Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


NH : Ngân hàng

NHTM : Ngân hàng thương mại

NQH : Nợ quá hạn

QLRR : Quản lý rủi ro

QLRRTD : Quản lý rủi ro tín dụng

SXKD : Sản xuất kinh doanh

TMCP : Thương mại cổ phần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

VIB : Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

VND : Việt nam đồng

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 2

VAMC : Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng XHCN : Xã hội chủ nghĩa

NQH : Nợ quá hạn

CAR : Tỷ lệ an toàn vốn

TSĐB : Tài sản đảm bảo

DPRR : Dự phòng rủi ro

Trđ : Triệu đồng

TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

CBTD : Cán bộ tín dụng

TSTC : Tài sản thế chấp

NHNN : Ngân hàng nhà nước

WTO : Tổ chức thương mại thế giới

CIC : Trung tâm thông tin tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chính của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

- Chi nhánh Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2016 37

Bảng 3.2: Bảng thống kê chấm điểm khách hàng của Ngân hàng TMCP Quốc

tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2016 40

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu phản ánh tần suất kiểm soát tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên thông qua khảo sát ý kiến chuyên gia, giai đoạn 2013-2016 44

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tài trợ rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2016 45

Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu phản ánh tình trạng quá hạn của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2016 47

Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu đánh giá phẩm chất khách hàng của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2016 53

Bảng 3.7: Chỉ tiêu về tài sản bảo đảm trên dư nợ 54


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, khi nền kinh tế của đất nước ta được vận hành theo cơ chế thị trường. Môi trường kinh doanh trở lên khốc liệt với sự cạnh tranh của rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Ngành ngân hàng nước ta tuy chưa có lịch sử phát triển lâu đời nhưng cũng đã cạnh tranh mạnh mẽ với các Ngân hàng nước ngoài và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về năng lực.

Tại thị trường ngân hàng Việt Nam, tín dụng vẫn luôn là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất và chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng trong những năm trước đây chưa thực sự được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó, tuy nhiên kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2011, dẫn đến một loạt các ngân hàng giảm mạnh tính thanh khoản, nợ xấu tăng một cách báo động thì lúc này, các ngân hàng mới vội vàng quan tâm mạnh đến các bộ phận xử lý nợ, thẩm định cũng nhưng liên tục đào tạo chuyên môn cho các chuyên viên.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên có mặt tại tỉnh Thái Nguyên, đang và đã khẳng định vị trí của mình trên địa bàn. Tuy nhiên, không nằm ngoài sự tác động của nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới, tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong những năm vừa qua liên tục tăng và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Ngân hàng. Với tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng là trên 2% và chưa có dấu hiệu dừng lại đã khiến cho nhiệm vụ của các lãnh đạo ngân hàng thêm phần khó khăn trong công cuộc quản lý rủi ro tín dụng.

Rủi ro luôn song hành cùng với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa và giảm thiểu các thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Chính vì vậy, công tác quản lý rủi ro nói chung


và công tác quản lý rủi ro tín dụng nói riêng là đặc biệt quan trọng để có thể giảm tối đa tổn thất, đảm bảo cho ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro tín dụng, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên” để nghiên cứu.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.

- Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.

- Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các vấn đề liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: Tín dụng doanh nghiệp và Tín


dụng cá nhân; Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.

- Về thời gian: Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong luận văn chủ yếu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến năm 2016.

4. Những đóng góp mới của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu khoa học, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn có những đóng góp sau:

4.1. Về lý luận

Luận văn hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng và đưa ra được khung phân tích làm cơ sở để đánh giá thực trạng về công tác quản lý rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra các phương pháp quản lý rủi ro tín dụng.

4.2. Về thực tiễn

- Luận văn đã phân tích được thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.

- Luận văn đã đánh giá được mức độ rủi ro trong công tác tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên; Những biện pháp quản lý rủi ro đã làm tốt và chưa tốt.

- Luận văn đã xác định rõ các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro từ xa, từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất mà rủi ro đó có thể mang lại.

4.3. Về giải pháp

Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, trong đó chia thành hai nhóm, đó là: Nhóm các giải pháp phòng ngừa và Nhóm giải pháp hạn chế, xử lý rủi ro.


5. Kết cấu của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung được kết cấu thành 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.

Chương 4: Một số giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại


1.1.1. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại


Khái niệm về Ngân hàng thương mại: Là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.[1]

Khái niệm về Rủi ro tín dụng: là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.[2]

Về bản chất có thể hiểu quản lý rủi ro tín dụng của NHTM có thể hiểu là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của các nhà quản lý ngân hàng lên các đối tượng quản lý và các khách thể kinh doanh nhằm mục tiêu phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh từ đó nâng cao mức độ an toàn, khả năng sinh lời và đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn và dài hạn của mỗi NHTM.

Nhiều nhà nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng cho rằng: đối với các NHTM quản lý kinh doanh cũng chính là quản lý rủi ro, hay nói cụ thể hơn, quản lý rủi ro chính là trung tâm hoạt động quản lý điều hành ngân hàng. Hiểu một cách đơn giản thì quản lý rủi ro chính là quá trình các nhà quản lý ngân hàng áp dụng các nguyên lí, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị kinh doanh của NHTM ở các quốc gia phát triển vào hoạt động kinh doanh của mình để giám sát, phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác để giảm


những tổn thất nhất định cho ngân hàng, đồng thời không ngừng tăng uy tín và nâng cao sức mạnh của ngân hàng trên thương trường.

Đối với rủi ro tín dụng, đầu tiên phải coi đó là một hiện tượng có thể xảy ra ngoài mong muốn của ngân hàng khi thực hiện cho vay đối với khách hàng. Với quan niệm như vậy, mỗi khi bắt đầu xem xét một khoản tín dụng, ngân hàng cần lường trước những rủi ro có thể xảy ra. Đây cũng chính là xuất phát điểm hình thành nên ý tưởng quản lý rủi ro tín dụng của NHTM. Mặc dù rủi ro tín dụng là một hiện tượng tiềm ẩn và không phải bao giờ cũng xảy ra khi ngân hàng cung cấp một khoản tín dụng nhưng trong nhiều trường hợp do tính lặp lại của rủi ro nên người ta có thể nhận biết được quy luật của nó. Chính vì điều này mà ngân hàng có thể tìm ra được những biện pháp quản lý nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

Vậy quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quản lý của NHTM bao gồm: nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thực thi các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tín dụng và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Theo Uỷ ban Basel (Ủy ban liên hiệp các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng tại 12 quốc gia công nghiệp lớn được thành lập năm 1975), Quản lý rủi ro tín dụng: là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm an trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hoá lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được.

1.1.2. Đặc điểm quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại


QLRRTD mang tính tất yếu. Nó luôn luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động tín dụng. Chấp nhận rủi ro là đương nhiên trong hoạt động ngân hàng. Các NHTM cần phải đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 24/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí