Cơ Cấu Nguồn Kinh Phí Nsnn Cấp Của Các Cơ Sở Bồi Dưỡng Cán Bộ


Trường Nghiệp vụ Kho bạc

17

21

42

50

40

TT BD NV Dự trữ nhà nước

953

1.320

1.568

1.238

870

TT NCKH & ĐT chứng khoán

209

500

500

­

977

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục Kế hoạch tài chính, Bộ Tài chính

­ Tổng nguồn kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2015­2019 cho các trường Bồi dưỡng cán bộ Bộ Tài chính, trường Nghiệp vụ Thuế và trường Hải quan Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm, nhất là trường Hải quan Việt Nam: Năm 2016 tăng 3.869 triệu đồng (tăng 16,08%) so với năm 2015; năm 2017 tăng 23.712 triệu đồng (tăng 84,89%) so với năm 2016; năm 2018 tăng 2.746 triệu đồng (tăng 5,32%%) so với năm 2017(Bảng 2.4). Trong khi đó, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Dự trữ nhà nước, Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo Chứng khoán tương đối ổn định, với mức tăng không đáng kể.

­ Cơ cấu nguồn kinh phí thường xuyên và không thường xuyên của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính giai đoạn 2015­2019 có những thay đổi nhất

định. Năm 2015, tỷ trọng nguồn kinh phí thường xuyên là 67,92% và không

thường xuyên là 32,08% trong tổng nguồn NSNN cấp; Năm 2016, tỷ trọng tương

ứng là 75,93% và 24,07%; Năm 2017, tỷ

trọng tương

ứng là 56,49% và

43,51%;Năm 2018, tỷ trọng này là 49,97% và 50,03%. Song đến năm 2019, tỷ

trọng này là 54,78% và 45,22%.


Nguồn Cục Kế hoạch tài chính Bộ Tài chính Biểu đồ 2 Cơ cấu nguồn kinh 1

Nguồn: Cục Kế hoạch tài chính, Bộ Tài chính

Biểu đồ 2. Cơ cấu nguồn kinh phí NSNN cấp của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ

Ngành Tài chính giai đoạn 2015­2019

­ Nguồn kinh phí thường xuyên của các cơ sở cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính từ năm 2017 có xu hướng giảm dần qua các năm, nhất là trường Nghiệp vụ Thuế, năm 2017 giảm 21.600 triệu đồng (giảm 39,19%) so với năm 2016; năm 2018 giảm 503 triệu đồng (giảm 1,51%) so với năm 2017; năm 2019 giảm 2.341 triệu đồng (giảm 7,09%). Trường Hải quan Việt Nam năm 2017 giảm 3.861 triệu đồng (giảm 23,81%) so với năm 2016; năm 2018 giảm 1.824 triệu đồng (giảm 14,76%) so với năm 2017; năm 2019 tăng 2.912 triệu đồng (tăng 3,89%). Các Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Dự trữ và Trung tâm nghiên cứu khoa học và Đào tạo Chứng khoán có xu hướng tăng, song đến năm 2018 lại giảm so với năm 2017.


Bảng 2.4: Tốc độ tăng (giảm) nguồn kinh phí thường xuyên của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính giai đoạn 2015­2019


Nội dung

2016/2015

2017/2016

2018/2017

2019/2018

Trường BDCB tài chính

+23,29%

17,78%

­

­

Trường Nghiệp vụ Thuế

+181,13%

­39,19%

­1,51%

­7,09%

Trường Hải quan Việt Nam

+5,66%

­18,26%

­20,51%

34,50%

Trường Nghiệp vụ Kho bạc

+0,18%

+550,82

+31,35%

­19,45%

TT BD NV Dự trữ nhà nước

+5,78%

+20,31

­6,04%

­11,28%

TT NCKH & ĐT chứng khoán

+11,73%

+0,47%

­10,11%

­13,17%

Nguồn: Cục Kế hoạch tài chính, Bộ Tài chính

­ Nguồn kinh phí không thường xuyên của các cơ sở cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính có xu hướng tăng dần qua các năm, nhất là trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính, năm 2016 tăng 499 triệu đồng (tăng 3,21%) so với năm 2015; năm 2017 tăng 5.523 triệu đồng (tăng 34,39%) so với năm 2016; năm 2018 tăng

