Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu - 4

(Nguồn: Số liệu thu thập, xử lý bằng SPSS)

Sig. của F bé hơn 0,05 nên ta bác bỏ giả thiết Hệ số xác định của tổng thể R2 = 0, tức là mô hình hồi quy này sau khi suy rộng ra tổng thể thì mức độ phù hợp của nó đã được kiểm chứng.

Mặt khác, với độ tin cậy 95%, ta có giá trị Sig. của nhân tố bé hơn 0,05 nên kết luận: Có đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận H1, có nghĩa là hệ số hồi quy của biến độc lập khác 0, ta nói rằng biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc.

Kiểm tra tự tương quan:


Với giá trị D đưa ra trong bảng bằng 2.336 rơi vào miền nên chấp nhận giả thiết 1.5

Mô hình 2:


ROA = 0.423 * EA + 0.514 * DE – 0.139 * LA + 0.429 * AM – 0.536 * OE


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 41 trang tài liệu này.

Đánh giá độ phù hợp của mô hình


Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu - 4

>

Bảng 2.9: Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy 2



Model


R


R Square

Adjusted R

Square

Std. Error of

the Estimate

Durbin-

Watson

1

.842a

.709

.623

.001538026

2.422

(Nguồn: Số liệu thu thập, xử lý bằng SPSS)

R2 hiệu chỉnh bằng 0.623 ta kết luận rằng: Mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến 62.3%, và mô hình này giải thích rằng 75,6% sự thay đổi của biến ROA là do sự biến động của các biến EA, DE, LA, AM, OE.

Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy:


Để suy diễn mô hình của mẫu điều tra thành mô hình của tổng thể, ta phải kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể với giả thiết đặt ra trước là hệ số xác định của tổng thể (R2) = 0.

Ta tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương sai, ta có bảng sau:

Bảng 2.10: Kiểm định Anova về sự phù hợp của mô hình hồi quy 2



Model

Sum of

Squares


Df


Mean Square


F


Sig.

1

Regression

.074

8

.009

8.223

.000b


Residual

.017

27

.001


Total

.092

35


(Nguồn: Số liệu thu thập, xử lý bằng SPSS)

Sig. của F bé hơn 0,05 nên ta bác bỏ giả thiết Hệ số xác định của tổng thể R2 = 0, tức là mô hình hồi quy này sau khi suy rộng ra tổng thể thì mức độ phù hợp của nó đã được kiểm chứng.

>

Mặt khác, với độ tin cậy 95%, ta có giá trị Sig. của nhân tố bé hơn 0,05 nên kết luận: Có đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 chấp nhận H1, có nghĩa là hệ số hồi quy của biến độc lập khác 0, ta nói rằng biến độc lập có tác động đến biến phụ thuộc.

Kiểm tra tự tương quan:


Với giá trị D đưa ra trong bảng bằng 2.422 rơi vào miền nên chấp nhận giả thiết 1.5

2.2.4.2. Giải thích kết quả các biến trong mô hình


1) An toàn vốn (EA)


Đây là nhân tố bên trong đo lường khả năng sinh lợi và số tiền giữ lại của ngân hàng để đáp ứng những tổn thất không lường trước và những mối đe dọa có liên quan. Tỷ lệ này cao cho thấy khả năng sinh lợi của ngân hàng cao, và ngược lại tỉ lệ này thấp gây ra sự sụt giảm lợi nhuận. Điều này được giải thích như sau: Vốn là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của ngân hàng, đồng thời là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của ngân hàng trên thị trường trong nước cũng như để vươn ra thị trường thế giới. Vốn là yêu cầu quan trọng hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để cấp phép cho một ngân hàng thành

>

lập và đi vào hoạt động, đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng đó. Giá trị vốn thực là giới hạn mức thua lỗ tối đa mà ngân hàng có thể chịu đựng và ngân hàng muốn tiếp tục hoạt động nhất thiết phải duy trì mức vốn đầy đủ. Theo quy định của luật pháp và các quy chế về an toàn ngân hàng của nhiều nước, phạm vi hoạt động và quy mô kinh doanh của một ngân hàng phụ thuộc vào quy mô của vốn tự có. Vốn tự có là cơ sở để tính toán các giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vấn đề quản l vốn của ngân hàng trở thành một yêu cầu pháp l vì lợi ích của công chúng. Một trong những chỉ tiêu quan trong nhất để quản l an toàn ngân hàng là tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ này được xác định trên cơ sở vốn tự có so với tài sản có quy đổi theo tỷ trọng rủi ro của từng loại tài sản. Đây là hệ số cơ bản để đánh giá mức đủ vốn cho ngân hàng hoạt động an toàn, tỷ lệ này phải đạt mức tối thiểu theo quy định (phổ biến là 9%). Với nghĩa quan trọng đó, ngân hàng có đủ vốn là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho ngân hàng đó hoạt động an toàn. Có thể thấy rằng: Kết quả quan trọng của việc tái cấu trúc kể từ sự cố 2012 là tỷ lệ an toàn vốn của ACB tại ngày 31/12/2013 là 14,66%, cao hơn mức pháp định 9%. Mặc dù gặp sự cố nhưng ACB vẫn duy trì đầy đủ vốn, số vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động ngày một cao hơn thì đó là biểu hiện của một ngân hàng ổn định lành mạnh và hoạt động hiệu quả. Đối chiếu với giả thiết đưa ra ở chương 1 và kết quả chạy mô hình, ta có thể đi đến kết luận: An toàn vốn có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

2) Đòn bẩy tài chính (DE)

Kết quả mô hình cho thấy rằng: đòn bẩy tài chính có tác động cùng chiều đên khả năng sinh lợi của ngân hàng TMCP Á Châu. Beta của 2 mô hình lần lượt là

1.098 và 0.514 chứng tỏ dòn bẩy tài chính có ảnh hưởng cùng chiều lớn nhất đến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Điều này có thể được lí giải là trong những năm gần đây (từ cuối năm 2007 cho đến nay), nền kinh tế Việt Nam luôn ở mức lạm phát cao, các NHTMCP trong đó có NHTMCP Á Châu gia tăng huy động vốn để cấp tín dụng. Mặt khác các doanh nghiệp thiếu vốn trầm trọng trong khi Ngân hàng Nhà nước thắt chặt tiền tệ, đồng thời quy định mức trần lãi suất cho vay tăng nên NHTM thu lợi từ gánh nặng trả lãi vay của doanh nghiệp.

3) Tính thanh khoản (LA)

Kết quả này hoàn toàn thống nhất với nghiên cứu của Fatemeh Nahang (2009). Tính thanh khoản là một trong những yếu tố quan trọng đối với ngân hàng, là khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn. Nếu ngân hàng có tính thanh khoản thấp sẽ đối mặt với vấn đề thua lỗ, hoạt động kinh doanh bị trì trệ, tình trạng nặng sẽ làm mất khả năng thanh toán dẫn đến ngân hàng phá sản. Mặc dù thời gian qua, nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng NHTMCP Á Châu vẫn duy trì được một tỷ lệ tài sản có nhất định dưới dạng tài sản có tính lỏng, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi ở NHTW và các công cụ dự trữ thanh khoản khác .Đối chiếu với giả thuyết đưa ra ở chương 1, tác giả đi đến kết luận: Tính lỏng có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng TMCP Á Châu.

4) Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLP)

>

Cùng quan điểm với Ali và cộng sự (2011), Sufian và Majid, M. (2012) cho rằng tác động của chi phí dự phòng như một phần rủi ro tín dụng lên khả năng sinh lợi và tác động này mang tính tiêu cực. Các nghiên cứu trước đây cho rằng các ngân hàng cần tập trung nhiều hơn trong việc quản l rủi ro tín dụng, rà soát các hoạt động cho vay, cập nhật và bổ sung các điều khoản trong quy trình thẩm định tín dụng khách hàng, vì chi phí dự phòng cao sẽ làm cho khả năng sinh lợi của ngân hàng thấp. Tuy nhiên, kết quả mô hình hồi quy lại không có nghĩa thống kê.

5) Hiệu quả quản trị tài sản (AM)

Việc ngân hàng quản l tài sản tốt, bằng chứng là NHTMCP Á Châu có tổng tài sản tăng dần trong giai đoạn nghiên cứu của đề tài khóa luận, sẽ tạo ra nhiều khả năng sinh lợi, đem lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Kết quả cho thấy hiệu quả quản lí tài sản (khả năng khai thác tài sản) của NHTMCP Á Châu để tạo ra các khoản thu lời cho ngân hàng quan trọng thế nào. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần quản lí tốt các mảng hoạt động tài chính của mình, sử dụng đòn bẩy hoạt động để gia tăng giá trị cho ngân hàng. Kết quả chạy mô hình hồi quy cho thống nhất với giải thiết đặt ra ở chương 1, nghĩa là hiệu quả quản trị tài sản có tác động cùng

chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng TMCP Á Châu, mặc dù đây không phải là nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến khả năng sinh lợi của ngân hàng này.

6) Hiệu quả chi phí hoạt động (OE)

Kết quả hồi quy này hoàn toàn phù hợp với nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng sự tác động của biến này mang tính tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Có thể hiểu rằng chỉ số hiệu quả quản l chi phí hoạt động được xem như là chỉ số quản l chi phí của ngân hàng. Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu quả do sử dụng nhiều chi phí. Theo kết quả mô hình hồi quy, tác giả đi đến kết luận: hiệu quả chi phí hoạt động có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi của ngân hàng TMCP Á Châu. Hệ số beta ở cả 2 mô hình lần lượt là 0.339 và 0.536 chứng tỏ hiệu quả chi phí hoạt động có tác động ngược chiều lớn nhất đến khả năng sinh lợi của ngân hàng này.

7) Lạm phát (INF)

>

Tầm quan trọng của lạm phát đến hiệu suất của các ngân hàng đã được thảo luận rất nhiều trong các nghiên cứu, đề tài khoa học, chủ yếu là do các ảnh hưởng của lạm phát lên các nguồn lực tài chính và người sử dụng. Cụ thể, lạm phát ảnh hưởng đến hành vi định giá của ngân hàng. Ví dụ, nếu các doanh nghiệp mong đợi lạm phát sẽ tăng trong tương lai, họ tin rằng có thể làm tăng giá cả của mà không bị sụt giảm nhu cầu đối với sản lượng (Driver và Windram 2007, 2009). Trong kịch bản này, khi lạm phát dự kiến bằng lạm phát thực tế, sẽ không có sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh và không có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất của các ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả mô hình hồi quy tuyến tính của đề tài lại cho thấy rằng lạm phát không có nghĩa thống kê.

8) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Về mặt kĩ thuật, GDP nắm bắt được những xu hướng đi lên, đi xuống trong chu kì kinh doanh. Do đó, những thay đổi trong mức độ hoạt động nói chung được kì vọng có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng kết quả hồi quy của đề tài lại chứng tỏ GDP không có nghĩa thống kê, nghĩa là tốc độ tăng trưởng kinh tế không ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU


3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Á Châu

Trong 5 năm tới, ngân hàng TMCP Á Châu tập trung vào các định hướng phát triển sau:

ACB tập trung nguồn lực trong các lĩnh vực: (i) định hướng khách hàng, (ii) quản l rủi ro, (iii) kết quả tài chính bền vững, (iv) năng suất và hiệu quả, và (v) đạo đức kinh doanh.

>

Các giá trị cốt lõi của ACB đã được xác định là Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hài hòa và Hiệu quả, là nền tảng cho các nguyên tắc hành động cũng như chính sách, định hướng trong mọi hoạt động, và quy tắc cho ứng xử của ACB trong mối quan hệ với các bên hữu quan cũng như các đối tượng liên quan bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng, cơ quan quản l và cộng đồng. Chiến lược này đang được ráo riết cụ thể hoá và đồng bộ hoá thành chương trình hành động cho từng bộ phận, cá nhân trong ACB, với các chỉ số đo lường kết quả được xác định, với lộ trình và với các mục tiêu chi tiết; trong đó quá trình thực hiện từ nay đến năm 2018 được chia thành ba giai đoạn: (i) củng cố nền tảng, (ii) hoàn thiện năng lực cạnh tranh,

(iii) và khẳng định vị thế dẫn đầu. Cần nhấn mạnh rằng nền tảng thành công, điều kiện cần cho tầm nhìn dài hạn này là từ sự gắn bó của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng, niềm tin của qu vị cổ đông, sự nhìn nhận và hỗ trợ của các cơ quan quản l , và sự phồn thịnh của cộng đồng xã hội.

Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2014 – 2018 bao gồm: Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiểu dự án chiến lược sẽ chú trọng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB hướng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các

doanh nghiệp lớn. Các tiểu dự án chiến lược liên quan đến thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chú trọng thu hút và gắn kết khách hàng với ACB.

Trong lĩnh vực thị trường tài chính, ACB trước đây tập trung vào kinh doanh vàng và cho vay liên ngân hàng nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản l tài sản nợ và tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng; và thúc đẩy hoạt động tự doanh.

3.2. Hệ thống giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi của ngân hàng TMCP Á Châu


>

Thực tế ghi nhận khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP Á Châu sụt giảm (ROE và ROA bình quân năm 2013 chỉ đạt 4.3% và 0.3%, thấp hơn từ ½ đến ¼ mức thực tế của thời kỳ 2011 về trước), thách thức ngày càng lớn hơn trong cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn, nổi ám ảnh chung của xã hội về nợ xấu, tổng cầu yếu và nền kinh tế cả Việt Nam lẫn thế giới vẫn thiếu triển vọng cho phát triển tín dụng. Qua kết quả đề tài khóa luận và định hướng phát triển của ngân hàng trong thời gian tới, tác giả đề xuất một số giải pháp sau đây:

3.2.1. Nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng


Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chất lượng tài sản của ngân hàng không chỉ chịu ảnh hưởng bởi tính chất tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ, mối tương quan giữa cơ cấu tài sản có và tài sản nợ, mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố bên ngoài như biến động chính trị, sự thay đổi các chính sách và luật pháp của nước ngoài, sự biến động của các đồng tiền quốc gia. Việc nâng cao chất lượng tài sản của ngân hàng, nghĩa là cần chú đến chất, thay vì chỉ rộng và phân tán về lượng so với trước.

3.2.2. Nâng cao chất lượng và năng lực quản lý ngân hàng


Một yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh và sự an toàn của ngân hàng là năng lực và chất lượng quản l . Quản l ngân hàng là tạo ra hệ thống các hoạt động thống nhất, phối hợp và liên kết các quá trình lao động của các cán bộ nhân viên từ các phòng ban đến hội đồng quản trị trong ngân hàng, nhằm đạt được

mục tiêu kinh doanh ở mỗi thời kỳ đã xác định, trên cơ sở giảm thiểu các chi phí về nguồn lực. Nói đến chất lượng và năng lực quản l là nói đến yếu tố con người trong bộ máy quản l và hoạt động, thể hiện ở các nội dung: (i) Đề ra được các chính sách kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả; (ii) Xây dựng các thủ tục quản l , điều hành các quy trình nghiệp vụ hợp l , sát thực và đúng pháp luật; (iii) Tạo lập được cơ cấu tổ chức hợp l , vận hành hiệu quả; (iv) Giảm thiểu rủi ro về đạo đức trong hệ thống quản l .

3.2.3. Nâng cao khả năng thanh toán của ngân hàng


>

Để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng phải duy trì được một tỷ lệ tài sản có nhất định dưới dạng tài sản có tính lỏng, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, tiền gửi ở NHTW và các công cụ dự trữ thanh khoản khác. Ngoài ra, các ngân hàng còn phải chú trọng nâng cao chất lượng các tài sản có, xây dựng danh mục tài sản hợp l , có khả năng chuyển hoá thành tiền nhanh chóng và thu hồi nợ đúng hạn để đáp ứng yêu cầu chi trả cho khách hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.

3.2.4. Tăng quy mô vốn điều lệ


Đây là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và cũng đảm bảo an toàn cho hoạt động của chính bản thân ngân hàng trong quá trình hoạt động tín dụng. Vốn tăng sẽ cho phép ngân hàng đầu tư phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và mở rộng được kênh phân phối. Đây cũng là những yếu tố không thể thiếu nếu muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.

3.2.5. Tiếp tục chuyển đổi mô hình hướng tới khách hàng


Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng mở cửa, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng tại Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt, ACB cần chuyển đổi sang mô hình hiện đại - hướng tới khách hàng. Khác với trước đây, khách hàng hiện nay được tiếp cận với nhiều loại hình dịch vụ từ đó giúp khách hàng có nhận thức rõ ràng hơn về chất lượng dịch vụ và có sự lựa chọn đúng đắn. Do đó ACB cần đẩy mạnh ứng

dụng công nghệ hiện đại. Việc áp dụng công nghệ hiện đại trong ngân hàng sẽ tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng, từ đó thu hút khách đến với ngân hàng. Phong cách phục vụ hướng tới khách hàng. Ngân hàng cũng là một ngành dịch vụ do đó cũng cần phải quan tâm đến chất lượng phục vụ. Tạo lập cho các giao dịch viên cũng như các cán bộ ngân hàng một tác phong phục vụ hướng tới khách hàng sẽ giúp các ACB tạo được thương hiệu đối với khách hàng.

>

Mở rộng hơn nữa mạng lưới là giải pháp giúp các ngân hàng tiếp cận và đến được với nhiều người dân hơn. Bên cạnh đó việc mở rộng mạng lưới cũng sẽ tạo thuận lợi cho các khách hàng vốn có của ACB khi giao dịch, sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

PHẦN III: KẾT LUẬN


I. Kết luận


1. Kết quả đạt được


>

Mục đích chính của đề tài khóa luận này là "Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu trong giai đoạn 2006-2014”. Nghiên cứu tập trung sử dụng dữ liệu từ qu I/2006 đến qu IV/2014 nên có 36 quan sát trong mẫu nghiên cứu. Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng, tác giả kiểm tra các mối quan hệ giữa các biến bao gồm an toàn vốn, đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản, dự phòng rủi ro tín dụng, hiệu quả hoạt động tài sản, hiệu quả quản trị tài sản, lạm phát, và tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức độ ảnh hưởng của chúng đến hiệu suất ngân hàng. Lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được xem là tiêu chí để đánh giá lợi nhuận ngân hàng. Để phân tích các tác động này một cách có hiệu quả, tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê, mô hình hồi quy sử dụng dữ liệu kết hợp. Giả thuyết được kiểm tra thông qua các kết quả hồi quy kinh tế lượng. Từ đó, thu được mô hình về mối quan hệ giữa các biến ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của NHTMCP Á Châu. Kết quả cho thấy:

Trong giai đoạn 2006-2014, đối với chỉ tiêu tài chính lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), có mối quan hệ cùng chiều với các biến an toàn vốn (EA), đòn bẩy tài chính (DE) và hiệu quả quản trị tài sản (AM). Có thể thấy rằng hệ số tương quan Pearson giữa đòn bẩy tài chính và ROE là 0.728 chứng tỏ có sự tương quan vô cùng đáng kể giữa 2 chỉ tiêu tài chính này. Bằng chứng là khi tăng hay giảm 1 đơn vị đòn bẩy tài chính, thì chỉ tiêu ROE tăng hay giảm 1.098 đơn vị. Ngược lại, tính thanh khoản và hiệu quả chi phí hoạt động có mối quan hệ ngược chiều với ROE. Hệ số tương quan Pearson giữa hiệu quả chi phí hoạt động và ROE là -0.616 nên ta có thể thấy được mức độ tác động ngược chiều của hiệu quả chi phí hoạt động đến khả năng sinh lợi ngân hàng thông qua ROE.

Trong giai đoạn 2006-2014, đối với chỉ tiêu tài chính lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROA), cũng có mối quan hệ cùng chiều với các biến an toàn vốn (EA), đòn bẩy tài chính (DE) và hiệu quả quản trị tài sản (AM) và mối quan hệ ngược chiều với các biến tính thanh khoản (LA), hiệu quả chi phí hoạt động (OE). Đặc biệt, hiệu quả chi phí hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến ROA vì hệ số tương quan Pearson là-0.682.

2. Hạn chế của đề tài


Trong quá trình thực hiện đề tài, do có những hạn chế về thời gian, chuyên môn, kiến thức và những kỹ năng cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu như nghiên cứu tài liệu nước ngoài, phân tích và xử l các mô hình bằng các công cụ chuyên môn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định như sau:

>

Một là, trên thực tế có nhiều biến bên trong và bên ngoài tác động đến khả năng sinh lợi của NHTMCP Á Châu… nhưng đề tài chỉ giới hạn ở 2 biến kinh tế vĩ mô là tốc đọ tăng trưởng kinh tế và lạm phát và 6 biến bên trong tác động đến hiệu suất ngân hàng để nghiên cứu. Việc giới hạn các biến nghiên cứu như trên ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả mô hình nghiên cứu vì có khả năng nghiên cứu bỏ qua một vài biến giải thích quan trọng khác, điều này ảnh hưởng đến kết quả đề xuất mô hình nghiên cứu hợp l nhất.

Hai là, mẫu nghiên cứu của đề tài chỉ có 36 quan sát. Mặc dù đạt yêu cầu về cỡ mẫu nhưng với số lượng quan sát như vậy thì không đủ lớn. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến tính đại diện của cỡ mẫu và từ đó có thể làm cho mô hình cuối cùng không được chính xác.

Ba là, đề tài thu thập số liệu chủ yếu từ trang www.cophieu68.com và www.finance.vietstock.com nên không tránh khỏi được tính không đại diện cao cho số liệu.

3. Hướng phát triển của đề tài


Do thời gian cũng như hiểu biết có hạn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của NHTMCP Á Châu. Trong thời gian

đến, các đề tài tiếp theo có thể nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, từ đó đưa ra cái nhìn tổng thể và khái quát nhất cho hệ thống ngân hàng ở nước ta.

II. Kiến nghị


1. Đối với hội sở


>

Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các chi nhánh. Thường xuyên tổ chức thi đua khen thưởng hoàn thành tốt chỉ tiêu đặc biệt là trong công tác huy động vốn, nếu chi nhánh nào hoàn thành vượt chỉ tiêu sẽ được khen thưởng. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ kinh phí máy móc, trang thiết bị hiện đại cho ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí tu sửa… Đưa thêm chỉ tiêu tăng số lượng cán bộ công nhân viên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyện môn, giúp họ nhanh chóng thích nghi với môi trường, góp phần nâng cao số lượng cán bộ có trình độ cao trên địa bàn. Ngoài ra nên xem xét và cung cấp thêm máy ATM trên địa bàn, giúp người dân giao dịch thường xuyên và quen thuộc hơn với máy ATM của ACB.

2. Đối với chính quyền địa phương


Cải cách công tác hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi họ đến làm các giấy tờ xác nhận để vay vốn ngân hàng. Thực hiện nghiêm túc trong việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh cho các hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Ngoài ra chính quyền địa phương có thể tạo điều kiện để cho công tác thẩm định cũng như công tác thu nợ của ngân hàng được thuận lợi hơn thông qua việc cung cấp thông tin cần thiết về khách hàng, việc tiếp cận cũng như giám sát giúp đỡ khách hàng tốt hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tiếng Việt

[1] Nguyễn Quang Dong & Nguyễn Thị Minh (2012), Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[2] Nguyễn Quang Dong (2005), Bài giảng Kinh tế lượng, NXB Thống kê, Hà Nội.

[3] Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Tài chính – Tiền tệ – Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội.

[4] Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, Nghiên cứu kinh tế số 424, tr 34-38.

[5] Phạm Văn Tư (2011), Phân tích hoạt động sinh lời tại ngân hàng thương mại, Báo cáo thực tập trường cao đẳng công nghệ Việt Nhật.

>

2. Tiếng Anh

[6] Ali, K. Akhtar, M. F. và Ahmed, H. Z. (2011), “Bank-Specific and Macroeconomic Indicators of Profitability: Empirical Evidence from the Commercial Banks of Pakistan”

[7] Ahmad Aref Almazari (2014), “Impact of Internal Factors on Bank Profitability: Comparative Study between Saudi Arabia and Jordan”. Journal of Applied Finance & Banking, vol. 4, no. 1, 2014, 125-140

[8] Fatemeh Nahang , Maryam Khalili Araghi (2013), “Internal factors affecting the profitability of City Banks”. International Research Journal of Applied and Basic Sciences ISSN 2251-838X / Vol, 5 (12): 1491-1500

[9] Akhtar, M. F. (2011), “Factor Influencing the Profitablility of Conventional Banks of Pakistan”

[10] Usman Dawood, “Factors impacting profitability of commercial banks in Pakistan for the period of (2009-2012)”, International Journal of Scientific and Research Publications, Volume 4, Issue 3, March 2014.

[11] Ayşe Altıok Yılmaz, PhD (2013), “Profitability of banking system: evidence from emerging markets”, WEI International Academic Conference Proceedings, January 14-16, 2013 Antalya, Turkey

3. Website


[12] www.acb.com


[13] www.finance.vietstock.com


[14] www.cophieu68.com


[15] www.imf.org


[16] www.adb.com


>

[17] http://www.vneconomy.vn

>

PHỤ LỤC

Xem tất cả 41 trang.

Ngày đăng: 16/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí