nhà trường…), lập bản dự thảo và lấy ý kiến phản hồi về các tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng, phát triển NLDH.
Triển khai xây dựng và ban hành quy định cụ thể về chính sách thi đua khen thưởng. Nghiên cứu văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên về chính sách thi đua khen thưởng, vận dụng vào việc xây dựng quy chế thi đua khen thưởng của trường. Ban hành quy định cụ thể về chính sách thi đua khen thưởng có tác dụng khích lệ cá nhân, bộ phận đạt kết quả cao trong hoạt động bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên. Kiểm tra việc khai thác sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên. Đánh giá tình hình nguồn lực hiện có đủ hay thiếu, mức độ phù hợp, khả năng có thể khai thác sử dụng những nguồn lực này, khả năng có thể cung cấp bổ sung. Kiểm tra quá trình khai thác sử dụng các nguồn lực (hiệu quả hay chưa hiệu quả, tần suất sử dụng các loại nguồn lực khác nhau, việc phân bố, sắp xếp các nguồn lực liệu có phù hợp).
Xem xét mức độ ảnh hưởng, tương tác chủ động của con người (giáo viên, bộ phận, đoàn thể, lực lượng tham gia bồi dưỡng) lên các nguồn lực vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên. Theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình, tiến độ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên, đề xuất điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết. Đánh giá sự quan tâm, ý thức tham gia thực hiện kế hoạch, bồi dưỡng NLDH của giáo viên, tập thể sư phạm, theo dõi tình hình số lượng, đối tượng, các lực lượng tham gia. Xem xét các nội dung bồi dưỡng có hữu ích, thiết thực, đáp ứng nhu cầu. Đánh giá quá trình tổ chức sử dụng phương pháp và hình thức bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên. Kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện các quyết định quản lý chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên của mỗi cá nhân, bộ phận và tập thể sư phạm.
Tổ chức cho giáo viên, tổ chuyên môn triển khai tự kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên một cách công khai, minh bạch. Việc đánh giá này cần gắn với đánh giá mức độ cải thiện chất lượng giáo viên theo tiêu chí Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS (Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).
Tổ chức thực hiện đánh giá chéo giữa giáo viên, tổ chuyên môn về kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên. Tạo dựng không khí thân thiện, dân chủ trong kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên. Đánh giá, nhận định kết quả đạt được sau khi thực hiện kế hoạch trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã định, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đề xuất biện pháp quản lý chu kỳ tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và đáp ứng CTGD phổ thông 2018.
Đánh giá nhận định kết quả thực hiện kế hoạch gồm:
Tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp và đáp ứng CTGD phổ thông 2018. Qua đó, điều chỉnh và nâng cao ý nghĩa tác dụng kiểm tra đánh giá, đồng thời khuyến khích giáo viên tham gia giám sát, phát triển năng lực tự đánh giá kết quả công việc của bản thân.
Tổ chức tuyên dương, khen thưởng, phát triển tiềm năng, cơ hội và thực hiện chế độ đãi ngộ xứng đáng nhằm động viên, khích lệ đối với những giáo viên, bộ phận triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên đạt thành tích cao, có nhiều chuyển biến tích cực về năng lực, phẩm chất nghề nghiệp.
Nhận định, phân tích, đánh giá thành quả sau khi kết thúc chu trình quản lý, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đề xuất biện pháp quản lý công tác này ở chu kỳ tiếp theo phù hợp nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên đáp ứng CTGD phổ thông 2018.
* Điều kiện thưc hiện
Các hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra và đánh giá đòi hỏi một môi trường dân chủ, công khai, minh bạch. Cần thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tránh các biểu hiện nể nang, né tránh, thiên vị hoặc bè phái. Các kết quả thực hiện kế hoạch, kết quả giám sát, thanh tra, đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ cần phải công khai, tránh chuyện bưng bít thông tin về các hoạt động trên.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng CTGD phổ thông 2018 là một yêu cầu tất yếu trong quá trình chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS hiện nay. Kết quả đạt được của hoạt động này là kết quả của việc sử dụng đồng bộ, toàn diện các biện pháp trên đây. Mục đích, nội dung, cách thức tiến hành và điều kiện thực hiện của mỗi biện pháp chỉ mang ý nghĩa tương đối vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ, tương tác, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong toàn bộ quá trình quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng CTGD phổ thông 2018.
Các biện pháp được đề xuất theo quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng CTGD phổ thông 2018. Vì vậy tập hợp các biện pháp thực hiện trong quá trình trước là tiền đề cho các biện pháp sau thực hiện thành công. Nếu đứng độc lập, mỗi biện pháp sẽ mất đi nhiều tác dụng đối với việc bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS. Trong các biện pháp đó, việc tổ chức đa dạng các hoạt động bồi dưỡng, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng CTGD phổ thông 2018 đóng vai trò then chốt. Bởi lẽ, đây là cách thức, biện pháp trực tiếp tác động và quyết định đến chất lượng hình thành, phát triển hệ thống NLDH của giáo viên.
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp
Để khẳng định giá trị cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất, đề tài khảo nghiệm giá trị của các biện pháp thông qua phiếu trưng cầu ý kiến các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên ở các trường THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đề tài đã tiến hành khảo sát, trưng cầu ý kiến của 60 cán bộ quản lý và 250 giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn.
Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý, đề tài đề xuất, định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:
Mức độ khả thi: | |
Rất cần thiết: 3 điểm | Rất khả thi: 3 điểm |
Cần thiết: 2 điểm | Khả thi: 2 điểm |
Không cần thiết: 1 điểm | Không khả thi: 1 điểm |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh Đáp Ứng
- Tổ Chức Khảo Sát Nhu Cầu Và Lập Kế Hoạch Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Cho
- Xây Dựng Môi Trường Thuận Lợi Tạo Điều Kiện Khuyến Khích Giáo Viên Tự Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học
- Đánh Giá Tương Quan Giữa Tính Cầp Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Đề Xuất
- Quản lý phát triển năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông mới - 15
- Quản lý phát triển năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông mới - 16
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Cách tính toán: Lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra và lập bảng số.
* Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp
Bảng 3.1. Đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Biện pháp | Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết | | X | Thứ bậc | |
SL | SL | SL | |||||
1 | Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho tổ trưởng chuyên môn, giáo viên về chương trình 2018, chương trình môn học 2018 cấp Trung học cơ sở và yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên Trung học cơ sở | 141 | 47 | 12 | 529 | 2.65 | 3 |
2 | Tổ chức khảo sát nhu cầu và lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 | 143 | 46 | 11 | 532 | 2.66 | 2 |
3 | Chỉ đạo đa dạng các phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 20187 | 145 | 45 | 10 | 535 | 2.68 | 1 |
4 | Xây dựng môi trường thuận lợi tạo điều kiện khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên | 137 | 50 | 13 | 524 | 2.62 | 4 |
5 | Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên ở các trường trung học cơ sở | 129 | 50 | 21 | 508 | 2.54 | 5 |
X | 2.63 |
Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy, các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng CTGD phổ thông 2018 xác định trong đề tài luận văn được các đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS đánh giá ở mức độ cần thiết cao, thể hiện ở điểm trung bình
chung của các biện pháp quản lý được đề xuất là: X TBC = 2,63 và có 3/5 biện pháp chiếm 60.00% có điểm trung bình X > X TBC.
Biện pháp “Chỉ đạo đa dạng các phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới” được đánh với điểm trung bình là 2.68, xếp thứ bậc 1/5. Điều này đúng với thực tế hiện nay, muốn bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu của CTGD phổ thông 2018 cần chỉ đạo đa dạng các hình thức, phương pháp, các hoạt động để bồi dưỡng, phát triển NLDH cho giáo viên. Đây cũng chính là con đường quan trọng để các cấp quản lý đề ra các biện pháp tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng CTGD phổ thông 2018 sát thực tiễn, bảo đảm tính khoa học và đem lại hiệu quả.
ĐTB
2.7
2.65
2.6
2.55
2.65
2.66
2.68
2.5
2.62
ĐTB
2.45
2.54
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
Biện pháp 4
Biện pháp 5
Biểu đồ 3.1. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất
* Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp
Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Biện pháp | Rất khả thi | Kh ả thi | Khôn g khả thi | | X | Th ứ bậc |
SL | SL | SL |
Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho tổ trưởng chuyên môn, giáo viên về chương trình 2018, chương trình môn học 2018 cấp Trung học cơ sở và yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên Trung học cơ sở | 140 | 50 | 10 | 530 | 2.65 | 4 | |
2 | Tổ chức khảo sát nhu cầu và lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 | 146 | 45 | 9 | 537 | 2.69 | 1 |
3 | Chỉ đạo đa dạng các phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 | 144 | 46 | 10 | 534 | 2.67 | 2 |
4 | Xây dựng môi trường thuận lợi tạo điều kiện khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng năng lực dạy học | 142 | 47 | 11 | 531 | 2.66 | 3 |
5 | Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên ở các trường trung học cơ sở | 137 | 49 | 14 | 523 | 2.62 | 5 |
X | 2.658 |
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, mức độ khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên THCS ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng CTGD phổ thông 2018 của luận văn được cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các trường THCS đánh giá ở mức độ khả thi cao, thể hiện điểm trung bình chung
của các biện pháp quản lý được đề xuất là: X TBC = 2,658 và có 3/5 biện pháp chiếm 60.00% có điểm trung bình X > X TBC.
Biện pháp “Tổ chức khảo sát nhu cầu và lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới” có điểm trung bình 2.69, xếp bậc 1/5. Đây là biện pháp được cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên ở các nhà trường đánh giá mức độ khả thi cao. Qua trao đổi, các ý kiến đều cho rằng, để bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ giáo viên ở các trường THCS của huyện Yên Phong đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông mới cần phải khảo sát chính xác nhu cầu thực tế và kế hoạch hóa hoạt động này. Đây là biện pháp mang tính khả thi cao, thực hiện tốt biện pháp này là cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu CTGD phổ thông 2018 ở huyện Yên Phong hiện nay.
ĐTB
2.7
2.68
2.66
2.64
2.69
2.62
2.65
2.67
ĐTB
2.66
2.6
2.58
2.62
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
Biện pháp 4
Biện pháp 5
Biểu đồ 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất
* Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp:
2.75
2.7
2.69
2.68
2.67
2.65
2.65
2.66
2.66
2.62
2.62
2.6
Tính cần thiết
Tính khả thi
2.55
2.54
2.5
2.45
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5
Biểu đồ 3.3. Đánh giá tương quan giữa tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Qua biểu đồ chúng ta thấy độ chênh lệch kết quả khảo nghiệm của tính cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp không nhiều. Mối tương quan giữa cần thiết và khả thi là chặt chẽ.
Để khẳng định thêm nhận định đó chúng tôi đã khảo sát tương quan này bằng công thức Spearman như sau: