Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống


thủ công có thể không còn sản xuất nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn chặt với làng quê mình. Khi nghề thủ công phát triển, số người chuyên làm nghề thủ công và sống được bằng nghề này tăng lên, điều này diễn ra ngay trong các làng quê và đó là cơ sở cho sự tồn tại của làng nghề ở nông thôn.

1.1.1.2. Khái niệm làng nghề truyền thống

Khái niệm làng nghề truyền thống (LNTT) được khái quát dựa trên hai khái niệm nghề truyền thống và làng nghề nêu trên. Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời”.

Như vậy có thể hiểu về LNTT, trước hết nó được tồn tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi hội tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc. Làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời, trải qua thử thách của thời gian vẫn duy trì và phát triển, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Trong các làng nghề truyền thống thường có đại bộ phận dân số làm nghề cổ truyền hoặc một vài dòng họ chuyên làm nghề theo kiểu cha truyền con nối, nghĩa là việc dạy nghề được thực hiện bằng phương pháp truyền nghề.

Tiêu chí đánh giá làng nghề truyền thống

Theo Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, các tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống bao gồm:

Thứ nhất: Nghề được công nhận là “Nghề truyền thống” phải đạt 3 tiêu chí sau:


+ Nghề đã xuất hiện từ địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

+ Nghề tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Sơn La - 3

Thứ hai: Làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định của thông tư này, tức:

+ Số hộ và số lao động trong làng nghề truyền thống đạt từ 50% trở lên so với tổng số lao động của làng.

+ Giá trị sản xuất thống đạt và thu nhập từ làng nghề truyền từ 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm.

+ Sản phẩm làm ra có tính thẩm mỹ mang đạm nét yếu tố và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

+ Sản xuất có quy trình công nghệ nhất định được truyền từ đời này sang đời khác.

+ Thu nhập bình quân trên một người và tổng nguồn vốn để giành được cao hơn so với hộ chỉ làm nghề nông nghiệp

- Đối với những làng nghề chưa đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường theo quy định thì vẫn được xét công nhận làng nghề truyền thống khi đã có đề án, dự án nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề ra các biện pháp xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường.

1.1.1.3. Đặc điểm của làng nghề truyền thống

Thứ nhất, việc sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống gắn liền với hộ gia đình và nông nghiệp nông thôn.

Như chúng ta đã biết, các làng nghề truyền thống làm nghề thủ công, các nguyên liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất đều bắt đầu từ nông nghiệp,


nông thôn. Lao động trong các làng nghề truyền thống là các nông dân, nguyên liệu họ làm ra sản phẩm chính là các sản phẩm từ nông nghiệp. Họ tiến hành sản xuất theo các hộ gia đình, mỗi người trong gia đình là một lao động làm một công đoạn nhất định để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Việc quản lý sản xuất, phân công lao động, sắp xếp thời gian do họ tự thực hiện sao cho phù hợp với sản xuất nông nghiệp và tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi của mùa vụ. Do sản xuất nông nghiệp có tính vụ mà nên khoảng thời gian còn lại các hộ gia đình tiếp tục sản xuất các sản phẩm thủ công, trước tiên là để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân gia đình họ. Sau này, các sản phẩm làm ra cũng như trao đổi sản phẩm giữa các làng nghề tăng lên, các sản phẩm làm ra được các hộ giao bán tạo thêm thu nhập cho gia đình. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống chính là khu vực nông thôn, ngày nay các sản phẩm làng nghề truyền thống với sự đa dạng và phong phú chủng loại cùng với nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường, các sản phẩm của làng nghề truyền thống được xuất khẩu, tiêu dùng rộng khắp trên thị trường trong và ngoài nước.

Thứ hai, sản phẩm của làng nghề truyền thống mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc

Các sản phẩm của làng nghề truyền thống được tạo ra nhờ bàn tay, trí óc của các nghệ nhân, người lao động làm nghề truyền thống. Trước đây sản phẩm hoàn toàn làm bằng phương pháp thủ công truyền thống và mục đích là nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt hang ngày. Sản phẩm làng nghề truyền thống thể hiện nét văn hóa, độ tinh xảo của nghệ nhân làm ra nó, nhìn vào nó có thể biết xuất xứ của sản phẩm thậm chí qua đó có thể biết được hộ gia đình nào làm ra nó.

Các sản phẩm làng nghề truyền thống gắn liền với văn hóa vùng miền, tập quán, phong tục của địa phương. Bởi sản phẩm làm ra từ nguyên liệu ngành nông nghiệp, do có lao động, gia đình làng nghề tự tay làm nên sản


phẩm. Cũng chính vì thế mà các sản phẩm làng nghề truyền thống mang tính chủ quan sáng tạo, hoàn toàn phụ thuộc vào bàn tay người thợ, chất lượng, độ tinh xảo của sản phẩm phụ thuộc trình độ của người thợ, phụ thuộc thị hiếu người sử dụng. Do đặc điểm điều kiện sản xuất kinh doanh, sản phẩm làng nghề truyền thống in đậm dấu ấn người thợ nên khó sản xuất đại trà, mà chỉ sản xuất đơn chiếc. Đây là một trong những nhược điểm khiến sản phẩm làng nghề truyền thống khó đáp ứng được nhu cầu đơn hàng lớn và chất lượng sản phẩm không đồng đều.

Khi nền kinh tế phát triển, quan hệ giao lưu thương mại ngày càng mở rộng thỉ sản phẩm làng nghề truyền thống có sự hỗ trợ của yếu tố công nghệ. Sản phẩm làm ra đồng đều hơn, số lượng lớn hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của người mua. Tuy nhiên tùy theo từng loại sản phẩm để đổi mới công nghệ, có những loại sản phẩm vẫn cần phải đảm bảo quy trình sản xuất theo công nghệ truyền thống. Nhờ đó giữ được yếu tố truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, vùng miền không hề mất đi, nó vẫn mang đạm nét văn hóa, tinh thần dân tộc và sự sáng tạo không ngừng của nghệ nhân làng nghề.

Thứ ba, việc tổ chức sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống nhỏ lẻ, manh mún.

Ngay từ khi hình thanh, quy mô sản xuất trong các làng nghề truyền thống chủ yếu là hộ gia đình huyết thống gắn với các phường nghề, hội nghề. Trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quy mô sản xuất làng nghề truyền thống được thể hiện thành các Đội ngành nghề dưới sự quản lý của Hợp tác xã (đội chuyên làm gốm, làm mộc, làm sơn mài, khảm trai…), đối với những đội có đông thợ thủ công thì thành lập HTX thủ công nghiệp. Tuy vậy HTX hay Đội ngành nghề thì quy mô hoạt động vẫn chưa lớn, chất lượng hiệu quả còn thấp và cho tới nay các mô hình này không còn tồn tại.


Trong thời kỳ hiện nay, dưới tác động của cơ chế thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống trở về với mô hình truyền thống là hộ gia đình, đồng thời xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm làng nghề truyền thống. Các công ty, doanh nghiệp này tìm kiếm khách hàng nước ngoài có nhu cầu sản phẩm làng nghề, thông qua các cơ sở đặt hàng trong khu vực dân cư, các cơ sở này giao đơn hàng nhỏ lẻ tới các hộ dân. Sau khi sản phẩm thô được thu gom về, tiếp đó chuyển đến các xưởng để tiếp tục gia công, hoàn thiện sản phẩm và tiến hành đóng gói, tem, mác. Mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước xong do trong quá trình vận động để phát triển, các hộ gia đình vân còn gặp nhiều khó khăn bất cập như: quy mô sản xuất không được mở rộng, không có đủ vốn để đầu tư sản xuất lớn, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề thì vẫn bế tắc trong khâu tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Chính vì vậy so với các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác thì sản xuất kinh doanh tại các làng nghề nói chung, và làng nghề truyền thống nói riêng còn manh mún, nhỏ lẻ.

Thứ tư, đặc điểm về kỹ thuật sản xuất.

Kỹ thuật sản xuất đặc trung trong sản xuất kinh doanh làng nghề truyền thống là công cụ thủ công (dao, kéo, tiện, kim thêu…), phương pháp, công nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người lao động trong làng nghề tạo ra. Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề truyền thống là đôi bàn tay của nghệ nhân, của người thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ, giữ được tính chất bí truyền của nghề. Chính được điểm kỹ thuật này quyết định chất lượng sản phẩm. Đôi bàn tay của người thợ thủ công tạo ra tính khác biệt của sản phẩm mà không có máy móc nào có thể thay thế. Nó tạo ra tính độc đáo, đặc sắc cho sản phẩm làng nghề truyền thống. Điều này thể hiện rõ nét ở các sản phẩm thêu, chạm khắc, nghề đan lát từ mây tre đan…Ngoài ra, một số


nghề thủ công có những công đoạn sản xuất đặc biệt, phụ thuộc vào thời tiết như nghề sơn mài, nghề mây tre đan (thời tiết ẩm ướt khiến sản phẩm bị mốc, mối mọt không thể đóng gói được), nghề dệt…

Như vậy, công nghệ sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống không giống với các sản phẩm công nghiệp khác, nó được sản xuất đơn chiếc dưới bàn tay con người, phụ thuộc lớn vào thời tiết. Nó không được sản xuất đồng loạt theo dây chuyền công nghẹ, mỗi sản phẩm của làng nghề truyền thống được coi là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng phong cách rieng, nét sáng tạo riêng của con người.

1.1.2. Phát triển làng nghề truyền thống

1.1.2.1. Khái niệm

“Phát triển” nói chung không chỉ được hiểu là việc tăng lên về số lượng mà còn liên quan mật thết đến mặt chất. Phát triển là sự tồn tại của cả hai mặt, mặt lượng và mặt chất.

Theo đó, phát triển làng nghề truyền thống được hiểu là việc tăng lên về qui mô, số lượng và chất lượng của các làng nghề truyền thống. Việc tăng lên về số lượng các làng nghề truyền thống phải gắn với việc đảm bảo chất lượng tại các làng nghề. Đó là việc gia tăng về chất lượng của sản phẩm làng nghề truyền thống; mẫu mã sản phẩm đa dạng, phong phú; hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như năng xuất lao động của các làng nghề truyền thống phải không ngừng tăng lên; đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu của sản phẩm làng nghề truyền thống…

Sự tăng lên về chất của các làng nghề truyền thống còn được thể hiện qua việc nâng cao chất lượng lao động (trình độ tay nghề, trình độ văn hóa, kiến thức về kinh tế - xã hội…), khai thác tối đa mọi nguồn lực và lợi thế so sánh trong phát triển làng nghề truyền thống. Hơn nữa, phát triển làng nghề truyền thống cần đem lại hiệu quả kinh tế cao và là điều kiện để hỗ trợ các


ngành nghề khác phát triển. Trong mỗi sản phẩm làng nghề truyền thống cũng cần có sự dung hòa giữa yếu tố truyền thống và yếu tố công nghệ.

Ngoài ra, phát triển làng nghề truyền thống cần phải quan tâm đến giải quyết ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường làng nghề đang là một thực trạng đáng báo động hiện nay. Bên cạnh việc mở rộng quy mô sản xuất thì các làng nghề truyền thống cần quan tâm đến các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường để đảm bảo làng nghề truyền thống phát triển ổn định và bền vững.

1.1.2.2. Vai trò phát triển làng nghề truyền thống

- Các làng nghề truyền thống với đặc trưng là sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với giá thành rẻ. Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu từ trong nước, vốn là các tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, các vật liệu xây dựng…

- Sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng thị trường trong nước với các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài với nhiều mặt hàng phong phú có giá trị cao. Điển hình là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng góp cho nền kinh tế quốc dân từ 40- 50 nghìn tỷ đồng. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Phát triển làng nghề truyền thống đang góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động chuyên và hàng nghìn lao động nông nhàn ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

- Phát triển làng nghề truyền thống góp phần thúc đẩy gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư ở nông thôn, tăng tích lũy, giảm di dân tự do.

- Phát triển làng nghề truyền thống sẽ chuẩn bị cho đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với lĩnh vực công nghệ và tạo cơ sở vệ tinh cho các doanh


nghiệp hiện đại.

- Phát triển làng nghề truyền thống góp phần bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc.

- Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay có xu hướng phát triển theo hướng phục vụ các dịch vụ du lịch. Đây là hướng đi mới, nhiều sáng tạo phù hợp với thời đại hiện nay và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng tời có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

1.1.3. Quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề truyền thống

1.1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với phát triển làng nghề truyền thống

Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

Theo quan niệm của C.MÁC: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng” .

Tức theo C.Mác, quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí