Kiểm Tra, Thanh Tra, Xử Lý Vi Phạm Và Giải Quyết Khiếu Nại, Tố Cáo Về Giá Đất

Theo Quyết định số 2476/QĐ-BTNMT ngày 30/12/2011 phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực ngành TN&MT giai đoạn 2012 - 2020 thì tập trung đào tạo nhân lực có trình độ cao, tăng tỉ lệ có trình độ từ đại học trở lên từ mức 70% lên mức 90%. Trong đó, giai đoạn 2016 - 2020, đào tạo khoảng 100 đến 150 cán bộ trình độ tiến sĩ; 700 đến 800 cán bộ trình độ thạc sỹ; đào tạo mới và đào tạo nâng cao khoảng 1.500 đến 2.000 cán bộ trình độ đại học. Đào tạo, bồi dưỡng hàng năm từ 6.000 đến 8.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp trung ương; từ 7.000 đến 10.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh và từ 15.000 đến 20.000 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới về TN&MT. Đối với viên chức thuộc Bộ, đến năm 2020 ít nhất 70% viên chức được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm; ít nhất 50% được bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành. Ở địa phương, việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ quản lý đất đai rất được quan tâm và thực hiện thường niên. Điển hình, trong năm 2017, Sở TN&MT thành phố Hà Nội đã tổ chức 03 khóa đào tạo, bồi dưỡng

nghiệp vụ quản lý TN&MT cho 1.170 lượt cán bộ, công chức, viên chức.228 Ở Sóc

Trăng, trong năm 2018 Sở TN&MT đã mở 02 lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý đất đai cho cán bộ ngành TN&MT trên toàn tỉnh với khoảng 250 học viên.229 Trong năm 2019, Sở TN&MT tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Viện đào tạo cán bộ Hà Nội tổ chức lớp tập huấn “nghiệp vụ quản lý đất đai” cho công chức, viên chức quản lý đất đai trên toàn tỉnh.230 Qua thực trạng cho thấy, việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn trong QLNN về giá đất còn nhiều bất cập vì nội dung giá đất chỉ được chú trọng trong bồi dưỡng nghiệp vụ về định giá đất, nghiệp vụ QLNN đối với giá đất chỉ lồng ghép trong chương trình chung về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đất đai.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chưa được xây dựng riêng biệt, đáp ứng yêu cầu chuyên môn và sự phân cấp trong quản lý giá đất. Chương trình bồi dưỡng, tập huấn kiến thức quản lý còn mang tính đại trà, hình thức.


228 UBND thành phố Hà Nội (2017), “Hà Nội: kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về đất đai”, https://hanoi.gov.vn/chi-tiet/-/hn/J6RdqnZWffYc/7320/2793526/ha-noi-kien-quyet-xu-ly-nghiem-vi-pham-phap- luat-ve-at-ai.html;jsessionid=jbpr8-HgwYlLnM0CSyavg0wj.app2 [truy cập ngày 17/7/2019].

229 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng (2018), “Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý đất đai năm 2018”,

http://www.sotuphapsoctrang.gov.vn/stn/1284/30706/54108/284061/Tai-nguyen-dat---Do-dac-va-ban-do/So- Tai-nguyen-va-Moi-truong-to-chuc-tap-huan-chuyen-mon-nghiep-vu-ve-linh-vuc-quan-ly-dat-dai-nam- 2018.aspx [truy cập ngày 17/01/2020].

230 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn (2019), “Tập huấn nghiệp vụ quản lý đất đai cho công chức, viên chức địa chính các cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”, http://tnmt.backan.gov.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Tin-tuc-Su-kien/Tap-huan-Nghiep-vu-Quan-

ly-dat-dai-cho-cong-chuc-vien-chuc-dia-chinh-cac-cap-tren-dia-ban-tinh-Bac-Kan-3140 [truy cập ngày 12/01/2020].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

3.1.6. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giá đất

3.1.6.1. Thực trạng kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về giá đất

Quản lý nhà nước về giá đất - 16

Điều 22 LĐĐ năm 2013 quy định một trong những nội dung quản lý đất đai là: “thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai”. Điều 21 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP xác định rõ thẩm quyền và nội dung thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về giá đất như sau: Bộ TN&MT thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc áp dụng phương pháp định giá đất; áp dụng bảng giá đất và giá đất cụ thể, đấu giá quyền sử dụng đất và hoạt động tư vấn xác định giá đất theo quy định của pháp luật. UBND cấp tỉnh thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về giá đất và hoạt động tư vấn xác định giá đất tại địa phương.

Thực tiễn triển khai nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra về quản lý giá đất, Bộ TN&MT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 29/8/2016 phê duyệt đề án “Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020”, theo đó giai đoạn 2015 - 2018, toàn ngành TN&MT đã tiến hành

2.300 cuộc thanh tra, kiểm tra; trong đó, tiến hành thanh tra trách nhiệm ở 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.231 Mặc dù hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đất đai khá phổ biến, thường xuyên nhưng giá đất vẫn chưa là nội dung được tiến hành thanh tra, kiểm tra độc lập dưới hình thức chuyên đề.232 Trong các kết luận thanh tra và kết quả kiểm toán nhà nước thì những sai phạm về giá đất là khá phổ biến; cụ thể qua công tác kiểm toán, Tổng kiểm toán nhà nước cho rằng nguyên nhân chính gây thất thoát ngân sách là do sự áp dụng tùy tiện phương pháp định giá đất, giá đất chưa theo sát thị trường.233 Qua kiểm toán nội dung liên quan đến xác định giá đất đã kiến nghị xử lý 7.778 tỷ đồng, việc xác định giá đất ở một số dự án còn kéo dài làm chậm thu ngân sách nhà nước, cùng một địa phương khi áp dụng phương pháp định giá khác nhau lại chênh lệch lớn giá trị khu đất.234 Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và phương hướng hoạt động năm 2019 của ngành Thanh tra ngày 16/01/2019 trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai đã tiến hành 1.127 cuộc thanh tra, kết thúc và ban hành kết luận 902 cuộc. Qua kết quả thanh tra cho thấy những sai phạm lớn trong quản lý,


231 Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019), “Công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi giám sát, xử lý vi phạm về đất đai, http://www.monre.gov.vn/Pages/cong-tac-thanh-tra,-kiem-tra,-theo-doi-giam-sat,-xu- ly-vi-pham-ve-dat-dai.aspx [truy cập 16/8/2019].

232 Cụ thể các chuyên đề thanh tra, kiểm tra được phê duyệt trong đề án tại Quyết định số 1675/QĐ-TTg thì năm

2016: tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của UBND các cấp huyện, xã trong phạm vi cả nước. Năm 2017: tập trung thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai ở các cấp. Năm 2018: thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế. Năm 2019: tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp. Năm 2020: tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

233 Đài truyền hình Việt Nam (2018), “Tổng kiểm toán nhà nước: tùy tiện xác định giá đất gây thất thoát lớn, https://vtv.vn/kinh-te/tong-kiem-toan-nha-nuoc-tuy-tien-xac-dinh-gia-dat-gay-that-thoat-lon- 20181207161111134.htm [truy cập ngày 15/9/2019].

234 Kiểm toán nhà nước (2018), “Công tác quản lý, sử dụng đất đai: cái nhìn tổng quan từ kiểm toán nhà nước”,

https://www.sav.gov.vn/SMPT_Publishing_UC/TinTuc/PrintTL.aspx?idb=2&ItemID=119&l=/noidung/tintuc/Li sts/Traodoikinhnghiem [truy cập ngày 28/8/2019].

sử dụng đất đai hầu hết đều liên quan đến giá đất. Điển hình, Thông báo kết luận thanh tra số 1041/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ ngày 26/6/2019 về công tác QLNN và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy những sai phạm liên quan đến giá đất như: thành phố quyết giá đất theo phương pháp thặng dư hoặc tự thỏa thuận để xác định giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất cho các dự án trong khu đô thị mới Thủ Thiêm là không đầy đủ, thiếu chính xác và không đúng quy định. Thành phố xác định và áp dụng đơn giá đất không đúng khi thanh toán đối ứng cho các dự án BT, làm cho các nhà đầu tư được hưởng lợi do chênh lệch giá đất lớn. UBND thành phố đã xác định giá trị quyền sử dụng đất khi chưa có chứng thư thẩm định giá, chưa có quyết định phê duyệt giá đất. Những sai phạm về giá đất cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những thất thoát lớn cho ngân sách trong quá trình chuyển đổi đất công ở thành phố Đà Nẵng. Cụ thể, Thông báo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ số 354/TB-TTCP ngày 18/3/2019 về việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì quá trình xác định giá đất có một số sai phạm về khảo sát giá đất trên thị trường, thông tin các thửa đất so sánh chưa đầy đủ tại các dự án. UBND thành phố đã quyết định giá đất thu tiền sử dụng đất thấp hơn giá đất do Hội đồng thẩm định giá trình mà không có căn cứ, cơ sở.

Qua thực tiễn cho thấy những tồn tại về giá đất chủ yếu là: bất cập trong phương pháp, quy trình định giá đất, quyết định giá đất chưa bảo đảm nền tảng thị trường. Tiêu cực và sai phạm trong tài chính đất đai có nguyên nhân chủ yếu từ sai phạm về giá đất nhưng việc kết luận sai phạm về giá đất cũng như công tác thanh tra, kiểm tra về giá đất gặp rất nhiều khó khăn bởi các nguyên nhân sau: một là, chúng ta chưa có CSDL giá thị trường thật sự nên việc kết luận giá đất được quyết định là chưa phù hợp thị trường gây thất thoát ngân sách khó thuyết phục và rất vất vả để thu thập dữ liệu chứng minh; hai là, giá đất thường xuyên biến động, thay đổi nên thời điểm quyết định giá và thời điểm thanh tra, kiểm tra khác nhau gây nhiều khó khăn trong việc đối chiếu giá cả; ba là, các thông tin trong quá trình thẩm định giá, quyết định giá chưa được công khai, minh bạch nên chưa kịp thời phát hiện sai phạm để ngăn chặn; bốn là, nhiều quy định trong nguyên tắc định giá, phương pháp định giá mang tính tùy nghi nên chưa được hiểu và áp dụng thống nhất.

Hoạt động giám sát của Quốc hội đối với QLNN về giá đất còn hạn chế, cụ thể trong kế hoạch thực hiện chương trình giám sát của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội 03 năm gần đây: Kế hoạch số 184/KH-UBTVQH14 ngày 13/9/2017; Kế hoạch số 313/KH-UBTVQH14 ngày 07/9/2018 và Kế hoạch số 441/KH-UBTVQH14 ngày 18/9/2019 thì chỉ có 01 nội dung liên quan trực tiếp đến giá đất được thể hiện trong kế hoạch giám sát năm 2019 là: giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi LĐĐ năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018”. Bên cạnh đó, giá đất còn rất hạn chế trong kế hoạch kiểm

toán của Kiểm toán nhà nước, cụ thể Kế hoạch kiểm toán năm 2018 được phê duyệt tại Quyết định số 1785/QĐ-KTNN ngày 04/12/2017 chỉ có 02 nội dung kiểm toán liên quan đến giá đất, đó là: Việc thực hiện Hợp đồng BT thanh toán bằng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2017: xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên; Đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên (đoạn trên địa phận Hà Nội); Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến đường 70; Việc giao đất có thu tiền sử dụng đất khu đô thị và việc thực hiện các dự án giao đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017. Năm 2019, kiểm toán chuyên đề trong lĩnh vực đất đai liên quan đến giá đất có 04 chuyên đề được phê duyệt tại Quyết định số 2268/QĐ-KTNN ngày 22/8/2011, gồm: việc quản lý, sử dụng đất giai đoạn 2014 - 2018 tại tỉnh Quảng Nam; việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đối với các tổ chức kinh tế và hoạt động xây dựng các dự án đầu tư khu đô thị giai đoạn 2014 - 2018 tại tỉnh Yên Bái; việc quản lý, sử dụng tiền sử dụng đất giai đoạn 2014 - 2018 trên địa bàn các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên; công tác quản lý, sử dụng đất đai của các Công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Gia Lai và đất đai tại đô thị giai đoạn 2014 - 2018 của tỉnh Gia Lai. Trong khi đó, theo Kế hoạch kiểm toán năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1866/QĐ-KTNN ngày 28/11/2019 chỉ có 01 nội dung kiểm toán trong lĩnh vực đất đai có liên quan đến giá đất, đó là: việc chấp hành chính sách, pháp luật về đất đai; công tác quản lý thực hiện đầu tư các dự án xây dựng khu đô thị giai đoạn 2015 - 2019; các dự án BT, BLT tỉnh Sơn La và dự án Hệ thống cấp thoát nước đô thị huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Thực trạng trên cho thấy những hạn chế trong công tác giám sát của Quốc hội và hoạt động kiểm toán đối với những nội dung liên quan đến giá đất.

Về xử lý sai phạm trong quản lý giá đất, Điều 206 và 207 LĐĐ năm 2013 quy định trách nhiệm chung, khoản 1 Điều 206 quy định: “người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Trong quy định về xử lý đối với người có hành vi vi phạm PLĐĐ khi thi hành công vụ tại Điều 207 LĐĐ năm 2013 không liệt kê hành vi vi phạm về giá đất mà chỉ nêu khái quát. Bên cạnh đó, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chỉ quy định một hành vi liên quan đến giá đất đó là Điều 37 quy định hành vi vi phạm về điều kiện được hoạt động tư vấn xác định giá đất. Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh bất động sản cũng không quy định về sai phạm trong tư vấn giá đất. Về trách nhiệm hình sự, hiện nay trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 không quy định tội danh cụ thể trong QLNN về giá đất hay các hoạt động về giá đất mà các hành vi vi phạm tùy vào tính chất sẽ xem xét áp dụng các tội phạm liên quan đến công tác quản lý như: Điều 355 tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Điều 358 tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi,

Điều 360 tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng… Như vậy, đối với quy định về xử lý sai phạm về giá đất, văn bản hiện hành chỉ quy định cụ thể vi phạm đối với trường hợp không đủ điều kiện hoạt động tư vấn giá đất. Các quy định hiện hành từ xử phạt vi phạm hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự chưa thật cụ thể và rõ ràng trách nhiệm về các sai phạm liên quan đến công tác quản lý giá đất. Những nội dung về giá đất rất đa dạng (xây dựng bảng giá đất, quyết định giá đất cụ thể, tư vấn định giá đất và có sự tham gia của nhiều nhóm chủ thể khác nhau (tổ chức tư vấn giá đất - doanh nghiệp, Hội đồng thẩm định phương án giá đất - với nhiều thành viên kiêm nhiệm từ cơ quan nhà nước và cả thành viên từ khu vực tư nhân, UBND cấp tỉnh - với vai trò là chủ thể quy định, quyết định giá đất) vì thế rất cần những quy định cụ thể hơn về xử lý vi phạm về giá đất.

Thực tiễn thanh tra, kiểm tra cho thấy nội dung chủ yếu là quyết định giá đất cụ thể, chưa bao phủ toàn diện các nội dung QLNN về giá đất. Bên cạnh đó, những hạn chế trong quy định và thực tiễn xử lý các vi phạm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đã bộc lộ nhiều hạn chế trong kiểm soát cơ chế quản lý giá đất.

3.1.6.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo về giá đất

Cơ chế giải quyết khiếu nại về giá đất quy định tại Điều 204 LĐĐ năm 2013 được thực hiện theo quy định của pháp luật khiếu nại. Hiện nay, các quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể tại Luật Khiếu nại năm 2011, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại và Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016. Bên cạnh đó, qua quá trình giám sát công dân phát hiện các hành vi vi phạm, có dấu hiệu vi phạm pháp luật về giá đất thì có quyền tố cáo theo quy định pháp luật về tố cáo, cụ thể được quy định bởi Luật Tố cáo năm 2018 và Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tố cáo.

Theo số liệu từ Thanh tra Chính phủ, năm 2014 số lượt công dân đến cơ quan hành chính nhà nước thực hiện khiếu nại, tố cáo tăng 3,2% so với năm 2013, số đoàn đông người tăng 8,8%, số đơn thư khiếu nại, tố cáo giảm 7,4%, số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền cơ quan hành chính nhà nước giảm 2,6%. Đáng chú ý là khiếu nại, tố cáo về đất đai thường chiếm khoảng 70% số đơn khiếu nại, tố cáo mà cơ quan hành chính nhận được và con số này ở Bộ TN&MT là 98%.235 Riêng về nội dung giá đất,

theo thống kê của Bộ TN&MT cho thấy khiếu nại chủ yếu về nội dung giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Tỷ lệ đơn khiếu nại về thu hồi đất giảm nhưng


235 Đăng Linh (2015), “70% đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đất đai”, Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, http://baochinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/70-don-khieu-nai-to-cao-lien-quan-den- dat-dai/223712.vgp [truy cập ngày 16/8/2019].

tăng khiếu nại về giá bồi thường so với thời điểm trước LĐĐ 2013 có hiệu lực.236 Số vụ khiếu nại về giá đất tính tiền bồi thường tăng trong thời gian qua phần nào từ nguyên nhân do thực tiễn giải quyết khiếu nại các vụ việc này thiếu căn cứ khoa học, không thuyết phục và mang tính chủ quan. Ví dụ: trường hợp một dự án trên địa bàn tỉnh Yên Bái, với đơn giá bồi thường là 160.000 đồng/m2, người dân không đồng ý và khiếu nại, được điều chỉnh đơn giá lên 300.000 đồng/m2, vẫn chưa được người dân đồng ý nên đơn giá được phê duyệt mới là 600.000 đồng/m2, vẫn chưa đồng thuận mức giá đó, người dân tiếp tục phản ứng thì đơn giá lại được điều chỉnh tăng lên là

800.000 đồng/m2, hộ cao nhất được bồi thường là 1.150.000 đồng/m2. Sau những lần

phản đối, khiếu nại đơn giá bồi thường ban đầu là 160.000 đồng/m2 đã được điều chỉnh thành 800.000 đồng/m2 đến 1.150.000 đồng/m2.237

Những giới hạn về đối tượng khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Luật Khiếu nại năm 2011 đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại về giá đất. Pháp luật về khiếu nại tồn tại hai bất cập ảnh hưởng trực tiếp đến giải quyết khiếu nại về giá đất: thứ nhất, quy định chưa rõ ràng trong thẩm quyền giải quyết khiếu nại, minh chứng là hạn chế trong giải quyết khiếu nại về giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Theo Điều 69 LĐĐ năm 2013 thì chủ thể ban hành quyết định phê duyệt phương án phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (đối tượng bị khiếu nại khi khiếu nại về giá đất trong giải phóng mặt bằng) là UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh. Trình tự khiếu nại tại Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính là khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính. Vậy, tùy trường hợp sẽ khiếu nại đến UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh. Theo thẩm quyền giải quyết khiếu nại tại khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 21 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định là “giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình”; vậy từ “của mình” có bao gồm quyết định của UBND cấp đó ban hành hay không? Đến nay, vẫn không có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn cụ thể xác định thẩm quyền này. Thực tiễn giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì từ “của mình” trong quy định

nêu trên được áp dụng bao gồm cả quyết định của cá nhân Chủ tịch UBND và tập thể UBND cấp đó ban hành.238 Thứ hai, giới hạn về thẩm quyền của người giải quyết khiếu nại đối với giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định. Với quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu tại khoản 2 Điều 31 Luật Khiếu nại năm 2011 và thẩm quyền của người giải quyết khiếu nại lần hai tại khoản 2 Điều 40 Luật Khiếu nại năm 2011 thì người giải quyết khiếu nại chỉ xem xét lại việc áp dụng giá đất trong các



236 Cụ thể tại footnote số 22 của Báo cáo số 3537/BC-TTCP ngày 30/12/2016 tổng kết 04 năm thi hành Luật khiếu nại, Luật tố cáo.

237 Viện nghiên cứu lập pháp, Tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng để góp ý cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi,

tháng 03/2013, tr.17.

238 Châu Hoàng Thân (2018), “Bất cập và hướng hoàn thiện quy định của Luật khiếu nại năm 2011”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 11 (367), tr.39.

quyết định cụ thể có đúng đơn giá được phê duyệt hay không, nói cách khác chỉ giải quyết khiếu nại về việc áp giá. Người giải quyết khiếu nại không được quyết định hủy bỏ, thay đổi đơn giá đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt qua kết quả giải quyết khiếu nại; thẩm quyền quyết định, điều chỉnh giá đất cụ thể chỉ do UBND cấp tỉnh thực hiện. Vì vậy, cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay chưa bảo đảm hiệu quả trong giải quyết bất đồng đối với các quyết định trong quá trình QLNN về giá đất.

Quy định giải quyết khiếu nại về giá đất hiện nay chưa bảo đảm giá trị kiểm soát hoạt động quản lý giá đất của Nhà nước, chưa giải quyết triệt để bất đồng về giá đất. Tác giả cho rằng, một trong những nguyên nhân gây phức tạp khiếu nại về giá đất là do hạn chế từ công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động QLNN về giá đất hiện nay.

3.1.7. Thực trạng hình thức quản lý nhà nước về giá đất

Hình thức QLNN về giá đất có sự tương đồng nhất định với các nội dung QLNN về giá đất nên thực trạng về hình thức quản lý mang tính pháp lý đã phần nào được thể hiện qua thực trạng nội dung QLNN về giá đất, điển hình về nội dung ban hành quyết định quản lý. Hình thức mang tính pháp lý giữ vai trò chủ yếu trong quản lý giá đất, biểu hiện cụ thể việc ban hành các quyết định trong QLNN về giá đất, gồm: quyết định chủ đạo, quy phạm và cá biệt. Số lượng các quyết định được ban hành, điển hình là số lượng văn bản quy phạm pháp luật về giá đất đã phần nào chứng minh tầm quan trọng của quản lý giá đất trong các nội dung QLNN trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, với những hạn chế, tồn tại được phân tích trong thực trạng nội dung ban hành quyết định quản lý giá đất đã ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của hình thức quản lý này. Các quyết định ban hành trong quá trình quyết định giá bị chi phối mạnh mẽ bởi ý chí chủ quan và tính hành chính, chưa thể hiện được nền tảng thị trường đã ảnh hưởng đến khai thác giá trị kinh tế đất đai và quyền lợi của các chủ thể liên quan. Việc ban hành quyết định phê duyệt giá đất cụ thể nhằm cá biệt hóa các trường hợp áp dụng đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong giai đoạn LĐĐ năm 2013 nhưng sự ràng buộc bởi bảng giá đất trong điều kiện áp dụng đã ảnh hưởng đến tính hợp lý của các quyết định được ban hành. Bên cạnh đó, những hạn chế về tính công khai, minh bạch và sự tham gia của các chủ thể ngoài nhà nước trong quá trình ban hành các quyết định đã

ảnh hưởng đến sự đồng thuận và hiệu quả của hình thức này.239 Các quyết định được

ban hành trong quá trình quyết định giá đất ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất và các bên liên quan, phổ biến là những bất đồng đối với quyết định phê duyệt giá đất cụ thể tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vẫn chưa có cơ chế hiệu quả giải quyết tranh chấp đối với các quyết định này. Tóm lại, hạn


239 Viện nghiên cứu lập pháp (2013), Tóm tắt báo cáo tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng để góp ý cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, tr.3 https://oxfamblogs.org/vietnam/wp-content/uploads/2013/06/Executive- summary_TV-29-May-Final.pdf [truy cập ngày 17/7/2020].

chế về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của các chủ thể ngoài nhà nước trong quá trình ban hành quyết định, cùng với những bất cập của pháp luật khiếu nại và tố tụng hành chính trong kiểm soát các quyết định quản lý giá đất là nguyên nhân gây ra những hạn chế nhất định trong hiệu quả quản lý thông qua hình thức ban hành quyết định quản lý.

Hình thức báo cáo trong QLNN về giá đất mặc dù được quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 21 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP: hằng năm, UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ TN&MT về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về giá đất tại địa phương. Tuy nhiên, quy định tại Thông tư số 29/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 quy định chế độ báo cáo định kỳ hàng năm thuộc phạm vi QLNN của Bộ TN&MT lại không quy định nội dung này. Điều này dẫn đến thực tiễn chế độ báo cáo về thực hiện pháp luật giá đất ở các địa phương rất hạn chế, nếu có chỉ là tổng hợp kết quả quyết định giá đất cụ thể ở địa phương.

Ngoài ra, hình thức cấp chứng chỉ trong hoạt động tư vấn thẩm định giá đất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức, cá nhân thẩm định giá đất đã được quy định chặt chẽ hơn tại Nghị định số 136/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc quy định cá nhân có thẻ Thẩm định viên về giá hoặc Chứng chỉ định giá bất động sản phải có thêm Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học bồi dưỡng về định giá đất theo chương trình bồi dưỡng về định giá đất do Bộ TN&MT ban hành đã làm tăng thêm điều kiện kinh doanh cho các cá nhân, doanh nghiệp. Vấn đề này đã được Bộ Tài chính có ý kiến tại Công văn số 5227/BTC-PC ngày 08/5/2018 nhưng không được xem xét.

Hình thức hợp đồng hành chính được vận dụng rất phổ biến trong công tác quyết định giá đất, cụ thể là thuê các đơn vị có chức năng tư vấn thẩm định giá đất tham gia quá trình xây dựng dự thảo khung giá đất, bảng giá đất và phương án giá đất cụ thể. Tuy nhiên, với những quy định hiện hành về quyền quyết định cho phép tham gia và lựa chọn tổ chức tư vấn thẩm định giá của cơ quan hành chính nhà nước và phương châm làm hài lòng khách hàng của các doanh nghiệp thẩm định giá đã ảnh hưởng tính độc lập, khách quan của tổ chức tư vấn khi tham gia quá trình quyết định

giá đất nhà nước.240 Cùng với việc mở rộng sự tham gia và tạo sự thông thoáng trong

điều kiện hoạt động của dịch vụ thẩm định giá đã phát sinh những bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả trong định giá đất, cụ thể: tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hiện tượng tiêu cực và chất lượng không đảm bảo...241 Vì vậy, tính độc lập và


240 Phan Trung Hiền (2017), “Xác định giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 1 + 2 (329+330).

241 Văn Bình (2021), “Tăng cường giám sát, nâng cao chất lượng doanh nghiệp thẩm định giá”, Thời báo Tài

chính Việt Nam, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2021-04-24/tang-cuong-giam-sat- nang-cao-chat-luong-doanh-nghiep-tham-dinh-gia-102936.aspx [truy cập ngày 01/7/2021].

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023