Tổ Chức Thanh - Kiểm Tra, Giám Sát Hoạt Động Của Làng Nghề


Việc bồi dưỡng, đào tạo các chủ doanh nghiệp làng nghề ở nông thôn về các kiến thức về kinh tế thị trường, về pháp luật trọng kinh doanh là rất cấp bách nhằm đảm bảo và nâng cao hơn nữa hiệu quả trong kinh doanh, để kinh doanh đúng pháp luật và để tránh được những vụ kiện cáo xảy ra trên thương trường

1.2.5. Tổ chức thanh - kiểm tra, giám sát hoạt động của làng nghề

Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của các làng nghề truyền thống cần được thực hiện liên tục và thường xuyên nhằm phát hiện những sai sót và kịp thời xử lý những vi phạm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Hoạt động kiểm tra, giám sát có thể diễn ra định kỳ hoặc đột xuất tùy thuộc vào đối tượng và nội dung kiểm tra.

Trong hoạt động kiểm tra, giám sát cần có sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành có liên quan.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước phát triển làng nghề truyền thống

Quá trình phát triển làng nghề truyền thống chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. ở mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tác động của các yếu tố không giống nhau.

1.3.1. Môi trường an ninh, chính trị và pháp luật

Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến QLNN về phát triển làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay là môi trường chính trị, pháp luật phải đảm bảo tính kỷ luật. Chế đô chính trị - xã hội và thể chế Nhà nước quyết định tới bộ máy QLNN đối với các ngành, nghề. Nhà nước đặt ra bộ máy QLNN với những chiến lược phát triển chung nhằm quản lý phát triển làng nghề truyền thống nhằm phát triển làng nghề và quản lý nền kinh tế của địa phương.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Ổn định chính trị, an ninh tạo điều kiện cho việc QLNN về phát triển làng nghề truyền thống được thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả, đảm


Quản lý nhà nước về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Sơn La - 5

bảo cho môi trường làng nghề an toàn.

1.3.2. Chế độ, chính sách của Nhà nước

Chế độ, chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với làng nghề trên các mặt:

- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, vùng, ngành, địa phương, lãnh thổ, loại hình DN… đều tác động đến mục tiêu, nội dung và phương thức quản lý của nhà nước đối với làng nghề.

- Thể chế hoá của nhà nước về các mặt tài chính, tiền tệ, giá cả, đầu tư, thương mại, ngân sách, tiết kiệm,... phù hợp hay không phù hợp với kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến quản lý nhà nước đối với làng nghề.

1.3.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương

* Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển làng nghề hỗ trợ quản lý nhà nước đối với làng nghề trên các phương diện phát hiện nhu cầu, giảm nhẹ hỗ trợ tài chính, dễ thực thi các chính sách thu hút đầu tư vào làng nghề, các làng nghề có điều kiện hoạt động hiệu quả, các vướng mắc cần tháo gỡ ít hơn. Ngược lại, ở các địa phương có điều kiện không thuận lợi cho phát triển làng nghề thì quản lý nhà nước vừa gặp nhiều vấn đề khó khăn cần tháo gỡ, vừa phải trợ cấp lớn cho làng nghề. Chính vì thế, quản lý nhà nước nên tuân thủ quy hoạch chung cả nước, vùng và địa phương vì làm như vậy, một mặt giảm nhẹ chi phí quản lý nhà nước đối với làng nghề, mặt khác, tạo điều kiện để quản lý nhà nước hỗ trợ làng nghề khai thác và phát huy lợi thế cạnh tranh.

* Điều kiện kinh tế- xã hội

Bản thân nhà nước phải hỗ trợ nhiều mặt và giúp đỡ làng nghề nếu làng nghề đó ở các vùng kém phát triển, lao động vừa thiếu, vừa chưa được đào tạo, cơ sở hạ tầng nghèo nàn. Và ngược lại, đối với những địa phương, những vùng phát triển thì nhà nước không phải hỗ trợ và đầu tư nhiều về vốn, cơ sở hạ


tầng, trình độ lao động. Do đó, tuỳ theo các điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương khác nhau mà nội dung quản lý nhà nước cũng khác nhau.

1.3.4. Sự phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan quản lý

Công tác QLNN sẽ hiệu quả hơn nếu như phân cấp phân quyền giữa các bộ phận quản lý rõ rang và rành mạch. Lúc đó, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý được xác định, mỗi bộ phận chịu trách nhiệm trước lĩnh vực quản lý của mình, không vi phạm quản lý của bộ phận khác và cùng hợp tác khi có liên quan. Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về kinh tế, sử dụng bộ máy để thực hiện những vấn đề về QLNN, nhằm đưa ra những chính sách phù hợp, áp dụng vào thực tiễn, biến quy hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống phát triển bền vững.

Tổ chức bộ máy quản lý có sự phân cấp, phần quyền, phối hợp giữa các đươn vị sẽ tác động trực tiếp đến công tác QLNN về kinh tế tại địa phương đó. Tùy vào từng điều kiện cụ thể mà quyết định xây dựng cho địa phương một bộ máy thực hiện nhiệm vụ kinh tế chính trị - xã hội tại địa phương và hình thành các cơ chế phối hợp giữa các đơn vị thực hiện.

1.3.5. Đội ngũ nguồn nhân lực QLNN

Trong QLNN, đội ngũ nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lý, hiệu quả quản lý. Hiệu quả, chất lượng và uy tín của bộ máy QLNN phụ thuộc nhiều và đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng quản lý. Đây là đội ngũ hoạch định chính sách, chiến lược, chương trình, dự án, định hướng phát triển nghề, làng nghề dựa trên cơ sở chủ trương, đường lối kinh tế của đảng. Chính sách đãi ngộ trong quản lý là điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý.

Đặc biệt trình độ năng lực của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ảnh hướng lớn tới quản lý nhà nước phát triển làng nghề truyền thống. Các làng nghề thường gắn liền với việc sử dụng đất, cơ sở hạ


tầng, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương. Chính vì thế, năng lực, trình độ và nhãn quan của cấp chính quyền địa phương ảnh hưởng rất lớn đến quản lý nhà nước đối với làng nghề. Địa phương có đội ngũ nguồn nhân lực QLNN có chất lượng sẽ là một lợi thế để có thế quản lý và phát triển ngành tại địa phương một cách hiệu quả. Để làm được điều này thì cần có những chính sách thu hút và đào tạo nhân tài phục vụ việc QLNN về kinh tế nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

1.4. Kinh nghiệm về quản lý phát triển làng nghề của một số quốc gia, địa phương trong và ngoài nước

1.4.1. Kinh nghiệm về quản lý phát triển làng nghề của một số nước trên thế giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan - Dự án “Một làng, một sản phẩm”

Nhận ra tiềm năng của tri thức truyền thống, dự án toàn quốc gia “Một làng, một sản phẩm” được chính phủ Thái Lan khởi xướng vào năm 2001 với mục tiêu hướng nhiều nguồn lực và sự chú ý hơn đến xúc tiến những sản phẩm và dịch vụ đặc thù địa phương. Dự án được coi như một chiến lược tạo ra thu nhập bình đẳng hơn cho người dân nông thôn ở mọi làng quê trên đất nước Thái Lan. Dựa trên đặc điểm và thế mạnh của mình, từng làng nghề sẽ chọn và phát triển một sản phẩm đặc thù có chất lượng. Mục tiêu cuối cùng là sản phẩm giành được các thị trường ngách trên thị trường thế giới và được nhận biết thông qua chất lượng cũng như tính dị biệt nhờ vào đặc thù của từng làng quê Thái Lan. Dự án được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: mang tính địa phương nhưng phải tiến ra toàn cầu; phát huy tính tự lực và sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Dự án không chỉ dừng lại ở việc phát triển những sản phẩm hay dịch vụ đặc thù địa phương, đặc biệt là phát triển các hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống mà mục tiêu của nó có tính toàn diện: phát triển có kế thừa văn hoá địa phương và các kiến thức truyền thống cùng với những


kinh nghiệm lâu đời truyền lại; từ đó, tạo nguồn thu phát triển du lịch và bảo tồn thiên nhiên. Như thế, dự án nhằm tạo ra sự phối hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát huy và bảo tồn văn hoá truyền thống.

Theo chức năng được phân định rõ trong Dự án, Bộ Thương mại của Thái Lan có vai trò đặc biệt trong việc tiêu thụ các sản phẩm Dự án. Bộ phụ trách phân loại đối tượng sản xuất theo tiềm năng thị trường. Trọng trách khác là hình thành những mắt xích liên kết giữa các thị trường địa phương và thị trường nước ngoài, phát triển các kênh thị trường hiện đại, tìm ra những thị trường mới và theo dõi các xu hướng thị trường mới. Ngoài ra, Bộ cũng thực hiện việc phát triển marketing chiến lược cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho các làng, các quận và tỉnh. Trách nhiệm đặc biệt của Bộ là bảo vệ các trí thức địa phương, thực hiện quyền bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua cơ chế luật pháp và Hiệp định quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS). Đây là vấn đề không phải đơn giản nhưng có vai trò hết sức quan trọng trong xu hướng tự do hoá thương mại và phát triển thương mại điện tử.

Giai đoạn đầu, giai đoạn lập kế hoạch, tập trung hình thành mạng lưới điều phối giữa các cơ quan của chính phủ và công đồng ở địa phương và giáo dục cho cộng đồng về triết lý và nguyên tắc nền tảng của Dự án. Chính phủ cũng chỉ định các uỷ ban công tác cấp tỉnh, quận và làng. Giai đoạn này nhấn mạnh việc xây dựng sự hợp tác và tinh thần làm việc tập thể ở mọi cấp thực hiện dự án.

Giai đoạn hai và ba chú trọng đến vấn đề sản phẩm. Mục tiêu chính của giai đoạn hai là xác định sản phẩm đặc trưng từng làng, thuộc trách nhiệm của các ủy ban công tác. Giai đoạn ba chú trọng vào nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm.

Những sản phẩm của dự án chính là những sản phẩm truyền thống của địa phương nhưng được cải tiến về mẫu mã và chất lượng để phù hợp với thị


hiếu của khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và được dị biệt trên thị trường toàn cầu. Những đặc điểm rất có sức cuốn hút của các sản phẩm này chính là nhựng nguyên liệu và sản phẩm có tính cá biệt của địa phương, có chất lượng tốt, thể hiện sự khéo léo, tinh xảo của người thợ thủ công và giá cả phải chăng.

Bước bốn của dự án là mở rộng thị trường cho các sản phẩm. Bước này đòi hỏi phải xây dựng các chiến lược marketing cho thị trường nội địa và các thị trường quốc tế, lập kế hoạch hậu cần và hình thành các kênh phân phối. Các hoạt động khuếch trương và xúc tiến sản phẩm được thực hiện rộng khắp như phát triển các quan hệ với công chúng và quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Chính phủ Thái Lan cũng tổ chức các cuộc thi sản phẩm trong nước, trao giải thưởng và các hình thức công nhận khác đối với các sản phẩm đặc trưng địa phương tiêu biểu và các làng nghề tiêu biểu. Chính phủ cũng giúp mở rộng thị trường thông qua việc tài trợ tổ chức triển lãm và hội chợ thương mại trong nước, đưa các phái đoàn ra nước ngoài tham dự triển lãm quốc tế. Các doanh nhân và sản phẩm của Thái Lan đi tham dự hội chợ quốc tế ở nước ngoài được chính phủ tài trợ gần như hoàn toàn, trừ một khoản phí tượng trưng. Việc nghiên cứu thị trường nước ngoài cũng được tiến hành dưới sự hỗ trợ bằng ngân sách nhà nước. Thương mại điện tử được xác định là phương tiện chiến lược để giúp mở rộng thị trường. Chính phủ Thái Lan xác định phát triển thương mại điện tử dựa trên công nghệ thông tin là cách hữu hiệu để giảm khoảng cách giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Đội kỹ thuật Website thường xuyên có mặt để tạo thuận lợi cho các giao dịch và phục vụ tối đa người bán và người mua trên mạng.

Thái Lan hình thành mạng lưới các telecenter ở bốn tỉnh của Thái Lan. Các trung tâm này cung cấp dịch vụ điện thoại, fax và truy cập internet để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với thương mại điện tử. Từ năm 2003, cùng


với các bộ, ngành mạng này sẽ tập trung vào việc nâng cấp và tiêu chuẩn hoá chất lượng và việc đóng gói các sản phẩm địa phương để đạt được các chứng chỉ quốc tế như ISO, tiến tới hoàn thiện cổng thanh toán quốc tế, phát triển nghiên cứu và triển khai sản phẩm trên mạng nhằm hình thành mạng lưới các sản phẩm, phát triển các dịch vụ quốc tế và hình thành mạng lưới các thị trường hàng hoá.

Bước cuối cùng của Dự án là trên cơ sở đánh giá Dự án sử dụng các tiêu chí và các chỉ số đo hoạt động.

Dự án có một mục tiêu cụ thể là kích cầu. Ngoài ra, trên thực tế, một sản phẩm hay một nhà kinh doanh không thể thành công trên thương trường quốc tế nếu họ chưa nắm bắt được thị trường trong nước. Chính vì vậy, những đánh giá bước đầu về hiệu quả của dự án đã đề ra những chương trình hành động khẩn cấp bao gồm việc thực hiện chiến dịch marketing ở cấp quốc gia và quốc tế, đàm phán các hợp đồng kinh doanh; hình thành các kênh phân phối dựa trên sự phối hợp giữa các cửa hàng và các trạm xăng để thiết lập các “khu vực một làng, một sản phẩm”.

1.4.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc - Xí nghiệp hương trấn (TVE)

Tên “Xí nghiệp hương trấn” cho thấy bản chất nông thôn của mô hình các doanh nghiệp này. Các xí nghiệp nằm ở các thị trấn vửa và nhỏ, các xã và làng và do người dân cư trú ở vùng nông thôn quản lý hay ít nhất thì một phần vốn góp là của nông dân hoặc các đoàn thể ở nông thôn và đa phần công nhân trong các xí nghiệp đều xuất thân từ nông dân. Hầu hết các XNHT thuộc các ngành công nghiệp nhưng họ cùng hoạt động trong lĩnh vực như nông nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại và dịch vụ. Theo hình thức sở hữu và cách thức quản lý, các XNHT được phân làm hai loại là XNHT tư nhân và các XNHT tập thể. Các XNHT tư nhân thuộc sở hữu của hộ gia đình có thể dưới hình thức cá nhân hoặc dưới hình thức đối tác. Đa phần các XNHT thuộc hình thức thứ hai tức thuộc sở


hữu tập thể do uỷ ban thị trấn hoặc làng hoặc do hộ cá thể kết hợp với chính quyền hoặc uỷ ban địa phương quản lý.

Về bản chất, các XNHT có rất ít đặc điểm tương đồng với làng nghề truyền thống của Việt Nam. Những sản phẩm họ làm ra không có tính truyền thống hay mang đặc thù của địa phương. Mô hình sản xuất cũng không có tính truyền thống làng xã. Nhưng bài học rút ra là cách thức tổ chức sản xuất cho các làng nghề truyền thống của Việt Nam và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ để phát huy quyền làm chủ dân doanh và phát triển kinh tế nông thôn dựa vào nội lực.

Mô hình XNHT được phát triển nhờ vào rất nhiều các nhân tố kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. Nhân tố đầu tiên quan trọng nhất và xuyên suốt nhất là những cải cách về thể chế và phi thể chế đối với những vùng nông thôn để phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Song song với nó là chính sách mở cửa bắt đầu từ năm 1979 với việc hình thành bốn đặc khu kinh tế ở vùng duyên hải, thu hút vốn và công nghệ nước ngoài. Chi phí lao động thấp của các XNHT và định hướng thị trường của các xí nghiệp này đã biến các xí nghiệp này trở thành những nhà xuất khẩu có khả năng cạnh tranh quốc tế với các sản phẩm có hàm lượng lao động cao trong thời kỳ mở cửa của Trung Quốc.

Chính sách quan trọng khác của chính phủ là phân cấp và tăng quyền tự chủ hơn cho chính quyền địa phương, đặc biệt là việc phân cấp về quản lý chi tiêu ngân sách. Chính phủ cũng ban hành chính sách hỗ trợ nông nghiệp và phát triển vùng nông thôn như tăng đầu tư cho sản xuất hàng nguyên liệu và sơ chế.

Quan trọng hơn, chính quyền trung ương đã có những chính sách tăng quyền tự chủ cho các XNHT, đặc biệt trong việc đưa ra quyết định quản lý kinh doanh. Khi các XNHT có nhiều quyền tự chủ hơn, họ quan tâm nhiều đến mở rộng thị phần, yếu tố đòi hỏi sự linh hoạt và đổi mới của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, các XNHT bắt đầu áp dụng thương mại điện tử để tìm hiểu thị trường quốc tế

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 27/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí