Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 27


PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 2.1

THỰC TRẠNG RỦI RO ĐẠO ĐỨC


1. Cuối năm 2008, chi nhánh AgriBank Tuy Phước triển khai phương thức giao dịch một cửa IPCAS (khách hàng chỉ cần làm việc với một giao dịch viên để hoàn tất giao dịch theo yêu cầu). Huỳnh Chí Trung (36 tuổi, nguyên cán bộ tín dụng của ngân hàng này) đã lợi dụng danh nghĩa của 20 khách hàng lập khống 115 hồ sơ vay với tống số tiền hơn 41,3 tỷ đồng. Trung đã sử dụng hơn 22,3 tỷ đồng để giải ngân đáo hạn cho 69 hồ sơ vay trước đó, còn 46 hồ sơ chưa tất toán, Trung treo nợ khống cho 16 khách hàng, với số tiền trên 19 tỷ đồng và chiếm đoạt tiêu xài cá nhân.

Ngày 17/7/2012, TAND tỉnh Bình Định đã tuyên phạt bị cáo Trung mức án tù chung thân về tội: “Tham ô tài sản” và buộc bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường số tiền mà bị cáo đã chiếm đoạt cho ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Tuy Phước.

2. Tại Chi nhánh AgriBank Chi Lăng, Chau Sara Vông (SN 1977), cán bộ chi nhánh AgriBank Chi Lăng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã cấu kết với Huỳnh Bửu Lộc (nguyên giám đốc chi nhánh), Mai Văn Tạo (nguyên phó giám đốc chi nhánh), Phan Ngọc Chuông (nguyên trưởng phòng tín dụng), Trần Trung Hậu (nguyên phó trưởng phòng kế hoạch kinh doanh), Nguyễn Kiên Bình và Lê Văn Tươi, cùng là cán bộ chi nhánh AgriBank Chi Lăng, lập 97 hồ sơ vay vốn, chứng từ giả cho vay vượt xa giá trị tài sản thế chấp. Thủ đoạn này nhằm chiếm đoạt trên 40 tỷ đồng chia nhau tiêu xài cá nhân, gây thiệt hại trên 76 tỷ đồng cho AgriBank, trung bình mỗi đối tượng thu lãi từ 1 tỷ đến 11 tỷ đồng.

Ngoài ra, các đối tượng này còn công khai cho người dân vay “đáo hạn”. Đến cuối năm 2008, do không thu hồi được vốn, lãi vay đáo hạn và thua lỗ trong kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng... Chau Sara Vông mắc nợ của nhiều người khoảng 2 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Để có tiền trả nợ, Chau Sara Vông bất chấp mọi thủ đoạn cấu kết với ban giám đốc và cán bộ chi nhánh AgriBank Chi Lăng làm giả 40 hồ sơ vay và ghi


Quản lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt Nam - 27

khống tài sản thế chấp của khách hàng, người thân để cấn trừ nợ vay, chiếm đoạt gần 6 tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn, từ tháng 8-2010 đến tháng 7-2011, lợi dụng việc lãnh đạo phòng giao mật khẩu máy tính cho cán bộ tín dụng quản lý và thiếu kiểm tra khi ký duyệt hồ sơ vay trên máy tính, Chau Sara Vông đã đánh cắp mật khẩu, làm giả 20 hồ sơ vay vốn với số tiền trên 9 tỷ đồng, để chiếm đoạt 1,050 tỷ đồng.

Tòa đã tuyên phạt bị cáo Chau Sara Vông mức án 26 năm tù; Trần Trung Hậu 15 năm tù; Huỳnh Bửu Lộc 17 năm tù; Phan Ngọc Chuông 13 năm tù; Mai Văn Tạo 9 năm tù; Nguyễn Kiên Bình 8 năm tù; Lê Văn Tươi 7 năm tù. Các bị cáo còn phải bồi thường thiệt hại cho AgriBank tỉnh An Giang theo quy định của pháp luật.

3. Tại Chi nhánh AgriBank Bà Rịa - Vũng Tàu: 12 cán bộ, đứng đầu là bà Nguyễn Thị Cẩm, nguyên giám đốc phòng giao dịch số 2; ông Hồ Văn Hoàng, nguyên giám đốc phòng giao dịch Long Sơn và ông Nguyễn Ngọc Khải, nguyên quyền giám đốc chi nhánh Agribank Bà Rịa - Vũng Tàu cùng các trưởng, phó phòng tín dụng, nhân viên tín dụng, kế toán, đã lập khống 110 quyển sổ tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng trả lãi trước với tổng mệnh giá ghi trên sổ tiết kiệm là hơn 137 tỷ đồng, từ đó được nhận trước số tiền lãi hơn 18 tỷ đồng. Ngoài ra, số bị can này còn chiếm hơn 4,4 tỷ đồng từ việc sử dụng tên và thông tin giấy chứng minh nhân dân của người khác để nhận tiền hoa hồng môi giới.

Cơ quan chức năng xác định, ông Khải đã triển khai việc chi hoa hồng môi giới cho người gửi tiền khi hoàn toàn không có việc môi giới, không điều chỉnh lãi suất cho vay cầm cố phù hợp với lãi suất huy động thực tế dẫn đến các nhân viên lợi dụng chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Cá nhân ông Khải còn trực tiếp ký mở sổ và chi hoa hồng môi giới cho 3 hồ sơ với số tiền hơn 72 triệu đồng; cho vay cầm cố sổ tiết kiệm “khống” 13 hồ sơ với số tiền hơn 9 tỷ đồng.

4. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, lợi dụng chế độ một cửa không hậu kiểm đối chiếu chứng từ hằng ngày, giao toàn quyền cho Giám đốc chi nhánh và các Trưởng phòng giao dịch của Ngân hàng Seabank trong việc huy động, chi trả tiền gửi tiết kiệm, Nguyễn Hữu Giang - Trưởng phòng Giao dịch Kiến An - Ngân hàng Seabank Chi nhánh Hải Phòng đã chỉ đạo Nguyễn Thị Thanh Huyền và Phạm Thị Đức làm thủ tục rút tiền trên sổ tiết kiệm của khách hàng để chiếm đoạt hơn 7


tỷ đồng. Ngoài ra, Giang còn tự ý rút quỹ của Phòng Giao dịch Kiến An chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng.

5. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Nguyễn Đức Hải, nguyên là Trưởng phòng Giao dịch Hải Đình - VietinBank chi nhánh Quảng Bình, đã được Giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình ủy quyền thực hiện việc giải ngân, theo dõi quản lý kiểm tra giám sát cho vay và hoàn tất món vay của Công ty TNHH Đại Lộc Phát. Lợi dụng sơ hở, thiếu sót của các cán bộ ngân hàng trong việc quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm để lấy hồ sơ và làm thủ tục xóa đăng ký thế chấp khi chưa làm thủ tục tất toán, Hải đã lập hồ sơ khống về vay vốn để chiếm đoạt với số tiền 2,6 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Sau đó, mất khả năng thanh toán và bỏ trốn.

Tại phiên toà xét xử sơ thẩm ngày 30/8/2012, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Hải 15 năm tù giam, đồng thời buộc bị cáo phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền 2,6 tỉ đồng cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Bình. Liên quan đến vụ việc, Tổng Giám đốc Ngân hàng này cũng đã quyết định sa thải, kỷ luật 9 cán bộ, nhân viên.

6. Ngân hàng TMCP Đại Dương

Lê Minh Hằng, nguyên Trưởng phòng Giao dịch Nguyễn Khánh Toàn, chi nhánh OceanBank Thăng Long đã lợi dụng việc được giao quản lý, điều hành công tác tại Phòng giao dịch Nguyễn Khánh Toàn để gian dối, rút tiền của ngân hàng. Quá trình điều tra kết luận: Trong thời gian từ 28.11.2009 đến 24.2.2011, lợi dụng được phân công là Trưởng phòng Giao dịch Nguyễn Khánh Toàn, Hằng đã chỉ đạo Danh, Thủy và Sơn lập 39 hợp đồng cho vay khống, trái quy định của ngân hàng.

Tài sản cầm cố là những sổ tiết kiệm khống, được lấy từ thẻ lưu sổ tiết kiệm của ngân hàng. Sau khi cùng kế toán và thủ quỹ ký vào hồ sơ cho vay, Hằng đã tự ký tên của khách hàng vay tiền vào hồ sơ xin vay rồi trực tiếp nhận tiền từ thủ quỹ. Tổng số tiền Hằng chiếm đoạt bằng hình thức này lên tới hơn 11 tỉ đồng. Sau khi bị lãnh đạo Chi nhánh Thăng Long phát hiện, Hằng bỏ trốn ra nước ngoài; đến ngày 3.1.2012 thì tới cơ quan công an đầu thú.


Cơ quan CSĐT- Bộ Công an đã xác minh, 9 người đứng tên trong các hồ sơ vay tiền do Hằng tự lập trái quy định thì những người này không biết việc Hằng sử dụng trái phép tên tuổi của họ để thực hiện hành vi phạm pháp nêu trên. Đáng lưu ý, trường hợp bị can Phan Hồng Danh - dù có 1 tiền án về tội đánh bạc nhưng vẫn được sử dụng làm kế toán Phòng giao dịch Nguyễn Khánh Toàn.

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngày 27/7/2011, công an TP HCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Lê Tấn Đô - giám đốc phòng giao dịch Bình Chánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (gọi tắt là BIDV) để điều tra, xử lý về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Theo điều tra, ông Nguyễn Văn Hồng (54 tuổi, ngụ quận 8, TP HCM) đã làm hồ sơ tín dụng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Tân Tạo thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng lô đất trên đường Nguyễn Ngọc Cung (phường 16, quận 8) để vay số tiền 50 tỷ đồng. Đến hạn, người vay không có khả năng chi trả nên đã bàn với giám đốc phòng giao dịch mượn lại giấy nhà đất để cầm cố vay tiền chỗ khác.

Với sự giúp sức của ông Đô, ngân hàng BIDV thiệt hại 50 tỷ đồng đã cho ông Hồng vay.

8. Ngân hàng TMCP Việt Á

Quá trình làm Giám đốc Phòng giao dịch An Nghiệp, Ngân hàng TMCP Việt Á, Chi nhánh Cần Thơ, Nguyễn Phương Giang (nguyên Giám đốc Phòng giao dịch An Nghiệp, Ngân hàng TMCP Việt Á, Chi nhánh Cần đã cho Trần Thị Bạch Huệ (ngụ phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) vay 110 hồ sơ, với số tiền hơn 82 tỷ đồng; cho Nguyễn Minh Bảo (nguyên Trưởng phòng giao dịch Phú An Ngân hàng TMCP Việt Á) vay năm hồ sơ, với số tiền 3,8 tỷ đồng, chủ yếu thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay là quyền sử dụng đất. Sau khi vay được tiền, Trần Thị Bạch Huệ mượn tài sản thế chấp từ cán bộ tín dụng đưa đi chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp... dẫn đến mất tài sản thế chấp của 39 hồ sơ vay, với số tiền hơn 27 tỷ đồng và 300 chỉ vàng SJC.

Công an làm rõ, quá trình giải quyết cho Trần Thị Bạch Huệ và Nguyễn Minh Bảo vay tiền, Nguyễn Phương Giang đã cố ý làm trái các quy định, quy trình của Ngân hàng TMCP Việt Á về tín dụng, gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 15 tỷ


đồng. Trần Thị Kim Luyến (em ruột Trần Thị Bạch Huệ) dùng tài sản không phải của mình thế chấp vay tiền, một tài sản chuyển nhượng cho nhiều người... giúp Trần Thị Bạch Huệ lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác số tiền gần 3 tỷ đồng.

9. Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Nam Á.

Vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam

- chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông (VDB Đắk Lắk - Đắk Nông) và các ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Nam Á vừa được đưa ra xét xử ngày 11/03/2014. Đây được xem là một trong 10 "đại án" về tham nhũng.

Trong vụ án này, ngoài việc các đối tượng cấu kết với nhau lừa đảo chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng thì Công an Đắk Nông còn làm rõ hành vi đưa nhận hối lộ với người nhận là ông Vũ Việt Hùng, nguyên Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) khu vực Đăk Lăk - Đăk Nông, quà hối lộ là chiếc xe hơi BMW trị giá 3,2 tỷ đồng.

Ông Hùng biết công ty Minh Nhật của bà Cao Bạch Mai làm ăn thua lỗ nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới sửa báo cáo tài chính thành có lãi để cho vay.

Khi bà Mai làm giả 6 hợp đồng kinh tế xuất khẩu, cựu giám đốc chi nhánh ngân hàng tiếp tục duyệt cho vay 50 tỷ đồng. Sau đó, ông Hùng nhận quà biếu là 1 chiếc ôtô BMW trị giá hơn 3,2 tỷ đồng để giải quyết cho bà này và giúp bị cáo Trần Thị Xuân (giám đốc công ty Nhật Tân) vay cả nghìn tỷ.

Để che giấu trách nhiệm của mình, ông Hùng tích cực giúp sức cho các bị cáo lừa đảo chiếm đoạt tiền lên đến 530 tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông

- OCB TP.HCM và 50 tỉ đồng tại Ngân hàng Nam Á chi nhánh Hà Nội.

b. Rủi ro đạo đức liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền

10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SHB)

Trong quá trình làm việc tại Chi nhánh SHB Đà Nẵng, Lê Nữ Dạ Thảo được lãnh đạo chi nhánh giao sử dụng tư cách cá nhân để gửi 22 tỉ đồng của đơn vị vào Ngân hàng TMCP Nam Việt, sau đó mang hợp đồng gửi tiền về giao cho Chi nhánh SHB Đà Nẵng để hưởng chênh lệch lãi suất.

Tuy nhiên sau đó, Thảo đã giả vờ làm đơn báo mất bản hợp đồng tiền gửi để xin cấp hợp đồng mới, rồi lại dùng hợp đồng mới này thế chấp lại cho Ngân hàng TMCP Nam Việt tiếp tục vay 15 tỉ đồng.


Khi vụ việc bị phát hiện, Thảo đã mang nộp lại cho Chi nhánh SHB Đà Nẵng 1 tỉ đồng, còn lại 14 tỉ đồng gần mất khả năng thu hồi. Ngày 15/12/2011, nữ cán bộ ngân hàng này đã bị cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an TP Đà Nẵng ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm và đề nghị Viện KSND TP Đà Nẵng truy tố hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt với số tiền là 14 tỷ đồng.

11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

Lê Thái Phong (SN 1988, ngụ huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long) là giao dịch viên của chi nhánh Sacombank Điện Biên Phủ. Đang lúc gia đình thiếu nợ rất nhiều, bị chủ nợ đến tạo áp lực liên tục, Phong nảy sinh ý định “ẵm” tiền ngân hàng để trả nợ.

Vào ngày 9/01/2012, lợi dụng giờ nghỉ trưa của Sacombank - chi nhánh Điện Biên Phủ, Lê Thái Phong làm giả chứng từ chuyển tiền của ngân hàng với nội dung: khách hàng N.T.P.A. chuyển 3 tỷ đồng cho N.T.A.L. (bạn gái Lê Thái Phong). Sau đó, Phong giả chữ ký của một giao dịch viên khác và thủ quỹ để ký trên chứng từ, lấy con dấu tên để trên bàn hai người này đóng lên chứng từ, rồi dùng user (tài khoản sử dụng để vào hệ thống mạng máy tính) của họ nhập số liệu, duyệt chứng từ trên hệ thống mạng quản lý nội bộ của ngân hàng Sacombank. Đến 14h cùng ngày, thấy các chứng từ trên đã được kiểm soát viên của Sacombank - chi nhánh Điện Biên Phủ duyệt, Lê Thái Phong gọi điện thoại nhờ bạn gái là chị N.T.A.L. ra Sacombank - chi nhánh quận 4 rút 3 tỷ đồng. Theo lời dặn của Phong, chị L. mua 40 lượng vàng rồi mang qua Ngân hàng ACB ở quận 4 bán lại và mở 3 sổ tiết kiệm với tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng, số còn lại chị L. mang về nhà cất giữ. Cuối giờ chiều, ngân hàng kết quỹ thì phát hiện thất thoát tiền nên trình báo cơ quan công an. Bị gọi lên làm việc, Phong thừa nhận hành vi phạm tội của mình và trả lại

3 tỷ đồng đã chiếm đoạt cho ngân hàng. Theo nhận định của cơ quan điều tra, tuy Phong đã khắc phục hậu quả nhưng tội phạm đã hoàn thành nên cần phải bị xử lý nghiêm.

12. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

Nhận tiền của mẹ đẻ và yêu cầu nhờ chuyển tiền gửi tiết kiệm của một khách hàng quen nhưng Phạm Thị Thu Hà, nguyên Kiểm soát viên Phòng Giao dịch Techcombank Đống Đa, đã không làm theo đề nghị trên mà sử dụng tiền cho mục đích cá nhân. Để tránh bị phát hiện, lợi dụng giao dịch viên không có mặt tại vị trí


làm việc, Hà đã tự hạch toán trên máy bằng user của giao dịch viên 4 sổ tiết kiệm trong đó có 03 sổ có số dư 3 triệu đồng và 01 sổ có số dư 2 triệu đồng, khi in sổ che phần dành cho khách hàng, tách phần thẻ lưu đưa giao dịch viên để lưu tại ngân hàng 4 phôi tiết kiệm này được Hà làm giả thành sổ tiết kiểm có số dư lần lượt là 21.000USD, 1 tỷ đồng, hơn 4,7 tỷ đồng và 1 tỷ đồng.

Mặt khác, do được giao quản lý mảng công việc kế toán, theo dõi và báo cáo số dư trên các tài khoản trung gian cho bộ phận kế toán, Hà biết rõ không được hạch toán giao dịch nộp tiền mặt vào các tài khoản trung gian vì nếu hạch toán tại các tài khoản này thì tùy từng tài khoản trung gian sẽ hiển thị hoặc không hiển thị trên nhật ký quỹ. Từ đó Hà chủ động tạo dựng các chứng cứ, tài liệu giả để che giấu việc kiểm tra của ngân hàng đối với khoản tiền 375 triệu đồng đã chỉ đạo nhân viên thực hiện các giao dịch giả mạo từ tài khoản khách hàng.

Ngày 15/4/2013, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội mở phiên xét xử Phạm Thị Thu Hà về tội: Sử dụng trái phép tài sản và tội Tham ô tài sản quy định tại Điều 142 và điều 278 Bộ Luật hình sự.

13. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Sáng 23/9/2010, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử vụ án liên quan đến bốn tội danh: tham ô tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Trần Lệ Thủy được cơ quan công tố xác định giữ vai trò chủ mưu và trực tiếp cùng các đối tượng khác thực hiện tội phạm.

Theo cáo buộc của cơ quan công tố, từ năm 2003 đến tháng 4/2008, Trần Lệ Thủy với chức trách là thủ quỹ Quỹ tiết kiệm số 1, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Thái Bình, và giao dịch viên Phòng dịch vụ khách hàng BIDV Đông Đô đã lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cấu kết với người thân, bạn bè và một số cán bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Thành Công (Hà Nội) sửa chữa, xác nhận khống số tiền dư trên giấy chứng nhận gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Thái Bình và Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Thành Công, sau đó đem thế chấp tại BIDV Thái Bình và BIDV chi nhánh Đông Đô để chiếm đoạt tiền của các ngân hàng trên.


Tại BIDV Thái Bình: Trần Lệ Thủy, Trần Thị Huyền (em gái Thủy) và Trần Chí Dân đã làm giả, sửa chữa và tráo đổi 14 giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn có số dư tiền gửi thật là 1.400 USD thành 2.540.428 USD. Sau đó Trần Thị Huyền đã ký 115 khế ước vay tiền của ngân hàng với số tiền gần 256 tỷ đồng. Trước khi sự vụ bị phát giác, ba đối tượng đã thanh toán và trả nợ tiền gốc được một phần.

Cơ quan công tố xác định, Thủy, Huyền và Dân đã có hành vi tham ô tài sản số tiền 29 tỷ 430 triệu đồng. Tại BIDV Đông Đô: số tiền chiếm đoạt được từ Thái Bình, Thủy chỉ đạo Huyền chuyển vào tài khoản do Thủy mở tại BIDV Thái Bình, sau đó chuyển lên Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi nhánh Thành Công và mở sổ gửi tiền tiết kiệm đứng tên Trần Chí Dân, Ngô Thị Thanh Huyền (vợ Dân), Mai Thị Hằng (cháu Thủy) và Thái Thị Yên (bạn Thủy). Có sổ tiết kiệm, Dân đem thế chấp tại BIDV Đông Đô.

Cơ quan điều tra xác định: Trần Lệ Thủy, Trần Chí Dân, Nguyễn Thị Thu, Ngô Thị Thanh Huyền, Thái Thị Yên và Trần Thị Huyền đã thực hiện hành vi lừa đảo để chiếm đoạt của BIDV Đông Đô số tiền gần 175 tỷ đồng.

c. Rủi ro đạo đức liên quan đến làm giả hồ sơ, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản Gần đây, hàng loạt các vụ việc cán bộ Ngân hàng đã vi phạm quy định về

cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bằng các thủ đoạn lập hồ sơ giả, cố tình làm trái quy định cho vay khi hồ sơ chưa đủ điều kiện, giải ngân khi không có tài sản bảo đảm…

14. Quỹ tín dụng nhân dân

Dùng “mác” Chủ tịch HĐQT Quỹ Tín dụng nhân dân phường Đồng Nguyên (TX Từ Sơn - Bắc Ninh), Nguyễn Nhật Vinh (SN 1978) đã lợi dụng lòng tin và mối quan hệ quen biết để lừa vay mượn và chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng với lý do dùng tiền vay để đáo nợ cho khách hàng vay tiền tại Quỹ tín dụng nhân dân phường Đồng Nguyên do Vinh quản lý và hứa trả lãi suất cao ngất trời.Tuy nhiên, khi đã huy động được một số tiền lớn, Vinh dùng toàn bộ số tiền vay được tiêu xài. Đến khi vỡ nợ, hoàn toàn không có khả năng trả nợ, Vinh xin nghỉ việc và bỏ trốn vào thành phố Hồ Chí Minh.

15. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (AgriBank)

Ngày 02/08/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố 4 bị can liên quan đến vụ án tại Công ty cho thuê tài chính II-Agribank (ALCII) giai đoạn 2. Năm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022