân tích theo nhiều quan điểm, khía cạnh và phạm vi khác nhau. Xét trên bình diện tổng thể, các công trình nghiên cứu đã có về quản lý tài chính doanh nghiệp, đã đề cập đến một số khía cạnh như: đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý tài chính, đề xuất giải pháp phát triển nâng cao công tác quản lý tài chính theo hướng tiếp cận truyền thống và


trong bối cảnh khác. Đây là những tài liệu tham khảo hữu ích cho học viên trong quá trình hoàn thiện luận văn này. Tuy nhiên vẫn còn một số khoảng trống cần bổ sung, nghiên cứu về thực tiễn hoạt động quản lý tài chính theo tiếp cận phân tích nội dung quản lý tài chính (quản lý nguồn lực, quản lý phân bổ, quản lý doanh thu, chi phí) tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020 với bối cảnh thị trường có nhiều biến động như hiện nay và P VC đang trong giai đoạn tái cơ cấu.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn gồm:

- Hệ thống hóa, phân tích làm rõ lý luận về quản lý tài chính trong các doanh nghiệp.

- Phân tích đánh giá đúng thực trạng quản lý tài chính của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam trong giai đoạn 2018-2020, rút ra những nhận xét về thành công, hạn chế và nguyên nhân.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu đề tài là lý luận chung liên quan đến quản lý tài chính trong các doanh nghiệp và thực trạng quản lý tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý tài chính của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Các số liệu được lấy từ báo cáo


kế hoạch, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác qua các năm : 2018, 2019, 2020; kế hoạch 5 năm (2021-2030), chiến lược phát triển đế n 2035 và định

lượng đến 2040.

- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

- Về thời gian: Đề tài giới hạn sử dụng dữ liệu nghiên cứu thực trạng trong 3 năm gần đây (2018-2020) và đề xuất, dịnh hướng cho các năm tiếp theo.

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

5.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Về tổng thể chung, các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử được sử dụng như phương pháp nền tảng chung, làm cơ sở cho việc hình thành cách tiếp cận đối với đối tượng và các nội dung nghiên cứu cũng như mối quan hệ nhân quả giữa các nội dung c ụ thể. Phương pháp luận này cũng là cơ sở để hình thành các giả thuyết nghiên cứu và việc phân tích các mối quan hệ, các xu hướng biến động của cơ cấu và kết quả ho ạt động của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam được đề cập trong luận văn.

5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

Về việc thu thập số liệu, tài liệu, với số liệu thứ cấp, luận văn tập hợp các số liệu và tư liệu đã được công bố qua sách, báo, tạp chí và các báo cáo tổng kết, các công trì nh nghiên cứu, các website... Số liệu thứ cấp trong luận văn này bao gồm: các bài viết về quá trình hình thành phát triển của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính đối với Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Trong số các tài liệu, tư liệu này, luận văn chú trọng phân tích những nội dung liên quan tới quản lý tài chính đối với Tổng công ty Cổ phần Xây l ắp Dầu khí Việt Nam; cấc số liệu, tư liệu về quản lý tài chính đối với P VC sẽ được phân tích trong bối cảnh đặc thù của đơn vị này. Những số liệu liên quan đến quản lý tài chính của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (từ các báo cáo của Tổng côn g ty và các đơn vị thành viên


của Tổng công ty) cũng sẽ được tập hợp phân tích để làm rõ những đặc điểm có tính bản chất của cơ chế này.

Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp gồm các số liệu khảo sát được thu thập thông qua phỏng vấn sâu một số đối tượng liên quan tới việc xây dựng và thực hiện áp dụng quản lý tài chính đối với Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam.

- Lãnh đạo doanh nghiệp, các cán bộ quản lý chủ chốt và cán bộ nghiệp vụ/quản lý chắc năng của các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty cũng như các cán bộ chuyên môn công tác tại văn phòng Tổng công ty.

- Các cán bộ quản lý nhà nước thuộc các cơ quan ban ngành có liên quan đến cơ chế quản lý tài chính của Tổng công ty như: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Cán bộ Cục thuế, Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công thương.

- Các cán bộ nghiên cứu am hiểu về quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp, các Công ty.

5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp thống kê mô tả: Với cách tiếp cận hệ thống bằng số liệu thông tin thực tế thu thập được, luận văn sẽ khái quát tình hình quản lý tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh số liệu về quản lý tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (P VC) giữa các năm để rút ra nhận định hoặc minh họa cho các mô tả thực tế.

Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa trên các số liệu đã phân tích để đưa ra nhìn nhận, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Từ đó nhìn nhận những kết quả và hạn chế trong tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (P VC), tìm được nguyên nhân và đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý này.

6. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03 chương chính sau:

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí