Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG




ĐỖ THỊ NGỌC


QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


HÀ NỘI - 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG




ĐỖ THỊ NGỌC


QUẢN LÝ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

Mã số : 60.31.07


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:

TS. TRỊNH THỊ THU HƯƠNG


HÀ NỘI - 2007


LỜI CẢM ƠN


Do những điều kiện khách quan cá nhân và thời gian hạn chế nên em đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình viết và hoàn tất luận văn. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm của cô giáo hướng dẫn - TS. Trịnh Thị Thu Hương, của các thầy cô công tác tại phòng đọc, phòng mượn Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương và của đồng nghiệp, bạn bè, em đã hoàn tất luận văn.

Thông qua bản luận văn với mục Lời cảm ơn ngắn gọn này em xin gửi lời cảm ơn chân thành, lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn, các thầy cô và toàn thể các đồng nghiệp, bạn bè.

Hà Nội, ngày tháng năm 2007

Học viên


Đỗ Thị Ngọc


LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan quyển luận văn với đề tài: "Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế" này là công trình nghiên cứu của riêng em. Kết quả nghiên cứu em có được trên cơ sở học hỏi, tiếp thu và tham khảo từ sách, báo, tạp chí, mạng internet, từ luận văn của các anh chị khóa trước và qua thực tế kinh nghiệm công tác.

Do thời gian nghiên cứu hạn chế, năng lực học viên có hạn nên bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và bất cập, kính mong các thầy cô giáo, các bạn đọc góp ý để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng

Tên bảng

Trang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - 1


Bảng 1.1

Bảng cho điểm tín dụng tiêu dùng

22

Bảng 1.2

Quyết định tín dụng theo điểm số của khách hàng

23

Bảng 1.3

Bảng điểm tín dụng áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

24

Bảng 1.4

Xếp loại và tỷ lệ % dự báo nợ quá hạn căn cứ trên số điểm

25

Bảng 2.1

Bảng cơ cấu và đầu tư tín dụng trong các ngành


39



Bảng 3.1

Báo cáo kết quả cho vay bất động sản 6 tháng đầu năm

84


Bảng 3.2

hoặc cả năm

Báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi


85


ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ


Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

Sơ đồ 1.1

Các loại rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng

15

Sơ đồ 2.1

Mô hình kinh doanh và quản lý rủi ro được chuyên

môn hóa

37


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ

3.1

Quyền nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các thể nhân

Việt Nam của một chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

74

Biểu đồ

3.2

Tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong lưu thông

89


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

"Các Ngân hàng kinh doanh bằng chính việc quản lý rủi ro. Thuần nhất và đơn giản, đó chính là nghề của Ngân hàng" (Câu nói của Ông Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc Citi Corp, 1970 - 1984).

Kinh doanh là một nghiệp vụ chủ yếu của các Ngân hàng nói chung và của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng. Các nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng đạt được thành công không phải là dựa trên việc đưa ra các khoản vay, các mức lãi suất hay các dịch vụ hoàn hảo,.. mà là dựa trên việc tối thiểu hoá rủi ro trong việc thực hiện các dịch vụ đó. Trên thực tế mọi hoạt động kinh doanh đều tiềm ẩn rủi ro, chỉ khác nhau ở mức độ của rủi ro. Do vậy, sự sống còn và khả năng cạnh tranh của Ngân hàng phụ thuộc hầu hết vào khả năng của họ trong việc quản lý các rủi ro trong các hoạt động kinh doanh.

Qua đây cho thấy Quản lý rủi ro nói chung trong các sản phẩm kinh doanh ngân hàng rất quan trọng đối với một Ngân hàng thương mại. Thực tế hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cho thấy quản lý rủi ro các hoạt động kinh doanh ngân hàng đã được quan tâm nhưng mức độ còn hạn chế và chưa cụ thể hoá được những nội dung của quản lý rủi ro… Đây là mối quan tâm, là vấn đề bức xúc của các Ngân hàng Thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường và trước xu thế toàn cầu hoá.

Vì những lý do trên đây, em chọn đề tài: "Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế".

2. Tình hình nghiên cứu


Đề tài quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có khá nhiều các tác giả đề cập và nghiên cứu, song hầu hết các tác giả đều nghiên cứu một cách khái quát, tổng thể, các giải pháp đưa ra đều là các giải pháp chung chung, có thể áp dụng cho toàn bộ các ngân hàng trên thế giới hoặc chỉ nghiên cứu tập trung vào một nội dung chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng. Chẳng hạn, giáo trình "Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng" của PGS, TS Nguyễn Văn Tiến; luận văn mã số LV.01046, Thư viện Trường đại học Ngoại thương Hà Nội, với đề tài "Quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại Việt Nam".

Với những kiến thức đã học và bằng thực tế kinh nghiệm công tác, qua đề tài lựa chọn ở trên, em muốn đưa ra các thực trạng của vấn đề quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng cụ thể tại Việt Nam và hệ thống lại các giải pháp để quản lý rủi ro một số nghiệp vụ chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng.

3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam và đi sâu nghiên cứu ưu, nhược điểm của các biện pháp Việt Nam đã và đang áp dụng để quản lý các rủi ro trên.

Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023