Tổ chức thanh tra toàn diện nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo đạt và vượt định mức quy định. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra. 9/15 tỉnh đảm bảo tỷ lệ 10% biên chế cơ quan sở GD&ĐT, 100% các tỉnh đã bổ nhiệm cộng tác viên thanh tra theo nhiệm kỳ đạt tối thiểu 1/50 theo quy định, đảm bảo mỗi phòng Giáo dục và Đào tạo có 01 chuyên viên phụ trách công tác thanh tra; Tổ chức hướng dẫn đầy đủ nội dung công tác thanh tra đối với cơ sở. Tổ chức thanh tra toàn diện nhà trường, các cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo đạt và vượt định mức quy định. Một số tỉnh đạt tỷ lệ cao như Hòa Bình, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Yên Bái. Các sở đã thực hiện đủ các nội dung thanh tra: thanh tra hành chính, quản lý tài chính, tài sản; việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua; việc quản lý cấp phát, sử dụng văn bằng chứng chỉ; công tác quản lý dạy thêm, học thêm; việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định. [13].
Hai là, thường xuyên thực hiện kiểm tra chéo giữa các Sở GD&ĐT trong vùng: Từ ngày 10/4 đến 09/5/2012, các Sở GD&ĐT đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện 16 lĩnh vực công tác, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, chỉ đạo theo lịch phân công đúng thời gian, thành phần và nội dung yêu cầu. Sau kiểm tra, các Sở GD&ĐT đã có Biên bản kiểm tra và hồ sơ gửi BộGD&ĐT và Trưởng Vùng theo quy định để đảm bảo tính khách quan, hiệu quả.
Ba là, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo kịp thời, dứt điểm, đúng quy định, trong năm học không tỉnh nào có đơn thư tồn đọng hoặc có vụ việc kéo dài, diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của công dân.
Bên cạnh những nỗ lực đáng ghi nhận của hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, hiện vẫn còn một số tồn tại.
Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về giáo dục phổ thông ở vùng DTTS miền núi phía Bắc
Đơn vị tính: %
Nhận định về thực trạng QLNN về giáo dục phổ thông vùng DTTS miền núi phía Bắc | Đối tượng khảo sát | Việc thực hiện | Số phiếu | |||
Đồng ý | Không đồng ý | Không ý kiến | ||||
11 | Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được thực hiện tốt và có tác động tích cực đến hiệu lực, hiệu quả QLNN về giáo dục phổ thông vùng DTTS tại địa phương | Tất cả | 274 (66.50%) | 72 (17.48%) | 66 (16.02%) | 412 (100%) |
Nhóm CBCC | 165 (70.2%) | 32 (13.6%) | 38 (16.2%) | 235 (100%) | ||
Nhóm viên chức QL, GV | 109 (61.6%) | 40 (22.6%) | 28 (15.8%) | 177 (100%) |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý, Đào Tạo, Bồi Dưỡng Giáo Viên Và Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Vùng Dân Tộc Thiểu Số Miền Núi Phía Bắc
- Tổng Hợp Kết Quả Khảo Sát Về Quản Lý Nguồn Lực Để Phát Triển Giáo Dục Phổ Thông Vùng Dtts Miền Núi Phía Bắc
- Tổng Hợp Kết Quả Khảo Sát Về Việc Quản Lý Chương Trình, Nội Dung Giáo Dục Đặc Thù, Dạy Tiếng Dân Tộc, Dạy Tiếng Việt Cho Hs Dtts Khu
- Quan Điểm Của Đảng Về Giáo Dục Vùng Dân Tộc Thiểu Số
- Nhóm Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thể Chế, Chính Sách, Pháp Luật, Chiến Lược, Kế Hoạch Phát Triển Giáo Dục Phổ Thông Vùng Dân Tộc Thiểu Số Miền
- Nhóm Giải Pháp Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Nhà Nước Về Giáo Dục Vùng Dân Tộc Thiểu Số Miền Núi Phía Bắc
Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Theo khảo sát, có 66,5% số người được hỏi (274 phiếu) đồng ý với nhận định: Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được thực hiện tốt và có tác động tích cực đến hiệu lực, hiệu quả QLNN về giáo dục phổ thông vùng DTTS tại địa phương, nhưng cũng có tới 17.48% (72 phiếu) không đồng ý, 16,02 % (66 phiếu) không ý kiến. Điều này cho thấy vẫn còn những đánh giá chưa cao về hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục phổ thông vùng DTTS miền núi phía Bắc.
Thứ nhất, thanh tra, kiểm tra cũng chưa được thực hiện tốt, chưa góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN về giáo dục phổ thông vùng DTTS.
Thứ hai, một số tỉnh chưa đạt tỷ lệ biên chế thanh tra theo quy định, tỷ lệ thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo còn thấp (Lai Châu, Bắc Kạn: 3,33% đơn vị, 4,55% GV, Lào Cai: 6% GV); chưa bổ nhiệm Chánh Thanh tra (Lào Cai)[1].
Thứ ba, hoạt động thanh, kiểm tra vẫn còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa phát huy được hết vai trò của nó trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.
3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC
3.4.1. Những mặt đạt được
Có thể thấy rằng hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong những năm qua đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận toàn diện trên các nội dung quản lý nhà nước:
(1) Đã xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục phổ thông vùng DTTS miền núi phía Bắc, đặt trong quy hoạch, kế hoạch giáo dục của Vùng và cả nước, cơ bản đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của Vùng cũng như yêu cầu phát triển.
(2) Hệ thống chính sách và văn bản pháp luật về giáo dục phổ thông vùng DTTS ngày càng đồng bộ, hoàn thiện và được thực hiện thống nhất, nghiêm túc trong Vùng.
(3) Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng DTTS Miền núi phía Bắc và nguồn nhân lực dần được ổn định, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý trên địa bàn rộng lớn có đông học sinh người DTTS.
(4) Sự quản lý trên các mặt đặc thù như nội dung giáo dục, chương trình sách giáo khoa, dạy tiếng dân tộc, quản lý hệ thống trường chuyên biệt,.. dần đi vào nề nếp, đem lại những chuyển biến tích cực cho chất lượng giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.
(5) Việc phát triển, quản lý các nguồn lực vật chất cho giáo dục phổ thông vùng DTTS không ngừng được quan tâm, đầu tư, đặc biệt là công tác xã hội hóa nhằm chăm lo ngày càng tốt hơn việc dạy và học của thầy, trò.
(6) Hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục được tăng cường, thực hiện thường xuyên, liên tục, là cơ sở cho việc biểu dương, phát huy nhiều điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm hay trong quản lý, đồng thời cũng giúp phát hiện những bất cập, sai phạm để có thể điều chỉnh cho phù hợp hoặc răn đe, xử lý.
3.4.2. Những mặt hạn chế
Tuy nhiên, thực trạng cũng cho thấy những bất cập không nhỏ, nổi bật trên các phương diện:
(1) Việc triển khai, thực hiện các chính sách, văn bản pháp luật, chương trình hỗ trợ học tập cho học sinh vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn và vùng DTTS đã và đang còn nhiều điểm chưa hợp lý, thiếu thống nhất, vướng mắc về thủ tục. Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chưa đồng bộ, chưa thỏa đáng và thiếu kịp thời. Theo quy định hiện hành, lượng học sinh vùng DTTS Miền núi phía Bắc được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước (là học sinh trường PTDTNT, PTDTBT, học sinh thuộc hộ nghèo, các xã 135) chiếm không nhiều so với lượng học sinh DTTS trong vùng. Các em cũng gặp rất nhiều khó khăn trong học tập nhưng không được hỗ trợ.
(2) Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục còn nhiều vướng mắc, nhất là tổ chức đầu mối quản lý giáo dục vùng DTTS.
(3) Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều hạn chế, đưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động quản lý. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục còn hạn chế, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục – đào tạo. Hầu hết các địa phương chưa quan tâm tới nhu cầu đào tạo với quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cán bộ dân tộc thiểu số từ các trường PTDT nội trú…
(4) Chất lượng giáo dục phổ thông vùng DTTS Miền núi phía Bắc còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Tình trạng lưu ban, bỏ học ở các vùng dân tộc vẫn còn cao, tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ở các vùng có đông học sinh dân tộc thường cao hơn tỷ lệ chung của cả nước;
(5) Việc phát triển hệ thống các trường chuyên biệt còn chưa được đẩy mạnh tương xứng với nhu cầu thực tiễn, việc tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục đặc thù cho học sinh DTTS còn chưa tốt. Công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông còn yếu; Công tác phân luồng sau THCS và THPT đối với học sinh DTTS còn nhiều hạn chế, chưa đạt được mục tiêu đề ra.
(6) Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong một chừng mực nào đó vẫn còn biểu hiện chiếu lệ, hình thức, chưa thực sự phát huy được tầm ảnh
hưởng của mình trong việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng DTTS miền núi phía Bắc.
Nhìn chung, hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục dân tộc thiểu số còn chưa được coi trọng, chưa tương xứng với yêu cầu trên thực tế, chưa tạo được sự kích thích, thúc đẩy chất lượng giáo dục của vùng cho xứng với tiềm năng sẵn có; Các địa phương này còn chưa chủ động, tích cực, còn mang tính hình thức. Những tồn tại này còn khá phổ biến tại các tỉnh trong khu vực, đòi hỏi chính quyền, đặc biệt là các cơ quan quản lý chuyên ngành về giáo dục phải có những giải pháp đồng bộ để có thể nâng cao hiệu quả quản lý, góp phần vào những thay đổi, tiến bộ về giáo dục của vùng.
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số Miền núi phía Bắc
3.4.3.1.Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, bất lợi
Vùng DTTS miền núi phía Bắc là địa bàn có nhiều khó khăn rất đặc thù về điều kiện tự nhiên, khí hậu, cư trú; Địa hình dốc, bị chia cắt bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, nhiệt độ thấp gây sương muối, lũ quét vào mùa đông, nắng nóng vào mùa hè, dân cư phân bố thưa thớt trên một địa bàn rộng lớn,… khiến cho việc đi lại, học tập của học sinh gặp nhiều cản trở. Hệ thống các trường lớp ở cấp học cao hoặc đủ các cấp do đó cũng khó bố trí ở các vùng sâu vùng xa mà chỉ ở trung tâm xã, trung tâm huyện, tỉnh,…
Thứ hai, cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ
Mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cấp phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh. Cơ sở vật chất, thiết bị còn nhiều thiếu thốn. Tỷ lệ trường học, lớp học tạm còn cao. Nhiều nơi rất thiếu cơ sở, điều kiện nội trú, bán trú cho học sinh. Việc đi vận động trẻ đến trường của các thầy cô, vì thế cũng gặp những khó khăn vì giao thông, thời tiết không thuận tiện. Vùng miền núi phía Bắc cũng là vùng còn nhiều thiếu thốn, bất cập về hạ tầng thiết yếu và điều kiện sinh hoạt, phát triển kinh tế- xã hội…ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phổ cập giáo dục các cấp và huy động trẻ đến trường, nâng cao chất lượng dạy và học cấp phổ thông.
Thứ ba, đời sống kinh tế -xã hội của đại bộ phận dân cư rất khó khăn
Đời sống của đại đa số đồng bào vùng miền núi, vùng DTTS còn nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao nhất cả nước (bình quân 25%, Tây Bắc khoảng 26%, Đông Bắc 16%, Tây Nguyên 14%..). Các dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở những vùng khó khăn về địa lí, chiếm gần 30% số người nghèo ở Việt Nam. Khoảng 75% người dân tộc thiểu số sống dưới mức nghèo của thế giới. Chênh lệch mức sống giữa vùng DTTS với mặt bằng chung của cả nước và các vùng khác còn rất lớn. Đây là những cản trở lớn, dẫn đến sự thiếu bình đẳng trong tiếp cận cơ hội học tập và thụ hưởng các giá trị văn hóa, tinh thần; gia tăng khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền… Thu nhập của người dân thấp, phần lớn để dùng cho việc duy trì các nhu cầu tối thiểu như ăn, mặc, ở, đi lại nên việc quan tâm đầu tư cho việc học tập của con cái rất hạn chế. Các gia đình hầu như trông cậy cả vào sự bao cấp của Nhà nước. Thậm chí, theo khảo sát của tác giả, tiền, gạo hỗ trợ của các em được Nhà nước cấp để học tập còn được gia đình sử dụng vào những mục đích ngoài giáo dục hoặc được dùng cho cả gia đình.
Thứ tư, trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế
Nhận thức và nhu cầu học tập của một bộ phận không nhỏ gia đình và học sinh DTTS chưa đầy đủ. Nhiều gia đình còn chưa quan tâm đến việc học tập của con em, nhất là ở cấp học THPTvì các em thường là lực lượng lao động chính trong nhà, nên các gia đình nghèo không tạo điều kiện cho con em đến trường. Nhiều cha mẹ còn cho rằng chỉ cần học hết tiểu học, biết đọc biết viết là đủ. Đây là lí do cho tình trạng bỏ học nhiều, càng lên cấp học cao, tỷ lệ bỏ học càng tăng, nghỉ học tăng đột biến sau dịp Tết và nghỉ hè.
Thứ năm, rào cản từ những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa lạc hậu
Phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý, văn hóa của từng dân tộc cũng ảnh hưởng tới việc đến trường và chất lượng học tập của học sinh. Tập tục tảo hôn; tập quán du canh, du cư; nhiều hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội…là những nguyên nhân dẫn đến việc học sinh đi học không chuyên cần, bỏ học giữa chừng, hoặc học không hết cấp THPT. Tình trạng lưu ban, bỏ học ở các vùng dân tộc miền núi phía Bắc vẫn còn cao, thường cao hơn tỷ lệ chung của cả nước. Tỷ lệ mù chữ cao nhất cả nước.
Thứ sáu, rào cản về mặt ngôn ngữ
Tỷ lệ giáo viên là người địa phương và người dân tộc thiểu số còn thấp, nhiều giáo viên giảng dạy tại các trường PTDT nội trú và vùng DTTS nhưng không biết tiếng dân tộc thiểu số, thiếu hiểu biết về tâm sinh lý học sinh dân tộc, về phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Do vậy, mặc dù tỷ lệ giáo viên vùng dân tộc đạt chuẩn về trình độ đào tạo khá cao, nhưng chất lượng dạy học vẫn còn nhiều hạn chế. Vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc có nhiều dân tộc sinh sống xen kẽ nhau, từng tộc người lại sống tản mát, hệ chữ viết của các dân tộc lại không giống với chữ dân tộc phổ biến (chữ Mông quốc tế), do đó, rất khó để áp dụng việc dạy song ngữ ở vùng; Không như Tây Nguyên với một số dân tộc chính (Ban na, Ê đê, Gia Rai), Tây Nam Bộ (Chăm) dân sinh sống tập trung nên rất thuận lợi trong việc dạy song ngữ.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, tư duy và cơ chế quản lý của nhà nước đối với giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số còn nhiều điểm chưa hợp lý. Đó là bệnh hình thức, bệnh thành tích còn tồn tại khá đậm nét, còn tình trạng buông lỏng quản lý ở một số khâu, một số địa phương. Tư duy bao cấp, trông chờ, ỷ lại còn khá nặng nề tại các địa phương, nhất là những huyện nghèo, vùng sâu vùng xa, dẫn tới tình trạng thụ động, thiếu bền vững trong việc đạt được và duy trì kết quả. Chương trình, sách giáo khoa còn nhiều điểm bất hợp lý, dung lượng kiến thức còn nặng nề, thậm chí xa lạ với đặc điểm của học sinh người dân tộc thiểu số, gây khó khăn trong tiếp nhận.
Thứ hai, hoạt động quản lý nhà nước đối với giáo dục dân tộc chưa được quan tâm đúng mức.
Bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục dân tộc chậm được hình thành. Nhiều địa phương còn đang quản lý theo phương thức “giải quyết tình thế” vì những giới hạn bởi vấn đề biên chế và tổ chức, gây nên tình trạng khó khăn, vướng mắc. Biên chế hạn chế nên chưa có biện pháp quản lý phù hợp trên địa bàn rộng lớn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác, xen kẽ.
Thứ ba, cơ chế phối hợp, thông tin giữa các cấp quản lý từ cấp trung ương với địa phương, cấp trên với cấp dưới và phối hợp ngang cấp, thông qua các đầu mối
quản lý còn nhiều yếu kém, chưa chặt chẽ, sâu sát và thông suốt. Thông tin về giáo dục dân tộc chưa được tổ chức hợp lý, hệ thống, liên tục.
Thứ tư, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục phổ thông vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc còn chưa được coi là biện pháp quan trọng trong quản lý. Nhiều lúc, nhiều nơi còn biểu hiện chiếu lệ, hình thức, nhiều trường hợp sai phạm bị xử lý nhẹ, chưa đủ sức răn đe.