8.072 triệu đồng (tăng 37,41%) so với năm 2017. Có xu hướng này do đặc thù là Trường thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng theo yêu cầu và kế hoạch của Bộ Tài chính (nguồn NSNN cấp). Việc sử dụng nguồn kinh phí cơ sở bồi dưỡng cán bộ đã được Bộ Nội vụ phân bổ cho Bộ Tài chính (được xếp vào loại kinh phí không tự chủ), đồng thời Trường được Bộ cấp một phần kinh phí thường xuyên (tự chủ) và sử dụng các khoản thu từ hoạt động dịch vụ ngoài kế hoạch để trang trải các chi phí thường xuyên còn thiếu. Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Dự trữ, năm 2016 tăng 367 triệu đồng (tăng 38,51%) so với năm 2015; song đến năm 2018 lại giảm 330 triệu đồng (giảm 21,05%) so với năm 2017.


Bảng 2.5: Tốc độ tăng (giảm) nguồn kinh phí không thường xuyên của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính giai đoạn 2015­2019

Nội dung

2016/2015

2017/2016

2018/2017

2019/2018

Trường BDCB tài chính

+3,21%

+34,39%

+37,41%

­21.1%

Trường Nghiệp vụ Thuế

­

­

­

­

Trường Hải quan Việt Nam

+34,42%

+227,66%

+14,24%

­45,6%

Trường Nghiệp vụ Kho bạc

+23,53%

+100,00%

+19,05%

­20%

TT BD NV Dự trữ nhà nước

+38,51%

+18,79%

­21,05%

­29,7%

TT NCKH & ĐT chứng khoán

+139,23%

0%

­

­

Nguồn: Cục Kế hoạch tài chính, Bộ Tài chính

Trong giai đoạn 2015­2019, nguồn kinh phí thường xuyên của các cơ sở cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính có xu hướng giảm dần và nguồn kinh phí không thường xuyên có xu hướng tăng lên bởi các nguyên nhân sau: (i) do việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ sở bồi dưỡng làm giảm về số lượng cán bộ nhân viên và số lượng phòng ban; (ii) do các cơ sở bồi dưỡng từng bước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 10 và Nghị định 16 của Chính phủ; (iii) do kế hoạch bồi dưỡng cán bộ do Bộ Tài chính giao có sự gia tăng do nhu cầu các đơn vị trong Ngành đăng ký tăng, điều này làm tăng kinh phí không thường xuyên mà NSNN cấp cho cơ sở cơ sở bồi dưỡng để phục vụ công tác cơ sở bồi dưỡng cán bộ theo kế hoạch.

Về nguồn kinh phí ngoài NSNN:

Tổng số nguồn thu ngoài NSNN của các cơ sở cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính trong giai đoạn 2015­2019 có xu hướng tăng nhanh. Năm 2016 tăng 3.943 triệu đồng (tăng 5,16%%) so với năm 2015; năm 2017 tăng 26.300 triệu

đồng (tăng 32,71%) so với năm 2016; năm 2018 tăng 760 triệu đồng (tăng 0,71%)

so với năm 2017; năm 2019 so với năm 2018tăng 22.706 (tăng 21,12%) (Bảng 2.2). Nguồn kinh phí ngoài NSNN của các cơ sở cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính chỉ bao gồm: (i) thu hoạt động sự nghiệp đào tạo và (ii) thu khác. Nguồn thu hoạt động sự nghiệp chỉ tập trung tại 4 cơ sở, bao gồm: trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính; trường Nghiệp vụ Kho bạc; Trung tâm bồi dưỡng Nghiệp vụ

Dự trữ Nhà nước; Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo Chứng khoán.

Nguồn thu khác chủ yếu ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo Chứng khoán. Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính có nguồn thu khác không đáng kể. Thể hiện:

Bảng 2.6: Nguồn kinh phí ngoài NSNN của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính giai đoạn 2015­2019

Đơn vị: Triệu đồng


Nội dung

2015

2016

2017

2018

2019

Thu hoạt động sự nghiệp đào

tạo

69.500

71.380

97.387

106.184

129.475

Trường BDCB tài chính

16.831

23.439

51.156

64.479

68.735

Trường Nghiệp vụ Kho bạc

41.857

37.619

34.626

30.645

49.634

TT BD NV Dự trữ nhà nước

476

367

730

822

870

TT NCKH & ĐT chứng khoán

10.336

9.955

10.875

10.238

10.236

Thu khác

6.967

9.030

9.323

1.286

701

Trường BDCB tài chính

3

4

7

11

95

TT NCKH & ĐT chứng khoán

6.964

9.026

9.316

1.275

606

Nguồn: Cục Kế hoạch tài chính, Bộ Tài chính

­ Cơ cấu nguồn thu hoạt động sự nghiệp và thu khác của các cơ sở cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính giai đoạn 2015­2019 có những thay đổi nhất định. Năm 2016, tỷ trọng nguồn thu hoạt động sự nghiệp đào tạo là 88,77% và thu khác là 11,23% trong tổng nguồn kinh phí ngoài NSNN. Năm 2018, tỷ trọng tương ứng là 98,8% và 1,2%. Đến năm 2019, tỷ trọng tương ứng là 99,46% và 0,54%.


Nguồn: Cục Kế hoạch tài chính, Bộ Tài chính

Biểu đồ 2.: Cơ cấu nguồn kinh phí ngoài NSNN của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính giai đoạn 2015­2019

­ Thu hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2015­2019 của các cơ sở cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính có xu hướng gia tăng: năm 2016 tăng 1.880 triệu đồng (tăng 2,71%) so với năm 2015; năm 2017 tăng 26.007 triệu đồng (tăng 36,43%) so với năm 2016; năm 2018 tăng 8.797 triệu đồng (tăng 9,03%) so với năm 2017; năm 2019 giảm 48.124 triệu đồng (giảm 45,32%). Trong đó, chủ yếu là

sự gia tăng của trường Bồi dưỡng cán bộ

Bộ Tài chính: năm 2016 tăng

6.608

triệu đồng (tăng 39,26%) so với năm 2015; năm 2017 tăng 27.717 triệu đồng (tăng 118,25%) so với năm 2016; năm 2018 tăng 13.323 triệu đồng (tăng 26,04%) so với

năm 2017; năm 2019 nguồn thu từ

đào tạo tăng23.291 tỷ

đồng (tăng 21,93%).

Nguồn thu này tăng lên do Trường đã đưa Trung tâm bồi dưỡng cán bộ tài chính Miền Trung đi vào hoạt động cũng như hoàn thiện bộ máy tổ chức của Trung tâm Miền Bắc và Miền Nam tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác mở lớp đạt hiệu quả. Đồng thời, Trường đã bám sát thị trường và nắm bắt nhu cầu

bồi dưỡng của các đơn vị trong và ngoài ngành... Từ đó tổ chức các khóa bồi

dưỡng theo nhu cầu của các đơn vị, đặc biệt là các khóa bồi dưỡng dài ngày tạo doanh thu lớn. Chính nguồn thu này đã làm thay đổi cơ cấu theo hướng tỷ trọng nguồn thu từ NSNN cấp giảm dần và tỷ trọng nguồn thu ngoài NSNN tăng trong cơ cấu thu hàng năm. Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Dự trữ nhà nước, Trung tâm nghiên cứu khoa học và Đào tạo Chứng khoán có tốc độ tăng (giảm) theo từng năm khác nhau. Cụ thể:

Bảng 2.7: Tốc độ tăng (giảm) nguồn thu sự nghiệp đào tạo của các cơ sở bồi dưỡng ngành Tài chính giai đoạn 2015­2019

Nội dung

2016/2015

2017/2016

2018/2017

2019/2018

Trường BDCB tài chính

+39,26%

+118,25%

+26,04%

+6,6%

Trường Nghiệp vụ Kho bạc

­10,13%

­7,76%

­11,5%

+61,96%

TT BD NV Dự trữ nhà nước

­22,89%

+98,91%

+12,60%

+5,84%

TT NCKH & ĐT chứng khoán

­3,68%

+9,24%

­5,86%

­0,02%

Nguồn: Cục Kế hoạch tài chính, Bộ Tài chính

­ Thu khác của các cơ sở cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính chủ yếu tập trung ở Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo Chứng khoán, song có quy mô và tốc độ tăng trong giai đoạn 2015­2017: năm 2016 tăng 2.026 triệu đồng (tăng 29,61%) so với năm 2015; năm 2017 tăng 290 triệu đồng (tăng 3,21%) so với

năm 2016. Đến năm 2018 giảm 8.041 triệu đồng (giảm 86,31%) so với năm 2017. Đến năm 2019 giảm6 69 triệu đồng (giảm 52,47%). Trường Bồi dưỡng cán bộ Bộ Tài chính có quy mô nguồn thu khác nhỏ, không đáng kể so với tổng nguồn thu khác.

Bảng 2.8: Tốc độ tăng (giảm) nguồn thu khác của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính giai đoạn 2015­2019


Nội dung

2016/2015

2017/2016

2018/2017

2019/2018

Trường BDCB tài chính

+33,33%

+75,00%

+57,14%

+

763,64%

TT NCKH & ĐT chứng

khoán

+29,61%

+3,21%

­86,31%

­52,47%

Nguồn: Cục Kế hoạch tài chính, Bộ Tài chính

2.3.2.2 Thực trạng quản lý chi

Trong giai đoạn 2015­2019, các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính đã

thực hiện tốt nội dung các quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ­CP ngày

14/02/2006 của Chính phủ, cũng như

thực hiện tốt Thông tư

số: 139/2010/TT­

BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng thời phối hợp với Cục Kế hoạch ­ Tài chính của Bộ thực hiện nghiêm túc công tác lập, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách, cũng như công khai dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm theo đúng quy định của Luật NSNN, văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước và của Bộ Tài chính.

Qua kết quả kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước tại các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính cho thấy về cơ bản các cơ sở này đã chấp hành tốt việc quản lý tài chính, tài sản đảm bảo chặt chẽ theo quy định hiện hành. Ngoài ra, việc chấp hành chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất hàng năm cũng được các cơ sở bồi dưỡng cán bộ thực hiện đầy đủ theo quy định và yêu cầu, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính.

Bảng 2.9: Tổng hợp chi của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính giai đoạn 2015­2019

Đơn vị: Triệu đồng


Nội dung

2015

2016

2017

2018

2019

Chi nguồn NSNN cấp

80.451

123.054

145.996

149.505

129.654

Trường BDCB tài chính

21.710

23.642

30.514

29.653

30.269

Trường Nghiệp vụ Thuế

20.098

55.107

34.027

33.004

33.563

Trường Hải quan Việt Nam

24.062

27.931

51.643

54.389

38.017

Trường Nghiệp vụ Kho bạc

2.278

2.286

14.783

19.412

15.636


TT BD NV Dự trữ nhà nước

3.978

4.520

5.418

4.856

4.080

TT NCKH & ĐT chứng khoán

8.325

9.568

9.611

8.191

8.089

Chi nguồn ngoài NSNN

75.434

78.075

99.533

101.944

105.886

Trường BDCB tài chính

15.801

21.108

45.615

60.303

66.267

Trường Nghiệp vụ Thuế

­

­

­

­

­

Trường Hải quan Việt Nam

­

­

­

­

­

Trường Nghiệp vụ Kho bạc

41.857

37.619

33.094

29.659

28.208

TT BD NV Dự trữ nhà nước

476

367

633

469

570

TT NCKH & ĐT chứng khoán

17.300

18.981

20.191

11.513

10.841

Tổng số chi

155.885

201.129

245.529

251.449

235.540

Trường BDCB tài chính

37.511

44.750

76.129

89.956

96.536

Trường Nghiệp vụ Thuế

20.098

55.107

34.027

33.004

33.563

Trường Hải quan Việt Nam

24.062

27.931

51.643

54.389

38.017

Trường Nghiệp vụ Kho bạc

44.135

39.905

47.877

49.071

43.844

TT BD NV Dự trữ nhà nước

4.454

4.887

6.051

5.325

4.650

TT NCKH & ĐT chứng khoán

25.625

28.549

29.802

19.704

18.930

Nguồn: Cục Kế hoạch tài chính, Bộ Tài chính

Trong giai đoạn 2015­2019, tổng số chi của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể: tổng số chi năm 2016 tăng so với năm 2015 là 45.244 triệu đồng (tăng 29,02%); tổng số chi năm 2017 tăng so với năm 2016 là 44.400 triệu đồng (tăng 22,07%); tổng số chi năm 2018 tăng so với năm 2017 là 5.929 triệu đồng (tăng 2,41%) đã góp phần tăng thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác bồi dưỡng; nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đảm bảo cải thiện một phần thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức của các đơn vị... Tuy nhiên, năm 2019 tổng số chi đã giảm so với năm 2018 là 15.909 triệu đồng (giảm 6,33%), có mức giảm này chủ yếu là do tác động của trường Hải quan Việt Nam, khi nguồn NSNN cấp giảm mạnh.Quy mô chi qua các năm của các cơ sở bồi dưỡng có sự khác nhau, trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính và trường Hải quan Việt Nam có quy mô tăng nhanh nhất; trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Dự trữ nhà nước có quy mô tương đối ổn định. Thể hiện:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022