Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nam - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU



Stt

Tên sơ đồ, bảng biểu

Trang

1

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên

Việt – Chi nhánh Hà Nam

35

2

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LPB

chi nhánh Hà Nam

44

3

Sơ đồ 2.3: Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại LPB chi nhánh Hà

Nam

48

4

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện

Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam

38

5

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu

điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam

39

6

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động khác của Ngân hàng TMCP Bưu

điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam

40

7

Bảng 2.4: Kết quả phân loại và đánh giá khách hàng doanh nghiệp

tại LPB chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2018-2020

51

8

Bảng 2.5: Kết quả chấm điểm theo quy mô doanh nghiệp giai

đoạn năm 2018-2020 tại LPB chi nhánh Hà Nam

54


9

Bảng 2.6: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của LPB chi nhánh Hà Nam giai

đoạn 2018-2020


57

10

Bảng 2.7: Tình hình xử lý rủi ro trong cho vay khách hàng doanh

nghiệp tại LPB chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2018-2020

62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nam - 2


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hoạt động tín dụng là hoạt động chính và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hoạt động của một Ngân hàng thương mại (NHTM). Bên cạnh hoạt động huy động vốn được coi là hoạt động tạo đầu vào cho ngân hàng thì tín dụng là hoạt động đầu ra và đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Thông thư ng thu từ hoạt động tín dụng chiếm từ 60-80% tổng thu cua một NHTM. Đồng th i tín dụng cũng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất, đem lại nhiều rủi ro nhất cho một ngân hàng. Rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một NHTM, theo đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro mà các NHTM luôn luôn phải gánh chịu, các ngân hàng chỉ có thể hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra chứ không thể loại bỏ hoàn toàn. Do vậy, các NHTM luôn tìm mọi cách để giảm thiểu rủi ro đến mức chấp nhận được.

Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng là rất đa dạng, phức tạp, nó tiềm ẩn trong hầu hết nghiệp vụ của ngân hàng từ các giao dịch với khách hàng cho đến các nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngân hàng. Trong các rủi ro đó, rủi ro tín dụng vẫn là nghiêm trọng nhất vì tín dụng là hoạt động căn bản của ngân hàng, là hoạt động chủ yếu tạo ra lợi nhuận và có sự tham gia của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Rủi ro tín dụng một khi đã xảy ra sẽ gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ trước mắt mà ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động của ngân hàng, thực tế hoạt dộng đã chứng minh điều này rất rõ.

Để giúp hoạt động của ngân hàng an toàn trước các nguy cơ về rủi ro ngày càng gia tăng, công tác nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng luôn được tiến hành để đáp ứng nhu cầu mở rộng đối tượng, mở rộng hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Trong th i gian vừa qua, các ngân hàng thương mại đã chuyển dịch trong nhận thức, từ việc tập trung phát triển các dịch vụ, tăng doanh thu, tối đa hóa lợi nhuận,


mở rộng ngân hàng sang việc quản lý rủi ro trong tín dụng. Sở dĩ có sự chuyển dịch như vậy là bởi vì sau một th i gian chạy đua theo việc mở rộng hoạt động của ngân hàng, nếu không tập trung quản lý rủi ro thì lợi nhuận mang lại từ dịch vụ không thể bù đắp được những thiệt hại do rủi ro trong tín dụng mang lại và còn có thể gây nguy hiểm cho ngân hàng. Điều này xuất phát từ thực tế sau nhiều năm các ngân hàng thương mại chạy đua mở rộng dịch vụ, mở rộng thị trư ng nâng cao lợi nhuận mà thiếu sự tính toán và phương án phòng chống rủi ro, các ngân hàng thương mại đã phải gánh chịu những hậu quả trầm trọng là sự suy giảm lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tăng cao, nhiều khoản tín dụng không có khả năng thu hồi vốn. Những bài học đó đã dẫn tới sự thay đổi mang tính chiến lược như trên đối với công tác quản lý, điều hành ngân hàng thương mại.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam (LPB chi nhánh Hà Nam) là một trong các ngân hàng đang dần khẳng định được vị trí của mình trong ngành ngân hàng. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam cũng đã trải qua một th i gian phát triển mạnh mẽ, liên tục, đã thu được những kết quả, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp khá đa dạng, ngân hàng đã chiếm lĩnh được thị trư ng trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đặc biệc là dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên, chịu tác động chung của nền kinh tế thế giới và của Việt Nam, các khách hàng vay vốn của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ đã bộc lộ nhiều nguy cơ đối với chi nhánh, có khả năng đe doạ tới sự ổn định, phát triển bền vững của ngân hàng. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh ngân hàng trong những năm qua liên tục tăng và có nhiều dấu hiệu ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Hiện tại với tỷ lệ nợ quá hạn lên gần 3%/năm (tính tới cuối tháng 12/2019) đã đặt nhiệm vụ xử lý nợ quá hạn lên hàng đầu đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam. Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, cơ bản mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, nếu không giải quyết và nâng cao chất lượng một cách toàn diện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, LPB chi nhánh Hà Nam sẽ bị tụt lại phía sau, thậm chí còn bị đe doạ tới sự tồn tại của mình. Giải quyết vấn đề đó tận gốc, nâng cao công tác


quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế là yêu cầu cấp bách đối với LPB chi nhánh Hà Nam.

Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nam” làm luận văn thạc sỹ.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về quản lý tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, m i đề tài có đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau, có th i điểm, không gian và th i gian khác nhau, có thể kể đến một số công trình sau:

Nguyễn Quốc Toàn (2017), Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã nêu được một số vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp và các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank Việt Nam, đồng th i luận văn đề xuất giải pháp để hạn chế rủi ro tỏng cho vay doanh nghiệp tại Vietcombank.

Ngô Thị Thuỳ Giang (2018), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Quảng trị, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Đề tài của tác giả đã trình bày khá chi tiết và đi sâu và hoạt động của VPBank Quảng Trị nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực để quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh, luận văn là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với VPBank Quảng Trị trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt của thị trư ng hiện nay.

Trịnh Hoàng Vũ (2019), Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tứ Kỳ, Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại. Trong th i gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - Chi nhánh Tứ Kỳ đã coi vấn đề quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân là hết sức quan trọng và đã có những biện


pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Song để phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác tín dụng, thực hiện mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành và đạt một số kết quả như sau: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại, đề tài đã làm rõ nội dung quản lý rủi ro tín dụng cá nhân, các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân. Thứ hai, đề tài đã nêu tổng quan hoạt dộng kinh doanh nói chung, hoạt dộng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của chi nhánh Agribank Tứ Kỳ, tập trung phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh, đánh giá những ưu điểm, những hạn chế của các biện pháp mà chi nhánh đang áp dụng trong việc quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân. Thứ ba, sau khi nêu lên được định hướng hoạt động và định hướng quản lý rủi ro tín dụng, các giải pháp được đề xuất có tính logic, sát thực tế và có tính khá thi bởi dược xuất phát từ việc khắc phục những hạn chế, nguyên nhân chủ quan của chi nhánh Agribank Tứ Kỳ, trong đó tập trung vào khắc phục hạn chế của việc diều hành, vào nguồn lực, công nghệ, tăng cư ng kiểm tra kiểm soát nội bộ...

Ngô Ngọc Toàn (2019), Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nam, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại. Luận văn đã hệ thống hóa có chọn lọc một số lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN của NHTM. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nam giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nam.

Phạm Ngọc Cảnh (2019), Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn La, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại. Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của BIDV Sơn La đang có những dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Do đó nâng cao chất lượng


tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của BIDV Sơn La trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Sơn La, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hướng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định cua BIDV Sơn La, tác giả đã đề xuất và kiến nghị với BIDV, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Chính phú để h trợ cho sự tăng trưởng tín dụng bền vững.

Một số kết luận rút ra và khoảng trống nghiên cứu của đề tài:

Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp khái niệm quản lý rủi ro, sự lựa chọn trong quản lý rủi ro tín dụng, định hướng cho các ngân hàng thương mại. Một số giải pháp có tính thực tiễn trong hoạt động của ngân hàng thương mại như việc thay đổi mô hình tổ chức phục vụ công tác quản lý rủi ro. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này vẫn còn khoảng trống nghiên cứu, cụ thể:

Thứ nhất, chưa có công trình cụ thể nghiên cứu về quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam.

Thứ hai, các công trình mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu quản lý rủi ro chung trong hệ thống, chưa chỉ ra mô hình quản lý rủi ro, đo lư ng rủi ro, tính toán tốn thất rủi ro... đối với Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam.

Từ những khoảng trống nghiên cứu đó, luận văn sẽ nghiên cứu và đề xuất những giải pháp góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn và có ý nghĩa đối với hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Một là, hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại;

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam;

Ba là, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng.

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

- Chi nhánh Hà Nam.

- Về th i gian: Đề tài phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánh Hà Nam giai đoạn 2018-2020, các đề xuất giải pháp đến năm 2025.

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được dùng để hệ thống hóa những lý luận chung về quản lý rủi ro tín dụng. Để thực hiện được phương pháp này, tác giả đã tìm hiểu các công trình của các tác giả khác nhau ở trong nước và ngoài nước về vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả cũng đã nghiên cứu các quy định của ngân hàng Nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Đồng th i tác giả thu thập và nghiên cứu báo cáo tài chính, hệ thống sổ sách của LPB chi nhánh Hà Nam. Thông qua việc tìm hiểu trên website của LPB chi nhánh Hà Nam, sổ sách của ngân hàng, tác giả đã thu được các thông tin tổng


quát về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, chính sách cho vay, quy trình cho vay, báo cáo tài chính, sổ sách liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng.

* Phương pháp khảo sát thực tế:

Phương pháp khảo sát thực tế được tiến hành trực tiếp tại LPB chi nhánh Hà Nam. Sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, tác giả đã tiến hành khảo sát quy trình làm việc, các loại hồ sơ sử dụng, quy trình quản lý rủi ro tín dụng, công tác quản lý nợ đồng th i tác giả cũng quan sát được môi trư ng làm việc, mối quan hệ giữa các bộ phận trong việc giải quyết công việc tại chi nhánh.

* Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu các bài viết, các ý kiến trao đổi của các chuyên gia trên sách, báo, tạp chí, internet… Thông qua các bài viết tác giả đã thu thập được các thông tin, các nhận xét, đánh giá cùng các đề xuất, kiến nghị về quản lý rủi ro tín dụng cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn.

5.2. Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu

Để có được đầy đủ số liệu cho việc xem xét tác động của các yếu tố đến quản lý rủi ro tín dụng, đề tài dựa vào bộ dữ liệu được tiến hành điều tra mã hóa các câu hỏi phỏng vấn dưới dạng định tính, định lượng thành những biến định lượng và dùng phần mềm Excel để kiểm định.

Phương pháp thống kê: Được sử dụng để thống kê kết quả khảo sát nội dung, phương pháp và công cụ thực hiện quản lý rủi ro tín dụng qua phần mềm excel.

Phương pháp tổng hợp: Dùng để tổng hợp các dữ liệu kết quả, số lượng, dư nợ, số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2018-2020.

Phương pháp so sánh: Từ thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành so sánh các dữ liệu qua các năm trong giai đoạn 2018-2020.

Phương pháp phân tích và đánh giá: Dùng để đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng dựa trên những phân tích số liệu của phương pháp phân tích. Từ đó đưa ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, đánh giá nguyên nhân và đưa ra giải pháp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/07/2023