Quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành tài chính 1669778428 - 11

và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Công tác quản lý tài chính đối với các cơ sở bồi dưỡng cán bộ của Bộ Giao thông vận tải được thực hiện theo 2 hướng: [92]

­ Một là, hoàn thiện thể

chế, hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật về

quản lý tài chính đối với các cơ sở bồi dưỡng cán bộ thông qua: (i) rà soát, xây dựng, ban hành các văn bản pháp lý về quản lý tài chính thúc đẩy cơ chế tự chủ tài chính. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, khai thác, sử dụng

nguồn tài chính, tài sản tại các cơ sở bồi dưỡng cán bộ, thu tiền cho thuê tài

sản... trong đó, đảm bảo tất cả các hoạt động của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ đều được quản lý chặt chẽ, hiệu quả bằng pháp luật; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan; (ii) Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính đối với các cơ sở bồi dưỡng cán bộ. Trước hết, đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực NSNN theo tiêu chí đầu ra, gắn với việc thực hiện các mục tiêu công bằng và hiệu quả, gắn với nhu cầu đào tạo, cơ cấu ngành nghề trong bồi dưỡng cán bộ. Đồng thời, đổi mới xây dựng định mức phân bổ NSNN cho hoạt

động bồi dưỡng cán bộ

trên cơ

sở gắn kết giữa kết quả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

sử dụng nguồn lực

NSNN với kết quả, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ sở này…

Quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành tài chính 1669778428 - 11

­ Hai là, hoàn thiện công tác quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ của Bộ, thông qua việc thực hiện:

+ Đa dạng các nguồn thu phục vụ

cho công tác

bồi dưỡng cán bộ. Nếu

trước đây chủ yếu dựa vào nguồn thu từ NSNN, đến nay, còn có các nguồn thu khác. Việc tăng nguồn thu đã tạo điều kiện để nâng cao chất lượng cũng như quy mô hoạt động của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ của Bộ;

+ Đảm bảo nguồn tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: Các cơ sở bồi dưỡng cán bộ đã từng bước đổi mới cách phân bổ chi thường xuyên theo nguyên tắc phân bổ chi thường xuyên hàng năm. Mức chi NSNN cấp chi thường xuyên năm sau được xác định trên cơ sở số dự toán chi thường xuyên đã cấp từ NSNN năm trước theo Nghị định số 43/2006/NĐ­CP trừ đi (­) chênh lệch mức thu

học phí của năm sau so với năm trước và số của năm trước. Thay đổi cơ chế phân bổ NSNN theo các tiêu chí đầu vào như hiện nay, sang việc phân bổ NSNN theo tiêu chí đầu ra, gắn với các hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cho bồi dưỡng cán bộ; (iii) Đối với chi thường xuyên: Nguồn NSNN cấp cho các cơ sở bồi dưỡng cán bộ, gồm các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên. Về

nguồn chi thường xuyên, NSNN cấp chi thường xuyên để đảm bảo các hoạt

động của cơ sở bồi dưỡng cán bộ, không bao gồm các khoản chi có tính chất đầu tư phát triển. Do đó, để đảm bảo sử dụng hiệu quả chi thường xuyên, NSNN cấp cho chi thường xuyên của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ được xây dựng căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ rõ ràng, công khai.

+ Đối với nguồn NSNN không thường xuyên như xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, đầu tư mua sắm tài sản cố định có giá trị lớn: Đổi mới quản lý là áp dụng chặt chẽ các định mức của Nhà nước về XDCB, đảm bảo tốc độ đầu tư tương ứng với tốc độ tăng đầu tư cho toàn Ngành. Bên cạnh đó, việc mua sắm cũng theo định mức sử dụng máy móc thiết bị Nhà nước quy định.

1.3.2 Bài học cho Bộ Tài chính

Qua nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc, một số bộ ngành và bối cảnh ở Việt Nam hiện nay, tác giả đề xuất một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam, như sau:

­ Một là, tiếp tục quan tâm đổi mới và từng bước hoàn thiện đồng bộ hệ thống các văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa cơ chế, chính sách của nhà nước về quản lý tài chính đối với các cơ sở bồi dưỡng cán bộ. Qua đó, phát huy tối đa năng lực sáng tạo của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ nói chung và lãnh đạo đơn vị nói riêng trong việc đẩy nhanh quá trình thực hiện tự chủ, mà trước hết là tự chủ tài chính và sử dụng công cụ tài chính để thúc đẩy thực hiện tự chủ đồng bộ trên các mặt công tác.

­ Hai là, quá trình hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các cơ sở bồi dưỡng cán bộ đòi hỏi phải không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao

năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển gắn với nguồn lực tài chính trong trung và dài hạn. Đồng thời, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, nhất là năng lực tự kiểm tra, giám sát của các cơ sở bồi dưỡng cán bộ.

­ Ba là, đổi mới cách thức giao kinh phí bồi dưỡng cán bộ, phân định nguồn kinh phí bồi dưỡng theo tiêu chuẩn và bồi dưỡng theo nhu cầu. Việc sử

dụng kinh phí bồi dưỡng cán bộ theo nhu cầu công việc, vị trí việc làm phải

được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ. Từng bước tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở bồi dưỡng cán bộ.


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ trên các khía cạnh:

Một là, làm rõ quan niệm, nội dung quản lý tài chính, quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ.

Hai là, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ.

Ba là, nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ của một số nước trên thế giới và của một số Bộ, ngành trong nước, rút ra những bài học có giá trị đối với Bộ Tài chính.

Với nội dung và phạm vi nghiên cứu tại Chương 1 sẽ góp phần làm cơ sở

lý luận cho việc

đánh giá thực trạng,

đề xuất các khuyến nghị,

giải pháp góp

phần tăng cường công tác quản lý tài chính các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ngành Tài chính nói riêng, các cơ sở bồi dưỡng cán bộ ở Việt Nam nói chung trong thời gian tới.


gồm:

Chương 2.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CƠ SỞ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NGÀNH TÀI CHÍNH‌

2.1 KHÁI QUÁT VÊ CÁC CƠ SỞ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NGÀNH TÀI CHÍNH

Tính đến tháng 12/2020, Bộ Tài chính có 6 cơ sở bồi dưỡng cán bộ. Bao


 Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

Trụ sở chính: Số 291, Ngõ 343, phố Đội Cấn, phường Liễu Giai, Quận Ba

Đình, Thành phố Hà Nội.

Tên giao dịch quốc tế: INSTITUTE OF FINANCIAL TRAINING (viết tắt là

IFT).

Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính trực thuộc Bộ Tài chính, được thành

lập theo Quyết định số: 564/QĐ­TTg ngày 10/4/2006 của Thủ trướng Chính phủ (tiền thân là Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ Tài chính, được thành lập năm 1995),

có nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn chức danh các ngạch; Bồi

dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành và các kiến thức khác cho đội ngũ cán bộ ngành Tài chính theo phân công, phân cấp

quản lý của Nhà nước và của Bộ Tài chính; Bồi dưỡng kiến thức quản lý,

nghiệp vụ về tài chính, kế toán và các kiến thức khác thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính cho đội ngũ cán bộ thuộc các Bộ, cơ quan khác ở Trung ương, địa phương và các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế.

Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính có 3 khoa (Khoa Quản lý hành chính nhà nước; Khoa Bồi dưỡng lãnh đạo quản lý; Khoa Bồi dưỡng chuyên ngành), 4 phòng và 3 Trung tâm (là 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trường nằm ở 3 miền Bắc, Trung, Nam).

 Trường Nghiệp vụ Thuế

Trụ

sở chính: Tầng 7, số

123 Lò Đúc, Phường Đống Mác, Quận Hai Bà

Trưng, Thành phố Hà Nội.

Tên giao dịch quốc tế: Vietnamese Tax College.

Trường Nghiệp vụ

Thuế

được thành lập theo Quyết định số:

2092/QĐ­

BTC ngày 15/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường là đơn vị sự nghiệp

trực thuộc Tổng cục thuế có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngành thuế; bồi dưỡng các kiến thức liên quan đến thực thi pháp luật thuế cho Người nộp thuế.

Trường Nghiệp vụ Thuế có 2 khoa (Khoa Đào tạo cơ bản; Khoa Đào tạo

nâng cao); 2 phòng và 2 phân hiệu tại Thừa Thiên Huế và Thành phố Minh.

Trường Hải quan Việt Nam

Hồ Chí

Trụ sở chính: Km 10+395, Tỉnh lộ 379 Hưng Yên ­ Hà Nội, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

Trường Hải quan Việt Nam được thành lập theo Quyết định số: 1382/QĐ­ BTC ngày 20/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trước đó ngày 6/01/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số: 64/QĐ­BTC về việc thành lập Trung tâm bồi dưỡng công chức Hải quan, với nhiệm vụ bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ ngành Hải quan nắm vững các chế độ, chính sách, pháp luật để làm tròn vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực Hải quan. Ngày 15/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số: 02/2010/QĐ­TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan, theo đó Trung tâm bồi dưỡng công chức Hải quan được đổi tên thành Trường Hải quan Việt Nam.

Trường Hải quan Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Hải quan, có nhiệm vụ giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngành Hải quan; cung cấp các dịch vụ, tư vấn về đào tạo bồi dưỡng có liên quan đến

lĩnh vực hải quan cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Trường Hải quan Việt Nam có 2 khoa ((Khoa Kiến thức tổng hợp và Khoa Nghiệp vụ); 2 phòng.

 Trường Nghiệp vụ Kho bạc

Trụ sở chính: Số 32 Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Trường Nghiệp vụ Kho bạc được thành lập theo Quyết định số: 1964/QĐ­

BTC ngày 28/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trường là đơn vị sự nghiệp

thuộc Kho bạc Nhà nước, có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước tổ chức công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngành Kho bạc Nhà nước; quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và thư viện của hệ thống Kho bạc Nhà nước; cung cấp các dịch vụ, tư vấn về kiến thức liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Kho bạc Nhà nước và dịch vụ phục vụ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Trường Nghiệp vụ Kho bạc có 2 khoa (Khoa Kế toán nhà nước và Khoa Quản lý ngân quỹ); 4 phòng và 1 phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Dự trữ Nhà nước

Trụ sở chính: Số 96 Nguyễn Viết Xuân, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ

Dự trữ

Nhà nước được thành lập theo

Quyết định số: 3118/QĐ­BTC ngày

10/12/2009 của Bộ

trưởng Bộ

Tài chính.

Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ngành Dự trữ; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực dự trữ nhà nước.

Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Dự trữ nhà nước có 3 phòng (Phòng Hành chính ­ Tổng hợp; Phòng Bồi dưỡng nghiệp vụ; Phòng Nghiên cứu khoa học).

 Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán

Trụ sở chính: Số 234 Lương Thế Vinh, Phường Trung Văn, Quận Nam

Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán được thành lập theo Quyết định số: 536/QĐ­BTC ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Trung tâm là đơn vị

sự nghiệp trực thuộc

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có

nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán và thị trường vốn; cung cấp các dịch vụ, tư vấn

về đào tạo, bồi dưỡng liên quan đến lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng

khoán và thị trường vốn cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Trung tâm có 7 phòng và 1 Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. [10]

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CÁN BỘ NGÀNH TÀI CHÍNH

2.2.1 Kết quả đạt được

Bộ Tài chính luôn coi trọng công tác bồi dưỡng cán bộ, nhất là trong giai đoạn 2011­2020, thực hiện Quyết định số 1216/QĐ­TTG ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011­2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã Ban hành Quyết định số 2123/QĐ­ BTC ngày 27/8/2012 phê duyệt “Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Tài chính giai đoạn 2011­2020”. Trong đó, đề ra những nhiệm vụ cụ thể nhằm phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Tài chính qua việc xây dựng và thực hiện các đề án trọng điểm và đổi mới công tác quản lý từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến sử dụng công chức. Cụ thể:

Thứ nhất, Đối với công tác xây dựng đề án trọng điểm: Bộ Tài chính đã tập trung xây dựng và thực hiện Đề án “Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ngành Tài chính

đến năm 2015”; Xây dựng và thực hiện

Đề án “Xây dựng quy chế các kỳ

thi

tuyển, xét tuyển công chức, viên chức Bộ Tài chính”; xây dựng “Đề án vị trí việc làm, cơ cấu ngạch và biên chế công chức ngành tài chính” theo quy định của Nghị

định số 36/2013/NĐ­CP, ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và Thông tư 05/2013/TT­BNV ngày 25/6/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn

thực hiện Nghị

định 36/2013/NĐ­CP; Ban hành Quyết định số

2503/QĐ­BTC

ngày 22/11/2016 phê duyệt Đề án tinh giản biên chế của Bộ Tài chính giai đoạn 2016­2021 và có văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện tinh giản biên chế.

Thứ hai, Đối với công tác bồi dưỡng: Bộ Tài chính đã thực hiện bồi dưỡng

thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức

danh lãnh đạo, quản lý, chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc cho đội ngũ cán bộ trong thực thi nhiệm vụ chính trị được giao. Kết quả trong giai đoạn 2015­ 2019:

­ Công tác xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu: Bộ Tài chính đã ban hành 33 Chương trình, tài liệu: Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức chuyên ngành (Thuế, Hải quan, Dự trữ, Kế toán); Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý: Tài liệu bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo cấp phòng và các chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành theo vị trí việc làm.

­ Củng cố và phát triển các cơ sở bồi dưỡng cán bộ; Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo chuyên sâu tại các nước tiên tiến, xây dựng các chương trình, dự án hợp tác với các nước về công tác bồi dưỡng cán bộ.

­ Kết quả bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2015­2019, Bộ Tài chính đã cử và tổ chức bồi dưỡng cho 568.145 lượt cán bộ, trong đó: trong nước là 564.221 lượt người, nước ngoài là 3.924 lượt người, cụ thể:

+ Bồi dưỡng Lý luận chính trị: 9.421 lượt người;

+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch hành chính: 29.142 lượt người;

+ Bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành: 8.842 lượt người;

+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý: 7.592 lượt người;

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ

năng nghiệp vụ

chuyên ngành: 227.687 lượt

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí