Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay - 2

3.4.3. Nội dung khảo nghiệm 92

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm 93

..............

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm 93

Kết luận chương 3 97

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 98

1. Kết luận 98

2.2. Khuyến nghị 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay - 2

BD : Bồi dưỡng CBQL : Cán bộ quản lý

CĐSP : Cao đẳng sư phạm CNTT : Công nghệ thông tin CSVC : Cơ sở vật chất

ĐH&CĐ : Đại học và cao đẳng ĐH : Đại học

ĐHSP : Đại học sư phạm ĐNGV : Đội ngũ giáo viên ĐNGV : Đội ngũ giáo viên DTTS : Dân tộc thiểu số

GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo GDCD : Giáo dục công dân GDĐH : Giáo dục đại học GV : Giáo viên

MN : Mầm non

NCKH : Nghiên cứu khoa học QLGD : Quản lý giáo dục

TH : Tiểu học

THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân VTVL : Vị trí việc làm

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ


Bảng:

Bảng 2.1. Quy mô, mạng lưới trường, lớp cấp THCS năm học 2017 - 2018 39

Bảng 2.2. Trường chuẩn quốc gia và trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục THCS 41

Bảng 2.5. Thống kê đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long năm học 2017 - 2018 43

Bảng 2.6. Thống kê về cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long năm học 2017 - 2018 44

Bảng 2.7. Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS thành phố Hạ Long năm học 2017 - 2018 45

Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức của CBQL và giáo viên về vai trò của đề án vị

trị việc làm trong việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS 47

Bảng 2.9. Thực trạng quy trình xây dựng đề án vị trí việc làm nhằm phát triển

đội ngũ giáo viên THCS 49

Bảng 2.10. Thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề án

vị trí việc làm 51

Bảng 2.11. Thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên THCS theo đề

án vị trí việc làm 54

Bảng 2.12. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV THCS nhằm nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu vị trị làm việc 57

Bảng 2.13. Thực trạng đánh giá và sàng lọc đội ngũ giáo viên THCS theo đề án

vị trị làm việc 59

Bảng 2.14. Thực trạng lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo đề

án vị trí việc làm 61

Bảng 2.15. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

THCS theo đề án vị trí việc làm 63

Bảng 2.16. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

THCS theo đề án vị trí việc làm 65

Bảng 2.17. Thực trạng kiểm tra đánh giá các kết quả phát triển đội ngũ giáo viên

THCS theo đề án vị trí việc làm 66

Bảng 2.18. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý phát triển

đội ngũ giáo viên THCS theo đề án vị trí việc làm 68

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS 93

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS 95


Biểu đồ:

Biểu đồ 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS 94

Biểu đồ 3.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp quản

lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS 95

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Nghị Quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) thông qua đã chỉ rõ một trong những nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đó là: "Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo" với một số nội dung cơ bản (Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở… phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm. Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm; Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp; Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác; Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng; Khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Bảo đảm bình đẳng giữa nhà giáo trường công lập và nhà giáo trường ngoài công lập về tôn vinh và cơ hội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ" [11].

Để thực hiện được các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp trên thì việc quản lí phát triển đội ngũ giáo viên (nói chung) và đội ngũ giáo viên trung học cơ sở (nói riêng) theo theo Đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh đồng thời được xác định là một trung tâm của Tiểu vùng Bắc duyên hải Bắc Bộ; có diện tích 271,5 km2, với quy mô dân số hơn 300.000 người, toàn thành phố hiện có 15 trường trung học cơ sở, 05 trường liên cấp tiểu học và trung học cơ sở, 03 trường liên cấp tiểu học - trung học cơ sở - trung học phổ thông ngoài công lập. Trong những năm qua, giáo dục nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng của thành phố Hạ Long đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần vào việc phát triển Kinh tế - Xã hội của địa phương. Đội ngũ giáo viên từng bước được cải thiện cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của sự phát triển trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai thì đội ngũ giáo viên của thành phố vẫn còn có những bất cập về cơ cấu, độ tuổi, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều.

Vì vậy rất cần thiết phải nghiên cứu quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo Đề án vị trí việc làm của thành phố Hạ Long để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch để phát triển, bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, đáp ứng với yêu cầu phát triển giáo dục của thành phố.

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài "Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh theo Đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay" cho công trình nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đội ngũ giáo và quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Thành phố Hạ Long theo Đề án vị trí việc làm, đề tài đề xuất các biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở theo Đề án vị trí việc làm nhằm phát huy tối đa năng lực của giáo viên, góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

3. Đối tượng nghiên cứu và khách thể

3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh theo Đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay.

4. Giả thuyết khoa học

Đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở của Thành phố Hạ Long hiện nay do nhiều nguyên nhân, đang thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu, hiệu quả đào tạo thấp, công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở của Thành phố Hạ Long chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, phát triển chưa đồng bộ, chưa toàn diện. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên theo Đề án vị trí việc làm dựa trên những căn cứ khoa học, phù hợp với tình hình phát triển mạng lưới trường trung học cơ sở và các yêu cầu đối với người giáo viên trong nhà trường hiện đại sẽ phát huy tối đa năng lực của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở theo Đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay.

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và quản lí phát triển đội ngũ giáo viên theo Đề án vị trí việc làm tại các trường trung học cơ sở của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Đề xuất biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh theo Đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lí phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh theo Đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay.

6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát

- Lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Hạ Long (05 người).

- Cán bộ quản lí và một số giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố (150 người ở 15 trường THCS).

6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Luận văn được thực hiện nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong năm học 2018 – 2019, sử dụng số liệu thống kê từ 2015 trở lại đây.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thông hóa, khái quát hóa nhăm nghiên cứu các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các văn bản hướng dẫn, các công trình khoa học có liên quan,... nhằm xây dựng khung lý luận của đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Sử dụng phiếu điều tra với những câu hỏi cụ thể để tiến hành trưng cầu ý kiến của Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, một số giáo viên các trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long về thực trạng đội ngũ giáo viên và công tác quản lí đội ngũ giáo viên trường THCS trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

7.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Phân tích, đánh giá và rút ra các kết luận về thực trạng đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Vận dụng lí luận khoa học quản lý giáo dục để phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn hiện nay.

7.2.3. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia về lĩnh vực giáo dục và quản lý giáo dục để đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long; đưa ra các biện pháp cần thiết và khả thi để thực hiện quản lí đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo Đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay.

7.2.4. Phương pháp khảo nghiệm

- Kiểm chứng mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất để thực hiện quản lí đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh theo Đề án vị trí việc làm trong giai đoạn hiện nay.

7.3. Phương pháp xử lí số liệu

- Sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau giúp cho việc nghiên cứu đạt kết quả chính xác, sát thực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2023