Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 28


2008, Công ty TNHH vận tải biển Thanh Hải do Trần Thị Phương Liên là Giám đốc đã ký một số hợp đồng thuê tài chính tàu biển với Công ty ALC II, có tổng trị giá trị hơn 83,8 tỉ đồng. Hoàng Thanh Sơn cán bộ Phòng Kinh doanh ALCII cùng với khách hàng đã lập khống bộ hồ sơ sửa chữa tàu Thanh Hải 28 cho Công ty vận tải biển Thanh Hải thuê. Sau đó, các đối tượng đã rút hàng chục tỷ đồng để trả nợ xấu cho các hợp đồng cho thuê tài chính. Tính đến tháng 3/2013, Công ty vận tải biển Thanh Hải còn nợ công ty ALCII gần 180 tỉ đồng, cả gốc lẫn lãi. Theo cáo trạng, các đồng phạm bị xác định đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 390 tỉ đồng.

16. Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long.

Lợi dụng chức vụ và mối quan hệ quen biết với khách hàng, Nguyễn Hữu Quang nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Lấp Vò, Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Đồng Tháp, đã vay 67,2 tỷ đồng của 37 người với lãi suất cao (từ 3-12%/tháng) với lý do để đáo hạn các khoản vay của khách hàng. Với thủ đoạn vay tiền của người sau để trả cho người trước đồng thời trả một phần vốn và lãi sòng phẳng nên trong thời gian dài nhiều người cho vay đã tin tưởng và không phát hiện ra hành vi lừa đảo của Quang, bị chiếm đoạt tổng cộng 47 tỷ đồng. Đồng thời, Quang chỉ đạo nhân viên làm thủ tục cho mượn tài sản thế chấp của 10 hồ sơ khách hàng vay vốn, tự ý xóa thế chấp và trả thế chấp cho khách hàng trái quy định. Để có tiền trả nợ, Quang đã chỉ đạo cán bộ lập khống 04 hồ sơ vay vốn và lập 03 hồ sơ vay mà không cần tiếp xúc với khách hàng. Sau khi ký duyệt cho vay, Quang nói dối bộ phận thủ quỹ là nhận tiền hộ khách quen, bằng thủ đoạn này, đối tượng đã chiếm đoạt gần 5,1 tỷ đồng.

d. Rủi ro đạo đức liên quan đến nghiệp vụ kế toán, chi tiêu nội bộ, nghiệp vụ ngân quỹ

17. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)

Từ năm 2010-2011, giám đốc Vietinbank Trà Vinh, Ngô Công Bình cùng 2 cấp phó Ngô Thị Thanh Vân, Lâm Hoàng Phong và 21 cán bộ ở các đơn vị trực thuộc lập 658 phiếu chi hoa hồng môi giới khống để tham ô tài sản, gây thiệt hại ngân quỹ trên 2,1 tỷ đồng. Ông Bình đã chỉ đạo lập khống hồ sơ chi khen thưởng để rút 171 triệu đồng; lập hợp đồng, nâng giá hóa đơn mua hàng, thuê phòng nghỉ khi tổ chức bàn giao 1.000 căn nhà cho người nghèo và mua quà Tết năm 2011 để chiếm đoạt gần 120 triệu đồng; lập hồ sơ khống mua 50 chiếc nhẫn khen thưởng


cho các đơn vị để lấy trên 94 triệu đồng. Bên cạnh đó, ngoài việc trích 10% quỹ lương để khen thưởng cho cán bộ có thành tích huy động vốn gây thiệt hại trên 115 triệu đồng, ông Bình còn bị cáo buộc liên quan đến việc nâng khống giá trị hóa đơn mua bánh trung thu (21,7 triệu đồng) và rút lãi 60 thẻ tiết kiệm của khách hàng trị giá gần nửa tỷ đồng để lập thẻ tiết kiệm mới gây thiệt hại hàng chục triệu đồng cho ngân sách Nhà nước.

18. Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Lâm Nguyễn Minh Tâm (28 tuổi) làm việc tại bộ phận kế toán giao dịch Phòng giao dịch Hải Thượng Lãn Ông (MHB), với nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ làm thẻ và trả thẻ ATM cho khách hàng. Làm việc gần một năm, người này đã âm thầm cài đặt trái phép phần mềm điều khiển máy tính từ xa qua mạng Internet vào máy chủ của Phòng giao dịch này. Sau khi nắm rõ những thông tin cần thiết, đầu tháng 11/2010, Tâm bàn giao công việc cho ngân hàng nhưng vẫn giữ lại 5 thẻ ATM của những khách hàng khuyến mãi thẻ nhưng không đến nhận. Sau khi nghỉ việc, Tâm dùng những phần mềm quản lý máy tính từ xa để cài đặt nhiều chương trình vào máy chủ tại phòng giao dịch. Từ đây, anh này biết được tên và mật khẩu của kế toán và kiểm soát viên.

Có 2 tài khoản trong tay, Tâm dễ dàng đăng nhập chương trình quản lý thẻ của hệ thống ngân hàng và ghi 5 tỷ đồng vào một tài khoản thẻ ATM. Với quyền truy cập của kế toán, Tâm thực hiện lệnh duyệt cho số tiền này vào tài khoản. Sau nhiều lần rút được > 500 triệu đồng, Tâm đã bị cảnh sát bắt và phải nhận 7 năm tù.

Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 28

19. Ngân hàng TMCP Kiên Long

Ngày 21/02/2013, Cơ quan Cản sát Điều tra Công an tỉnh Bạc Liêu hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh đề nghị truy tố Lê Anh Duy nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Kiên Long huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) và 06 bị can khác tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả. Theo hồ sơ, Duy đã đưa cho các bị can 255 triệu đồng tiền thật để lên chợ Đồng Đăng mua 500 triệu đồng tiền giả. Sau đó, Duy mua 735 m2 đất của một hộ dân tại Hòa Bình với giá 900 triệu đồng. Khi trả 300 triệu đồng, Duy đã trộn 41 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng/tờ (tương đương 8,2 triệu đồng) vào tiền thật để trả.


20. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương (TechcomBank)

Tại Chi nhánh TechcomBank Gò Vấp, Lý Chi Nguyên (SN 1981, ngụ phường 14, quận 11, TP.HCM) là nhân viên trong tổ quản lý tiếp quỹ ATM đã nhiều lần thực hiện rút ruột từ 05 máy ATM do mình quản lý. Với nhiệm vụ kiểm tra số tiền còn dư hàng ngày và đề xuất thủ quỹ xuất tiền để tiếp quỹ máy ATM, sau khi cùng với các nhân viên khác phân loại tiền, xếp vào khay và dán niêm phong, trong lúc chờ xe đưa đi tiếp quỹ ATM, bằng thủ đoạn tự ý mở khóa khay tiền, lấy nhiều tờ mệnh giá 500.000đ giấu đi và đánh dấu trên điện thoại nhằm đối phó các đợt kiểm tra của ngân hàng. Vụ việc chỉ được phát hiện khi tổ kiểm tra ngân hàng bất ngờ kiểm tra đột xuất các máy ATM do Nguyên quản lý thì phát hiện bị mất 900 triệu đồng.

Theo điều tra, tính từ tháng 12/2012 đến khi bị bắt Nguyên đã thực hiện nhiều vụ trộm cắp tại các trụ máy ATM với số tiền lên đến gần 3,7 tỷ đồng. Điều đặc biệt là, mỗi lần “ăn hàng” thành công, Nguyên đều ghi lại ký hiệu vào ĐTDĐ Iphone 4 để sau này có cách đối phó với các đợt kiểm tra từ phía ngân hàng Techcombank.

21. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Từ tháng 01/2009 đến ngày 27/07/2012, Nguyễn Thị Lệ Đông (nguyên trưởng phòng quản lý & dịch vụ kho quỹ, chi nhánh BIDV Phú Yên) đã không tuân thủ các nguyên tắc về quản lý tài chính và an toàn kho quỹ; lợi dụng nhiệm vụ được giao, sự buông lỏng của Ban quản lý kho quỹ chiếm đoạt 6,7 tỉ đồng của ngân hàng BIDV Phú Yên, để sử dụng vào mục đích cá nhân. Sau đó, ngân hàng BIDV Phú Yên kiểm tra, phát hiện kho quỹ bị “thụt két” nên báo cáo với cơ quan chức năng. Đến ngày 10/08/2012, bị cáo Đông bị bắt giam.

Liên quan đến vụ án này còn có các ông Nguyễn Duy Sinh, nguyên Phó Giám đốc ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Yên; Lê Đình Hiệp, nguyên Trưởng phòng Tài chính - kế toán (ngân hàng BIDV Phú Yên) được giao trách nhiệm kiểm tra, giám sát kho quỹ nhưng không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao để cho bị cáo Đông lợi dụng chiếm đoạt tiền quỹ.


PHỤ LỤC 2.2

MẤU PHIẾU KHẢO SÁT VỀ QUẢN LÝ RỦI RO ĐẠO ĐỨC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


Kính gửi: Quí Ông/Bà

NCS Trần Trung Dũng xin gửi tới Quí Ông/Bà phiếu khảo sát về quản lý rủi ro đạo đức tại các các NHTM Việt Nam. Mục đích khảo sát để đánh giá thực trạng quản lý rủi ro đạo đức, phục vụ cho nghiên cứu và đề xuất việc hoàn thiện các chính sách và giải pháp quản lý rủi ro đạo đức.

Chúng tôi rất mong nhận được thông tin phản hồi của Quí Ông/Bà bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin trên phiếu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

1. Đánh giá của Ông/Bà về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh tại NHTM Việt Nam hiện nay?

Rất hợp lý

Hợp lý

Chưa hợp lý

Rất không hợp lý

Không quan tâm

2. Nhiệm vụ của bộ phận cán bộ, nhân viên tại NHTM Ông/Bà là:

Tìm kiếm khách hàng

Giao dịch, hướng dẫn khách hàng

Hoàn thiện hồ sơ hoạt động kinh doanh

Thẩm định hoạt động kinh doanh

Thu nợ

Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn

Xử lý nợ quá hạn

Tất cả các nhiệm vụ kể trên

Ý kiến khác…………………………………………………………


3. Ông/Bà đánh giá thế nào về tầmquan trọng của quản lý rủi ro đạo đức tại NHTM?

Rất không quan trọng

Không quan trọng

Quan trọng

Rất quan trọng

Đặc biệt quan trọng

4. Đánh giá của Ông/Bà về chất lượng hoạt động kinh doanh tại NHTM hiện nay?

Không quan tâm

Rất tốt

Tốt

Thấp

Rất thấp

5. Đánh giá của Ông/Bà về qui trình quản lý rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức hiện nay tại NHTM Ông/Bà?

Rất không hợp lý

Không hợp lý

Tương đối hợp lý

Hợp lý

Rất hợp lý

6. Ông/Bà đánh giá thế nào về mức độ tuân thủ qui trình nghiệp vụ của cán bộ tại NHTM Ông/Bà?

Rất không tuân thủ

Không tuân thủ

Tương đối tuân thủ

Tuân thủ

Rất tuân thủ

7. Kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng là:

Giao tiếp, thuyết trình

Phân tích, dự báo

Kiểm tra, giám sát


Làm việc nhóm

Tất cả các kỹ năng trên

Ý kiến khác…………………………………………………………..

8. Tại NHTM Ông/Bà, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng vay dựa vào các báo cáo:

Báo cáo tài chính đã kiểm toán

Báo cáo tài chính chưa kiểm toán

Báo cáo của cơ quan Thuế

Báo cáo các cơ quan thanh tra

Ý kiến khác (ghi rõ các báo cáo khác NHTM có sử dụng)……

9. Đánh giá của Ông/Bà về vai trò của bộ phận quản trị rủi ro trong việc quản lý rủi ro đạo đức?

Rất không quan trọng

Không quan trọng

Quan trọng

Khá quan trọng

Rất quan trọng

10. Tại NHTM Ông/Bà, Cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chủ yếu bằng cách nào?

Đào tạo tập trung

Đào tạo online

Tự đào tạo

Kèm cặp tại NHTM (huấn luyện và học hỏi từ người đồng cấp)

Ý kiến khác…………………………………………………………..

11. Ông/Bà đánh giá như thế nào về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên tại NHTM Ông/Bà?

Không quan tâm

Rất tốt

Tốt

Chưa tốt

Đáng báo động


12. Theo Ông/Bà, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên tại NHTM Ông/Bà:

Rất kém

Kém

Trung bình

Tốt

Rất tốt

13. Khi thiết lập quan hệ (đặc biệt trong cho vay), yếu tố “tư cách đạo đức” của khách hàng được đánh giá là:

Rất không quan trọng

Không quan trọng

Quan trọng

Rất quan trọng

Đặc biệt quan trọng

14. Ông/Bà đánh giá hiệu quả kiểm tra - kiểm soát nội bộ tại NHTM Ông/Bà?

Không quan tâm

Rất không hiệu quả

Không hiệu quả

Hiệu quả

Rất hiệu quả

15. Kiểm tra - kiểm soát nội bộ tại NHTM Ông/Bà được thực hiện như thế nào?

Kiểm tra trực tiếp hàng ngày

Giám sát từ xa hàng ngày

Giám sát từ xa định kỳ

Kiểm tra trực tiếp theo định kỳ

Kết hợp các hình thức trên

Ý kiến khác …..


16. Nội dung kiểm tra - kiểm soát nội bộ hoạt động hoạt động kinh doanh tại NHTM Ông/Bà là:

Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ và hạn mức được phê duyệt

Kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện sớm rủi ro

Chủ yếu là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ

Chủ yếu là kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện sớm rủi ro

Kết hợp kiểm tra, giám sát tuân thủ và kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro.

17. Ông/Bà đánh giá điều kiện cần thiết của cán bộ kiểm tra - kiểm soát nội bộ là:

Có chuyên môn ở vị trí kiểm tra - kiểm soát nội bộ

Có đạo đức nghề nghiệp

Có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí kiểm tra - kiểm soát nội bộ

Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí kiểm tra - kiểm soát nội bộ

Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm, chuyên môn ở vị trí kiểm tra - kiểm soát nội bộ, có khả năng làm việc độc lập với cường độ cao.

18. Theo Ông/Bà, số lượng cán bộ kiểm tra - kiểm soát nội bộ tại NHTM Ông/Bà?

Quá ít

Ít

Đủ

Nhiều

Quá nhiều

19. Theo Ông/Bà khó khăn, thách thức của NHTM Ông/Bà khi triển khai quản lý rủi ro đạo đức tiệm cận thông lệ quốc tế

Không có thách thức

Thách thức rất nhỏ

Bình thường

Có thách thức

Thách thức rất lớn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022