Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk - 12

Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát của cấp trên, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình cần chú trọng công tác đánh giá để nắm bắt được từng giai đoạn thời gian, như hàng tháng, quý, 6 tháng tiến độ thực hiện những công việc cụ thể; thường xuyên đi cơ sở, giám sát công trình để bám, nắm, đôn đốc tiến độ thực hiện các nhiệm vụ.

Quan tâm đến công tác thanh tra, kiểm tra của cộng đồng: ban giám sát cộng đồng xã, cán bộ thôn, buôn; đại diện cộng đồng; lãnh đạo tổ, nhóm; cán bộ chi hội, tổ đoàn thể; các tổ duy tu và bảo dưỡng công trình hạ tầng tại thôn, buôn; người có uy tín trong cộng đồng và người dân.

Bên cạnh đó các cơ quan quản lý nhà nước các cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra tiến độ và kết quả thực hiện chương trình, qua đó kịp thời chấn chỉnh những thiết sót, x lý triệt để những sai sót.

Thực hiện chế độ báo cáo là một trong những điều thiết yếu của quá trình quản lý nhà nước về thực hiện chương trình đối với đồng bào dân tộc thiểu số, qua đó cơ quan quản lý nhà nước phân tích, đánh giá đưa ra quyết định, chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài ra quan tâm thực hiện sơ kết, tổng kết: hàng tháng, hàng quý nên tổ chức họp chuyên đề về thực hiện chương trình, 6 tháng nên tổ chức Hội nghị sơ kết, hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá thực hiện chương trình, nội dung đánh giá cụ thể những việc đã làm được, chưa được, đề ra biện pháp cho thời gian tới, tham luận, rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo tiếp theo. Đồng thời thực hiện tuyên dương, khen thưởng những cá thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện chương trình.

Tiểu kết chương 3.


Chương 3 đã nêu được:


- Định hướng và mục tiêu về việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

- Từ những thực trạng quản lý nhà nước về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã được phân tích tại Chương 2, Chương 3 tác giả đã đề ra những giải pháp cụ thể, sát đúng với tình hình thực tế của địa phương: đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước; tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng quản lý và chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho đội ngủ tham gia thực hiện chương trình; phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân; xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế kết hợp với xây dựng đời sống văn hóa ở khu ân cư và bảo vệ môi trường; thanh tra, kiểm tra và x lý vi phạm trong quản lý nhà nước về thực hiện chương trình nông thôn mới.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk - 12


Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, không ngừng chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn. Xây dựng nông thôn mới nhằm đổi mới tư duy, nâng cao năng lực và vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng địa phương. Từ đó, tạo động lực cho người dân tham gia một cách chủ động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và môi trường của địa phương với sự hỗ trợ phù hợp, hiệu quả của Nhà nước.

Để đạt được những kết quả như vậy, cần phải thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Đây là nhiệm vụ có tính lâu dài, đòi hỏi nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch lâu dài và toàn diện về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đối với từng địa phương, cần phải xây dựng kế hoạch dựa trên tình hình thực ti n và đặc thù của mình, xác định rõ bối cảnh, các bước thực hiện và mục tiêu ưu tiên. Đồng thời, tiến hành một cách có trọng điểm, dựa trên nội lực cũng như khả năng tham gia của người dân.

Đối với huyện Cư Kuin, tỉnh Đăk Lăk, sau 10 năm thực hiện chương trình, đời sống nhân dân trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, nhận thức của cán bộ, Đảng viên và người dân về Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới ngày được nâng lên; đại bộ phận nhân dân tin tưởng, đồng tình, ủng hộ, tích cực thi đua, lao động sản xuất, tiếp tục hưởng ứng tích cực phong trào “Đắk Lắk chung tay xây dựng nông thôn mới” và hoàn thành một số mục tiêu của kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, cũng tồn tại những hạn chế như: việc ban hành kế hoạch, chương trình chưa sát đúng với điều kiện thực tế của huyện; chưa xác định được nguồn lực trong quá trình thực hiện; thiếu sự

phối kết hợp giữa các cơ quan, ban hành; công tác kiểm tra, giám sát có tổ chức nhưng còn hình thức...

Do đó, việc đi sâu nghiên cứu lý luận và đánh giá tình hình thực ti n, nhằm làm nền tảng đề ra những giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Với 3 chương của luận văn, đã hệ thống được những khái niệm cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới; đánh giá được những thực trạng, những hạn chế, yếu kém và đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong công tác thực hiện chương trình nông thôn mới. Trong đó có một số giải pháp quan trọng như: xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước; tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng quản lý và chuyên môn nghiệp vụ quản lý cho đội ngủ tham gia thực hiện chương trình; phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân; xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế kết hợp với xây dựng đời sống văn hóa ở khu ân cư và bảo vệ môi trường;...

Vì vậy, việc nghiên cứu, triển khai các giải pháp dưới sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, các ngành, sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, sự nỗ lực phấn đấu tích cực của cả hệ thống chính trị cùng với sự tham gia và phát huy vai trò chủ thể của người dân, có thể khẳng định rằng trong thời gian tới Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục đạt nhiều kết quả tốt hơn.

Khu ến nghị đối với Trung ương và địa phương


1. Đối với rung ương


- Quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn tại địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực này.

- Tăng cường nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân

thuộc đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, tạo điều kiện việc làm trong các doanh nghiệp để góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

2. Đối với tỉnh


- Có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào l nh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn để hỗ trợ người nông dân xây dựng các chuỗi giá trị trong sản phẩm nông nghiệp.

- Đề nghị UBND tỉnh quan tâm bố trí nguồn lực cho các xã để triển khai xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và các thôn, buôn, khu dân cư kiểu mẫu.

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh tiếp tục tăng cường triển khai các Chương trình khoa học công nghệ, Chương trình hỗ trợ sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập và ổn định sản xuất cho người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Chấp hành Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết 26- NQ/TW, Hội nghị BCH TW lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cư Kuin (2020), Nghị Quyết Đại Hội Đảng bộ huyện Cư Kuin lần thứ IV (nhiệm kỳ 2020-2025), Cư Kuin.

3. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Thông tư số 04/2018/TT-BKHĐT về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2017), Thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT về “Hướng dẫn một số nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2022”, Hà Nội.

5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2019), Thông tư số 04/2019/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 05/2017/TT-BNNPTNT ngày 01/3/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới cấp xã, Hà Nội.

7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2009), Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.

8. Chính phủ (2018), Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

9. Chính phủ (2015), Luật tổ chức chính quyền địa phương, Hà Nội.


10. Chính phủ (2010), Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

11. Duy Thị Lan (2018), Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc s Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.

14. Phạm Đi (2018), Một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

15. Phạm Kim Giao (2008), Giáo trình Quản lý nhà nước về nông nghiệp – nông thôn, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

16. Học viện Hành chính Quốc gia (2008), Hành chính công, Nxb Thống kê, Hà Nội.

17. Học viện Hành chính Quốc gia (2008), Quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn, Nxb Khoa học và kỹ thuật.

18. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Giáo trình quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế, Nxb Giáo dục.

19. Hội đồng Nhân dân (2016), Nghị quyết số 158/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015, Xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016 -

2020 và đinh hướng đến 2030.


20. Huyện ủy Cư Kuin (2011) ban hành Kế hoạch số 45-KH/HU ngày 20/7/2011 của về việc thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 22/4/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

21. Lê Thị Cẩm Oanh (2019), Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc s Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia.

22. Đỗ Danh Phương (2018), Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Luận văn Thạc s Quản lý công, Học viện hành chính Quốc gia.

23. Thủ tướng Chính phủ (2018),. Quyết định số 691/QĐ-TTg ban hành tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018 – 2020, Hà Nội.

24. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 759/QĐ-TTg ban hành chương trình công tácnăm 2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gia đoạn 2016 - 2020, Hà Nội.

25. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 357/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân nông thôn, Hà Nội.

26. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020, , Hà Nội.

27. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/2009/QĐ-TTg Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí