Đặc Điểm Tổ Chức Kinh Doanh, Tổ Chức Quản Lý Của Các Doanh Nghiệp Thương Mại Vừa Và Nhỏ


2002

4.657.803

453.872

9,74

114,91

2003

5.175.092

494.076

9,55

108,86

2004

5.770.671

565.376

9,80

114,43

2005

6.237.396

646.367

10,36

114,33

2006

6.715.166

722.948

10,77

111,85

2007

7.382.160

792.237

10,73

109,58

2008

8.154.850

972.954

11,93

122,81

Bình

quân

-

-

10,35

111,80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam - 11

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Số việc làm tạo ra bởi các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ đều tăng hơn 100% hàng năm, nếu lấy năm 2000 làm gốc thì số việc làm mà các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ tạo ra đã tăng lên khoảng gần 270%. Đây là bằng chứng chứng minh vai trò của các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ trong nền kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ phân bố rộng rãi từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược, mặc dù số lao động làm việc trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ không nhiều nhưng tính trên tổng số doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ trên toàn quốc thì số việc làm mà các doanh nghiệp này tạo ra là rất lớn.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý của các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ

2.1.2.1 Đặc điểm chung của doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ


Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp vừa và nhỏ phản ánh đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ, đó là quy mô nhỏ về vốn hoặc số lượng lao động. Trong các điều kiện và các hoàn cảnh khác nhau thì những đặc điểm này có thể là điểm mạnh cũng có thể là điểm yếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Điểm mạnh: Thứ nhất, phải kể đến tính dễ khởi sự. Luật Doanh nghiệp hiện nay áp dụng đối với các ngành nghề kinh doanh không có điều kiện cũng không qui định mức vốn pháp định bắt buộc khi khởi sự doanh nghiệp. Thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản, thời gian nhanh, không yêu cầu chứng minh tài sản,... là những yếu tố thúc đẩy việc thành lập doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Bên cạnh đó, pháp luật cũng không qui định số lượng lao động tối thiểu khi cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. Thủ tục thành lập doanh nghiệp, môi trường kinh doanh đang được cải thiện là nguyên nhân chính làm số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký mới gia tăng nhanh chóng.

Thứ hai là tính linh hoạt cao, đây là đặc điểm gắn liền với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kinh doanh thương mại với hoạt động cơ bản là mua-bán nên các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ không phải đầu tư lớn về tài sản cố định, phần lớn số tiền đầu tư chủ yếu tập trung vào đầu tư tài sản lưu động, chính vì lẽ đó nếu nhận thấy một ngành, hay một mặt hàng kinh doanh nào đó có hiệu quả kinh tế thấp thì các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ sẽ dễ dàng chuyển hướng sang các mặt hàng hoặc dịch vụ hiệu quả hơn. Một số doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ sau một thời gian khẳng định được uy tín và thương hiệu đã tiến hành các biện pháp tích luỹ vốn và mở rộng qui mô để trở thành các doanh nghiệp lớn. Tính linh hoạt của các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ không chỉ thể hiện ở việc dễ dàng chuyển đổi lĩnh vực hoạt động, đầu tư mà còn thể hiện ở việc các doanh nghiệp này dễ dàng tham gia vào thị trường cũng như rút khỏi thị trường, đặc biệt ở các thị trường nhánh (các phân khúc nhỏ).

Hạn chế: Bên cạnh các điểm mạnh, các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ cũng có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, thiếu các nguồn lực phát triển, đặc biệt là các nguồn lực về tài chính và con người. Với quy


mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thường khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay, đặc biệt là các nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại bởi có hàng loạt rào cản về tài sản thế chấp, bảo lãnh, thủ tục hành chính,…. Cũng với quy mô vừa và nhỏ, hạn chế về nguồn lực tài chính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường khó tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao mặc dù khá dễ dàng tuyển dụng những lao động phổ thông hoặc các lao động kỹ thuật có trình độ thông thường.

Thứ hai, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc nhiều vào chủ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ có tính tư thương cao, phát triển trên nền tảng của các thành phần kinh tế mang tính tư thương. Vì thế, chủ doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ thường vừa là chủ sở hữu, đồng thời là nhà quản trị doanh nghiệp. Xuất phát từ tính tư thương, các quyết định của chủ doanh nghiệp/nhà quản trị đều mang tính cá nhân cao, rất hạn chế trong việc thu hút trí tuệ tập thể trong các quyết định dài hạn và chiến lược của doanh nghiệp.

2.1.2.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thương mại VVN


Cơ cấu gọn nhẹ là đặc điểm chung của bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp thương mại. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà các doanh nghiệp thương mại có hội đồng quản trị hay không, tuy nhiên, nếu có hội đồng quản trị thì thành viên hội đồng quản trị thường trực tiếp quản lý doanh nghiệp, vì thế bộ máy của doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ khá nhỏ gọn. Bên cạnh đó, do ở quy mô vừa và nhỏ nên các doanh nghiệp thương mại có số lượng lao động ít, khối nhân viên bán hàng trực tiếp được chú trọng hơn, khối nhân viên văn phòng như kế toán, thủ quỹ, hành chính,... cũng rất hạn chế, thậm chí nhiều công việc được bố trí các nhân viên kiêm nhiệm.


Giám đốc

Bộ phận kinh doanh

Các nhóm, các cửa hàng

Bộ phận hành chính

Kế toán, văn thư, bảo vệ,….


Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tổ chức của các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ (Nguồn: Từ thông tin khảo sát)

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán của các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ


Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Do các doanh nghiệp thương mại có quy mô vừa và nhỏ đều có địa bàn hoạt động hẹp, tập trung trong một khu vực nhất định nên hình thức kế toán tập trung là hình thức kế toán phù hợp và phát huy hiệu quả nhất. Bên cạnh đó số lượng nhân viên kế toán ít cũng là một nhân tố làm cho các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ lựa chọn hình thức kế toán này. 100% doanh nghiệp được khảo sát của luận án đều tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung.


Số lượng nhân viên kế toán ít và trình độ bình quân thấp: Với quy mô nhỏ về vốn, ít về số lượng lao động, địa bàn hoạt động hẹp và xu hướng áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nên số kế toán bình quân ở các doanh nghiệp thương mại cũng rất hạn chế, mức độ phổ biến là từ 1-3 người. Bên cạnh đó, với mức độ phức tạp của hoạt động kinh tế không cao cũng như nhằm giảm thiểu chi phí nên các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ không ưu tiên tuyển nhân viên kế toán có trình độ cao. Điều này dẫn tới thực trạng là trình độ kế toán bình quân của các kế toán viên trong doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ còn hạn chế.


Mặc dù vậy, từ khi gia nhập WTO, sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam diễn ra ở từng ngõ ngách của nền kinh tế với xu hướng làm tăng mức độ phức tạp của các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, những ràng buộc về thuế và kế toán ngày càng phức tạp và có sự khác biệt tương đối giữa kế toán và thuế nên yêu cầu công tác kế toán ở các doanh nghiệp ngày càng cao. Vì thế, xu hướng trình độ kế toán tăng lên đang diễn ra trong những năm gần đây.


Không có kế toán (thuê ngoài) Từ 1-3 người Trên 4 người

Trên 4 người

12%

Không có kế toán (thuê ngoài)

11%

Từ 1-3 người

77%


Sơ đồ 2.5. Số lao động bình quân ở doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ (Nguồn: Số liệu khảo sát)


Chế độ kế toán và hình thức kế toán: Theo quy định của Bộ Tài chính về đối tượng áp dụng của các chế độ kế toán, các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ là đối tượng áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 hoặc Chế độ kế toán hộ kinh doanh cá thể ban hành theo Quyết định 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000.

Với đặc điểm của doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ là trình độ chuyên môn của đội ngũ kế toán viên còn thấp, các nghiệp vụ phát sinh ít với mức độ phức tạp không cao nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường lựa


chọn hình thức kế toán đơn giản, gọn nhẹ phù với quy mô và đặc điểm hoạt động. Hình thức kế toán được các doanh nghiệp vừa và nhỏ lựa chọn phần lớn là hình thức nhật ký chung và hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.



60,00



50,00






40,00



30,00





20,00




10,00







0,00






Nhật ký chung

Nhật ký Sổ cái

Nhật ký Chứng từ

Chứng từ ghi sổ


Sơ đồ 2.6. Hình thức kế toán ở doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ

(Nguồn: Số liệu khảo sát)


Áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán: Cùng với sự phát triển của thị trường phần mềm kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp, giá cả của các phần mềm kế toán thông dụng ngày một giảm xuống, tính tiện dụng của chúng thì ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ thường có các hoạt động không quá phức tạp, vì thế khá dễ dàng áp dụng các phần mềm kế toán phổ biến. Việc áp dụng các phần mềm kế toán giúp các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ tiết kiệm chi phí, thời gian và hiệu quả công việc cũng tăng lên, vì thế xu hướng áp dụng các phần mềm kế toán của các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ngày càng tăng cao.


2.2 Thực trạng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ ở Việt Nam

Các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ kinh doanh các mặt hàng, nhóm hàng rất đa dạng. Mỗi loại hàng, nhóm hàng, hình thức kinh doanh đều ảnh hưởng đến công tác kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí. Vì thế, để tìm hiểu, khảo sát thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ tác giả lựa chọn 3 nhóm doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ: doanh nghiệp kinh doanh thời trang, kinh doanh thiết bị điện tử, kinh doanh vật liệu xây dựng.

Các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn nơi tập trung sức mua sắm của dân cư, vì thế luận án lựa chọn địa điểm khảo sát ở 3 khu vực chính: Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.1 Thực trạng phân loại chi phí ở các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ

Có nhiều phương pháp phân loại chi phí khác nhau được các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp phổ biến được dùng để phân loại chi phí là phân loại theo chức năng hoạt động của doanh nghiệp thương mại kết hợp với phân loại chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí (chi phí trực tiếp, gián tiếp). Toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất - kinh doanh được chia thành 3 loại chính: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.


Biểu 2.7 Tỷ trọng chi phí trong doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ



TT


Nhóm doanh nghiệp

Tỷ trọng chi phí (%)

Giá vốn hàng bán

Chi phí bán hàng

Chi phí QLDN

1

Nhóm DN kinh doanh thời trang

73

12

15

2

Nhóm DN kinh doanh kinh doanh hàng điện tử

78

9

13

3

Nhóm DN kinh doanh vật liệu xây dựng

80

9

11

4

Bình quân

77

10

13

(Nguồn: số liệu khảo sát)


2.2.1.1 Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là giá gốc của hàng tồn kho đã bán; các khoản hao hụt, mất mát trong quá trình luân chuyển hàng hóa.

Trong doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán được xác định tại thời điểm bán hàng. Tuy nhiên, để có được hàng bán, doanh nghiệp thương mại phải qua các bước nghiên cứu thị trường, mua hàng, dự trữ, rồi mới đến khâu bán hàng. Như vậy giá vốn của hàng bán được xác định trên cơ sở các chi phí để có được hàng hóa ở trạng thái sẵn sàng bán, tức là chi phí được tích lũy từ trước khi mua, mua hàng và dự trữ hàng hóa.

Các nghiệp vụ kinh doanh thương mại

Nghiên cứu thị trường


Mua hàng


Dự trữ


Bán hàng


Dịch vụ đi kèm

Giá vốn hàng bán

Chi phí bán hàng

Sơ đồ: 2.7 Mối quan hệ giữa chi phí và các nghiệp vụ kinh doanh thương mại

(Nguồn: PGS.TS Hoàng Minh Đường, Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2022