Quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Bình - 13

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, bởi vậy mà các tổ chức tín dụng và những thành phần có liên quan khi tham gia hoạt động ngân hàng phải tuân theo luật riêng do NHNN quy định. Bởi vậy, NHNN là cơ quan có ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi hoạt động trong hệ thống ngân hàng, trong đó bảo gồm cả hoạt động tín dụng và công tác nâng cao chất lượng tín dụng. Để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại các NHTM nói chung và Agribank Quảng Bình nói riêng, tôi xin đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN như sau:

- NHNN nên xây dựng cơ chế cho vay riêng biệt đối với các DNNVV nhằm phù hợp với định hướng phát triển DNNVV của Nhà Nước.

- NHNN cần khuyến khích việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình nghiệp vụ. Khi xã hội và nền kinh tế này càng phát triển thì việc áp dụng công nghệ tiên tiến càng giúp các ngành, cụ thể là lĩnh vực ngân hàng tiếp cận gần hơn với khách hàng và tiện ích hơn trong hoạt động của mình. Công tác này giúp hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển hơn, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trong đó có chất lượng tín dụng đối với DNNVV.

- NHNN phối hợp với các bộ chuyên ngành, hỗ trợ các NHTM trong việc phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến khâu chế biến và xuất khẩu cho các nhóm DNNVV có liên kết với nhau theo cùng một chuỗi, tăng cường cung cấp thông tin và chủ trương phát triển ngành đó cho ngân hàng.

- NHNN hỗ trợ việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng của các NHTM thông qua việc triển khai nghiên cứu ban đầu để lượng hóa rủi ro trong thị trường cho vay các DNNVV, dựa trên dữ liệu cho vay DNNVV của toàn ngành để xác định các đặc trưng cơ bản ảnh hưởng đến mức độ rủi ro trong cho vay đối với DNNVV, từ đó làm thông tin đầu vào giúp các NHTM dự báo rủi ro, thiết lập mô hình chấm điểm tín dụng của riêng mình.

- NHNN cần tăng cường phối hợp với Bộ Tài chính trong việc nâng cao hiệu

quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Khuyến khích thành lập các

loại quỹ khác như Quỹ khởi nghiệp, Quỹ vườn ươm doanh nghiệp nhằm khuyến

khích sự tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp mới thành lập.

- Điều hành chính sách lãi suất theo hướng giảm dần để hỗ trợ cho doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Tiếp tục quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV với mức lãi suất thấp hơn 1-2%/năm so với các lĩnh vực kinh doanh khác, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn về chi phí vay vốn cho các DNNVV.

- Chỉ đạo các NHTM tập trung hỗ trợ cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có DNNVV; hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh (như cơ cấu lại thời gian trả nợ, cơ cấu lại các khoản vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng; tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính); triển khai thí điểm một số chương trình tín dụng như Chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp nhằm hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

- Hỗ trợ CBTD ngân hàng nâng cao kiến thức về doanh nghiệp, các ngành kinh tế để có đánh giá chính xác hơn trong quá trình thẩm định tín dụng. NHNN đóng vai trò là cơ quan đầu mối, tiếp cận các nguồn thông tin từ các cơ quan quản lý chuyên ngành, tổng hợp, phân tích và cung cấp cho hệ thống các TCTD.

- Phối hợp với các Bộ, chính quyền địa phương triển khai chương trình kết nối DNNVV - ngân hàng trên địa bàn các tỉnh, thành phố để nắm bắt các khó khăn, vướng mắc của DNNVV trong quan hệ tín dụng với ngân hàng và đưa ra các giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện cho DNNVV vay vốn hiệu quả.

- Tăng cường huy động các nguồn lực của các tổ chức quốc tế bổ sung nguồn vốn cho vay với lãi suất thấp nhằm giảm chi phí vay vốn cho doanh nghiệp như Dự án tài chính doanh nghiệp nông thôn của ADB, Chương trình tài chính vi mô của Tây Ban Nha, Dự án hỗ trợ DNNVV do Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC).v.v…

2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam

Agribank là nơi ban hành các chính sách, chiến lược phát triển của toàn hệ thống, là đầu não của toàn hệ thống, quyết định đến hiệu quả, chất lượng hoạt động của toàn hệ thống nói chung và các Agribank Quảng Bình nói riêng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV, Agribank cần có những điều chỉnh hợp lý, cụ thể:

Thứ nhất, Agribank cần nghiên cứu phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của DNNVV, đặc biệt là các sản phẩm cho vay ngắn hạn có thủ tục đơn giản, thời hạn giải ngân nhanh; các dịch vụ tư vấn lập kế hoạch/phương án sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính, quản lý dòng tiền; thiết lập các phương thức kết hợp với các sản phẩm ngân hàng hiện tại như kết hợp dịch vụ cho DNNVV với các dịch vụ ngân hàng cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp. Dựa trên cơ sở chất lượng thông tin doanh nghiệp được nâng lên và mối quan hệ ngân hàng – doanh nghiệp chặt chẽ, Agribank nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng không yêu cầu tài sản đảm bảo đối với DNNVV, trong đó có sản phẩm thấu chi dành cho doanh nghiệp. Đây là một hình thức cho vay phổ biến trên thế giới nhưng tại Việt Nam nó mới chỉ được áp dụng chủ yếu cho các khách hàng cá nhân còn đối với các doanh nghiệp thì được rất ít ngân hàng áp dụng. Do đó nếu triển khai được loại hình cho vay này sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp khi đi vay, nhất là cho các DNNVV. Tuy các DNNVV có lượng vốn ít, song hầu hết các doanh nghiệp này đều có tốc độ quay vòng vốn khá nhanh. Vì thế nhu cầu vay vốn khá thường xuyên. So với cho vay theo hạn mức thì cho vay thấu chi linh hoạt hơn, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Cho nên để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, Agribank nên nhanh chóng triển khai loại hình cho vay này để giúp cho các chi nhánh của Agribank tại các địa phương, trong đó có tỉnh Quảng Bình tạo được lợi thế cạnh tranh mới so với các ngân hàng khác.

Thứ hai, xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt dành cho các DNNVV. Với quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít cộng thêm khả năng tự tích lũy vốn thấp nên các DNNVV gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề mở rộng

hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, ngoài các mức lãi suất cho vay thông thường áp dụng với mọi đối tượng khách hàng Agribank cần thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường để đưa ra các gói vay ưu đãi lãi suất một cách linh hoạt, phù hợp. Lãi suất được xây dựng trên cơ sở lãi suất huy động bình quân cộng hệ số bù rủi ro và tỷ lệ lợi nhận dự kiến. Với từng đối tượng khách hàng có mức lợi nhuận dự kiến và hệ số rủi ro khác nhau Agribank có thể áp dụng các mức lãi suất khác nhau nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.

Chính sách lãi suất phải phù hợp với từng đối tượng DNNVV vay vốn. Khách hàng lâu năm, có uy tín nên áp dụng lãi suất thấp hơn. Điều này góp phần củng cố mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng với khách hàng, thúc đẩy doanh nghiệp nỗ lực hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn, nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng lĩnh vực, ngành nghề hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà có những ưu đãi về lãi suất nhằm phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp lĩnh vực đó. Ngoài ra, tùy vào từng khách hàng cụ thể, tùy vào chính sách của các đối thủ cạnh tranh mà ngân hàng có thể giảm lãi suất hoặc các ưu đãi khác về thời hạn, tổng giá trị khoản vay, phí dịch vụ.

Ngoài vấn đề lãi suất, Agribank cũng cần có chính sách khách hàng, hệ thống các sản phẩm dịch vụ, quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ, sản phẩm riêng biệt... cho đối tượng các DNNVV nhằm hỗ trợ các chi nhánh trong việc phục vụ DNNVV.

Thứ ba, trường đào tạo cán bộ Agribank nên có kế hoạch rò ràng, chi tiết ngay từ đầu năm về các chương trình đào tạo nghiệp vụ chuyên môn sâu về các kỹ năng sử dụng marketing ngân hàng cũng như các hiểu biết về hoạt động tín dụng đối với các DNNVV.

Thứ tư, Agribank cần quan tâm khai thác hết tiện ích của hệ thống hiện đại hoá để phát triển sản phẩm phục vụ cho DNNVV. Trong đó chú trọng xây dựng hệ thống website của từng chi nhánh tại các địa phương để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ một cách chi tiết và dễ tiếp cận cho các khách hàng trong đó có các DNNVV. Đây là một kênh thu hút khách hàng rất hiệu quả nếu được tập trung đầu tư đúng mức.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng trong đó có hoạt động tín dụng đối với DNNVV là hoạt động chính mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Nhưng đồng hành với đó có không ít những rủi ro trong quá trình thực hiện, gây ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng DNNVV nói riêng làm phát sinh nợ xấu. Hiện nay, tại hầu hết các NHTM vấn đề về quản lý nợ xấu, đặc biệt đối với DNNVV luôn làm đau đầu các nhà quản lý.

Luận văn đã giải quyết được những vấn đề lý luận cơ bản trong việc quản lý nợ xấu đối với DNNVV cũng như đã phân tích được thực trạng, nguyên nhân từ đó đã đề xuất một số giải pháp quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình. Bên canh đó luận văn còn đề xuất một số kiến nghị đến đến NHNN và Agribank nhằm giúp cho công tác quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình đạt hiệu quả cao nhất.

Trong thời gian qua, mặc dù Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình đã chủ động áp dụng nhiều giải pháp nhằm quản lý nợ xấu đối với các DNNVV, tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, trước áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các TCTD khác trên địa bàn đã làm cho chất lượng tín dụng đối với các DNNVV tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình còn những mặt hạn chế dẫn đến nhiều nguy cơ phát sinh nợ xấu. Luận văn “Quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Bình” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiển về quản lý nợ xấu đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ 2014– 2016.

Quá trình xây dựng và hoàn thiện luân văn không tránh khỏi những thiếu sót do đó tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Agribank (2004), Sổ tay tín dụng, Hà Nội.

2. Agribank (2011), Đề án chiến lược phát triển kinh doanh Agribank 2011- 2015, tầm nhìn 2020, Hà Nội.

3. Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình (2014, 2015,2016), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình các năm 2014, 2015, 2016, Quảng Bình.

4. Agribank Quảng Bình (1988-2003), Lịch sử hình thành và phát triển, Quảng Bình.

6. Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 về trọ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội.

7. Cục thống kê Quảng Bình (2014 – 2016), Niên giám thống kê, Quảng Bình.

8. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại Học

Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

9. PGS. TS Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB thống kê, Hà Nội.

11. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về việc quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.

12. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Hà Nội.

14. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

15. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Luận văn Giải pháp quản trị nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình, tác giả Nguyễn Trọng Cường.

17. Luận văn Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Nghệ An, tác giả Nguyễn Trọng Chương Các Website:

18. https://baomoi.com/vietcombank-bao-loi-nhuan-2016-hon-8-200-ty-dong-no- xau-1-44/c/21270996.epi

Phụ lục 01 : TIÊU CHUẨN PHÂN ĐỊNH DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI


Tên quc gia


Tên và tiêu chun phân định


Nhật Bản

Doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Ngành chế tạo: Số lượng nhân viên dưới 300 người hoặc vốn đầu tư

khoảng dưới 100 triệu Yên

Ngành bán buôn: Nhân viên dưới 50 người và vốn đầu tư 10 triệu Yên.

Braxin

Doanh nghiệp vừa: Số nhân viên từ 50 – 249 người

Doanh nghiệp nhỏ: Số nhân viên 5 – 49 người


Indonesia

Doanh nghiệp nhỏ: Nhân viên từ 5 – 19 người, vốn khoảng 70 triệu

Rubi (trừ đất đai và bất động sản)

Doanh nghiệp vừa: Số nhân viên khoảng 20 – 29 người

Malaysia

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nhân viên khoảng dưới 250 người, vốn tài

sản cố định hoặc tài sản khoảng 1 triệu Ringis


Hàn Quốc

Doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Ngành chế tạo, vận tải có số lượng nhân viên khoảng dưới 300 người

hoặc tài sản dưới 500 triệu Won

Ngành kiến trúc có số nhân viên dưới 50 người và tài sản dưới 500

triệu Won

Ngành thương mại, ngành dịch vụ có số nhân viên dưới 50 người và tài sản dưới 50 triệu Won

Ngành bán buôn có số nhân viên dưới 50 người hoặc tài sản dưới 200

triệu Won.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý nợ xấu các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Bình - 13

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí