Đặc Điểm Về Hoạt Động Kinh Doanh Và Tổ Chức Quản Lý Kinh Doanh Tại Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Ở Việt Nam


Phân loi DN va và nhỏ ở Vit Nam theo quy mô vn và loi hình DN

<0.5 tỉ 0.5-1.0 tỉ 1-5 tỉ

VND VND VND

5-10 tỉ

VND

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN ngoài NN

DN Nhà nước


Biểu đồ số 2.3: Cơ cấu số lượng DN vừa và nhỏ ở VN theo quy mô vốn và loại hình DN

Nếu phân loại doanh nghiệp theo tiêu thức số lượng lao động bình quân/năm, Tổng cục Thống kê đ` chính thức công bố các số liệu chi tiết như sau:

Biểu số 2.2: Số DNVVN đến ngày 31/12/2005 phân theo quy mô lao động và loại hình DN


Loại hình doanh nghiệp


Tỉng sè

Phân theo quy mô lao động


Dưới 5người


5-9

người


10-49

người

50-

199

người

200-

299

người

Doanh nghiệp Nhà nước

2675

10

32

679

1507

447

Doanh nghiệp ngoài NN

103794

23036

34394

37228

8254

882

Tập thể

6266

679

2613

2459

462

53

Tư nhân

34357

12469

10857

9708

1249

74

Cty Hỵp danh

37

11

3

21

2


Cty TNHH

51815

8385

17748

20500

4671

511

Cty cổ phần có vốn Nhà nước

839

4

21

227

484

103

Cty cổ phần không có vốn Nhà nước

10300

1308

3152

4313

1386

141

DN có vốn đầu tư nước ngoài

2869

144

206

1050

1172

297

Tỉng céng

109338

23190

34632

38957

10933

1626

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 299 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cường quản trị tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - 12


Nguồn: Niên giám thống kê năm 2006, trang 77

Như vậy, nếu phân loại theo tiêu thức “số lượng lao động bình quân/năm”, tổng số doanh nghiệp được coi là có quy mô vừa và nhỏ tính đến ngày 31/12/2005 là 109338 DN, chiếm tỉ trọng 96,8%. Các doanh nghiệp quy mô lớn xét theo số lượng lao động (trên 300 lao động) chỉ chiếm 3,2% trong tổng số các DN ở Việt Nam. Trong số này, phổ biến là các DN có quy mô lao động dưới 50 người, chiếm tới 86% trong tổng số các DN vừa và nhỏ.



<5 người

50-199 người

5-9 người 10-49 người

200-299 người >300 người

Phân loi DN va và nhỏ ở Vit Nam theo

quy mô lao động

10%

1

3%

21%

34%

31%


%

Biểu đồ số 2.4: Tỉ trọng các loại DN phân loại theo quy mô lao động

Tuy con số tuyệt đối về số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ phân loại theo hai tiêu thức vốn và số lượng lao động có thể khác nhau, nhưng phân tích các biểu đồ về phân loại DN theo quy mô lao động, chúng ta cũng có được các kết luận tương tự như phần trên.

Như vậy, có thể thấy, cơ cấu số lượng của các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay có 3 đặc điểm chủ yếu:

- chủ yếu tập trung vào khu vực kinh tế ngoài Nhà nước

- chủ yếu có quy mô vốn từ nhỏ đến rất nhỏ (dưới 1 tỉ VND)

- chủ yếu sử dụng ít lao động (dưới 50 người)

Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng khá cao, tính bình quân tốc

độ tăng trưởng doanh nghiệp nói chung trong giai đoạn 2001-2005 là 27,9%, số lượng


doanh nghiệp hoạt động thực tế tăng thêm mỗi năm vào khoảng trên 14000 doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, những lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư thấp, chu kì kinh doanh ngắn, có thể đem lại lợi nhuận cao. Mỗi năm, bình quân các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng giải quyết được việc làm cho gần 500000 lao động, chiếm tới 90% số lao động mới vào làm việc.

Theo các số liệu thống kê về doanh nghiệp theo vùng l`nh thổ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập và hoạt động trên mọi vùng l`nh thổ của cả nước, nhưng tập trung số lượng lớn vào vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Không chỉ phát triển mạnh về số lượng, đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế quốc dân luôn chiếm tỉ trọng đáng kể và không ngừng tăng lên. Bình quân hàng năm, đóng góp của các DN vừa và nhỏ ước đạt 45% GDP của cả nước. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tạo được mối liên hệ tốt với các doanh nghiệp lớn, tạo được hệ thống sản xuất, phân phối sản phẩm rộng khắp cả nước.

Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được đẩy mạnh, các chương trình hỗ trợ vốn, các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập ở các địa phương trong cả nước, các chương trình hỗ trợ kĩ năng quản trị kinh doanh, quản lý tài chính, kế toán doanh nghiệp, công nghệ thông tin... liên tục được tổ chức. Nhờ đó, bên cạnh sự phát triển về số lượng doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tham gia tích cực hơn vào các hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh và một nền kinh tế Việt Nam năng động hơn.

2.2. đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam có ảnh hưởng tới kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính

2.2.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh của một doanh nghiệp có thể được xem xét qua các vấn đề: quy mô vốn, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự cho quản lý.

Về quy mô vốn kinh doanh và đặc điểm ngành nghề kinh doanh: hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vốn ở mức khá thấp. Theo kết quả điều tra (phụ lục 1), trong số các doanh nghiệp được điều tra, số doanh nghiệp có mức vốn điều lệ dưới 1 tỉ VND


chiếm tới 69,2%, từ 1-5tỉ VND chiếm 18,5%, số DN có mức vốn điều lệ từ 5-10tỉ VND chỉ chiếm 12,3%. Tuy nhiên, mức vốn điều lệ được ghi trên đăng kí kinh doanh và điều lệ công ty tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu chỉ mang tính hình thức, nghiên cứu tỉ lệ vốn thực góp/vốn điều lệ của các doanh nghiệp được điều tra cho kết quả: chỉ có khoảng 18,5% các doanh nghiệp có tỉ lệ vốn thực góp vào kinh doanh/vốn điều lệ đạt trên 70%; số DN có tỉ lệ vốn góp/vốn điều lệ dưới 50% chiếm tới 26,1%. Điều này cho thấy mức vốn hoạt động thực tế ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khá thấp so với mức vốn đăng kí, thể hiện sự hạn chế về quy mô kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Cũng theo các số liệu thống kê, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt

động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp thường chỉ sản xuất một hoặc một số ít loại sản phẩm.

Những hạn chế về vốn và năng lực tài chính làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có khả năng đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn và hạn chế rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh. Đồng thời ảnh hưởng tới việc vận dụng các mô hình phân tích báo cáo tài chính vào doanh nghiệp.

Về tổ chức bộ máy quản lý: như đ` phân tích các thông tin về thực trạng số lượng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong phần trước của luận án, có thể thấy phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có số lượng lao động rất ít, chủ yếu là dưới 10 người/năm. Trong số các doanh nghiệp được khảo sát, số lượng lao động bình quân (kể cả lao động làm chức năng quản lý) chủ yếu ở mức 10-49 người/năm (chiếm 67,7%), trong đó, hầu hết có từ 20-30 người. Hạn chế về số lượng lao động có tác động trực tiếp tới việc tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tại hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bộ máy tổ chức

được bố trí tương đối đơn giản, chủ yếu theo mô hình trực tuyến, theo đó, nhà quản lý hay chủ doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo hầu hết mọi hoạt động và phòng ban chức năng của doanh nghiệp mình. Số lượng phòng ban chức năng và nhân sự ở mỗi phòng ban cũng rất ít. Việc kiêm nhiệm là rất phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý được rút gọn tới mức tối thiểu nhằm cắt giảm chi phí kinh doanh.

Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chỉ tồn tại là một thực thể độc lập, ít trường hợp có các công ty con hay các đơn vị hạch toán phụ thuộc nên cơ cấu bộ máy quản lý cũng thường ở dạng đơn giản.


Có thể khái quát mô hình quản lý chung của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam qua sơ đồ 2.1:

phòng

kế toán - tài vụ

Phòng

kinh doanh

phòng

nhân sự

phòng

hành chính

Các

phòng ban khác

các phân xưởng, tổ, đội sản xuất - kinh doanh

Giám đốc (tổng giám đốc)

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Về nhân sự quản lý: về nguyên tắc, nhân sự quản lý kinh doanh của doanh nghiệp có thể tách rời với các chủ sở hữu vốn của doanh nghiệp để có thể xây dựng cơ chế quản lý kinh doanh và kiểm soát có hiệu quả. Người sở hữu vốn (chủ doanh nghiệp) có thể thuê nhân sự để quản lý và sử dụng vốn. Theo cách làm này, doanh nghiệp có thể có đội ngũ quản trị kinh doanh chuyên nghiệp, vận hành tốt bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp khác, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể kiêm nhiệm chức năng quản lý. Mô hình này đạt yêu cầu về tinh giản bộ máy, tập trung quyền lực và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, lại có nhược điểm là không tận dụng được trình độ quản lý chuyên nghiệp, hơn nữa, nhiều chủ doanh nghiệp không có hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực kinh doanh cũng như các kĩ năng quản trị kinh doanh, kĩ năng quản lý tài chính, dẫn

đến bộ máy quản lý của doanh nghiệp vận hành không tốt. Thêm vào đó, còn có thể phát sinh mâu thuẫn giữa những chủ sở hữu kiêm nhiệm quản lý và những chủ sở hữu không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp.


Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tổ chức nhân sự theo hình thức chủ doanh nghiệp kiêm nhiệm các chứng năng quản lý. Theo điều tra, chỉ có 8 trong số 65 DN vừa và nhỏ thuê ngoài các chức danh Giám đốc, Tổng giám đốc (chiếm 12,3%), số còn lại là chủ doanh nghiệp kiêm nhiệm các vị trí này.

Về chất lượng của nguồn nhân lực quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo kết quả điều tra của luận án, hầu hết các chủ doanh nghiệp đều có trình độ Đại học (chiếm 67,7%) và chủ yếu trong độ tuổi từ 20-49 tuổi. Số liệu này cho thấy trình độ

đồng đều và khả năng tiếp cận kiến thức, tính năng động của các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ là khá khả quan.

Những đặc điểm trong khâu tổ chức bộ máy quản quản lý hoạt động kinh doanh cả về mô hình tổ chức lẫn nhân sự kể trên sẽ ảnh hưởng lớn tới phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp. Quá trình phân tích báo cáo tài chính sẽ gặp khó khăn ngay từ khâu tổ chức, thực hiện, hoặc những khó khăn xuất phát từ chính nhận thức của l`nh

đạo doanh nghiệp do trình độ quản lý yếu kém.

2.2.2. Đặc điểm về quản lý tài chính và tổ chức kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam

Các doanh nghiệp lớn thường được tổ chức dưới dạng các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, theo đó, chủ sở hữu vốn và các nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trách nhiệm của chủ sở hữu có thể là hữu hạn hoặc vô hạn. Trong trường hợp chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn (doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh), các quy định về chuyển giao sở hữu tài sản khi góp vốn, quy định chuyển nợ công ty thành nợ cá nhân... sẽ làm cho các mô hình phân tích báo cáo tài chính phải có sự điều chỉnh

để thích ứng với loại doanh nghiệp này.

Xét về khả năng tài chính, huy động vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường ít có điều kiện tiếp xúc với thị trường tài chính, thị trường vốn. Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ thường rất hạn chế. Chính vì thế các phân tích báo cáo tài chính liên quan đến huy động và sử dụng vốn không phải lúc nào cũng có thể áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về tổ chức bộ máy kế toán: hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam tổ chức kế toán theo mô hình tập trung. Trong trường hợp doanh nghiệp có các cơ sở phụ thuộc, để đơn giản cho tổ chức kế toán và tăng cường kiểm soát, thông thường các


doanh nghiệp sẽ quy định các đơn vị trực thuộc thực hiện báo sổ, còn công tác kế toán tiến hành tập trung tại trụ sở chính. Bộ máy kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường bao gồm rất ít người, mỗi người phải thực hiện cùng lúc nhiều công việc khác nhau. Số lao động kế toán của một doanh nghiệp vừa và nhỏ thường dưới 5 người (chiếm 75,9%). Trong nhiều trường hợp, bộ máy kế toán của doanh nghiệp chỉ có duy nhất 1 người, làm các công việc của kế toán và thủ quỹ (chiếm 13% trong số doanh nghiệp được khảo sát). Một số trường hợp khác, doanh nghiệp không tổ chức nhân sự kế toán mà hoàn toàn thuê ngoài từ việc ghi chép sổ sách, lập báo cáo tài chính (chiếm 17%).

Về trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để giảm chi phí tiền lương, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn tuyển dụng các lao

động kế toán có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp (chiếm 43,4% trong tổng số lao động kế toán của các doanh nghiệp được điều tra).

Bộ máy kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, theo điều tra của luận án, thường được tổ chức theo sơ đồ 2.2:

thđ

quỹ

toán phần hành 1

toán phần hành 2

toán phần hành 3

toán phần hành 4

nhân viên thống kê hoặc các đơn vị báo sổ

Kế toán trưởng

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổng quát bộ máy kế toán của các DNVVN ở Việt Nam


Việc tổ chức bộ máy kế toán theo các mô hình khác nhau và chất lượng đội ngũ nhân sự kế toán là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt đến chất lượng của báo cáo tài chính cũng như công tác phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.3. thực trạng kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam

2.3.1. Hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam

2.3.1.1. Khái quát về quá trình xây dựng hệ thống báo cáo tài chính cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Để phục vụ mục tiêu nghiên cứu và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, việc xem xét quá trình hình thành và xây dựng hệ thống quy định về báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất cần thiết. Xem xét lại sự phát triển của chế độ kế toán và chế độ báo cáo của DN vừa và nhỏ cho chúng ta cái nhìn mang tính lịch sử, thấy được sự phát triển của hệ thống báo cáo này, từ đó, đưa ra những biện pháp cần thiết để hoàn thiện hơn nữa quá trình lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Căn cứ vào các văn bản pháp quy đ` ban hành, có thể nói, chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ (trong đó bao gồm cả chế độ báo cáo tài chính) đ` bắt đầu được quan tâm và xây dựng từ những năm 1981, thể hiện qua Quyết định số 278/QĐ-CĐKT ngày 10/03/1981 ban hành Chế độ kế toán kinh doanh công thương nghiệp tư nhân. Tiếp đó, năm 1988, Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định số 229/QĐ/CĐKT ngày 29/12/1988, ban hành Chế độ kế toán đơn vị kinh tế cá thể, kinh tế tư doanh. Trước thời

điểm này, do đặc điểm của lịch sử nền kinh tế, chúng ta chủ yếu quan tâm xây dựng chế độ kế toán và chế độ báo cáo kế toán dành cho các xí nghiệp quốc doanh.

Năm 1990, chế độ báo cáo kế toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được ban hành trong Chế độ kế toán sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh, theo quyết định số 598/TC/QĐ-CĐKT ngày 08/12/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải thực hiện chế độ báo cáo này bao gồm: hộ kinh doanh các thể, hộ tiểu công nghiệp, các xí nghiệp tư doanh, công ty tư doanh, các hợp tác x`, các tổ chức kinh doanh tập thể của các đoàn thể, cơ quan hành

Ngày đăng: 05/01/2023