DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2016 42
Bảng 2: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành 45
Biểu 3: Bảng tổng hợp các hộ sản xuất sản phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh năm 2016 47
Bảng 4: Bảng tổng hợp các HTX sản xuất, kinh doanh sản phẩm truyền thống năm 2016 51
Bảng 5: Tổng hợp số lượng, doanh thu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm truyền thống 52
Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp 53
Bảng 7: Tổng hợp lao động trong ngành sản xuất thủ công truyền thống năm 2016 54
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Sơn La - 1
- Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống
- Vai Trò Của Quản Lý Nhà Nước Đối Với Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống
- Tổ Chức Thanh - Kiểm Tra, Giám Sát Hoạt Động Của Làng Nghề
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sơn La là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Đời sống KT-XH nông thôn tuy có nhiều nét đa dạng về văn hóa và các ngành nghề truyền thống nhưng vẫn còn rất khó khăn so với mặt bằng chung của cả nước. Đại đa số người dân làm nông nghiệp, thu nhập không cao. Do đó, nguồn lợi từ việc sản xuất, mua bán hàng thủ công truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Quá trình hình thành và phát triển của ngành nghề thủ công truyền thống tại Sơn La mang những nét đặc thù riêng có và đậm nét văn hóa của vùng đất này với nhiều sản phẩm như: nghề làm gốm của người Thái ở xã Mường Chanh huyện Mai Sơn, nghề làm giấy gió, dệt vải lanh và rèn thủ công của người H'mông ở Phù Yên, Mộc Châu, Sông Mã...
Hiện nay, các hộ kinh tế gia đình của đồng bào dân tộc tỉnh Sơn La vẫn hoạt động chủ yếu theo tính truyền thống và tự phát, quy mô nhỏ, đơn giản, hiệu quả không cao, thậm chí nhiều nghề còn đứng trước nguy cơ mai một. Vì vậy, mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh thủ công truyền thống, tiểu thủ công nghiệp vẫn chỉ dừng ở mức tiềm năng, hiệu quả rất thấp. Việc phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh thủ công truyền thống tại đây theo hướng chuyên nghiệp hơn, hiện đại hơn sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống của người dân nơi này bởi nó không chỉ tận dụng tối đa nguồn lực, lợi thế trong phát triển kinh tế mà còn góp phần thay đổi tập quán sinh hoạt và phương thức kinh doanh vốn rất lạc hậu.
Trong những năm qua, UBND tỉnh Sơn La đã có nhiều chính sách khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, tiến hành sắp xếp quy hoạch lại các nghề truyền thống trên địa bàn để lựa chọn ra những nghề có tiềm năng, thế mạnh và phát triển thành các làng nghề sản xuất trên quy mô lớn. Tuy nhiên
những chính sách trong thời gian qua chưa phát huy hiệu quả như mong muốn, tỉnh Sơn La chưa có làng nghề nào, hoạt động tiểu thủ công nghiệp manh mún, chưa trở thành một nghề đem lại nguồn thu nhập ổn định cho nhân dân.
Với mong muốn và hướng đi phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước để phục hồi, phát triển một số ngành nghề truyền thống, vừa phát triển kinh tế vừa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Sơn La” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác QLNN về phát triển làng nghề truyền thống đã có nhiều công trình nghiên cứu trên các góc độ khác nhau trong phạm vi cả nước. Trong đó phải kể tới các công trình tiêu biểu như:
- Tác giả Trần Thị Mẫn (2016) nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ từ thực tiễn thành phố Đà Nằng”, Luận văn thạc sỹ, Học viện khoa học xã hội. Tác giả nghiên cứu lý thuyết tổng quan về làng nghề, quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống, thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ của chính quyền thành phố Đà Nẵng, từ đó chỉ ra những thành công và hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước phát triển làng nghề và một số giải pháp để hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước.
- Tác giả Trần Thị Minh Nguyệt (2008) nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước với phát triển nghề và làng nghề Hà Tây giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về nghề truyền thống, làng nghề, vai trò của làng nghề với kinh tế, văn hoá, xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu từ các báo cáo khoa học, Internet, tạp chí kết hợp với khảo sát thực tế, luận
văn đã chỉ ra được những mặt thành công và hạn chế trong việc phát triển nghề và làng nghề Hà Tây trong giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.
- Tác giả Ngô Thành Trung (2014) nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sỹ , Trường Đại học Kinh tế. Tác giả đã nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề, quản lý nhà nước đối với làng nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007- 2014, đồng thời tìm ra những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng yếu kém, đề xuất những định hướng, quan điểm cơ bản, các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với các làng nghề đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh ở địa phương.
- Đỗ Hoàng Toàn (chủ biên), Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế (tái bản, trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đây là giáo trình nghiên cứu về các vấn đề QLNN về kinh tế nói chung trong đó có đề cập đến các phương pháp, công cụ của QLNN, bộ máy tổ chức QLNN và cán bộ QLNN.
- Tác giả Phan Văn Tú (2011) nghiên cứu về: “Các giải pháp để phát triển làng nghề ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Tác giả tập trung nghiên cứu các lý thuyết về làng nghề, phân loại và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề cũng như kinh nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương trên cả nước, từ đó nghiên cứu thực trạng phát triển các làng nghề ở thành phố Hội An và đề xuất các giải pháp để phát triển các làng nghề này. Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là thu thập thực tế tại làng nghề, thống kê, tổng hợp kết hợp với chi tiết hóa, đối chiếu và so sánh để đưa ra kết luận. Luận văn chỉ ra rằng phát triển làng nghề ở Hội An hiện nay còn thiếu tính bền vững, hiệu quả kinh tế xã hội còn thấp, cần thiết phải có sự quan tâm, đầu tư của cơ quan nhà nước và các tổ chức doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy, chưa có công trình nghiên cứu nào đề hoạt động quản lý nhà nước phát triển sản phẩm thủ công truyền thống của tỉnh Sơn La.
Góc độ nghiên cứu của các công trình trên hoàn toàn khác với đề tài này.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là duy nhất và không trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu: xác lập các luận cứ khoa học và thực tiễn để đưa ra các giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Phân tích, đánh giá đúng thực trạng QLNN về phát triển triển làng nghề truyền thống những năm qua; từ đó nhận định những thành công, hạn chế đồng thời xác định nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong công tác QLNN đối với phát triển làng nghề truyền thống;
+ Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị thiết thực, có tính khả thi nhằm hoàn thiện QLNN về phát triển làng nghề truyền thống thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là QLNN về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Sơn La
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh nhưng đặt trong khuôn khổ các chính sách, chế độ quản lý làng nghề của Chính phủ. Những vấn đề nghiên cứu chính sách sẽ gắn với chủ thể quản lý của chính quyền tỉnh Sơn La.
Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích thực trạng quá trình hình thành và phát triển các làng nghề và vấn đề quản lý nhà nước đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Về không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Sơn La
- Về thời gian: Đề tài giới hạn sử dụng dữ liệu thứ cấp nghiên cứu thực trạng trong 5 năm gần đây (2011-2016). Đề tài định hướng đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện QLNN về phát triển làng nghề truyền thống đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng những phương pháp khác nhau, bổ sung cho nhau để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. Cụ thể, đề tài sử dụng hai nhóm phương pháp là phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu như sau:
Nhóm phương pháp thu thập dữ liệu
- Thu thập, tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài ở các sách, giáo trình, luận án, luận văn, bài báo khoa học,… DLTC này sẽ được dùng để làm cơ sở lý luận về QLNN về phát triển làng nghề truyền thống của địa phương như là khái niệm về nghề và làng nghề; phát triển của làng nghề; nội dung, vai trò và sự cần thiết của QLNN về phát triển làng nghề truyền thống…
- Thu thập, nghiên cứu văn bản pháp luật về làng nghề, báo cáo tổng kết, các số liệu thống kê có liên quan… để làm cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu. Các văn bản pháp luật nhằm nghiên cứu thực trạng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật liên quan.
Tổng hợp số liệu thu thập được và xử lý chúng thành các số liệu cần thiết như kết quả thực hiện các chỉ tiêu để đánh giá đúng thực trạng QLNN về phát triển làng nghề truyền thống tỉnh những năm qua.
Đề tài cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đồng thời dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống.
Nhóm phương pháp phân tích dữ liệu:
Phương pháp thống kê: được sử dụng để thống kê số liệu thu thập được nhằm đánh giá thực trạng công tác QLNN đối với sự phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các số liệu về số lượng làng nghề, số lượng lao động trong làng nghề truyền thống, kết quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề truyền thống.
Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề qua các năm, tỷ trọng sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và các danh mục bảng biểu, danh mục hình vẽ, tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước với phát triển làng nghề của địa phương
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Sơn La
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản lý nhà nước phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Sơn La
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái quát chung về làng nghề
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của làng nghề truyền thống
1.1.1.1. Khái niệm làng nghề
Theo Thông tư 116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Xét theo các góc độ nhìn nhận khác nhau có thể đưa ra các quan niệm khác nhau về “làng nghề”. Làng nghề được hiểu là một đơn vị hành chính cấp thôn hoặc xã trong đó có một nghề phi nông nghiệp phát triển ổn định tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của đa số hộ dân trong làng.
Làng nghề là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi (lợn, gà, vịt …) và một số nghề phụ khác song đã nổi trội một nghề cổ truyền tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp, hay bán chuyên nghiệp sống chủ yếu bằng nghề đó.
Làng nghề cũng có thể hiểu là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa.
Sự xuất hiện của các nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là nghành nghề phụ, chủ yếu được nông dân tiến hành trong lúc nông nhàn. Về sau, do quá trình phân công lao động, các ngành nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệp nhưng lại phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, khi đó người thợ