Khái Quát Cơ Cấu Tổ Chức, Chức Năng Và Nhiệm Vụ Của Bộ Máy Quản Lý Tài Chính Tại Ktnn


Vụ hợp tác quốc tế


Thanh tra KTNN


Các đơn vị KTNN khu vực

I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII

Các đơn vịKTNNchuyên ngành Ia, Ib, II, III, IV, V, VI, VII

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của kiểm toán nhà nước

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kiểm toán nhà nước - 7

Tính đến hết ngày 31/12/2017, KTNN có 1.959 cán bộ, công chức, Kiểm toán viên và được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau: Tiếp nhận công chức thuyên chuyển công tác từ các bộ, ngành, địa phương về KTNN; Tuyển dụng qua thi tuyển công chức đối với sinh viên tốt nghiệp các trường đại học trong và ngoài nước; Tuyển dụng qua chính sách thu hút nhân tài (hình thức này thực hiện từ năm 2015). Kiểm toán viên nhà nước là lực lượng nòng cốt, chủ yếu trong tổng số công chức của ngành. Trong đó, 100% Kiểm toán viên nhà nước có trình độ đại học trở lên. Công chức có trình độ trên đại học là 655 người chiếm 33%; trình độ đại học là 1.274 người chiếm 65%; trình độ đào tạo dưới đại học là 16 người chiếm 0,2%.

2.2 Thực trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại KTNN‌

2.2.1 Khái quát cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý tài chính tại KTNN‌

Căn cứ Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15/9/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về cơ cấu tổ chức của KTNN; căn cứ Luật NSNN; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao Tổng KTNN quyết định cơ cấu, tổ chức các đơn vị thực hiện dự toán NSNN của KTNN. Trong công tác Tài chính - kế toán: Tổng KTNN phân công 01 Phó Tổng KTNN giúp Tổng KTNN chỉ đạo công tác tài chính - kế toán; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các đơn vị trong công tác tài chính - kế toán. Thực hiện quyết định số 1202/QĐ-KTNN ngày 03/7/2012 của Tổng KTNN, Văn phòng KTNN là đơn vị trực thuộc KTNN có chức năng tham mưu giúp Tổng KTNN tổ chức, thực hiện công tác quản lý tài chính - kế toán các đơn vị trực thuộc KTNN; công tác

tài vụ cơ quan KTNN....; Văn phòng KTNN là đơn vị dự toán cấp I của KTNN, cấp III của Khối cơ quan KTNN; KTNN khu vực là đơn vị dự toán cấp III.

Đơn vị dự toán cấp I: Văn phòng KTNN


Đơn vị dự toán cấp III: Văn phòng KTNN và 13 KTNN khu vực


Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước

Lãnh đạo Văn phòng KTNN Ban Tài chính

Đơn vị dự toán cấp I:



Văn phòng KTNN và 13 đơn vị KTNN khu vực

Đơn vị dự toán cấp III:

Phân bổ, giao dự toán; kiểm tra chấp hành dự toán, xét duyệt quyết toán Lập dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán

Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tài chính của KTNN

2.2.1.1 Nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp I

Tham mưu, giúp Tổng KTNN quản lý công tác tài chính - kế toán của các đơn vị trực thuộc KTNN; Tham gia, góp ý xây dựng và kiến nghị bổ sung, sửa đổi các chế độ, chính sách về quản lý tài chính - kế toán có liên quan đến công tác quản lý tài chính, ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của KTNN; Xây dựng, trình Tổng KTNN ban hành các văn bản chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức trong quản lý tài chính, ngân sách và tài sản của KTNN; Xây dựng, trình Tổng KTNN ban hành quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất của KTNN; hướng dẫn thực hiện và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Xây dựng, trình Tổng KTNN kế hoạch, dự toán kinh phí hoạt động và đầu tư phát triển hàng năm, kế hoạch trung và dài hạn của KTNN; Hướng dẫn các đơn vị dự toán trực thuộc KTNN lập dự toán thu, chi ngân sách; thẩm định dự toán thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc; tổng hợp, trình và bảo vệ dự toán ngân sách hàng năm của KTNN với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Tham mưu, giúp Tổng KTNN quyết định phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách hàng năm cho các đơn vị dự toán trực thuộc KTNN; thẩm định trình Tổng KTNN quyết định điều chỉnh dự toán đã được phân bổ và giao dự toán bổ sung cho các đơn vị dự toán trực thuộc; Định kỳ tổ chức kiểm tra công tác tài chính - kế toán; kiểm tra việc chấp hành dự toán thu, chi ngân sách, chấp hành các chế độ chính sách của nhà nước trong quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí của các đơn vị dự toán trực thuộc; Tổ chức

thẩm định, kiểm tra, xét duyệt quyết toán ngân sách hàng năm đối với các đơn vị dự toán trực thuộc; tổng hợp, lập quyết toán toàn ngành gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; Hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện chế độ công khai tài chính, ngân sách hàng năm của KTNN; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; quản lý hồ sơ, tài liệu về kế hoạch, tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản của KTNN.

2.2.1.2 Nhiệm vụ của đơn vị dự toán cấp III

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập dự toán chi ngân sách nhà nước, dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Cơ quan KTNN; Phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch trang bị mua sắm tài sản, trang thiết bị, văn phòng phẩm và các hàng hoá, dịch vụ khác theo dự toán được duyệt của cơ quan KTNN; Tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán kinh phí hành chính, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của cơ quan KTNN; Thực hiện chế độ công khai kinh phí, ngân sách, mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của cơ quan KTNN; Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; quản lý hồ sơ, tài liệu về kế hoạch, tài chính, ngân sách, tài sản, kế toán, thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản của cơ quan KTNN.

Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp I: Chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý tài chính ngân sách được Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên giao, tổ chức triển khai công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đối với các đơn vị thuộc cấp mình quản lý, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu theo chế độ quy định, phù hợp với chủ trương định hướng của Nhà nước, định hướng nhiệm vụ trọng tâm của KTNN.

Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp III: Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách hàng năm đảm bảo tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, của KTNN và các đơn vị quản lý cấp trên. Trực tiếp tổ chức công tác kế toán đơn vị dự toán theo quy định, chịu trách nhiệm toàn diện về sử dụng kinh phí ngân sách được giao, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của chứng từ kế toán trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi, có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định và kiến nghị của đơn vị dự toán cấp trên trong công tác quản lý tài chính ngân sách tại đơn vị. Định kỳ hàng quý và cả năm có trách nhiệm tổng hợp báo cáo

đánh giá với đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp về tình hình thực hiện dự toán ngân sách được giao.

2.2.2 Thực hiện công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN‌

2.2.2.1 Công tác lập dự toán‌

Công tác lập dự toán thực hiện theo Thông tư số 84/2014/TT-BTC ngày 27/6/2014 của sách nhà nước năm 2015; Căn cứ vào Thông tư số 102/2015/TT-BTC ngày 30/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; Căn cứ vào Thông tư số 91/2016/TT-BTC ngày 24/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; Căn cứ Nghị quyết số 1064/NQ- UBTVQH12 ngày 29/4/2011; Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH13 ngày 16/01/2013 về việc giao chỉ tiêu biên chế cho KTNN; Căn cứ tình hình thực hiện nhiệm vụ các năm trước và dự kiến kế hoạch kiểm toán hàng năm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Căn cứ Công văn hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng dự toán Ngân sách hàng năm của KTNN.

KTNN triển khai công tác xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, trên cơ sở dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc KTNN gửi Văn phòng KTNN (Ban Tài chính) để thẩm định, tổng hợp vào dự toán NSNN của KTNN (đơn vị dự toán cấp I). Việc lập dự toán ngân sách hàng năm của KTNN được thực hiện từ các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí (đơn vị dự toán cấp 3) và được tổng hợp theo quy trình từ các đơn vị dự toán cấp dưới lên. Các đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp phải thẩm định dự toán của các đơn vị cấp dưới theo phân cấp quản lý trước khi tổng hợp báo cáo dự toán gửi đơn vị dự toán cấp trên, đảm bảo dự toán của các đơn vị phải phản ánh đầy đủ các nguồn thu, nhiệm vụ chi để thực hiện nhiệm vụ được giao năm kế hoạch. Trong quá trình xem xét, thẩm định dự toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới thuộc phạm vi quản lý, cơ quan dự toán cấp trên có quyền yêu cầu thủ trưởng đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc cung cấp thông tin, bổ sung nội dung thuyết minh, yêu cầu lập lại dự toán trong trường hợp dự toán không đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ Tài chính.

Dự toán ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc: (1) Chấp hành đúng và đầy đủ các biểu

mẫu số liệu theo quy định tại Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật NSNN và hướng dẫn của cấp trên (nếu có) hàng năm; (2) Phải có báo cáo thuyết minh dự toán bao gồm các nội dung: Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm kế hoạch, có so sánh với thực hiện quyết toán ngân sách năm trước, những khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện dự toán, đề xuất các kiến nghị và giải pháp; (3) Các căn cứ xây dựng dự toán năm sau, trong đó nêu rõ các yếu tố biến động về tổ chức, biên chế, các nhiệm vụ mới và nhiệm vụ dự kiến phát sinh; (4) Danh mục chi tiết từng nội dung, nhiệm vụ chi: Đầy đủ các nguồn kinh phí theo quy định, gồm dự toán chi kinh phí thường xuyên và dự toán chi kinh phí không thường xuyên.

Công tác lập dự toán kinh phí chi thường xuyên (dựa vào tổng quỹ lương và chi phí quản lý hành chính) kinh phí chi cho con người được xác định vào chỉ tiêu biên chế được giao và số người được tăng lương định kỳ 3 năm/01 lần, mức tăng lương theo hệ số 0,33/01 lần theo quy định. Từ đó để xác định các khoản chi theo lương (gồm có phụ cấp lương, các khoản chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp); kinh phí chi quản lý hành chính căn cứ vào Nghị quyết phân bổ định mức chi thường xuyên NSNN của UBTVQH. Đối với kinh phí thường xuyên, KTNN lập dự toán kinh phí theo qui định hiện hành. Toàn bộ dự toán kinh phí hoạt động của KTNN gửi Bộ Tài chính (trước ngày 30/7 hàng năm). Thời gian, biểu mẫu lập dự toán được thực hiện theo quy định của Nhà nước.

2.2.2.2 Công tác thực hiện dự toán‌

Phân bổ và giao dự toán: Căn cứ Luật NSNN số 01/2002/QH11; Luật NSNN số 83/2015/QH13; Căn cứ Quyết định số 3042/QĐ-BTC ngày 28/11/2014 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán NSNN năm 2015; Căn cứ Quyết định số 2501/QĐ-BTC ngày 28/11/2015 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán NSNN năm 2016; Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-BTC ngày 29/11/2016 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán NSNN năm 2017; Căn cứ Quyết định của Tổng KTNN giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc KTNN;

KTNN phân bổ kinh phí thường xuyên NSNN cho các đơn vị trực thuộc theo mục lục ngân sách trong thời gian tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán của Bộ Tài chính giao. Văn phòng KTNN - Ban Tài chính (đơn vị dự

toán cấp I) thực hiện thẩm định và tham mưu cho Chánh Văn phòng KTNN trình Tổng KTNN phân bổ, giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc chi tiết theo các nội dung sử dụng kinh phí và theo từng nguồn kinh phí được giao. Tổng KTNN ban hành quyết định giao dự toán và phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán các nội dung chi theo chức năng nhiện vụ cho các đơn vị trực thuộc KTNN, đồng thời tổng hợp phương án phân bổ báo cáo Bộ Tài chính. Trường hợp điều chỉnh, bổ sung dự toán, KTNN và các đơn vị thuộc, thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và phân cấp của KTNN. Ban Tài chính (đơn vị dự toán cấp I) báo cáo Tổng KTNN vào thời điểm tháng 6, tháng 10 hàng năm, trừ những trường hợp đột xuất cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung dự toán chi NSNN để đảm bảo với nhu cầu thực tế, hiệu quả sử dụng ngân sách. Đối với nguồn kinh phí 5% Tổng KTNN phân bổ cho các đơn vi theo Nghị quyết số 670a/2013/NQ-UBTVQH13 ngày 14/10/2013 sửa đổi tỷ lệ phần trăm được trích, được sử dụng từ số tiền do KTNN phát hiện và kiến nghị trong Nghị quyết số 794/2009/NQ- UBTVQH12; Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của KTNN.

Thủ trưởng các đơn vị dự toán phải thực hiện chấp hành, điều hành dự toán ngân sách theo đúng nội dung dự toán được giao, phê duyệt, tuân thủ chế độ chính sách, tiêu chuẩn định mức chi theo cơ chế quản lý đối với từng nội dung chi theo quy định hiện hành của Nhà nước, của KTNN (đơn vị dự toán cấp trên).

KTNN thực hiện việc phân bổ dự toán ngân sách toàn ngành đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định; đã tổ chức hội nghị thảo luận công khai phân bổ dự toán với các đơn vị dự toán trước khi trình Tổng KTNN quyết định; thực hiện công khai tài chính, công khai các chế độ, tiêu chuẩn, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, công chức và người lao động theo quy định. Đảm bảo, ưu tiên nguồn thực hiện các chế độ và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của KTNN; tăng cường quản lý chi tiêu đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả trên cơ sở đó rà soát lại toàn bộ các khoản chi cho cán bộ, công chức đảm bảo chi theo đúng chính sách, chế độ (về tiền lương, phụ cấp...); rà soát và thực hiện chế độ hợp đồng theo đúng quy định và thuê dịch vụ đối với một số công việc tạp vụ để đảm bảo tiết kiệm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phân bổ, giao dự toán thu chi ngân sách,

KTNN gặp phải một số khó khăn, như: (1) Khó khăn trong việc trình Bộ Tài chính giao

bổ sung dự toán, (2) Khó khăn vì thời gian chờ đợi có dự toán để rút sử dụng.


Thực hiện dự toán: căn cứ Quyết định giao dự toán NSNN của Bộ Tài chính; Quyết định giao dự toán của Tổng KTNN, đơn vị thực hiện dự toán được duyệt theo từng khoản chi ngân sách theo mục lục ngân sách, các đơn vị lấy đó làm căn cứ để theo dõi theo từng khoản chi đó có nằm trong dự toán hay không.

Trên thực tế thì khoản chi cho con người chỉ có biến động khi nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở (tăng). Chỉ có khoản chi mang tính chất bắt buộc như chi điện, nước, văn phòng phẩm, bưu chính, cước phí thông tin liên lạc, công tác phí... có biến động so với các khoản chi khác. Các khoản chi khác, trước khi được duyệt chi đều được đối chiếu với dự toán được giao. Bên cạnh đó, có những mục chi được xây dưng dự toán nhưng trên thực tế lại không chi nên tùy thuộc vào tình hình thực tế phát sinh các đơn vị có những điều chỉnh nhất định phù hợp với định mức nguồn kinh phí cho phép và không vượt định mức được phê duyệt.

2.2.2.3 Công tác quyết toán‌

Căn cứ Luật NSNN, mục lục NSNN, chế độ kế toán áp dụng cho các cơ quan hành chính; theo quy định tại Mục 3, Điều 29, Luật Kế toán số 88/2015/QH13 quy định về báo cáo tài chính của đơn vị kế toán, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.

Hàng năm, định kỳ trước ngày 31/3, các đơn vị trực thuộc KTNN thực hiện báo cáo số liệu quyết toán tổng hợp tất cả các nguồn kinh phí được thực hiện trong năm trước đó gửi Văn phòng KTNN - Ban Tài chính, Văn phòng KTNN - Ban Tài chính căn cứ vào dự toán giao, tình hình chấp hành dự toán để ra thông báo xét duyệt quyết toán cho đơn vị cùng cấp. Báo cáo quyết toán ngân sách năm của tất cả các đơn vị dự toán phải được lập theo mẫu biểu quy định, được thẩm tra, xét duyệt trước khi tổng hợp báo cáo quyết toán năm để gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, đảm bảo theo đúng các nội dung quy định và hướng dẫn hàng năm của Bộ Tài chính.

Văn phòng KTNN - Ban Tài chính (đơn vị dự toán cấp I) trực tiếp chịu trách nhiệm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023